Những luật cấm 'khó đỡ' khắp hành tinh

dALo

Kẻ lang thang đi ngang cuộc đời ...
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2011
Bài viết
4.051

Trung Quốc: Cấm máy chơi game cầm tay

TGDD%201.jpg
Hầu hết máy chơi game cầm tay đều được sản xuất ở Trung Quốc và thậm chí tù nhân Trung Quốc bị bắt chơi game World of Warcraft để mang đồ vật ảo về cho nhà tù bán cho những người chơi khác. Thế nhưng, đất nước đông dân nhất thế giới này lại ra lệnh cấm bán máy chơi game cầm tay.
Lệnh cấm này có hiệu lực từ năm 2000, khi chính phủ quyết tâm thực hiện biện pháp giải quyết lo ngại về tình trạng giới trẻ tốn thời gian chơi game thay vì làm việc. Các game thủ vẫn được phép mua các trò chơi khác, nhưng không phải là game cầm tay, vậy nên lệnh cấm này vẫn còn nhiều kẽ hở.

Hy Lạp: Cấm chơi video game
TGDD%202.jpg
Trung Quốc không phải là nước duy nhất có lệnh cấm kỳ lạ với game. Hy Lạp cũng có chính sách tương tự, mặc dù lý do đưa ra là khác nhau. Năm 2002, chính phủ Hy Lạp đã cố gắng ngăn chặn những chiếc máy chơi cá cược điện tử, nhưng các nhà lập pháp đã viết ra điều luật mới để quản lý toàn diện hệ thống máy chơi cá độ điện tử, tức là tất cả mọi trò video game.
Thật lạ là nếu một ai đó bị bắt giữ vì hành vi bạo lực còn nhẹ tội hơn cả việc chơi game trong một tiệm Internet. Họ sẽ phải trả giá bằng nhiều năm ngồi tù. Thật may, sau khi các nước châu Âu và nhà sản xuất game gây áp lực cho chính phủ Hy Lạp, lệnh cấm game đã bị bãi bỏ vào cuối năm đó.

Trung Quốc: Cấm xem phim Avatar dạng 2D

TGDD%203.jpg
Rõ ràng quân đội trong bộ phim “bom tấn” Avatar là quân đội Mỹ. Và các nhà chức trách cho rằng vì một số lý do nhạy cảm chính trị mà đưa ra quyết định này. Vậy nên, ngay khi Avatar công chiếu, Trung Quốc quyết định cấm chiếu bộ phim ở dạng 2D để hạn chế sức lan tỏa của bộ phim. Ở Trung Quốc cũng chưa có nhiều rạp trang bị công nghệ 3D.

Nga: Cấm trang phục phong cách Emo

TGDD%204.jpg
Phong cách thời trang Emo chẳng đỡ quái đản hơn kiểu Gothic là mấy, đây cũng là lý do dễ hiểu vì sao nhiều người Nga lại không thích thời trang Emo. Khi chính phủ Nga nỗ lực giảm tỷ lệ tự sát ở tuổi vị thành niên, họ đã đưa ra quyết định cấm thời trang Emo.
Vì sao đây nhỉ? Vì thời trang Emo đi kèm văn hóa Emo dễ kiến các bạn trẻ kích động và dẫn đến những hành vi không làm chủ được bản thân. Vậy nên, các teen Nga không được phép diện đồ kiểu Emo tới trường hay bất cứ nơi công cộng nào.

Iran: Cấm cắt tóc kiểu “Tây”
TGDD%205.jpg
Giống như nhiều nước Trung Đông khác, Iran không thích sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Để bảo vệ người dân khỏi sự xâm nhập văn hóa châu Âu và Bắc Mỹ, chính phủ Iran ra lệnh cấm hoàn toàn kiểu cắt tóc không theo quy định của chính phủ. Những kiểu tóc bị cấm như tóc đuôi ngựa, tóc dựng ngược… Các tiệm cắt tóc nam vi phạm có thể bị lãnh án phạt đóng cửa trong nhiều năm.

Ả-rập Saudi: Cấm ngày Lễ Tình nhân

TGDD%206.jpg
Cũng tương tự như ở Iran, Ả-rập Saudi cho rằng ngày lễ Valentine sẽ ảnh hưởng tới niềm tin tôn giáo đạo Hồi của người dân. Để đảm bảo người dân không bí mật gửi quà Valentine cho nhau, chính phủ yêu cầu mọi cửa hàng hoa và quà lưu niệm gỡ bỏ toàn bộ đồ có màu đỏ hoặc liên quan tới biểu tượng tình yêu lãn mạn trong ngày 14 - 02 hằng năm.

Đan Mạch: Cấm đặt tên con linh tinh
TGDD%207.jpg
Ở đất nước này, bố mẹ nào muốn đặt tên cho con thì đều phải đặt theo danh sách mà chính phủ gợi ý hoặc phải xin phép sự chấp thuận nếu tên không có trong hướng dẫn. Hiện tại, danh sách tên chỉ bao gồm 7.000 tên gọi, 3.000 tên cho con trai và 4.000 tên cho con gái.
 
×
Quay lại
Top