Nguyên nhân tạo nên sự nhàm chán trong mối quan hệ tình cảm

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
Quá yên ổn trong mối quan hệ tình cảm sẽ làm giảm đi sự đam mê.
Trong mỗi giai đoạn của cuộc đời, và trong mọi hoàn cảnh, tình huống, mỗi người chúng ta đều phải liên tục lựa chọn giữa sự an toàn, dễ đoán trước với một bên là ước muốn được phiêu lưu và thử thách. Nếu chúng ta có quá nhiều sự an toàn, chúng ta sẽ dễ rơi vào lối mòn và giết chết đam mê. Nhưng nếu chúng ta có một cuộc sống đầy tính phiêu lưu, thử thách thì chúng ta sẽ rơi vào sự hỗn loạn. Mục tiêu lý tưởng cho mỗi người chúng ta đó là tìm được sự cân bằng giữa 2 lựa chọn trên. Khi bạn bước vào một mối quan hệ tình cảm với ai đó, bạn phải cân bằng 2 chọn lựa ( an toàn và mạo hiểm , thử thách ) với người bạn tình.
Khi mới bắt đầu yêu đương thì cả hai người đều háo hức với những thử thách trong tình yêu, muốn khám phá lẫn nhau , liên tục trải nghiệm những kinh nghiệm mới, những ý tưởng mới, những hành động và cảm xúc mới. Khi mà mối quan hệ giữa 2 người chưa thực sự gắn bó, thì khi đó nhu cầu về sự an toàn ( cam kết ) trong mối quan hệ chưa được xem xét.
Khi hai người đã dần hiểu về nhau hơn, thì mức độ khám phá lẫn nhau trở nên chậm lại. Hai bên đều quan tâm đến tương lai của mối quan hệ. Có thể là 1 phía hoặc cả hai phía đều cố gắng hạn chế những đe doa đến mỗi quan hệ của họ. Họ muốn những thứ gì có thể dễ dàng đoán trước. Họ trở nên chấp nhận nhau hơn, chấp nhận những hạn chế, khiếm khuyết của đối phương ) hơn là tìm cách đương đầu với những hạn chế đó. Vô tình , điều đó lại gây cản trở cho sự phát triển sâu sắc hơn của mối quan hệ. Họ đề cao sự an toàn, chắc chắn, ổn định của mối quan hệ hơn là những thử thách, mạo hiểm, khám phá cái mới. Điều đó sẽ dẫn đến việc họ ít đầu tư công sức cho mối quan hệ hơn trước đây. Thay vào đó, họ phát triển 1 phong cách nói năng, hành xử dễ đoán ( predictable verbal ). Kết quả là, họ ngừng chia sẻ lẫn nhau về những ý nghĩ bị xem là có thể đe dọa đến mối quan hệ mà họ đang bảo vệ. Quá nhiều những phát ngôn, hành động dễ đoán trước, theo thời gian nó sẽ dẫn đến sự nhạt nhẽo, thờ ơ , cuối cùng sẽ dẫn đến bực bội , cáu giận. Sự an toàn, yên ổn mà họ cố gắng bảo vệ cho mối quan hệ đã trở thành ngục tù giam cầm họ. Họ vô tình trở nên nhàm chán lẫn nhau. Thường thì những cặp đôi này không nhận ra được nguyên nhân tạo ra sự nhàm chán cho mối quan hệ mà do họ vô tình tạo ra. Họ cãi nhau về những vấn đề nhỏ nhặt và nó có thể phát triển thành những vấn đề nghiêm trọng. Những cặp đôi này có thể nghi ngờ về những lời than phiền hiện tại của họ, nhưng họ không nhận thức được nguyên nhân sâu xa là gì. Họ đã chấp nhận 1 cuộc sống, một mối quan hệ mà không có những điều mới mẻ.
Câu hỏi đặt ra là Tại sao họ lại chọn sự yên ổn thay vì tiếp tục khám phá những điều mới về nhau?
Sự yên ổn đem lại cảm giác dễ chịu. Hai người trong một mối quan hệ ổn định cảm thấy thoải mái khi biết trước được những gì sẽ xảy ra và họ muốn sự gần gũi và tốn ít năng lượng để duy trì mối quan hệ kiểu như vậy. Họ sẽ ít cảm thấy lo lắng hơn, thay vì cứ phải chờ đón những thử thách mới, bất ngờ mới.
Những cặp đôi mới yêu nhau thích cùng nhau khám phá những điều mới ( về cơ thể, về tâm hồn, những điều thú vị... Cả hai đều cảm thấy sự sống động và cởi mở với những kinh nghiệm mới, thích thú trước những điều bất ngờ.
Nhưng cùng với thời gian, khi họ yêu nhau hơn, thì họ lại càng sợ nỗi đau đớn khi mối quan hệ tình cảm này có nguy cơ tan vỡ. Nỗi sợ này đã khiến họ rời bỏ những ý nghĩ, hành động mạo hiểm ( có khả năng gây đổ vỡ cho mối quan hệ ) và thúc đẩy họ tìm kiếm sự an toàn, thoải mái. Lúc này bắt đầu xuất hiện mâu thuẫn, xung đột giữa 2 ước muốn ( sợ hãi/ bất an và mạo hiểm/khám phá). Bây giờ, họ muốn biết chắc chắn rằng đối tác sẽ yêu thương họ mãi mãi. Để đảm bảo điều đó, cả hai bắt đầu che dấu những suy nghĩ, những cảm xúc, những hành động mà nó có thể khiến bạn tình rời bỏ họ. Họ chỉ tiết lộ những gì họ tin là sẽ được bạn tình chấp nhận. Quá trình săn đuổi, khám phá kết thúc và cả hai rơi vào những nghi thức sáo mòn, dễ đoán, kém hấp dẫn. Khi mối quan hệ trở nên thiếu đam mê, cả hai sẽ thường xuyên cãi nhau, cảm thấy mệt mỏi. Sự nhàm chán lúc này chuyển hóa thành sự giận dữ, niềm đam mê thực sự bị thay thế bởi những tình cảm giả tạo. Cả hai cảm thấy mệt mỏi khi phải kiểm tra lại động cơ của họ, hoặc tìm 1 cách thức nào đó để làm mọi việc khác đi, họ trở nên ít quan tâm đến ý kiến và cảm xúc của đối phương. Họ muốn được giúp đỡ, họ muốn mối quan hệ trở lại đam mê như ban đầu.
Nếu bạn và bạn đời thường xuyên cãi nhau về những vấn đề nhỏ nhặt, không nói chuyện với nhau trong suốt 1 thời gian dài, bạn cần làm 3 bước sau :
1. Đánh giá lại xem đã bao lâu rồi bạn để cho mối quan hệ của mình rơi vào tình trạng mất cân bằng ( giữa an toàn và khám phá, thử thách ).
2. Đánh giá lại động cơ để thay đổi của bạn.
3. Tạo ra những đam mê, khám phá.
Cân bằng giữa trạng thái an toàn và phiêu lưu, khám phá, ngay cả khi quá trình khám phá , thử thách có thể đe dọa tạm thời mối quan hệ của bạn.
Bắt đầu thay đổi từ những việc nhỏ.
Bạn không thể yêu cầu người bạn đời trở nên hấp dẫn, thú vị đối với bạn, trừ khi bạn phải tự thay đổi mình trước ( trở nên hấp dẫn, thú vị trong mắt cô/anh ấy ). Bắt đầu bằng việc thay đổi những thói quen dễ đoán trước của bạn. Tự hỏi mình : Có những ý nghĩ nào mà bạn cố che dấu bạn đời.
Với những cách như trên, bạn và bạn đời có thể lấy lại những đam mê trong tình yêu như thuở ban đầu.
Tham khảo : What Causes Boredom in Intimate Relationshipss?
Published on July 10, 2011 by Randi Gunther, Ph.D. in Rediscovering Love
Psychologytoday.com
 
uhm, nghe có vẻ hơi rắc rối, nhưng thấy cũng có ý đúng
 
×
Quay lại
Top