Những quan điểm dựa trên nghiên cứu để tăng lòng từ bi với bản thân

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Hãy tưởng tượng bạn vừa mắc phải một sai lầm trong công việc, bạn sẽ phản ứng như thế nào? Nếu bạn giống như nhiều người, phản ứng đầu tiên của bạn có thể là trừng phạt bản thân vì sai lầm, chì chiết bản thân. Với liều lượng nhỏ, sự chỉ trích bản thân khuyến khích chúng ta chịu trách nhiệm và sửa chữa sai lầm. Nhưng sự chỉ trích bản thân quá mức có thể làm suy yếu bản thân.

Có cách nào tốt hơn không? Năm 2003, nhà tâm lý Kristin Neff ở UT Austin cho rằng các nhà nghiên cứu nên chú ý nhiều hơn đến lòng từ bi với bản thân (self-compassion), một cách đối xử với bản thân bao gồm sự tử tế và thấu hiểu hơn là sự đánh giá, chỉ trích bản thân hà khắc. Kể từ đó, nghiên cứu về lòng từ bi với bản thân đã phát triển, ghi nhận nhiều lợi ích đối với hạnh phúc và sức khỏe tinh thần.

Bạn có thể cho rằng điều đó thật tuyệt, nhưng nói dễ hơn làm. Thật khó mà thay đổi cách đối xử với bản thân đã thành thói quen của chúng ta. Nó hoàn toàn không phải một việc xảy ra sau một đêm. Nhưng chúng ta phải bắt đầu ở đâu đó. Sau đây là 2 cách tiếp cận ưa thích của tôi để tăng lòng từ bi với bản thân.

1094607.large.jpg


Bước ra ngoài bản thân bạn. Thường thì bạn dễ từ bi với người khác hơn là từ bi với bản thân. Để lừa bản thân bạn đối xử với mình tốt hơn, hãy giả vờ rằng có một ai đó bạn quan tâm đang ở trong hoàn cảnh của bạn – bạn sẽ nói gì với họ? Có lẽ bạn sẽ nói điều gì đó tử tế hơn điều bạn sẽ nói với bản thân.

Nhớ rằng những sai lầm khiến bạn trở thành con người – và được yêu thích hơn. Trong một nghiên cứu về hiệu ứng sai lầm (pratfall effect), các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những người tham gia thích một người làm đổ café lên người họ hơn người không đổ café, chừng nào người làm đổ café trông có vẻ có năng lực. Khi người khác mắc sai lầm, họ thường trông có vẻ người hơn và dễ gần, thậm chí được yêu quý. Họ cũng làm chúng ta cảm thấy nếu mình không hoàn hảo thì cũng ok. Vì vậy nếu bạn mắc phải một sai lầm, thì nó không chỉ làm bạn đáng yêu hơn mà bạn có thể nghĩ về nó như một hành động từ bi.


Nguồn
How to Be Good (to Yourself)
Research-based ideas for increasing self-compassion
Published on April 16, 2012 by Juliana Breines, Ph.D. in In Love and War
PsychologyToday
 
×
Quay lại
Top