Những điều ít biết về chó nghiệp vụ trên thế giới

Try to win

Banned
Tham gia
22/12/2017
Bài viết
25
Chó nghiệp vụ (hay còn có tên chuyên môn là K9) là loại chó được huấn luyện đặc biệt để giúp cảnh sát và những lực lượng hành pháp thực thi nhiệm vụ. Nhiệm vụ của chó nghiệp vụ thường là tìm ma túy và chất nổ, tìm người mất tích, truy tìm theo dấu vết nguồn hơi tại hiện trường vụ án, bảo vệ chủ nhân… Các chú chó nghiệp vụ phải nhớ được một số ký hiệu tay và lệnh bằng tiếng nói của người huấn luyện.
Xem video: Màn trình diễn của chó nghiệp vụ đầy thu hút :KSV@06:

Chó nghiệp vụ được sử dụng từ khi nào?
Các chú chó đã được sử dụng trong các lực lượng thực thi pháp luật từ rất sớm (từ thời trung cổ) để truy lùng những kẻ ngoài vùng pháp luật, bảo vệ các phiên tòa. Tại Pháp, các lực lượng bảo vệ pháp luật sử dụng chó để hỗ trợ nhiệm vụ từ thế kỷ XIV…

Vụ án đầu tiên mà chó nghiệp vụ được cảnh sát sử dụng để hỗ trợ phá án là vào năm 1869 khi cảnh sát trưởng thủ đô London (Anh) là ông Charles Warren trưng dụng hai chú chó nghiệp vụ để phá thành công vụ án giết người hàng loạt do tên Jack The Ripper thực hiện.

Sau đó, chó nghiệp vụ nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong lực lượng cảnh sát các nước, đặc biệt là tại châu Âu và Mỹ. Bỉ là nước đầu tiên chính thức thành lập đơn vị cảnh sát huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ vào năm 1899. Cảnh sát Đức mở trường chuyên nghiệp huấn luyện chó nghiệp vụ vào năm 1920 và quyết định chọn giống chó thuần chủng Shepherd là giống chó nghiệp vụ chủ đạo.

Chó nghiệp vụ phải trải qua quá trình lựa chọn huẩn luyện nghiêm ngặt
Chó nghiệp vụ được lựa chọn rất kỹ càng, từ khi chúng mới sinh thậm chí được đầu tư gây giống từ đầu. Tuy nhiên, độ tuổi đủ để chó trưởng thành và có thể bắt đầu khóa huấn luyện nghiệp vụ chuyên sâu là ít nhất chó phải đạt 12 - 15 tháng tuổi. Phần lớn chó nghiệp vụ đang được sử dụng trên thế giới là chó đực nhưng cũng có một số chó cái được sử dụng vì chó cái có khả năng khá đặc biệt trong việc xác định vị trí đặt bom và nơi cất giấu ma túy.

Tùy theo mục đích sử dụng và nhiệm vụ thực thi mà mỗi lực lượng thực thi pháp luật các nước lựa chọn loại chó để huấn luyện và sử dụng cho phù hợp nhất nhưng chủ yếu vẫn là những dòng chó thuần chủng như Beagle (để xác định nơi đặt bom, cất giấu ma túy), Malinois (để bảo vệ, tấn công, truy tìm nguồn hơi người, hỗ trợ áp giải tù nhân), Bloodhound (truy tìm, tìm nơi cất giấu ma túy), Doberman Pinscher (để bảo vệ, tấn công), Shepherd (trong tất cả các nhiệm vụ)… với giá một chú chó giống vào khoảng 8.000USD. Một số chó nghiệp vụ còn được huấn luyện trong lực lượng cảnh sát dù hoặc lính dù trong các nhiệm vụ tấn công từ trên không hoặc không vận.

Khi trực chiến, chó nghiệp vụ làm việc theo giờ giấc của ca (thông thường theo chế độ ba ca: 7h - 15h, 15h - 23h và từ 23h - 7h). Sau giờ làm việc, chó nghiệp vụ được trở về chuồng nuôi để ăn uống, tắm và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho ca làm tiếp theo. Định kỳ trong ngày chó được huấn luyện tại thao trường để đảm bảo độ bền bỉ và dẻo dai, chính xác khi làm nhiệm vụ.

Cảnh sát một số nước có hệ thống cấp bậc hàm dành riêng cho chó nghiệp vụ căn cứ vào thời gian tại ngũ, thành tích chó lập được và khả năng cống hiến. Các chú chó có cấp bậc càng cao càng được ưu tiên sử dụng trong những nhiệm vụ đặc biệt, đòi hỏi độ khó cao, cần đến năng lực và kinh nghiệm xử lý của chúng.

Thời gian phục vụ "tại ngũ" của các chú chó thông thường khoảng 6 - 9 năm. Tại hầu hết các nước có sử dụng chó nghiệp vụ, các chú chó sẽ được hưởng chế độ "hưu trí" nếu bị thương mà không thể hồi phục hoàn toàn, mang thai, nuôi chó con hoặc quá già hoặc ốm yếu không thể tiếp tục nhiệm vụ. Nếu chú chó nào bị hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ, chúng cũng sẽ được hưởng chế độ chôn cất và truy tặng các danh hiệu cao quý như con người để thể hiện sự tôn vinh đối với sự trung thành và cống hiến của chúng.

Lực lượng cảnh sát các nước có sử dụng chó nghiệp vụ đều có nguồn kinh phí cố định để mua, nuôi dưỡng, huấn luyện và thực hiện chế độ cho chó nghiệp vụ, trả lương và trang cấp cho các sỹ quan huấn luyện, sử dụng chó. Không giống như chó cảnh, chó nghiệp vụ rất năng động và tiêu hao năng lượng nhiều do vậy chúng được hưởng chế độ ăn, chế độ dinh dưỡng và chăm sóc rất đặc biệt, được bác sỹ thú y chuyên nghiệp chăm sóc hằng ngày.

Các chú chó nghiệp vụ sau khi tốt nghiệp các trường huấn luyện (với kinh phí lên đến khoảng 12.000 - 15.000USD/chú chó/khóa học) sẽ được phiên chế về các đơn vị nghiệp vụ và chúng cũng được định kỳ thường xuyên tái huấn luyện hoặc huấn luyện bổ sung các kỹ thuật, chiến thuật và cách thức thực hiện nhiệm vụ mới để phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

Hằng năm, các chú chó nghiệp vụ trong độ tuổi phục vụ đều phải trải qua kỳ sát hạch về sức khỏe và kỹ năng nhiệm vụ để được cấp chứng chỉ thi hành nhiệm vụ. Nếu chú chó nào thi lại cũng không đạt sẽ bị xem xét thải loại và người huấn luyện sẽ phải chịu hình thức kỷ luật của ngành vì trách nhiệm quản lý và huấn luyện không tốt.

Hiện nay, cảnh sát các nước Anh, Mỹ, Nga, Canada, Đức… là những lực lượng cảnh sát sử dụng chó nghiệp vụ nhiều nhất trên thế giới với số lượng lên đến hàng ngàn chú chó. Chó nghiệp vụ được cảnh sát các nước này sử dụng trong nhiều đơn vị như cảnh sát giao thông, cảnh sát tuần tra biên giới, cảnh sát chống bạo động, cảnh sát điều tra, cảnh sát đặc nhiệm, cảnh sát trại giam…

Sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ
Tất cả các chú chó nghiệp vụ khi tham gia tuần tra công khai đều phải đeo rọ mõm để tránh tấn công người vô tội, chúng chỉ được tháo rọ mõm khi bắt đầu được chỉ định thực hiện một nhiệm vụ cụ thể. Khi di chuyển xa, chó nghiệp vụ được chở trên các phương tiện có thiết kế riêng cho chúng. Trong lực lượng cảnh sát các nước này, nhiều sở cảnh sát thiết kế quân phục cho chó nghiệp vụ và cho chúng đeo phù hiệu như một sỹ quan cảnh sát.

Trong những năm gần đây, cùng với sự lên ngôi của kỹ thuật hình sự trong công tác cảnh sát, vai trò của chó nghiệp vụ cũng ngày được chứng minh và nâng cao. Nhiều nước coi chó nghiệp vụ như một "binh chủng" chính thức trong lực lượng cảnh sát của mình. Công tác đầu tư nghiên cứu, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ trong công tác cảnh sát nói riêng và trong lực lượng thi hành pháp luật cũng ngày càng được chú trọng. Chó nghiệp vụ đã và đang là trợ thủ đắc lực cho lực lượng cảnh sát trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên thế giới.
Sưu tầm
 
cảm ơn bạn nhiều
 
mua được con này về nha nuôi trộm cũng ko dám vào
 
×
Quay lại
Top