Những lỗi cơ bản khi tìm việc

nho

Cá ơi, bơi đi nào~~
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/4/2010
Bài viết
4.610
  1. Cứ chăm chăm nộp hồ sơ xin việc mà không lưu ý những lỗi cơ bản trong quá trình tìm việc làm, nộp hồ sơ và phỏng vấn. Bạn sẽ khó nhận được công việc ưng ý.


Những lỗi cơ bản khi tìm việc.

  • Phụ thuộc vào Internet
Nhiều người tìm việc hiểu lầm vai trò của Internet trong quá trình tìm việc. Họ cho rằng chỉ một cú clink vào trang web tìm việc thì nhà tuyển dụng sẽ biết về họ. Internet giúp bạn kết nối, vừa là công cụ nghiên cứu tối ưu nhưng để tìm việc thì đừng nên dựa cả vào nó. Trên thực tế tìm việc là cả một chuỗi quá trình từ việc nghiên cứu, gửi hồ sơ xin việc, phỏng vấn, thử việc, …
Bắt đầu tìm kiếm công việc mà không có một kế hoạch trước, không định hướng được chính mình muốn làm ở đâu, ứng tuyển ra sao. Điều đó có thể phá hỏng cả quá trình tìm việc. Bạn hãy chắc rằng mình có thể trả lời ổn thỏa 3 câu hỏi cơ bản nhưng rất quan trọng trong mọi cuộc phỏng vấn “Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?”, “Hãy nói về bản thân bạn?” , “Bạn dự định tương lai ra sao?”.

  • Không tìm hiểu về công ty :
Hãy dành thơi gian để xem qua website công ty bạn ứng tuyển, đưa những thông tin quan trọng trên đó vào sơ yếu lý lịch và thư xin việc của bạn. Khi đến phỏng vấn, hãy chứng tỏ kỹ năng và kinh nghiệm của bạn phù hợp với yêu cầu công việc, chúng sẽ mang lại lợi ích cho công ty ra sao. Khi đó bạn sẽ có nhiều cơ hội trúng tuyển.

  • Địa chỉ email không chuyên nghiệp
Tránh những địa chỉ email thể hiện sở thích, đặc điểm cá nhân, dung dấu hiệu nhiều, tiếng nước ngoài, nhiều số ( ví dụ: co_be_hay_hat@…, sky_dark01457@…), những email như vậy chỉ nên dung liên lạc với bạn bè , người thân. Trong công việc, hãy lập một địa chỉ email chuyên nghiệp, ngắn gọn, dễ nhớ.

  • Quên phần chữ ký trong email
Theo chuyên gia tuyển dụng, chữ ký là nơi đặt tóm tắt ngắn gọn kèm theo đường link dẫn đến sơ yêu lý lịch online của bạn.

  • Không có sơ yếu lý lịch trên các trang xã hội trực tuyến
Các mạng xã hội trực tuyến như Facebook, Twitter có thể giúp bạn chủ động hơn với nhà tuyển dụng. Nếu không có tài khoản trên các trang xã hội trực tuyến đó bản sẽ bỏ lỡ cơ hội để thể hiện kỹ năng và kinh nghiệm của mình.

  • Lỗi ngữ pháp hay chính tả trong sơ yếu lý lịch/thư xin việc
Đừng để lỗi ngữ pháp hay chính tả trong sơ yếu lý lịch/thư xin việc. Điều đó có thể để lại ấn tượng xấu đối với nhà tuyển dụng. Để tránh lỗi cơ bản này tốt nhất nên nhờ bạn bè đáng tin cậy hay người thân kiểm tra hồ sơ của bạn một lần nữa

  • Không kiểm tra vẻ bề ngoài trước khi tới cuộc phỏng vấn
Dù bạn có sơ yếu lý lịch đẹp ra sao nhưng những ấn tượng ban đầu về vẻ bề ngoài luộm thuộm sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn.

  • Không đặt câu hỏi sau cuộc phỏng vấn
Đừng ngại việc đặt câu hỏi sau một cuộc phỏng vấn, với một số nhà tuyển dụng việc bạn không đặt câu hỏi chứng tỏ bạn không hứng thú lắm với vị trí họ đang tuyển. Bạn hãy thể hiện sự quan tâm và thái độ nhiệt tình của mình với công ty và công việc bằng cách đặt ra những câu hỏi thích hợp.

  • Quên viết thư cảm ơn
Dành chút thời gian để viết thư cảm ơn gửi đến nhà tuyển dụng. Nó có thể là một chất xúc tác giúp bạn đạt được công việc dễ dàng hơn. Bạn có thể gửi email hoặc gọi điện thoại nhưng một bức thư viết tay sẽ tăng thiện cảm nhiều hơn.

  • Phạm vi tìm việc quá rộng
Không ai là hoàn hảo cũng như giỏi tất cả, đừng quá ôm đồm để rồi lại lung túng không trả lời được cả những câu hỏi cơ bản trong cuộc phỏng vấn như: Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì? Tại sao chúng tôi nên tuyển dụng bạn? Bạn biết chắc họ hỏi như vậy, vậy tại sao lại chủ quan không chuẩn bị?

Đừng phạm vào những lỗi cơ bản trên khi tìm việc. Bạn sẽ dễ dàng tìm thấy một công việc phù hợp nhất cho mình.

 
×
Quay lại
Top