Những tình huống khiến bạn bối rối trong thuyết trình

wangsky1712

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
319
Trong cuộc sống của chúng ta có vô số lần gặp những tình huống khiến ta bối rối, lúng túng, cũng như trong thuyết trình. Không phải lần thuyết trình nào cũng có thể suông sẻ và bạn làm gì trong tình huống đó mà vẫn đảm bảo cho buổi thuyết trình thành công. Ban tham khảo một số tình huống và cách hóa giải sự bối rối sau đây nhé.

presentations_01.jpg


Đầu óc trống rỗng

Tự dưng đầu óc bị trống rỗng, bạn không biết phải nói gì, ngôn từ, kiến thức như bay khỏi đầu bạn, đừng nên lo lắng quá, bất cứ ai cũng có lúc trải qua cảm giác này. Bạn không nên sợ hãi, hãy hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Hãy để cho mọi người nghĩ rằng bạn đang dừng lại một chút để suy nghĩ mà thôi. Lúc này bạn nên nhìn vào màn hình chiếu hoặc sổ tay ghi chép để tìm gợi ý cho mình trong tình huống đó.

Lợi dụng cơ hội này để đặt câu hỏi cho những người nghe. Nếu điều mà bạn quên là một thông tin không mấy quan trọng và nếu có bỏ nó cũng không gây ảnh hưởng đến bài thuyết trình thì bạn hãy bỏ qua luôn mà tiếp tục đi vào phần sau của bài diễn thuyết. Nếu không nhớ được thì cố gắng quên hắn thông tin đó đi đừng cố gắng để nó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả cảu cả bài diễn thuyết của bạn. Hoặc bạn có thể bổ sung nó sau khi bạn nhớ ra được. Hãy an ủi rằng người nghe sẽ không mấy để ý đến phần thông tin mà bạn quên đi và không thể trình bày được.

Trước khi nói bạn phải suy nghĩ cẩn thận và chắc chắn xem mình muốn và cần phải nói điều gì. Nếu không làm được như vậy, mọi người sẽ có thể tìm ra điểm yếu của bạn một cách dễ dàng.

Hãy ghi nhớ rằng mục tiêu của bạn không phải là hướng tới sự hoàn mỹ mà là cố gắng để đảm bảo truyền đạt thông tin cần thiết đến người nghe. Việc thỉnh thoảng quên đi một điều gì đó thật ra cũng không hẳn là một vấn đề lớn, điều quan trọng là bạn xử lý nó như thế nào, và đừng để lặp lại tình huống này nhiều nhé.

Người nghe không chú ý tới bạn

Điều này rất dễ dàng xảy ra trong buổi thuyết trình, đừng lo lắng hãy bình tĩnh và nhìn thẳng vào đám đông đang gây ồn ào mất trật tự đó, lúc này những người nghe xung quanh sẽ giúp bạn ổn định trật tự của đám đông ồn ào đó. Bạn có thể làm điệu bộ như khi bắt đầu thuyết trình cầm micro, lấy ra những tấm bìa kẹp tài liệu hoặc cuốn sổ ghi chép của bạn. Hướng về phía đám đông đang gây ồn ào và mỉm cười với họ nói to với thái độ thân thiện có thể là “chúng ta dừng lại một lát rồi, bây giờ chúng ta tiếp tục nhé”. Và sau đó bạn hãy tiếp tục bài thuyết trình của mình.

Tuyệt đối không được mất bình tĩnh mà nổi cáu với đám đông đang gây ồn đó, làm như vậy bạn đã góp phần phá hỏng không khí của buổi thuyết trình của mình rồi đấy.

Sử dụng sự hài hước

Hài hước là một trong những bộ môn nghệ thuật gây cười cho người khác, mà hầu như có tác dụng hiệu quả cho mọi mối quan hệ. Nhưng bạn phải biết cách sử dụng nó đúng cách, đúng lúc, đúng chỗ, thì lúc này sự hài hước sẽ trở thành phương thức tốt nhất giúp bạn phá vỡ bầu không khí căng thẳng, nặng nề. Nếu bạn không có năng khiếu hài hước hay gây cười cho người khác, bạn nên sưu tầm những câu chuyện hài hước mà bạn yêu thích để sử dụng vào những dịp cần thiết.

Hãy đảm bảo những mẩu chuyện hài hước mà bạn sử dụng đều có thể củng cố cho chủ đề của bài thuyết trình của bạn. Những mẩu chuyện hài hước mà bạn sử dụng đều phải hợp lý và đúng lúc.

Nếu cần kể một câu chuyện cười thì đối tượng của câu chuyện đó hướng về phải là chính bạn chưa không phải bất cứ ai khác. Cần phải cố gắng giữ bình tĩnh, vì nếu bạn cười trước khi kể câu chuyện đó cho người nghe, lúc này bạn đã làm hỏng không khí ban muốn tạo ra rồi đó. Không nên thể hiện sự giả tạo, hãy để mọi người thấy được những biểu hiện tự nhiên nhất của bạn. Lời lẽ phải rõ ràng và ngắn gon, bạn càng cười cợt thì càng dễ tạo cho mọi người ấn tượng về sự lố bịch.

Nếu sau khi bạn kể xong câu chuyện cười mà không ai cười thì cũng đừng vội nản và thất vọng trách móc mọi người. Bạn chỉ cần điềm nhiên tiếp tục bài thuyết trình của mình là được. Tất cả đòi hỏi bạn phải có sự bình tĩnh và tự tin vào chính mình.
Nguồn: Những tình huống khiến bạn bối rối trong thuyết trình
 
×
Quay lại
Top