Những ‘người rừng’ cô độc trên thế giới: văn minh là tiến bộ hay cái chết?!

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Một thành viên tại một bộ lạc ở Malaysia đã thốt lên: “Những người từ thế giới bên ngoài đã mang một thứ có tên ‘văn minh’ đến đây và tuyên bố là giúp chúng tôi tiến bộ. Nhưng tất cả đó chỉ là lời hứa suông. Cái mà chúng tôi cần chính là mảnh đất này – nơi mang lại sự sống cho chúng tôi”.

1._nguoi_rung.jpg

Đây chỉ là một trong rất nhiều thông tin từ bản báo cáo của Tổ chức phi chính phủ Survival International ở Anh cung cấp vào năm 2007. Báo cáo đã chỉ ra rằng, 90% các bộ lạc ở Bắc và Nam Mỹ đều bị chết vì bệnh tật do “tiếp xúc nền văn minh châu Âu” đẩy họ vào nguy cơ tuyệt chủng. Ví như, Đại bộ tộc Anđaman (Great Andamanese) có mặt trên quần đảo Anđaman và Nicôba (Nicobar) của Ấn Độ từ 65.000 năm trước. Năm 1858, người Anh xâm nhập bộ tộc này với lời hứa mang lại cho họ một sống tốt đẹp hơn, tuy nhiên sau khi được sống trong “ngôi nhà mới” 10 bộ lạc thuộc bộ tộc này với khoảng 5.000 người - 99% dân số của Great Andamane - bị giết hại hoặc nhiễm các căn bệnh nguy hiểm. Đến nay chỉ còn 53 người sống sót và giờ đây sự tồn vong của những con người này hầu như lệ thuộc vào nguồn lương thực và chỗ ở do Chính phủ Ấn Độ hỗ trợ.

2.nguoi_rung.jpg

Nhà nhân chủng học Beatriz Huertas thuộc Hiệp hội bảo vệ các bộ lạc ở rừng Amazon (CIPIACI) khẳng định, có nhiều nguyên nhân dẫn tới cái chết của các thổ dân trong đó quan trọng nhất là không thích nghi kịp với những thứ gọi là “văn minh”. Ông khẳng định, các thành viên bộ lạc không được chuẩn bị về thể chất cũng như tâm lý khi những thứ “tiến bộ” đột ngột ập đến. Từ năm 1985-2000 hơn 300 người Guarani-Kaiowa (ở Nam Mỹ) đã tự tử do bị sốc do bất lực trước cuộc sống văn minh, trong đó người trẻ nhất là đứa bé 9 tuổi.

3.nguoi_rung.jpg
Tình trạng mất đất đai canh tác, phải thay đổi chế độ ăn uống đe dọa nghiêm trọng tính mạng của người bản địa. Diện tích đất của bộ lạc Guarani ngày càng thu hẹp, trung bình bị mất 10% đất mỗi năm. Một người đàn ông Guarani cho biết: “Laranjeira Nhanderu là đất đai của tổ tiên, cha ông tôi và một ngày nào đó, chúng tôi sẽ trở lại. Đó là ước mơ duy nhất của người Guarani”. Không chỉ vậy, thay đổi chế độ ăn có nhiều năng lượng khiến 64% thổ dân ở Úc mắc bệnh béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch.

4.nguoi_rung.jpg

Ngày 10/12/1948, Liên Hiệp Quốc đã phê duyệt Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người trong đó có Tuyên bố về quyền của thổ dân với nội dung trong đó tại Điều 1, Điều 2 nhấn mạnh về sự bình đẳng về tự do, bình đẳng về nhân phẩm mà bất cứ ai cũng được hưởng bất chấp màu da, chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo… Điều này đồng nghĩa, những người dân bản địa được bình đẳng về nhân quyền, được tôn trọng…

Cụ thể, theo Điều 10 còn cho biết thểm, thổ dân không bị buộc rời bỏ vùng đất đang sinh sống, có quyền từ chối các khoản bồi thường không thích hợp…”. Tuy nhiên, nhà nhân chủng học Jonathan Mazower thuộc tổ chức Survival International cho rằng, những quy định trên vẫn không có hiệu lực thực sự, các bộ lạc thường xuyên bị xâm lấn và nguy cơ tuyệt chủng ngày càng cao.

5.nguoi_rung.jpg

Từ xa xưa các bộ lạc thường sống hoang dã và du mục, tồn tại dựa vào những “tài sản thừa kế” của rừng mang lại. Vì vậy, trong suy nghĩ của họ chưa hề có sự hiện diện của thế giới nào khác ngoài rừng. Thế giới tâm linh là một phần không thể thiếu trong đời sống của “người rừng”, mọi vật gắn liền với đời sống sinh hoạt những thứ tưởng chừng vô tri, vô giác đối với thế giới văn minh nhưng lại mang linh hồn đối với họ như cây cỏ, gỗ đá, thú hoang… Nhưng cuộc sống của họ đang bị đe doa bởi tình trạng phá rừng khai thác gỗ phi pháp, các hoạt động tuyên truyền văn hóa cưỡng ép, nạn buôn ma túy tạo nên một sự tiếp nối kinh khủng có từ trong lịch sử Ấn Độ, Bắc Mỹ, phô bày sự vô nhân tính giữa con người “văn minh” tham lam với những phiên bản nguyên sơ của chúng ta trong quá khứ.
Theo Theo Centerforabetterlife
 
×
Quay lại
Top