Những đoạn văn miêu tả ngô nghê 'vĩ đại'

haappyfeet

Trưởng ban phòng chống chém gió
Thành viên thân thiết
Tham gia
7/12/2010
Bài viết
321
Trong các kỳ chấm thi tốt nghiệp và đại học môn Văn, năm nào chúng ta cũng cười "chảy nước mắt nước mũi" vì mục sở thị không ít đoạn văn ngây ngây ngô.
Nhận xét về bút pháp lãng mạn của Thạch Lam, một thí sinh trong kỳ thi ĐH 2007 đã viết: "Nếu như Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong phóng sự, Xuân Diệu là bậc thầy trong thơ ca, Thạch Lam lại là người xuất sắc nhất Việt Nam về nghệ thuật miêu tả, từ một phố huyện bình thường như những làng quê khác nhưng Thạch Lam đã tưởng tượng ra một phố huyện chỉ có trong ... truyện ngắn của ông".
"Cũng như giới văn nghệ sĩ khác, Thạch Lam yêu rất nhiều, vì yêu nhiều nên bút pháp nghệ thuật của ông lúc nào cũng thẫm đẫm tình cảm yêu đương. "Hai đứa trẻ" là truyện ngắn tiêu biểu đó của ông" - một thí sinh khác viết.
Trong khi nêu lên những cảm nhận của mình về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt (nhà văn Kim Lân), một thí sinh đã viết: "Mặc dù người vợ nhặt này có biệt tài ăn bánh đúc với mắm tôm, nhưng đằng sau cách ăn uống hơi thô lỗ ấy là một vẻ đẹp lung linh tình người".
Có bạn lại bộc lộ vẻ thương cảm khi viết: "Trong cái đói quay quắt, người đàn bà cô quả phải theo anh Tràng cũng khố rách áo ôm về làm vợ. Về làm vợ mà chỉ có một bát bánh chưng, một nồi cháo cám... điều này chắc cũng chỉ có trong cổ tích mà thôi" hoặc "Nhà văn Kim Lân cũng là một diễn viên rất nổi tiếng trong những nhân vật khắc khổ. Nhân vật Tràng và người vợ nhặt đã thể hiện khả năng diễn xuất, đạo diễn của nhà văn trước những phận người đau khổ".
Trong khi phân tích bài thơ Tràng giang, có thí sinh khẳng định: "Tràng giang là bài thơ viết về một vùng đất trù phú, thuyền bè tập nập buôn bán trên sông. Bên bờ sông, nhiều cụ già ngồi thảnh thơi kể chuyện về chiến tích oai hùng của các chiến sỹ quân giải phóng".
101030001736-202-709.jpg
Ảnh minh họa.
Về hoàn cảnh ra đời của Tuyên ngôn độc lập, một thí sinh "sáng tạo" rằng: "Năm 1945, sau khi từ nước ngoài về Việt Bắc, Bác Hồ nhận thấy điều kiện làm việc và sinh hoạt ở Hà Nội tốt hơn nên đã đề nghị chuyển về Hà Nội làm việc".
Phân tích câu "Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong" của bài "Tống biệt hành", có thí sinh thốt lên: "Mặt trời chỉ có 1 thôi mà sao lấy đâu ra lắm hoàng hôn đến thế! Chắc tác giả buồn quá nên tưởng tượng ra thêm".
Một thí sinh đã thắc mắc về hoàn cảnh nên vợ nên chồng của Vợ nhặt như sau: “Em cũng không hiểu tại sao trong cái đói quay quắt như vậy, người ta vẫn lấy chồng lấy vợ làm gì. Phải chăng bà cụ Tứ muốn có cháu bế cho đỡ buồn, đỡ khổ vì đói?”.
Thí sinh khác lại bộc lộ sự tức giận lên nhân vật Tràng: “Thương người vợ nhặt bao nhiêu chúng ta lại giận Tràng bấy nhiêu, lấy vợ gì mà chỉ được một chầu bánh đúc, sau đêm tân hôn đã bắt vợ phải ăn cháo cám. Đúng là rõ khổ”.
Đề Văn năm 2007, có câu hỏi yêu cầu trình bày suy nghĩ về đức tính trung thực trong thi cử. Một số thí sinh đã có những "liên hệ": "Ông cha ta vẫn nói, thật thà là cha khôn khéo, trong thi cử cũng vậy, chúng ta phải trung thực, thật thà, nếu không làm được bài thì phải cố gắng nhìn bạn bên cạnh chứ đừng mang tài liệu mà bị lập biên bản".
Bất ngờ về đề thi mở, có bạn đã bày tỏ cảm xúc: "Thật bất ngờ và thú vị khi được làm câu hỏi này. Trước khi đi thi, bố mẹ, thầy cô giáo cũng đã căn dặn không được mang phao vào phòng thi, nhưng như thế thì làm sao chúng em làm được bài!".
Nhiều bạn học sinh liên hệ một cách ngô nghê: “Từ trước đến nay, việc ăn vụng luôn bị ông cha ta lên án, sự không trung thực trong thi cử cũng giống như chúng ta ăn vụng trong cuộc sống hằng ngày, cần phải loại bỏ”...:KSV@08:
 
Sao bạn ko post thêm những câu văn hay bài văn miêu tả của học sinh ấy, đọc cũng hay ra phết
Red_fox17.gif
 
mấy ông này học lớp mấy rồi trời ? :KSV@02:
 
Ngô nghê quá. Hix hix.Trong cái đói quay quắt, người đàn bà cô quả phải theo anh Tràng cũng khố rách áo ôm về làm vợ. Về làm vợ mà chỉ có một bát bánh chưng, một nồi cháo cám... điều này chắc cũng chỉ có trong cổ tích mà thôi"
Chắc là thế hệ đi trước chưa hề kể chuyện thời chiến tranh cho con cháu nó nghe! M ko nhớ rằng tác phẩm này cũng có bánh chưng cơ đấy!^^
Ngày trước mình nghe kể là mọi người chỉ ăn hạt bobo, làm gì có gạo đâu!
Má ơi, chắc là bố mẹ chu cấp cho đầy đủ quá nên ko biết gì hết.
:D
Đau đớn cho thế hệ tương lai quá.
Ko biết gì về lịch sử nước nhà luôn.
Mình nghĩ mấy đứa này chỉ biết hiện tại có gì thế thôi.
Hết,
 
×
Quay lại
Top