Những nhân vật nổi tiếng này không bao giờ có thật ngoài đời

Shino chan

╰(*´︶`*)╯
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2017
Bài viết
2.225
Trong xã hội “hại điện” như ngày nay, khi mà chuyện trong nhà chưa tỏ thì ngoài ngõ đã tường, việc bất cứ ai cũng đủ khả năng nổi tiếng kể cả dù đó là người vô hình quả chẳng hề hiếm lạ. Đặc biệt, những nhân vật nổi tiếng không bao giờ có thật ngoài đời lại thường là một phần quan trọng của nền văn học dân gian cổ đại hay truyền thuyết chủ nghĩa anh hùng bi tráng.

Lịch sử quốc tế đã vô cùng ưu ái với nhiều lai lịch mơ hồ và vô số sự kiện không tưởng, có lẽ là chưa nghe câu nói cửa miệng của dân Việt rằng “bịa láo ông táo sẽ bẻ răng”.

Tuy nhiên, bạn khoan hãy sốt ruột, LaLung.vn sẽ lật tẩy 15 người không có thật đã lừa phỉnh cả tỷ người Trái Đất ngay bây giờ.



15) Robin Hood: tên cướp trượng nghĩa

1-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@cinemablend.com

Lần theo các tài liệu tham khảo về Robin Hood xuất hiện sau thời gian sống giả định của nhân vật đến tận 2 thế kỉ, bạn sẽ tìm ra vô số tranh luận gay gắt xung quanh truyện kể “nhân văn” ấy. Thậm chí chỉ đơn giản với tên Robin Hood cũng bị đem ra mổ xẻ vì nó được cho là một biến thể của Robehod - một biệt hiệu thường được dùng để chỉ các luật sư người Anh.

Câu chuyện về Robin Hood chuyên cướp của người giàu và đem chia cho dân nghèo là một trong những huyền thoại được lòng không chỉ độc giả văn chương mà còn cả khán giả phim ảnh nữa. Hầu hết chúng ta đều bỏ qua sự thật rằng kẻ cắp và anh hùng không bao giờ cùng là một.

Có lẽ những gì trái tự nhiên đều có sức hút khó cưỡng nên hình mẫu Robin Hood vẫn còn rất nổi tiếng cho đến tận ngày nay!



14) Anarkali: số phận bi thảm khi người con gái biết yêu

2-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@bollywoodirect.com

Abdul Halim Sharar – một tác giả người Ấn đã sáng tác nên siêu phẩm Anarkali sống mãi trong lòng dân Pakistan và dân Ấn Độ từ thời điểm ra mắt kéo dài đến tận xã hội hiện đại bây giờ. Bi kịch tình yêu không cùng giai cấp giữa nữ nô Anarkali với hoàng tử Mughal Salim kết thúc với cái chết bị chôn sống của cô gái nô lệ.

Dù câu chuyện về Anarkali có thật hay không, huyền thoại “hy sinh vì tình” đã kéo hàng trăm nghìn du khách đến thành phố Lahore của Pakistan mỗi năm để ghé thăm lăng mộ dành riêng cho cô gái trung trinh. Ngoài ra, bộ phim kể về Anarkali công chiếu năm 1960 là một trong những bom tấn kinh điển của Bollywood mãi chưa có tác phẩm hàng khủng nào vượt qua được.

Ôi, phải chăng chết vì yêu là cái chết khiến triệu người liêu xiêu!



13) Homer: nhà thơ vĩ đại nhất thời cổ đại

3-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@famousauthors.org

Homer là tác giả Hy Lạp nổi tiếng với 2 bộ sử thi Iliad và Odyssey, thậm chí ta dễ dàng tìm ra trang Facebook chính thức lẫn trang web riêng mang tên ông. Tuy nhiên, không một nhà lịch sử nào biết chính xác ngày sinh tháng đẻ lẫn nơi sống của Homer ngoại trừ mấy thông tin phổ biến như ông là một nhà văn mù đến từ Ionia. Hầu như mọi thứ khác về Homer đều bị đem ra biện luận đến độ người ta nghi ngờ tự hỏi liệu Homer có tồn tại hay không.

Đau não hơn, ngay cả khi mốc thời gian Homer sống vào cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ thứ 8 là đúng, tác phẩm Iliad và Odyssey dường như có sự khác biệt quá lớn. Liệu một cây bút có thể đạt được mức độ tiến bộ vượt bậc chỉ trong khoảng thời gian đã đề cập ấy chăng?



12) Pope Joan: biểu tượng tôn giáo nhiều mâu thuẫn

4-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@history.com

Nếu chỉ phân tích từ hồ sơ chính thức của Vatican, bạn sẽ thống kê được hơn 260 vị Giáo hoàng Công giáo đều là đàn ông. Ấy thế mà, theo một truyền thuyết thời kì Trung Cổ, cái tên Đức Giáo hoàng Joan vang danh lừng xa và đã được ghi chép lại trong nhiều hồ sơ khác nhau. Cụ thể, "Pope Joan" là nữ cải nam trang, từng bước học tập và vượt qua hàng ngũ nhà thờ để được bầu làm Giáo hoàng John VIII vào năm 855.

Bí mật của bà chỉ lộ ra vào năm 858 trong một cuộc rước đuốc. Một số chuyện kể rằng "Pope Joan" đã chết lúc sinh con. Một số biến thể khác cho rằng trong cơn giận dữ khi biết được sự thật, những người phụng sự đã kéo bà trói đằng sau một con ngựa và ném đá cho đến chết. Đáng buồn biết bao!

Mặc dù hình ảnh Pope Joan đã tái hiện chi tiết trong vô số tác phẩm văn học, kịch nghệ và phim ảnh nhưng tính xác thực của câu chuyện này thường bị chất vấn. Các học giả ngày nay tin rằng bà là người không có thật và được dựng nhằm mục đích tuyên truyền chống Công giáo bởi các nhà sư hay những người theo đạo Tin lành.



11) William Tell: tiểu lý bắn tên tại trời Âu

5-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@alchetron.com

Nếu nhân dân Trung Hoa truyền tai nhau về nhân vật “tiểu lý phi đao” thì người dân Thụy Sĩ cũng tự hào về hình tượng William Tell – người anh hùng dân gian chiếm giữ vị trí đặc biệt ở “trái tim” châu Âu. Đặc biệt, 18 tháng 11 hằng năm được chọn làm ngày lễ tôn vinh chuyên gia thiện xạ ấy.

William Tell được cho rằng sống trong thế kỷ thứ 14 và nổi tiếng với hành động bắn rụng quả táo đặt trên đầu con trai của mình, ám sát thành công một quan chức bạo ngược và đạp đổ chính quyền áp bức thời điểm đó. Cần lưu ý những hành động kiểu như vậy thường dễ dàng tìm thấy trong nhiều huyền thoại phương Tay bao gồm cả thần thoại Na Uy.

Chính sự quen thuộc đấy khiến giới học giả đặt câu hỏi về tinh minh bạch của William Tell. Hơn nữa, mọi thứ liên quan đến William Tell đều là những thước phim tái hiện thay vì văn bản lịch sử nên rất không chắc rằng anh ấy là một hình ảnh huyễn hoặc hay con người thực sự.



10) Betty Crocker: nàng thơ

6-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@walkerart.org

Betty Crocker là mẫu phụ nữ gia đình được quảng cáo bởi công ty Washburn Crosby trong các chiến lược tiếp thị một số thực phẩm và công thức nấu ăn. Các phác thảo khuôn mặt của cô gái mặc áo đỏ, miệng không mắng mỏ và cặp mắt tràn đầy tình thương đều na ná nhau vì mang những đường nét đặc trưng của ngôi sao truyền hình Adelaide Hawley Cumming – biểu tượng đẹp của văn hoá Mỹ. Giống như diện mạo, tiếng nói của Betty Crocker cũng là một tổ hợp cung bậc tương tự nhau và đều không bao giờ có thực ngoài đời.

Dẫu chỉ là nhân vật hư cấu mang tên gọi Betty phổ biến với họ Crocker được Hội đồng Quản trị chọn ngẫu nhiên từ một trong những giám đốc công ty, cô vẫn được đối xử như thể người sống có máu thịt và thậm chí còn có chữ ký của riêng mình. Trong năm 1945, Tạp chí Fortune cho biết Betty Crocker là người phụ nữ được biết đến nhiều thứ 2 ở Mỹ, chỉ xếp sau Đệ nhất Phu nhân Eleanor Roosevelt.



9) Vua Arthur: đế vương nhận nghìn lời ca tụng

7--nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@wikimedia.org

Trong hàng vạn truyện kể nổi tiếng khắp xứ sở sương mù, tiếng tăm nhất hẳn là huyền thoại về vua Arthur – đấng quân vương đã rút được thanh gươm ghim sâu trên tảng đá và chứng minh bản thân xứng đáng ngồi trên ngai vàng quyền lực. Vị vua của nước Anh tuyên bố khi lên ngôi sẽ cùng các Hiệp sĩ bàn tròn bảo vệ Anh quốc chiến thắng quân xâm lược Saxon vào cuối thế kỉ thứ 5 và thế kỉ thứ 6.

Uy danh rực rỡ nhưng hồ sơ sớm nhất về Arthur lại có niên đại vào thế kỉ thứ 12 nên nhiều nhà nghiên cứu đã kết luận rằng đế vương oai hùng ấy chỉ là trí tưởng tượng của Geoffrey để tô điểm thêm cho cây phả hệ vua chúa quốc đảo và giúp khôi phục lại cảm giác tự hào của dân Anh chính gốc. Chu choa, bịa chuyện về “Thiên Tử” luôn, chất đấy!





8) Carolyn Keene: chân nhân không lộ tướng

8-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@pinterest.com

Loạt truyện Nancy Drew là sơ-ri kinh điển dành cho thiếu nhi được xuất bản tại Mỹ dưới bút danh Carolyn Keene. Ước tính hơn 200 triệu bản Nancy Drew đã bán ra với 17 thứ ngôn ngữ và Carolyn Keene còn được mời tham gia Hiệp hội Tác giả Mỹ.

Trên thực tế, hàng nghìn độc giả đã sốc khi biết rằng nhân vật nổi tiếng Carolyn Keene chưa bao giờ thực sự tồn tại. Những câu chuyện về nữ thám tử Nancy Drew dựa trên ý tưởng chính của Edward Stratemeyer và được chấp bút bởi hàng loạt nhà văn chịu kí hợp đồng bí mật với hãng phát hành Stratemeyer Syndicate.

LaLung.vn thấy mức lương 125 USD (hơn 3 triệu đồng) cho từng tập ra mắt là con số không thấm tháp vô đâu so với tiền tác quyền. Còn bạn thì sao?



7) Jack Dawson: chàng Jack vô danh ngoài đời thật

9-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@youtube.com

Hàng triệu shipper đã chèo thuyền tình Jack – Rose sau khi chứng kiến vô vàn pha lãng mạn trong bộ phim Titanic công chiếu rộng rãi vào năm 1997. Tại thời điểm kịch bản khởi quay, đạo diễn James Cameron cho biết rõ ràng là Jack Dawson là người không có thật, chàng Jack hào hoa phong nhã chỉ là hình tượng màn bạc đánh vào trái tim thiếu nữ thôi.

Nhưng nhiều năm trôi qua, người ta tìm thấy ngôi mộ với tấm bia khắc dòng chữ “J. Dawson” đã chết trên tàu Titanic. Câu hỏi đặc ra là liệu Jack chưa bao giờ thực sự tồn tại hay “J. Dawson” vốn có liên quan ít nhiều. Bạn có thấy chữ “J” đáng để suy ngẫm hông?



6) William Shakespeare

10-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@pinterest.com

Nhà viết kịch tiếng Anh và nhà thơ William Shakespeare đã từng sống để sáng tác nhưng tồn tại không phải theo cách mà bạn từng biết. Các nhà sử học đã cực kì bối rối trước thực tế rằng các kiểu chữ viết trong 6 chữ ký của William Shakespeare còn lưu giữ đến hiện tại không hề nhất quán.

Làm thế quái nào mà tác giả được hoan nghênh nhất trong lịch sử văn chương thời đó lại không biết cách đánh vần tên mình? Đồng thời, do thiếu hồ sơ giáo dục, người ta nghi rằng vốn từ vựng của William Shakespeare có thể xấp xỉ con số 66.534 từ ah!

Một số nhà sử học đồng ý rằng William Shakespeare có thật, số khác lại cảm thấy “Shakespeare” chỉ là một bút danh của nhiều tác giả. Đây chắc chắn là mục gây tranh cãi nhất trong danh sách những nhân vật nổi tiếng không có ngoài đời do LaLung.vn công bố nhỉ!



5) Aimi Eguchi: thành viên vô hình của nhóm nhạc quốc dân

11-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


AKB48 là một trong những nhóm nhạc nữ thống trị dòng nhạc pop ở Nhật Bản với số lượng thành viên đông nhất và đội ngũ fan khủng nhất. Tình yêu khổng lồ dành cho AKB48 của người dân xứ hoa anh đào sẽ khiến bất kì khán giả nước ngoài nào cũng phải ngạc nhiên.

Đỉnh điểm là khi người đại diện thông báo rằng nhóm sắp có một thành viên mới 16 tuổi mang tên Aimi Eguchi – người đã xuất hiện trên Tạp chí Playboy phiên bản Nhật xuất bản hàng tuần. Eguchi còn tham gia vào một quảng cáo truyền hình cho Ezaki Gilco. Người hâm mộ AKB48 đồng loạt tung hô “đây chính là tình yêu của đời họ”.

Nhưng rồi Aimi Eguchi chỉ là một nhân vật CGI. Chính sự bí ẩn và không bao giờ đi chung nhóm tham gia sự kiện ngoài trời khiến fan AKB48 lo ngại về tính “chính danh” của thành viên mới. Mối nghi ngờ đã trở thành sự thật trong sự đau lòng của người hâm mộ, tiếc lắm thay!



4) Tôn Tử: nhà binh pháp lỗi lạc không có thật trên đời

12-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


Chiến lược gia có ảnh hưởng to lớn đối với nền quân sự của Trung Hoa cổ đại và cả cư dân hiện đại bởi di sản binh thư phong phú hơn hầu hết những nhân vật quân sư nổi tiếng khác. Tôn Tử ghi dấu ấn khắp tứ hải bát hoang với cuốn sách chiến thuật quân sự thế kỷ thứ 5 dịch ra tên tiếng Anh là “The Art of War”.

Nhưng nghịch lý là trong khi tác phẩm vẫn chiếm giữ vị trí như một bộ kinh thánh cho quân đội, tác giả Tôn Tử lại đã bị nghi ngờ. Bởi hậu thế phân tích rằng câu chữ, các bày binh bố trận và một số chiến lược khác được đề cập trong cuốn sách vốn không hề tồn tại vào thời Tùy – cột mốc của cuộc đời Tôn Tử, thậm chí thí dụ minh họa còn nêu bật một số nhân vật nổi bật vào thời Trung Quốc cổ đại.

Nhận định Binh pháp Tôn Tử là tác phẩm của nhiều tác giả và nhà chiến lược quân sự Trung Quốc vẫn đang bị bỏ ngỏ. Ý kiến riêng của độc giả LaLung.vn thì sao nà?



3) Layla và Majnu: đôi tim non trẻ hòa chung nhịp đập yêu thương

13-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@hamroawaz.blogspot.com

Bài thơ của thế kỷ 11 thể hiện tình yêu của Layla và Majnu là một trong những câu chuyện được kể đi kể lại nhiều nhất ở vùng Trung và Cận Đông suốt mọi thời đại. Với hàng trăm biến thể và hàng chục bộ phim tái hiện qua nhiều năm, cư dân các tiểu vương quốc Ả Rập đã tin sái cổ về mối tình lãng mạn giữa nàng Layla và chàng Majnu điên loạn thực sự tồn tại.

Điều rất đỗi buồn cười là lăng mộ của Layla và Manju được đặt trong một ngôi làng tên Binjaur gần thành phố Anupgarh ở Ấn Độ. Vậy tại sao hai người Ả Rập lại rời quê cha đất tổ rồi chết để được mai táng tại nơi xa xôi đó? Ừ thì tình yêu không có lỗi, lỗi do sống lầm nơi và chết nhầm chỗ, ây dà!



2) Franklin W. Dixon: kẻ ai cũng biết là ai và không bao giờ có trên đời

14-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


Trước khi Scooby-Doo và đội nhóm của chú ta ra mặt giải quyết những bí ẩn, các nhân vật hư cấu như Frank và Joe Hardy đã khiến độc giả sửng sốt. Người hâm mộ muốn nhiều hơn nữa các tác phẩm từ tác giả Franklin W. Dixon.

Tuy nhiên, vị tác giả này cũng lại là một nhân vật bịa đặt của nhà xuất bản Edward Stratemeyer trong trường hợp thứ 8 vừa kể ở phía trên. Tập đoàn lừa dối này tiếp tục thuê một số nhà văn kí hợp đồng bí mật để tạo ra hàng loạt cuộc phiêu lưu kì thú của hai anh em.



1) Bác Sam: hình ảnh mang tính biểu tượng Mỹ nhất

15-nhung-nhan-vat-noi-tieng-nay-khong-bao-gio-co-that-ngoai-doi.jpg


@history.com

Tin chắc rằng bất kì ai khi nhắc về Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đều nghĩ ngay đến một ông râu trắng, tóc xoăn, mũi cao, mặc áo khoác xanh cao cổ và thắt nơ màu đỏ với ánh nhìn rực lửa cùng ngón trỏ chỉ thẳng vào người đối diện. Tất nhiên khó mà bỏ qua cái mũ cao bồi xanh dương điểm xuyến ngôi sao màu trắng đậm chất Mỹ nữa.

Hình ảnh mang tính biểu tượng nhất ở Mỹ này được sử dụng lần đầu tiên trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh vào năm 1852. Cụ thể, một nhà đóng gói thịt tên Samuel Wilson đã cung cấp hàng lô thùng thịt bò cho quân đội Hoa Kỳ và đóng dấu chúng với cái ảnh rất “Mỹ” trên bao bì. Giữa mưa bom lửa đạn, vì lý do này hay lý do khác, lính Mỹ bắt đầu hễ nhắc thịt bò là nói ngay “chú Sam”.

Về sau, kiểu gọi này được đưa lên báo chí địa phương và chính phủ liên bang đã dành hẳn đất trên một poster tuyển mộ binh lính cho nhân vật lừng lẫy này. Cứ như thế, “chú Sam” đã đường hoàng giành được vị trí quán quân đứng đầu Top 15 nhân vật nổi tiếng bạn vĩnh viễn tin là có thật nếu bỏ qua bài này.
 
×
Quay lại
Top