Nguyễn Ái Quốc và con đường cách mạng Vô sản

xam2507

không gì là mãi mãi.........
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/11/2011
Bài viết
30
Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, triều đình Huế đã lần lượt thất bại trước các cuộc tấn công của thực dân Pháp phải ký với Pháp các hiệp ước bất bình đẳng. Nhân dân ta phải chịu thêm một một tầng áp bức nữa là ách đô hộ của thực dân phương Tây. Sau thất bại của phong trào cần vương, con đường cứu nước của các sĩ phu phong kiến coi như đã thất bại. Các bậc sĩ phu yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã đi tìm con đường cứu nước mới, nhưng không mang lại nhiều kết quả. Sinh ra trong thời buổi nước mất nhà tan, Nguyễn Tất Thành đã sớm tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc và quyết ra đi tìm con đường cứu nước mới. đến năm 1920 Người đã khẳng định “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không cò con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản”. Tại sao đến đây Người lại khẳng định như vậy? để trả lời câu hỏi này ta phải làm rõ hai vấn đề:

1. Về tình hình thực tiễn

2. Về cơ sở lý luận

1. Về tình hình thực tiễn
Bác Hồ sinh ngày 19/05/1890, tại quê mẹ ở làng Hoàng Trù. Quê cha ở làng Kim Liên (làng Sen), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Tịnh, huyện Nam Đàn (hiện nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Cha Bác là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tức Nguyễn Sinh Huy (1862-1929), mẹ là Hoàng Thị Loan một người phụ nữ có học thức, làm nghề nông và dệt vải. Gia đình có 4 anh chị em. Chị gái là bà Nguyễn Thị Thanh, anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm, em trai là Nguyễn Sinh Xin. Sống trong gia đình có tri thức nghèo nên người sống gần dân, thấu hiểu được đời sống cực khổ của nhân dân ở quê mình cũng nhue nhân dân cả nước nói chung.

Người sinh ra ở một miền quê thiên nhiên không ưu đãi với khí hậu khắc nghiệt nhưng chính nơi đây đã tôi luyện cho người một đức tính cần cù, chịu khó, chịu khổ, có ý chí, nghị lực. Chính nhờ vào đức tính đó đã giúp Người sống, lao động, và học tập trong suốt thời gian người bôn ba ở các nước vô cùng khó khăn và gian khổ. Không những vậy quê hương Nghệ An của Người là nơi giàu lòng yêu nước và truyền thống Cách Mạng.

Chúng ta thấy rằng Người sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, lớn lên từ một miền quê giàu truyền thống cách mạng, nhưng sống trong cảnh “nước mất nhà tan”, nhân dân đang chịu sự bóc lột của hai tầng áp bức bóc lột phong kiến và thực dân, nên Nguyễn Ái Quốc sớm đã có chí “đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào”.

Người chứng kiến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta bị thực dân Pháp đàn áp, dìm trong biển máu và sự bất lực của các sĩ phu phong kiến đương thời nhất là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Vì thế với ý chí cứu nước, lòng yêu nước chân chính đã thôi thúc Người ra đi tìm con đường cứu nước mới. Năm 1905, khi phong trào Đông Du hoạt động sôi nổi, “cụ Phan Bội Châu muốn đưa anh sang Nhật, nhưng anh không đi”[1]

Từ tháng 09 năm 1905, Nguyễn Tất Thành theo học lớp dự bị (Preparatoire) tại trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Ở đây lần đầu tiên Bác tiếp xúc với khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái.

Năm 1908 Người tham gia phong trào kháng thuế ở Trung Kỳ, nên bị buộc phải thôi học. Năm 1910 trên đường từ Quy Nhơn đi Sài Gòn, Bác Hồ vào trường Dục Thanh (Phan Thiết) môn tiếng Hán và thể dục.

Tháng 02 năm 1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn xin làm việc và học tại trường đào tạo công nhân kĩ thuật. Sau đó xin vào làm trên tàu L’Admiral Latouche Tre’ville của hang vận tải hợp nhất (Charguers Re’unis) của Pháp, còn gọi là hãng “Năm Sao”.

Ngày 5-6-1911, Nguyễn Ái Quốc từ bến cảng Nhà Rồng trên con tàu L’Admiral Latouche Tre’ville Người đã ra đi tìm đường cưu nước. Khác với thế hệ thanh niên đầu thế kỷ hướng về Nhật Bản, Nguyễn Ái Quốc sang phương tây, đến Pháp để tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào mình”. Nhưng vì sao người lại chọn Pháp? Khi trả lời phỏng vấn của nhà báo Xô Viết Ô xíp manđêxtan đăng trên tạp chí Ogoniok số 39 ngày 23/12/1923 Bác đã trả lời rằng: “khi tôi mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái… đối với tôi người da trắng nào cũng là người Pháp, người Pháp đã nói thế. Từ thủa ấy tôi muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sau những chữ ấy… vậy thì phải làm sao bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”.

“tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”.

Như vậy ta thấy rằng Bác Hồ muốn sang Pháp vì Pháp là nước cai trị nước ta, muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp. Giáo sư Nguyễn Khánh Toàn đã khẳng định: “điều mà chủ tịch Hồ Chí Minh sớm nhận thức được nó và dẫn người đi đúng hướng là: nguồn gốc những đau khổ và áp bức dân tốc ngay tại chính quốc, ở nước đế quốc đang thống trị dân tộc mình”.[2]

Trong khoảng thời gian từ 1911-1917 người đi rất nhiều nước trên khắp thế giới từ những nước phát triển như Anh, Pháp, Mỹ… đến những nước thuộc địa ở khắp các châu lục Á, Phi, Mỹ La Tinh. Từ thực tiễn đó người đã nhận thấy bản chất của thực dân Pháp đang thống trị ở Đông Dương.

Người đã đặt ra những câu hỏi như: Thực dân pháp mang khẩu hiệu đi “ khai hoá” để đi xâm chiếm và nô dịch các nước khác. Vậy nước Pháp có thật sự văn minh, có thật bình đẳng và phồn vinh như họ nói không? Qua một thời gian ngắn sống ở Pháp, Bác đã rút ra kết luận để có thể trả lời cho câu hỏi trên “ Ơ! thì ra ở Pháp cũng có người nghèo như ở bên ta”. Trông thấy gái điếm đến làm tiền trên tàu người nói: “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta”? Và người Pháp ở Pháp thì tốt hơn người Pháp ở Việt Nam”.

Trong quá trình đi qua khắp các nước trên thế giới Người đã làm nhiều nghề khác nhau như rửa chén, dọn tàu, quét tuyết… đó là những nghề rất vất vả và cực khổ. Nhờ đó, Người hiểu được rằng ở đâu bọn thực dân đế quốc cũng tàn bạo độc ác, ở đâu người lao động cũng áp bức và bị bóc lột dã man.

Người nhận thấy chẳng biết thực dân pháp khai hóa ở đâu mà người chỉ thấy gây ra đau khổ và bất hạnh cho những người dân ngheo khổ mà thôi. Và khi người đi theo tàu pháp tới Đa Ca vì sóng biển rất dữ nên tàu không thể vào được cũng không thể thả ca nô xuống. để liên lạc với tàu, bọn thực dân pháp trên bờ bắt những người da đen phải bơi ra tàu. Một người, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia đều bị sóng biển cuốn đi. Nhìn thấy cảnh tượng đó người buồn rầu nghĩ về cảnh tượng ở nước ta bọn chúng cười sặc sụa trong cảnh nhân dân ta bị chết đuối vì chúng nó.

Đối với bọn thực dân tính mạng của người thuộc địa da vàng hay da đen cũng không đáng một xu. Vì vậy năm 1917, Người rút ra kết luận:

“trên thế giới không phân biệt màu da chỉ có hai giống người, giống người đi bóc lột và giống người bị bóc lột; và chỉ có một tình hữu ái giai cấp duy nhất đó là tình hữu ái giai cấp vô sản mà thôi”. Kết luận này của người đã thể hiện quan điểm giai cấp của mình. Và người khẳng định “ tất cả mọi người nghèo khổ trên thế giới đều có một kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc”. quan điểm này của người đã mang tầm tư tưởng quốc tế để sau này người thực hiện tư tưởng đoàn kết quốc tế.

“ những cuộc cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng không đến nơi (không triệt để) vì bên trong nó vẫn tước lục công nông, bên ngoài vẫn áp bức thuộc địa, khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” chỉ là bánh vẽ mà thôi. Do đó cách mạng Việt Nam không thể đi theo được”.

Như vậy, ta thấy rằng ngay từ năm 1917 Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra bản chất của giai cấp tư sản và của chế độ tư bản chủ nghĩa. Và người cũng khẳng định cách mạng việt nam không thể đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà theo như Xanhximong đánh giá về cuộc cách mạng Pháp: “Cách mạng Pháp không triệt để vì nó chỉ thay thế giai cấp bóc lột này bằng giai cấp bóc lột khác mà thôi”.

Như vậy là sau một thời gian bôn ba khắp các nước để tìm con đường giải phóng dân tộc, tìm hiểu về giai cấp tư sản Người đã kiên quyết khẳng định con đường Cách mạng Tư Sản không phù hợp với Cách mạng Việt Nam.

Năm 1917, Người đã từ Anh trở về Pháp. Vì lúc này Pháp là trung tâm của Cách Mạng thế giới và phong trào Cách Mạng ở đây diễn ra mạnh mẽ. Tại đây Bác đã nhanh chóng tham gia vào “Hội những người An Nam yêu nước” Người đã có rất nhiều hoạt động và trở thành thủ lĩnh của hội , có vai trò vô cùng quan trọng. Tất cả những hoạt động của người đều mang tính xã hội, kinh tế hướng về quê hương đất nước. Năm 1919 Người gia nhập Đảng Xã Hội Pháp, một Đảng tiến bộ chủ trương chống lại các chính sách bóc lột của thực dân Pháp ở các thuộc địa. Đây là tổ chức chính trị đầu tiên mà người tham gia vào, Người đã hiểu được rằng muốn thành công phải gắn mình vào một tổ chức chính trị tiến bộ và Người đã chọn Đảng Xã Hội Pháp vì đây là Đảng tiến bộ nhất, có những chủ trương, chính sách phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của Người.

Ngày 18 tháng 06 năm 1919, nhân dịp các nước thắng trận trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất đại biểu 2 nước thắng trận họp hội nghị ở Versailles để phân chia thành quả của cuộc chiến. Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước gửi tới Hội nghị bản yêu sách của nhân dân Việt Nam để tố cáo chính sách thực dân của Pháp và đòi chính phủ Pháp phải thực hiện các quyền tự do dân chủ và quyền bình đẳng cho dân tộc việt Nam. Bản yêu sách gồm 8 điểm:

1. Tổng ân xá cho tất cả người bản xứ bị án tù chính trị.

2. Cải cách nền pháp lí Đông Dương bằng cách để người bản xứ cũng được hưởng những quyền bảo đảm về mặt pháp luật giống như người phương Tây. Xoá bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bộ phận trung thực nhất trong nhân dân Việt Nam.

3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận.

4. Tự do lập hội và họp hội.

5. Tự do cư trú ở nước ngoài và xuất dương.

6. Tự do học tập và thành lập các trường kỉ thuật và chuyên nghiệp ở các tỉnh cho người bản xứ.

7. Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật.

8. Có đại biểu thường trực của người bản xứ do người bản xứ bầu ra tại nghị viện Pháp để giúp cho nghị viện biết được nguyện vọng của người bản xứ.

Nhưng bản yêu sách đã không được các nước chấp nhận dù chỉ là những quyền cơ bản nhất của con người nhưng nó nhu quả bom chính trị nổ giữa lòng nước Pháp. Có tác động rất lớn làm cho giai cấp thống trị Pháp phải để ý đến những hành động của Người. Bản yêu sách đã vạch trần bộ mặt xảo trá của thực dân Pháp là lợi dụng lá cờ “khai hoá” để đi xâm chiếm thuộc địa trong đó có nước ta, chúng nói rằng chúng sẽ đem lại tự do, bình đẳng, bác ái cho các dân tộc mà chúng đến “khai hoá”, nhưng bản yêu sách của Nguyễn Ái Quốc lại đòi chính những quyền ấy, như vậy là những quyền ấy không hề tồn tại ở Việt Nam cho dù chúng đã “khai hoá” chúng ta mấy chục năm trời rồi. Bây giờ chúng không chấp nhận bản yêu sách của người. Điều này dẫn đến nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân thế giới nói chung sẽ hiểu rõ sự giả dối của thực dân Pháp nói riêng và chủ nghĩa đế quốc nói chung. Bản yêu sách cũng thức tỉnh nhân dân việt nam ở trong nước và khơi dậy tinh thần yêu nước của những người việt nam ở pháp nói riêng và toàn thể dân tộc Việt Nam nói chung.

Sự kiện tháng 06 năm 1919 đánh dấu một bước trưởng thành trong cuộc đời hoạt động của Người. Chính cũng từ sự kiện này cho người một suy nghĩ là muốn giành quyền tự chủ thì phải tự lực cánh sinh, lấy sức ta giải phóng cho ta. Chính điều đó sau này hình thành nên tư tương kháng chiến tự lực cánh sinh của Người.

2. Về cơ sở lý luận
Mác và Ănghen khi nghiên cứu mâu thuẫn trong xã hội Tư bản chủ nghĩa và phát hiện quy luật giai cấp vô sản lật đổ giai cấp tư sản giành lấy chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Các ông quan tâm đến các quốc gia, dân tộc bị áp bức và những cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc hay giải phóng đất nước họ ở nhiều nước châu Á, Phi, Mỹ La-tinh, đặt trong mối quan hệ với cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên do hạn chế về mặt lịch sử, “Mác và Ănghen mặc dù có nói đến cách mạng vô sản mà chưa hình dung ra con đường cứu nước, giải phóng dân tộc về cách mạng vô sản là có căn cứ thực tế, với một thái độ khoa học[3]

Lê Nin tham gia đấu tranh cách mạng khi chủ nghĩa Tư Bản đã phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, thế giới thuộc địa được mở rộng đến tận cùng. Vai trò của thuộc địa đối với chủ nghĩa đế quốc đã thay đổi, Lênin viết: “Ở châu Á hãy còn giai cấp tư sản có khả năng đại diện cho chủ nghĩa dân chủ trung thực, chiến đấu triệt để và tinh thần châu Âu giờ đây đã thức tỉnh, các dân tộc châu Á giờ đây đã giác ngộ và đòi dân chủ”.

Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi, cách mạng vô sản được mở rộng, liên kết nhà nươc vô sản với giai cấp vô sản các nước và nhân dân các dân tộc bị áp bức thành một lực lượng mạnh mẽ chống Chủ nghĩa đế quốc. Chủ nghĩa cộng sản giờ đây trở thành một vũ khí tinh thần của châu Á, của các dân tộc thuộc địa và của Việt Nam.

Như vậy là trào lưu giải phóng dân tộc theo xu hướng cách mạng vô sản có sức mạnh to lớn và tương lai rực rỡ. Trào lưu giải phóng dân tộc theo xu hướng dân chủ tư sản ngày càng đánh mất vai trò của mình. Nhân tố lí luận trên là yếu tố cơ bản nhất quyết định việc đề ra đường lối tiến hành cuộc cách mạng vô sản.

Tháng 07 năm 1920 Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê Nin đăng trên báo Nhân Đạo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Pháp. Khi đọc được bản luận Người cảm thấy vô cùng phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng và muốn nói to lên như đang đứng trước đông đảo quần chúng nhân dân Việt Nam: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Vậy bản luận cương như thế nào mà khiến người phấn khởi, tin tưởng và sáng tỏ như vậy? Về cơ bản luận cương của Lê nin có 3 nội dung chính:

Một là cách mạng thuộc địa muốn thắng lợi phải đi theo cách mạng vô sản.

Hai là cách mạng thuộc địa phải gắn với cách mạng vô sản ở chính quốc.

Ba là cách mạng thuộc địa phải được tiến hành bằng phương pháp bạo lực cách mạng.

Luận cương của Lê nin đã cho Bác một hướng đi đúng đắn về giải phóng dân tộc. Đây là thành quả to lớn nhất của những năm tháng Người bôn ba hoạt động khắp các nước. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Người, Người đã tìm ra con đường cứu nước. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “ chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Ta có thể nói rằng cũng bắt đầu từ đây Người hoàn toàn tin theo Lê nin và quốc tế thứ ba.

Tại đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tua vào cuối tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc Tế III và tham gia sáng lập Đảng cộng Sản Pháp. Hành động bỏ phiếu tán thành Quốc Tế III là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc từ lập trường yêu nước sang lập trường cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho Cách mạng Việt Nam một giai đoạn phát triển mới “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac –Lê nin”.

Sau này chính Người đã thừa nhận: “lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ không phải là chủ nghĩa cộng sản đã làm cho tôi tin theo Lê nin, tin theo Quốc Tế Thứ III. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác –Lê nin vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Tóm lại nhìn xuyên suốt hành trình đi tìm đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn hoàn cảnh ở trong nước và quốc tế cũng như bước đầu tiếp thu tư tưởng Mác-Leenin, đến năm 1920 Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định rằng “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không cò con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản”. Thực tiễn diễn biến Cách mạng ở Việt Nam từ khi Đảng công sản được thành lập năm 1930 đến khi đất nước thống nhất vào năm 1975, đã chứng minh rằng con đường cứu nước mà Người đã lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta lú bấy giờ.


[1] 79 câu hỏi đáp về đời hoạt động của Bác ở nước ngoài- NXB trẻ, tr 11.

[2] 79 câu hỏi đáp về đời hoạt động của Bác ở nước ngoài- NXB trẻ, tr 13.

[3] Góp phần tìm hiểu Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. NXB Công an nhân dân.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top