Nỗi ám ảnh mang tên Thất nghiệp

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Những ngày cuối tháng 6, không còn những buổi sáng phải dậy thật sớm, co ro trong cái rét mùa đông, "mắt nhắm mắt mở" gà gật để ôn thi, không còn những buổi lên thư viện với những cuốn sách dày cộm của sinh viên năm cuối.

​Không còn những buổi bạn bè rả rích nói chuyện trong khi thầy đang giảng bài, không còn những lao xao trong giờ kiểm tra, không còn những “lạy trời” mong cho thời sinh viên mau kết thúc. Vậy mà khi qua rồi, cứ cảm thấy có gì nhớ nhung, có gì hụt hẫng, có gì muốn quay trở lại.

Cầm tấm bằng đại học trên tay, vui mừng gọi điện về cho bố mẹ ở quê rằng con gái bố mẹ đã ra trường rồi, đã thành “ngườn lớn” rồi mà lòng vẫn dâng lên một nỗi niềm khó tả.

Với một cô sinh viên tỉnh lẻ, ra trường bỗng dưng thấy rất đỗi bơ vơ. Trong khi các bạn có thể về quê vì đã được bố mẹ “xin sẵn”, các bạn thành phố thì có người thân quen, thì riêng một con bé nhà quê, ra trường có một nỗi ám ảnh mang tên “thất nghiệp”.
70e6d294-5f34-476d-882f-ea03b822a88f.jpg
Ra trường nhưng không phải sinh viên nào cũng tìm được công việc như mong muốn (Ảnh minh họa)


Rồi sau những ngày “thất học” là những đêm dài lang thang trên các trang web xin việc, đọc những tờ báo có mẩu giới thiệu việc làm, rồi những CV sửa đi sửa lại từng chút một, những đơn xin việc gửi đi mà không có hồi âm. Biết là không phải ai cũng may mắn tìm được việc ngay, nhưng đối với sinh viên mới ra trường, quãng thời gian ở nhà dù ngắn cũng thấy sao mà dài thế...

Thất nghiệp là một chuyện, xin được việc nhưng không có kinh nghiệm lại là chuyện khác. Khi ra trường mới biết thực tiễn và lý thuyết khác nhau đến thế nào. Hầu như những kiến thức được học trên giảng đường không vận dụng được vào công việc khi làm trái ngành, trái nghề. May mắn thì gặp được người sẽ chỉ bảo tận tình, còn không thì sẽ phải tự mày mò cùng với cái nhìn thờ ơ, “mặc kệ” của đồng nghiệp.

Với một con bé tỉnh lẻ thì là thế, còn với những bạn thành phố, đôi khi còn “cám cảnh” hơn. Những nhiệt huyết của tuổi trẻ, những hoài bão của tuổi thanh xuân cuối cùng bị kìm h.ãm bởi những “thảm nhung” được rải bởi bố mẹ. Phải vào chỗ này, phải vào chỗ kia, không được bay nhảy, không được chọn những ngành nghề mà mình thích, điều đó còn khổ sở hơn nhiều. Tưởng thi đại học mới “bị” bố mẹ định hướng, nhưng rồi mới biết, đến cả sự nghiệp cũng “ép” phải đi theo.

Ra trường tưởng được “thoát thân” nhưng hóa ra lại rơi vào khó khăn mới. Khó khăn đến từ của xã hội, nỗi lo khi chập chững bước vào đời.

Không còn thầy cô dìu dắt, bạn bè ai cũng có dự định riêng, nhiều lúc tủi thân không biết phải dựa vào ai, chỉ muốn suy sụp hoặc mạnh mẽ mà đứng vững. Nhìn cậu bạn hốc hác vì mệt nhoài chạy theo những xô bồ của cuộc sống, nhìn cô bạn thở dài vì đồng lương ít ỏi, nhìn những bạn bè đang ngày đêm tìm chỗ làm, rồi có lúc thất vọng với chính bản thân mình, thấy đời như một mảnh mây xám vây kín.

Còn có những chướng ngại vật, còn có những nông nổi, còn có cả những giọt nước mắt lăn dài, nhưng tuổi trẻ mà, nào ai đánh thuế những giấc mơ, nào ai bắt phải nằm im một chỗ sau những lần thất bại, vẫn luôn tin vào một con đường tươi sáng trong ngõ hẻm, tin vào một tương lai tươi mới và sẽ hạnh phúc khi được là chính mình, được đi trên con đường mình đã chọn.

Là sinh viên mới ra trường thôi, "không có dại sao có khôn", không vấp ngã thì sao có trưởng thành, vì thế nên vẫn cười thật tươi mỗi ngày thức dậy, vẫn lạc quan trước những giông bão của cuộc đời, chúng ta còn có cả một quãng đường dài phía trước để đứng lên và tiếp tục cuộc hành trình, phải không?

Theo Tiin
 
Ôi khổ đời sinh viên tụi mình quá.
Vậy phải làm sao thoát khỏi tình cảnh éo le này đây.
Các bô lão cho ý kiến đi
 
×
Quay lại
Top