NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRONG KHU VỰC DÂN CƯ

nhokkonngoc

Thành viên
Tham gia
22/9/2015
Bài viết
5
1. Ô tô, xe máy và những phương tiện, dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt; thiết bị chứa, dẫn xăng dầu… phải đảm bảo kín.
2. Không để các vật dễ cháy gần những thiết bị điện tiêu thụ điện
3. Không tự ý câu mắc điện. Các đường dây điện phải đi âm tường hay lắp đặt gọn gàng.
4. Không dùng quá nhiều thiết bị điện cùng một ổ cắm, đặc biệt các thiết bị có công suất lớn.
5. Không lắp đặt, câu mắc cầu dao hoặc ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt và phải để xa tầm tay trẻ em.
6. Không hâm, nấu đồ ăn lúc không có người trông coi.
7. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi; không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị tàn tật, người bị tâm thần dùng các thiết bị điện.
8. Không để bình gas gần bếp nấu. Cần thường xuyên kiểm tra bếp, ống dẫn và bình gas.
9. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
10. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.
11. Không lưu trữ những chất dễ gây cháy trong nhà.
12. Không dùng gỗ, tấm nhựa, mút xốp…để ốp tường, trần, vách ngăn nhằm hạn chế cháy lan.
13. Không để các vật dụng gây cản trở hành lang và cầu thang bộ thoát hiểm.
14. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy; trang bị bình chữa cháy và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.
15.Cảnh sát PCCC theo số 114 hoặc Công an phường gần nhất; đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

Xem thêm thông tin khác tại: phòng nổ
 
×
Quay lại
Top