Những bài học kinh doanh “không nên bỏ lỡ” từ các bộ phim Giáng sinh

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Thay vì phải học những lý thuyết kinh tế khô cứng bạn hoàn toàn có thể tìm hiểu được những bài học kinh doanh bổ ích thông qua sự mềm mại hóa của ngôn ngữ điện ảnh, thứ ngôn ngữ mà tác động trực tiếp đến lý trí và cảm xúc của bạn.


2-dhqf.jpg

Poster phim Miracle on 34th Street.

Bộ phim: It's a Wonderful Life

Bài học kinh doanh:

Đối thoại với nhà đầu tư thật minh bạch


1_gaiv.jpg


It’s Wonderful Life (tạm dịch: Cuộc sống tươi đẹp)

là bộ phim của đạo diễn người Mỹ Frank Capra sản xuất năm 1946 dựa theo truyện ngắn The Greatest Gift của Philip Van Doren Stern.

Bộ phim xoay quanh cuộc sống của nhân vật nam chính George Bailey do James Stewart thủ vai. Bailey là cư dân thị trấn Bedford Falls, và thật khó có thể hình dung cuộc sống của thị trấn này sẽ ra sao nếu không có anh ấy.

Sau rất nhiều biến cố trong đời, bao gồm cả cái chết của cha anh, thì việc tiếp quản dự án Bailey Savings and Loan do người cha để lại có vẻ rất đúng lúc. Khi các nhà đầu tư địa phương hoảng sợ và cố gắng rút tiền từ ngân hàng của nhà Bailey, George đã nỗ lực để trấn an mọi người và thuyết phục họ cách tiết kiệm để được hưởng lợi từ cộng đồng.

Nhờ hệ thống Bailey Savings and Loan, thị trấn Bedford Falls đã được đổi tên thành thị trấn Potterville. Dịch vụ Bailey Savings and Loan đã sống lại, nhờ sự thẳng thắn của George trong những báo cáo trước cổ đông.

Trong thời kỳ hậu Madoff, nhiều ông chủ đã điều hành tốt doanh nghiệp của mình nhờ những thông tin rõ ràng và sự minh bạch của công ty. Người ta gọi đó là Học thuyết Bailey và đó là một chiến lược tuyệt vời.

Bộ phim: Miracle on 34th Street

Bài học kinh doanh:

Khả năng đáp ứng, sự linh hoạt và trung thực nhằm xây dựng lòng tin nơi khách hàng.


poster_vzjh.jpg


Bộ phim tái hiện bối cảnh một tiệm tạp hóa tên Macy ở New York vào những năm 1940.

Ông già Kris Kringle có bộ râu dài (do Edmund Gwenn thủ vai) bất đắc dĩ bị giao nhiệm vụ đóng vai ông già Noel. Mặc dù ban đầu không có hứng thú nhưng ông già Kringle đã nhanh chóng lôi cuốn mọi khách hàng khi nhiệt tình hướng dẫn họ tìm được những thứ họ muốn và khơi dậy nơi họ những tình cảm yêu thương cuộc đời.


Làm việc tại Macy, ông già đã phá vỡ các quy định của cửa hàng. Ông hướng khách hàng đến những nhãn hàng chính hãng và thuyết phục được rằng họ sẽ may mắn khi mua những món hàng đó.

Bằng chiến lược bán hàng nhìn xa trông rộng, ông già Noel này đã gây được tiếng vang lớn khi xây dựng lòng trung thành nơi khách hàng và mở rộng danh sách khách hàng của Macy.

Đặc biệt, trong thời đại mà những hộp thư thoại đã thay thế phần lớn sự xuất hiện trực tiếp của con người khiến cho người tiêu dùng cảm thấy thất vọng và xa lạ với sản phẩm/dịch vụ của bạn thì một chiến lược trung thực, đưa dịch vụ khách hàng làm trung tâm có thể giúp bạn thu lời lớn.

Bộ phim: Trading Places

Bài học kinh doanh:

“Nghĩ lớn, nghĩ tích cực, không bao giờ thể hiện bất kỳ dấu hiệu của sự yếu đuối... Mua thấp, bán cao”.


3_rljh.jpg

Đó là lời Louis Winthorpe III, giám đốc phụ trách đầu tư của Duke & Duke, một hãng tài chính lớn ở Philadelphia hướng dẫn cho Billy Ray Valentine, một người vô gia cư vừa bước chân vào nghề môi giới chứng khoán trước khi họ tiến quân vào thị trường New York.


Trước khi bước chân vào nghề, Billy Ray Valentine từng sống bằng những thủ đoạn gian dối. Chính vì vậy, anh em nhà Duke, những ông chủ của Louis Winthorpe III đã đánh cược để Louis và Billy Ray hoán đổi vị trí cho nhau chỉ với 1 USD.

Trò cá cược "kém vui" của những ông chủ tự cao đã gây bao tai họa và bất hạnh cho người khác. Khi phát hiện ra sự việc, Louis và Billy đã quyết tâm trả đũa trò cá cược bẩn thỉu bằng việc dùng thị trường chứng khoán để hạ bệ anh em nhà Duke.

Rất nhiều bài học đã được rút ra khi nhân vật chính nỗ lực tìm hiểu tâm lý bầy đàn của giới đầu tư và tìm cách điều chỉnh các giao dịch tài chính. Trước phiên giao dịch quyết định, họ đã cá 1 USD với nhau rằng, nếu thay đổi vị trí giữa hai ông chủ Duke và hai kẻ ăn xin thì sẽ thế nào. Bài học kinh doanh cuối cùng xuất hiện là câu chuyện gần cuối mùa Giáng sinh, khi các triệu phú nhẫn tâm hiểu ra rằng “tiền không phải là tất cả”.

Hai nam diễn viên Eddie Murphy và Dan Akroyd có lẽ là lựa chọn quá đúng đắn của đạo diễn John Landis để kể câu chuyện về hai người đàn ông tạo nên may mắn cho nhau khi cùng gia nhập trung tâm tài chính chứng khoán Wall Street. Đặc biệt lối diễn xuất hài hước của nam diễn viên da màu Murphy khi nói về tương lai và thị trường khiến cho bất kỳ khán giả nào cũng phải bật cười.

Bộ phim: The Nightmare Before Christmas

Bài học kinh doanh:

Trước khi tung ra kế hoạch sáp nhập hoặc thôn tính thù địch, hãy tự hỏi: Liệu hai nền văn hóa doanh nghiệp này có thực sự tương thích?

4_evvr.jpg

The Nightmare Before Christmas (Đêm kinh hoàng trước Giáng sinh) là một bộ phim hoạt hình hài sản xuất năm 1993, lấy bối cảnh lễ hội Halloween.


Sau khi đi lạc vào thành phố Giáng sinh, Jack Skellington – vua lễ hội Halloween đã quyết định tổ chức lễ hội Giáng sinh và thay thế công việc của ông già Noel. Ông đã thích thú với những cái mới và thú vị của Giáng sinh nhưng lại không chịu tìm hiểu kỹ về nó nên dẫn đến những sự cố đáng tiếc.

Không chỉ đáp ứng sự mãn nhãn cho các tín đồ ưa thích thể loại phim hoạt hình kinh dị với những quái vật, phù thủy, búp bê ma, bộ xương khô,... The Nightmare Before Christmas còn để lại cho người xem giá trị sâu sắc về bài học chấp nhận bản thân. Mỗi người đều có một vai trò, một chỗ đứng trong cuộc sống. Mọi người không cần cố trở thành ai, mà hãy nỗ lực làm tốt vai trò của mình là đủ.

Đồng thời, thông qua bộ phim, những người làm kinh doanh cũng có thể rút ra bài học về câu chuyện sáp nhập doanh nghiệp. Trong kinh doanh, nếu không hiểu nền văn hóa mà cố tình sáp nhập doanh nghiệp chỉ làm cho sự tiếp quản trở nên kệch cỡm, thất bại mà thôi.

Bộ phim: Elf The Business

Bài học kinh doanh:

Bảo vệ thương hiệu của bạn chống lại những cú đòn giáng mạnh (knock - out).


5_acwp.jpg

Elf là một bộ phim hài Giáng sinh của đạo diễn Jon Favreau và được biên kịch bởi David Berenbaum, phát hàng năm 2003.

Buddy (do Will Ferrell thủ vai) được viết đến như một yêu tinh của ông già Noel và đã lớn lên ở Bắc Cực giữa Santa và Elf. Nhưng thực chất, Buddy là một con người và không có được các phép thuật như các yêu tinh khác.

Khi biết được thân phận thực sự của mình Buddy đã quyết định trở về New York để gặp cha ruột, anh cũng được ông già Noel cảnh báo rằng cuộc sống ở New York rất phức tạp. Tại đây, Buddy đã không nhận được sự chào đón của người cha, anh cũng bị sốc bởi sự xuất hiện của rất nhiều người đàn ông béo trong trang phục của ông già Noel.

"Bạn ngồi trên một ngai vàng của những lời nói dối!", Buddy nói trước một cửa hàng bách hóa giả mạo. Buddy thực sự không thể tin vào mắt mình khi có quá nhiều thương hiệu giả mạo liên quan đến Noel và ông già Noel trong khi việc kiểm soát chất lượng lại bị xem nhẹ.

Rõ ràng, bộ phim sẽ là một lời cảnh tỉnh cho các thương hiệu, đặc biệt là các thương hiệu thời trang, và các đơn vị phân phối chú ý hơn đến việc bảo vệ thương hiệu của mình, nếu không muốn bị hạ gục hoàn toàn.

Theo Bizlive

 
×
Quay lại
Top