Những khẳng định khoa học "sai bét" mà bạn vẫn đặt trọn niềm tin

ngominhquynh

If you rest, you rust
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2013
Bài viết
1.764
Những bài học tưởng chừng như bạn đã "thuộc làu làu" nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược với điều bạn nghĩ.


Chúng ta hãy cùng bắt đầu bằng việc làm một bài kiểm tra nhỏ thú vị sau đây:

1. Bạn có bao nhiêu giác quan?
2. Những vật nào sau đây có từ tính: cà chua, con người hay cái kẹp giấy.
3. Màu sắc cơ bản bạn dùng khi vẽ gồm những màu gì?
4. Những vùng nào của lưỡi có thể cảm nhận được vị đắng?
5. Các trạng thái của vật chất là gì?

Nếu câu trả lời cho 5 câu hỏi của bạn lần lượt là:

1 - 5 giác quan; 2 - Chiếc kẹp giấy có từ tính; 3- Màu sắc cơ bản gồm: đỏ, vàng, xanh lam; 4 - Mặt sau của lưỡi cảm nhận được vị đắng; 5 - Trạng thái vật chất gồm: chất khí, lỏng, rắn - thì chắc chắn bạn sẽ đạt điểm số rất cao ở trường.

Nhưng bạn đã sai, bởi khoa học đã chứng minh rằng...

1. Chúng ta có nhiều hơn 5 giác quan

Có khá nhiều danh sách khác nhau về số lượng giác quan của con người và chúng không dừng lại ở con số năm. Theo đó, những giác quan như vị giác, xúc giác, thị giác, thính giác, khứu giác chưa đủ để "lột tả hết" cách ta cảm nhận thế giới.

150528cothe01-aa1cd.jpg


Chúng ta có thể nghe người khác nói, qua đó ta cũng phần nào cảm nhận được tâm trạng, thậm chí cảm nhận được nỗi đau của người đó. Đây là nhờ khả năng cảm nhận nỗi đau ở mỗi người.

Bên cạnh đó, chúng ta có thể cảm nhận được sự chuyển động và điều chỉnh sự thăng bằng cơ thể phù hợp với tư thế đó. Khi ta di chuyển, endolymph - những dịch lỏng nằm ở các ống bán nguyệt phần tai trong của người cũng di chuyển theo và tác động vào cupula - cấu trúc cứng cố định trong tai.

Kết quả là sẽ hình thành tín hiệu điện gửi tới trung ương não bộ, điều chỉnh sự thăng bằng cơ thể phù hợp với tư thế chuyển động.

150528cothe01b-aa1cd.jpg


Về cơ bản, đó là những gì cho phép hai phần cơ thể của bạn kết nối mà không cần xác nhận hình ảnh. Ngoài ra, bạn còn có những cảm nhận về cơn đói, khát, sự nóng, lạnh. Và thú vị là cảm giác ngứa lại hoàn toàn “độc lập” với xúc giác và nỗi đau.

2. Con người, cà chua... đều có từ tính

Không phải chỉ có ghim giấy mới có từ tính mà cả cà chua và con người đều có từ tính.

Ghim giấy và các đồ vật khác có chứa sắt, coban, kền có tính sắt từ và chúng có thể bị hút vào từ trường. Trong khi các hạt nhân của hydro trong dung dịch nước ở cơ thể con người và cà chua bị đẩy lùi khỏi từ trường.

150528cothe02-5c00c.jpg


Sự tương tác này được gọi là nghịch từ và chúng khá yếu. Bởi vậy, thông thường bạn sẽ không mấy để ý, trừ khi bạn đang ở trong một chiếc máy tạo hình ảnh cộng hưởng có từ tính.

Theo đó, một nam châm khổng lồ sẽ lôi kéo hạt nhân của các nguyên tử khác nhau bên trong bạn và ghi lại những hình ảnh chi tiết về hoạt động bên trong cơ thể.

Nếu bạn chưa tin về sự tồn tại của nghịch từ, hãy theo dõi video dưới đây. Chỉ với hai quả cà chua bi, một cục nam châm mạnh, một thanh gỗ mỏng và chiếc ghim. Bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ đó.


3. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng sai màu khi vẽ

Bạn đã từng được dạy rằng, những màu gốc không thể được tạo ra bằng cách trộn các màu khác với nhau, còn màu sắc khác có thể được sản xuất bằng cách trộn lẫn màu gốc lại.

150528cothe03b-ed2b2.png


Tuy nhiên trong thực tế thì màu đỏ và màu xanh lại có thể được tạo ra bằng cách trộn các màu khác với nhau dù đó là màu gốc. Bên cạnh đó, nếu trộn màu xanh và đỏ với nhau thì chưa chắc ta tạo được màu khác.

Nếu bạn muốn tạo màu đỏ, hãy trộn màu vàng với màu đỏ tươi, còn nếu bạn muốn tạo màu xanh da trời thì hãy trộn màu đỏ tươi với màu xanh lam. Trong khi đó, phần lớn các loại màu còn lại, bạn khó có thể tiếp cận được nếu như chỉ bắt đầu với ba màu : đỏ, xanh da trời và vàng.

150528cothe03a-8a87c.jpg


Các nhà lý luận màu sắc đã nhận ra điều này cuối thế kỉ XIX nhưng vì một số lý do mà điều này vẫn chưa được đưa vào các chương trình ở nhà trường. Bằng chứng là trong hộp màu in của bạn chỉ có các màu gốc là: màu xanh lam, màu vàng và màu đỏ tươi.

4. Tất cả các phần lưỡi đều có vai trò như nhau trong việc cảm nhận vị

Chúng ta thường nghe thấy những thông tin về lưỡi như: “Phần đầu lưỡi cảm nhận vị ngọt, còn phần cuống lưỡi cảm nhận vị đắng”. Câu nói trên dựa trên lý thuyết “Sơ đồ vị giác” mà theo đó, mỗi phần trên lưỡi có nhiệm vụ cảm nhận các loại vị cơ bản khác nhau - ngọt, đắng, chua, cay.

150528cothe03-05c71.jpg


Sơ đồ vị giác: vị đắng (1), vị chua (2), vị mặn (3) và vị ngọt (4).

Điều này đã được thừa nhận trong suốt một thời gian dài và thậm chí được đưa vào nhiều cuốn sách. Tuy nhiên, lý thuyết trên lại hoàn toàn sai trong thực tế. Khoa học hiện đại đã chứng minh, tất cả các phần lưỡi đều có vai trò như nhau trong việc cảm nhận vị.

Năm 1901, nhà khoa học người Đức D. P. Hanig tiến hành một thí nghiệm với một số nhỏ các tình nguyện viên. Ông nhận thấy, có một phần lưỡi nhạy cảm với một loại vị hơn các phần lưỡi khác, chứ không phải mỗi phần lưỡi chỉ cảm nhận được một loại vị duy nhất.

150528cothe03c-8c13a.png


Sau đó vào năm 1974, nhà nghiên cứu Virginia Collings đã xem xét lại chủ đề này và khẳng định rằng lại một lần nữa rằng, tất cả các vùng của lưỡi đều có thể cảm nhận được tất cả các vị khác nhau.

5. Vật chất không chỉ có ở 3 dạng rắn, lỏng, khí

Tất cả chúng ta đều biết, chất rắn luôn tồn tại ở một dạng cố định bởi các phân tử đã được sắp xếp theo trật tự. Chúng có thể tan chảy thành chất lỏng mà vẫn giữ được thể tích không đổi và thậm chí có khả năng bị tràn ra.

150528cothe04-f93fa.jpg


Những chất lỏng này bay hơi để tạo thành chất khí, mở rộng ra để chiếm lấy thể tích sẵn có. Cuối cùng, ta có ba trạng thái vật chất: rắn, lỏng, khí. Tuy nhiên, trên thực tế, vật chất không chỉ tồn tại ở 3 dạng rắn, lỏng, khí. Bởi

Khi nhiệt độ chất khí cao hơn vài ngàn độ thì các electron mang điện âm bắt đầu bứt khỏi nguyên tử và chuyển động tự do, nguyên tử trở thành các ion mang điện dương.

Nhiệt độ càng cao thì số electron bứt ra khỏi nguyên tử chất khí càng nhiều, hiện tượng này được gọi là sự ion hoá của chất khí. Các nhà khoa học gọi thể khí ion hóa là "trạng thái plasma".

150528cothe04b-f93fa.jpg

Hình ảnh quả cầu plasma.

Ngoài nhiệt độ cao ra, dùng các tia tử ngoại, tia X, tia cực mạnh chiếu vào chất khí cũng có thể làm cho nó biến thành plasma. Có thể bạn cảm thấy plasma rất hiếm có. Nhưng thực ra đó lại là một trạng thái phổ biến trong vũ trụ như ở trong ống đèn huỳnh quang, hồ quang điện sáng chói...

Hơn nữa, trong tầng ion xung quanh Trái đất, hiện tượng cực quang, hay đuôi của các sao chổi ta đều có thể tìm thấy trạng thái plasma kỳ diệu này.



Nguồn: IFLScience, Wikipedia
Theo Thảo Phạm, Lê Giang / Trí Thức Trẻ
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top