Những bản đồ cổ bí ẩn

Khải Bá Thiên Vương

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/9/2016
Bài viết
79
Những bản đồ cổ bí ẩn nhất thế giới chứa đựng những thông tin rất khó giải mã.

Chúng phản ánh thế giới, những khu vực địa lý, thiên văn học, và cả thần thoại nữa. Tất cả đều rất thú vị và đáng để chúng ta tìm hiểu, hiểu biết thêm về những nền văn hóa cổ xưa.

Bạn có biết rằng những kiến thức về thiên văn, địa lý, khoa học, vật lý, hóa học, sinh học… đều dựa trên những ghi chép cổ đại. Cùng LaLung.vn khám phá những bản đồ cổ bí ẩn viết trên những chất liệu thô sơ đến không ngờ dưới đây nào!



10) Bản đồ khắc trên đá thể hiện cuộc sống của thổ dân Úc

1-ban-do-tren-da.jpg

@Manuel Vaquero

Các nhà khảo cổ học ở Moli del Salt của Tây Ban Nha đã khám phá ra những dấu hiệu nghi ngờ đó là bản đồ 13.800 năm tuổi trên các phiến đá. Đặc trưng của các phiến đá mỏng này là có khắc 7 cái nửa vòng tròn, các chuyên gia nhận định rằng đó là những túp lều. Hình dáng đó trùng khớp với những ngôi nhà săn bắt, hái lượm hiện đại của người Kalahari Bushmen và thổ dân ở vùng hẻo lánh của Úc.

Số 7 phản ánh điển hình về quy mô dân số. Nếu các giả thuyết của những nhà khảo cổ này đúng thì có thể đây chính là dấu hiệu đầu tiên xuất hiện loài người.Những nhà nhân loại học đang bị kích động bởi ý tưởng về những túp lều kia chính là đại diện cho hình thức xã hội lúc đó.

Tất cả các biểu tượng được khắc vào đá thể hiện rằng nó cùng một công cụ khắc và cùng một thời điểm, cho thấy có lẽ là một cá nhân nào đó muốn lưu giữ lại những khoảnh khắc đang xảy ra trong bối cảnh đó cho hậu thế biết.


9) Những mảnh ghép về sự thật khu ổ chuột ở Vatican

2-manh-ghep.jpg

@Sovrintendenza Capitolina ai Beni Culturali

Bài toán hóc búa nhất và lâu đời nhất chưa được giải quyết chính là câu đố ghép hình của bản đồ thế giới có niên đại lên đến 2.200 năm tuổi ở Roma (Ý). Các chữ nghĩa được khắc trên những phiến đá phẳng phiu, dựa theo những dấu vết để lại các nhà khảo cổ đoán chắc nó được khắc vào triều đại của vua Septimius Severus (là hoàng đế của đế quốc thời La Mã) giữa năm 203 và 211 sau Công Nguyên. Các phiến đá rời rạc có khắc chữ được đặt tên là Forma Urbis Romae, chứa đầy đủ các chi tiết về tòa nhà, đền thờ, cửa hàng, phòng tắm, cầu thang ở thời La Mã cổ đại. Bản đồ đo được dài khoảng 18 mét, rộng 13 mét, được khắc trên 150 tấm đá cẩm thạch gắn trên tường của đền thờ. Nó đã bị vỡ ra từng mảnh như vầy có khả năng là do người ta đập vỡ để làm xi măng cho một công trình nào khác.

Ngày nay chỉ còn sót lại 10% mảnh của bản đồ gốc. Những miếng đầu tiên phát hiện trong năm 1562 do nhà sưu tầm đồ cổ Giovanni Antonio Dosio khai quật nên. Một phần khác được phát hiện vào năm 2014 tại Palazzo Maffei Marescotti ở Vatican. Người ta xâu chuỗi các mảnh ghép lại và khám phá ra đó chính là những khu ổ chuột ngày nay.



8) Những hình vuông và đường kẻ trên đá ở Đan Mạch

3-hinh-vuong-va-duong-ke.jpg

@Live Science

Một lần nữa các nhà khoa học đóng góp cho nhân loại về những phát hiện của mình. Đó là họ đã khai quật được một mớ mảnh đá vụn có những đường khắc khác thường, họ tin rằng đó là bản đồ 5000 tuổi ở Đan Mạch. Những miếng đá được chạm trỗ đầy với những hình vuông và các đường kẻ dài. Có 10 cục đá quý đã bị vỡ, có thể nó là một trong số các hình tóm tắt khu vực địa lý cũ kỹ nhất từng khám phá được. Các nhà khoa học một lần nữa cho chúng ta biết rằng các đường nét trên đá chính là biểu tượng của nghi lễ của nông dân thời đồ đá. Những bản đồ cổ bí ẩn trên đá này được phát hiện trong một bức tường bằng đất trên đảo Bornholm (gần biển Baltic) của Đan Mạch.

Các chuyên gia đã thử kết hợp những viên đá Mặt Trời với bản đồ đá này. Kết quả là những tấm đá họa tiết kia cho ra những thông tin khác nhau. Hình vuông và những đường kẻ trên nó gợi lên yếu tố về địa lý tự nhiên và nhân tạo. Người ta nghĩ rằng có lẽ đây là những bản đồ cách điệu hơn là map bình thường chúng ta vẫn thấy.



7) Những hình vẽ địa lý trên giấy cói Papyrus

4-ban-do-tren-giay-coi.jpg

@J. Harrell

Một miếng giấy cói ước tính 3000 năm tuổi chứa một sơ đồ dẫn tới một nơi giàu khoáng sản ở phía đông sa mạc hoang vắng của Ai Cập. Những tờ giấy cói hay còn gọi là giấy Papyus (vì làm từ loại cây cùng tên) chứa chi tiết của thung lũng Wadi Hammamat, nó được xem là sơ đồ địa chất đầu tiên trên thế giới.

Các chuyên gia ngành khảo cổ bắt tay vào ghép các mảnh rách của hình tóm tắt khu vực địa lý vào giữa năm 1814 và 1821. Ban đầu nghĩ là có 3 cuộn riêng lẻ, các bản đồ được tìm thấy trong một ngôi mộ tại Deir el-Medina (Ai Cập). Việc chế tác lại bản đồ một cách hiện đại nhất diễn ra vào năm 1990. Các chuyên gia cho biết bản đồ xuất hiện vào giữa thế kỷ 12 trước Công Nguyên, xung quanh triều đại của Ramesses IV (là vị vua Pharaoh thứ ba của vương triều thứ 20 thời Ai Cập cổ).

Bản vẽ mô phỏng hình ảnh khu vực trước đó được phát hiện nhưng còn thô sơ, không chứa nhiều chi tiết cụ thể nhưng cũng đã có một nhân vật là Aton Resources Inc dựa vào đó để tìm vận may. Nó chỉ nơi đến các mỏ đá bekhen và mỏ vàng, nên nhân vật huyền thoại này cũng muốn thử sức.



6) Những hành tinh trên ngôi mộ cổ ở Nhật Bản

5-ban-do-tren-mo.jpg

@Asahi Shimbun

Một khám phá đặc biệt hơn đó là Kitora Tomb – một lược đồ khắc trên ngôi mộ cổ ở Nhật Bản. Có thể nói nó là biểu đồ thiên văn xưa nhất thế giới. Trên đó hiển thị có 68 chòm sao với sao lá vàng không cánh. Ba vòng tròn theo dõi sự chuyển động của vệ tinh, bao gồm cả Mặt Trời. Sơ đồ mô tả chi tiết đường chân trời, xích đạo và hành tinh.

Đây không phải miêu tả khoảnh khắc bầu trời đêm. Các nhà nghiên cứu cho rằng bầu trời được mô tả trên ngôi mộ được quan sát từ hàng trăm năm trước, trước khi có cả ngôi mộ Kitora kia. Ước tính niên đại còn chưa rõ là vào năm 120 trước CN hay là năm 520 sau CN. Một số người cho rằng những kiến thức thiên văn đó đến từ Hàn Quốc mặc dù trên sơ đồ nói là từ Trung Quốc.



5) Bản vẽ khu vực địa lý đầu tiên cho New York (Mỹ)

6-ban-do-new-york.jpg

@Daniel Crouch Rare Books

Những bản đồ sơ khai đầu tiên của thành phố New York được vẽ trên da dê và hiện nay ước tính trị giá của nó là 10 triệu đô la (khoảng hơn 220 tỉ VNĐ). Người vẽ ra map này chính là Genova Vesconte Maggiolo. Ông đã thể hiện được trên đó các bờ biển phía đông của Mỹ, mô tả bến cảng New York mà Henry Hudson không khám phá ra được cho tới 80 năm sau đó. Biểu đồ cổ còn thể hiện con đường chạy dọc quanh biển Magellan, làm nó trở thành một bản đồ thực sự trên thế giới.

Nó dài hơn 2 mét và rộng gần 1 mét, được làm từ da dê nên rất bền, những màu sắc vẫn còn rõ nét. Tuy nhiên có một sự đổi màu nhẹ là màu bạc đã chuyển thành đen. Map được làm đầy với những con thú dễ thương như rồng và kỳ lân.



4) Chân dung về Châu Nam Cực

7-ban-do-buache.jpg

@Philippe Buache

Buache Map là một biểu đồ bí ẩn hồi thế kỷ 18 về chân dung Nam Cực không băng. Nhiều người đã lấy điều này làm cơ sở của tri thức cổ từ một nền văn minh để lập nên sơ đồ về Châu Nam Cực trước khi nó bị dòng sông băng che lấp. Cha đẻ của bức bản đồ Nam Cực chính là Philippe Buache – một nhà địa lý người Pháp, vẽ năm 1739. Tiêu đề gốc được ông đặt tên là: Bản đồ của vùng đất phía Nam nằm giữa chí tuyến Bắc và Châu Nam Cực.

Bauche thường phổ biến các lý thuyết về địa lý. Kỹ thuật vẽ bản đồ của ông được tư duy qua các tạp chí thám hiểm, quan sát thiên văn, nghiên cứu các học thuật. Bên cạnh đó một giả định được chứng minh là đúng chính là sự tồn tại của eo biển Bering.

Một số ý kiến khác cho rằng sự tồn tại của Nam Cực chính là bằng chứng cổ xưa, do thần linh tạo ra hoặc công nghệ lập bản đồ của người ngoài Trái Đất. Nhưng chưa một ai biết địa hình dưới những tảng băng của Châu Nam Cực trông như thế nào.



3) Bản đồ thế giới thời sơ khai

8-ban-do-the-gioi.jpg

@Henricus Martellus

Christopher Columbus là một nhà hàng hải người Genova, ông là người tiên phong đi khám phá Đại Tây Dương và mở ra các chuyến thám hiểm Châu Mỹ, các chuyến đi của ông đã dựa trên một bản đồ bí ẩn từ năm 1491 và khởi hành sau đó một năm. Bản vẽ miêu tả địa lý được Henricus Martellus tạo nên dựa trên tài liệu tổng hợp quan sát về chu vi thế giới của Claudius Ptolemy – một nhà địa lý, thiên văn của Hy Lạp (sống vào năm 100 đến 178). Bản đồ không hiển thị các nước châu Mỹ. Khi Christopher Columbus đến Bahamas, ông nghĩ rằng mình đã tới Nhật.

Phân tích các thông điệp ẩn trên bản vẽ địa lý khu vực cho thấy có tên các địa danh và 60 đoạn văn bản, trên bản đồ dài khoảng 193 cm. Ngôn ngữ là tiếng Latinh, tiết lộ sự thật về các dân tộc thiểu số như Balor của Bắc Á, họ sống không có rượu và lúa mì, chỉ ăn thịt hươu sống thôi. Các chi tiết của người miền nam ở châu Phi cực kỳ chính xác, cho thấy rằng nó bắt nguồn từ tự nhiên chứ không phải người gốc châu Âu.



2) Sơ đồ thể hiện Trái Đất và các vệ tinh xung quanh

9-ban-do-tren-dat-set.jpg

@Bảo tàng Anh

Các nhà khảo cổ một lần nữa cho ta thêm một phát hiện bản đồ cổ bí ẩn được tranh cãi là lâu đời nhất trên một phiến đất sét không nung. Ước tính nó có từ thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên. Bản đồ được tìm thấy vào năm 1899 tại khu vực Sippar, cách 30 cây số về phía tây nam thủ đô Baghdad (Iraq). Nó khá phức tạp hơn các bản đồ khó hiểu của Hy Lạp, chứa một sự pha trộn về địa lý, vũ trụ học và thần thoại.

Map này mô tả khá chính xác về Trái Đất rằng nó là một đĩa xung quanh toàn nước, có bảy đảo huyền bí nằm bên cạnh và liên kết Trái Đất đến Mặt Trời. Văn bản viết bằng chữ nêm (loại chữ viết thời sơ khai) giải thích các con thú bí ẩn và những người đã sống trên đảo này. Bảy chấm biểu trưng cho bảy thành phố của thế giới cổ đại và các chuyên gia tin rằng đó là những chòm sao xung quanh Trái Đất bây giờ.



1) Bản đồ Hereford Mappa Mundi

10-hereford-mappa-mundi.jpg

Các bản đồ Hereford Mappa Mundi ẩn mình dưới sàn nhà thờ trong nhiều thế kỷ. Đây là bản đồ Trung Cổ lớn nhất còn tồn tại đến nay. Nó thể hiện những gì đồ sộ nhất của thế giới trên tấm da bò. Nó chứa toàn bộ những quan sát về tôn giáo, lịch sử và thần thoại. Bản vẽ bí ẩn chưa tổng cộng 420 thành phố và các khu định cư, các cơ quan nhà nước của các quốc gia và những địa danh quan trọng.

Điểm thú vị nhất là trên bản đồ còn thể hiện một thế giới siêu nhiên đầy ắp những truyện ngụ ngôn, thần thoại, cổ tích về sinh vật. Nó chứa hơn 500 hình vẽ động vật và thực vật rất kỳ lạ, những màn kinh thánh và các huyền thoại cổ xưa.





Nguồn: lalung.vn
 
×
Quay lại
Top