Những mùa hè “ở lại”

ngopro9x

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/5/2011
Bài viết
182
Những mùa hè “ở lại”
"Năm nào cũng có một mùa hè, vậy phải sống sao cho khỏi sống hoài sống phí!”.

Những môn thi học phần cuối cùng khép lại. Sinh viên í ới gọi nhau thu xếp đồ đạc về quê hưởng một mùa hè bên gia đình, tạm dừng những ngày tháng ở trọ, “tối về một gói mì tôm”. Nhưng không ít sinh viên sử dụng mùa hè ngắn ngủi của mình, ở lại Hà Nội cho những dự định riêng. Nói vui như nhiều sinh viên, “Năm nào cũng có một mùa hè, vậy phải sống sao cho khỏi sống hoài sống phí!”.

he.jpg


1. Mùa hè xanh tình nguyện

Nguyễn Thu- Sinh viên khoa Ngữ văn, đại học Giáo dục đăng kí đi tình nguyện với đội tình nguyện của trường đến các xã khó khăn của Sóc Sơn, Gia Lâm giúp đỡ các em nhỏ.

Không chỉ tham gia những hoạt đông tình nguyện trên địa bàn thủ đô, nhiều sinh viên cũng tận dụng mùa hè để đến với những tỉnh xa khác. Như Vân, Nam (Đại học sư Phạm Hà Nội) đến Hà Giang theo một câu lạc bộ từ thiện. Vũ Thị Quỳnh- Sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền cũng đang gấp rút những buổi luyện tập thể chất cuối cùng trước khi khởi hành vào miền Trung tham gia “Hành trình xuyên Việt” đi bộ từ làng Sen quê Bác đến Bến nhà Rồng.

2. Học kì 3

“Học trong năm không đủ, phải tranh thủ học hè”, khẩu hiệu của nhiều sinh viên tranh thủ mùa hè để học thêm. Những lớp học mà nhiều sinh viên đăng kí mùa hè phần lớn là ngoại ngữ, tin học, dân kĩ thuật thì chọn AutoCAD, 3D…

Các trung tâm ngoại ngữ, tin học hay các lớp học kĩ năng mềm mùa hè cũng mở rộng các loại hình đào tạo, ra nhiều mức giá hấp dẫn thu hút học viên.

Minh Hằng- Khoa Kiến Trúc đại học Xây dựng nói trong năm quá nhiều đồ án không rảnh lúc nào, cô phải tranh thủ mấy tuần nghỉ ít ỏi của trường để luyện cấp tốc vẽ 3D phục vụ cho năm 3 không thì không theo kịp chương trình.

Những sinh viên gia đình có điều kiện hơn chọn ở lại Hà Nội theo đuổi những lớp học nấu ăn, khiêu vũ thể thao, bơi lội… “Ở nhà mình không có lớp học, với lại trên đây có bạn đi học vui hơn”- Thu Hiền, Đại học Thăng Long sau khi khoe về lớp học dạy làm bánh châu Âu chia sẻ.

3. Mùa kiếm thêm thu nhập

Trong năm học bận rộn không có nhiều thời gian cho những kế hoạch part time nên mới chỉ rục rịch thi học kì, Hồng Nhung-Đại học Lao động Xã hội đã lên mạng tìm kiếm việc làm thêm mùa hè. Thi học kì vừa xong, Nhung cũng hân hoan với thông báo trúng tuyển làm nhân viên bàn cho KFC trên đường Cầu Giấy.

Học sư phạm, vừa giữ được “uy tín” với chủ nhà, vừa có tiền, lại được đào tạo nghiệp vụ sư phạm miên phí, Trương Huyền- Đại học sư phạm Hà Nội ở lại làm gia sư cho một nhóc lớp 9. Huyền còn nhận kèm thêm cho bé em của nhóc này sắp vào lớp 2. Không phải lo bài vở trên lớp nên Huyền có thời gian soạn giáo án kĩ hơn, dạy cho nhóc tỉ mỉ hơn.

Những công việc sinh viên thường chọn là nhân viên trong các quán ăn nhanh, thu ngân ở các cửa hàng, bán hàng… những công việc phù hợp với năng lực, rèn được kĩ năng của ngành mình theo học. Chị Loan- Chủ một quán Cà phê trên phố Bát Đàn- Hà Nội cho biết rất thích tuyển sinh viên làm thêm. “Các em ấy ngoan, chăm chỉ, cầu tiến, biết tiếng Anh nên giao tiếp với khách nước ngoài tốt”.

4. Mùa trải nghiệm, khám phá

Từ ngày gia nhập vào một hội phượt trên Facebook, Dũng (Đại học Hòa Bình) không còn là một sinh viên nhút nhát nữa. Cậu đã cùng các bạn trẻ khác tham gia những chuyến du lịch bụi kiểu sinh viên.

Với Dũng, những chuyến “bão đêm” bằng xe đạp quanh Phố Cổ hay Hồ Tây, rồi sáng một sớm nọ khám phá phở xếp hàng Bát Đàn không còn lạ lẫm. Dũng dự định hè này chỉ về nhà ít ngày, còn lại cậu sẽ ở Hà Nội làm thêm kiếm tiền đi phượt. “Dự định của tớ sẽ là những con phố mình chưa đến, những làng nghề cổ của Hà Nội rồi mới đến những vùng đất khác”.

“Bọn tớ chủ yếu khám phá nội thành bằng xe đạp, còn ngoại thành bằng xe máy, ăn uống đơn giản, kiểu sinh viên nên tiết kiệm mà thú vị”- Hà, một thành viên khác trong hội Phượt cho biết.

Tuy nhiên bên cạnh những mùa hè lành mạnh cũng có không ít những sinh viên con nhà khá gỉa, nói dối bố mẹ ở quê phải đi học sớm, lên Hà Nội đánh điện tử, tụ tập chơi bời, bar, sàn với bè bạn cho “đỡ bị kiểm soát, cằn nhằn”- Long, Đại học thương mại vừa cày game vừa cho biết bí mật của anh.

Cuối tháng sáu, nhiều khoa, nhiều trường Đại học, cao đẳng của Hà Nội đã bắt đầu cho sinh viên nghỉ hè. Nhiều khoa có thời gian cho sinh viên nghỉ hè dài như Tiếng Trung thương mại- Đại học Thương Mại, Khoa Ngữ văn -Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Giáo dục, nhưng cũng có trường thời gian sinh viên nghỉ hè ngắn như khoa Kiến trúc của Đại học Xây dựng, một số khoa của Học viện hành chính Quốc gia…

Thời gian nghỉ hè, dịp để sinh viên nghỉ ngơi, thư giãn sau những kì thi căng thẳng, những thiếu thốn của cuộc sống xa gia đình. “Nhiều sinh viên năm nhất muốn về với gia đình mùa hè vì chưa quen lắm với cuộc sống tự lập ở Hà Nôi, còn lại sinh viên năm 2 trở đi mạnh dạn hơn”- một giảng viên Đại học Giáo dục cho hay.

Những mùa hè bổ ích ở lại thủ đô với những dự định khác nhau, thời gian tuy không dài, nhưng nhiều sinh viên tự tạo cho mình cơ hội có được những kỉ niệm đẹp, trải nghiệm thú vị về mùa hè chuyển động!
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top