Những thuận lợi và nguy cơ của việc né tránh xung đột

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824


Có những cạm bẫy đáng chú ý khi tránh né xung đột tiềm ẩn. Chúng ta có thể che giấu những cảm xúc, mong muốn và quan điểm thật của chúng ta vì chúng ta sợ người khác sẽ nhìn nhận và đánh giá chúng ta như thế nào. Chúng ta né tránh hơn là mạo hiểm bộc lộ cái tôi đích thực của chúng ta. Thay vì sống chân thật một cách dũng cảm, chúng ta có thể bám vào những lời nói dối, sự lừa gạt và những sự bỏ qua làm cho người khác khó tin tưởng chúng ta. Chúng ta có thể thu lại cảm xúc hoặc chuyển chủ đề, sợ rằng nếu chúng ta tiết lộ những cảm xúc và mong muốn thật của chúng ta thì chúng ta sẽ bị từ chối hoặc bị làm cho xấu hổ,

Khi những sự từ chối hoặc tổn thương tâm lý đau đớn trong quá khứ can thiệp vào tình huống hiện tại của chúng ta, thì chúng ta có thể kết luận rằng chúng ta sẽ an toàn hơn khi giữ kín kinh nghiệm của chúng ta, để chúng ta không phải chịu đựng sự từ chối khác nữa. Điều này có thể giữ cho chúng ta an toàn trong ngắn hạn, nhưng nó củng cố một cảm giác dễ lung lay về giá trị bản thân và đào sâu thêm sự cô lập của chúng ta.

Né tránh xung đột khi có thể

Một số người tin rằng chúng ta nên chào đón xung đột, tìm kiếm những cơ hội để tham gia vào cuộc xung đột hoặc thậm chí yêu thích nó. Nhưng nếu ý định của chúng ta là sống cởi mở và kết nối với mọi người một cách hoà thuận, thì việc chúng ta muốn tránh xung đột bất cứ khi nào có thể là có thể hiểu được. Chúng ta không cần phải xấu hổ nếu chúng ta ghét sự căng thẳng trong quan hệ với người khác. Sau tất cả, điều chúng ta thực sự muốn là tình yêu và sự thân mật.

Một số người có lẽ thích xung đột vì nó làm họ cảm thấy mạnh mẽ hoặc tràn đầy sức sống hơn. Họ có thể cho rằng thật đáng xấu hổ khi “thoái lui”, ngay cả khi họ biết họ sai. Họ có thể tìm thấy niềm vui khi họ đúng và tìm thấy sức mạnh trong việc chứng minh người khác sai.

Có thể họ nghiện adrenaline hoặc dopamine được sinh ra khi họ nổi giận hoặc tìm thấy lỗi ở người khác. Hoặc họ thích sự rộn ràng của cuộc tranh cãi và sự thoả mãn cái tôi của sự thắng điểm. Chúng ta có thể học hỏi và trưởng thành thông qua xung đột không thể né tránh khi tiếp cận nó theo cách khéo léo. Tuy nhiên, một thói quen khích động xung đột có thể trở thành một sự phòng vệ làm chúng ta xa cách mọi người.

Nếu chúng ta trong quá khứ từng lâm vào cảnh không cảm thấy được yêu thương, cần đến và kết nối, thì chúng ta có thể bị thu hút vào xung đột và sự việc có tính kịch vì chúng ta đã trở nên thích nghi với nó – hoặc không biết làm thế nào đón nhận tình yêu khi nó xuất hiện. Chúng ta cũng có thể gặp khó khăn trong việc cho người khác làm bạn với chúng ta.

Một lý do khác để tránh xa xung đột khi có thể đó là chúng ta cần có những ranh giới lành mạnh với thế giới của chúng ta. Có những tình huống mà ở đó chúng ta không cảm thấy an toàn để tiết lộ kinh nghiệm chân thật của chúng ta vì trong quá khứ của chúng ta với một người cụ thể nào đó cho thấy không có chỗ cho những cảm xúc hoặc quan điểm của chúng ta.

Chấp nhận rủi ro để đối mặt với sự từ chối hoặc xung đột là một phần quan trọng của sự trưởng thành cá nhân. Chúng ta không muốn đánh mất bản thân và làm tổn thương giá trị bản thân chúng ta bằng việc liên tục chiều lòng người khác. Nhưng chúng ta cần lựa chọn trận chiến của chúng ta một cách khôn ngoan hơn là bốc đồng. Một phần của sự chăm sóc bản thân đó là bảo vệ bản thân khỏi những cuộc đương đầu không cần thiết và gây kiệt quệ. Sống trong một tình trạng cảnh giác tăng cao, thường xuyên có thể tạo ra stress và ngăn cản những hệ thống hồi phục của chúng ta.

Tham vấn cặp đôi có thể có ích để giúp đôi vợ chồng tìm được các phương pháp xử lý với xung đột theo cách làm cho mối quan hệ sâu sắc hơn. Học những cách nói chuyện hiệu quả hơn có thể giúp một cặp đôi đương đầu với những sự khác biệt hoặc xung đột trước khi chúng leo thang.

Tóm lại, né tránh xung đột có thể là kiểu mặc định của chúng ta nếu chúng ta chưa có được những kinh nghiệm tích cực khi chúng ta từng mạo hiểm để bộc lộ bản thân. Tuy nhiên, dùng đến sức mạnh bên trong của chúng ta và đối mặt với những thách thức trong quan hệ với người khác có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển của chúng ta. Trau dồi nghệ thuật nhận thức sáng suốt – tin tưởng vào cảm giác bên trong của chúng ta khi chúng ta cảm thấy lúc nào nên dấn thân vào một cuộc nói chuyện mang tính thách thức và khi nào không cần thiết – có thể bảo vệ chúng ta và đưa đến một cuộc sống bình an hơn.

Nguồn
The Perils and Advantages of Being Conflict-Avoidant
When It’s Wise to Op-Out of Conflict
Published on June 13, 2014 by John Amodeo, PhD, MFT in Intimacy, A Path Toward Spirituality
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top