Nguồn gốc các món ăn Giáng Sinh

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Bạn thắc mắc tại sao nguời ta lại ăn gà Tây quay hay bánh khúc cây vào Giáng sinh? Nhiều món ăn Giáng sinh bắt nguồn từ các món truyền thống thuộc lễ hội Yule của người Scandinavia cổ hoặc 22-12 để mừng sự trở lại của mặt trời sau một mùa đông dài, giá rét.

Trải qua nhiều thế hệ, các món ăn này được truyền bá khắp nơi và thay đổi cho phù hợp với thói quen ăn uống của từng dân tộc.

Gà Tây quay


Vào thế kỷ thứ XVI, nhà thám hiểm Sebastian Cabot đem gà Tây về nước Anh. Mặc dù khí hậu lạnh không thích hợp với loại gia cầm này, nhưng gà Tây quay vẫn trở thành món ăn phổ biến của người Anh mỗi dịp Giáng sinh về, công quay và đầu lợn rừng cho bữa tiệc Noel.

Gà Tây quay nổi tiếng đến nỗi năm 1843, nhà văn Anh Charles Dickens đã mang vào tác phẩm kinh điển của mình, A Christmas Carol. Món ăn truyền thống này được truyền sang Úc vào tháng 1- 1788.

Bánh Pudding


Mỗi độ Giáng sinh, trên bàn tiệc nhà nhà không thể thiếu chiếc bánh pudding thơm lừng, béo ngậy.
Tuy nhiên, bánh pudding ngày nay khác xa tổ tiên xưa của chúng. Vào thế kỷ XV, bánh được làm từ mận, rượu vang, thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mỳ, thả dược, hành rau, trái cây khô và gia vị.

Khoảng thế kỷ thứ XVI, các loại rau và thịt mất dần. Đến thế kỷ thứ XIX thì thành phần và vị của nó rất gần với bánh pudding ngày nay. Người ta còn cho vào bánh vài hạt đậu hoặc đồng xu và tin rằng nếu ăn phải phần bánh mỳ này, họ sẽ gặp may mắn cả năm.

Bánh khúc cây


Trong lễ hội Yule cổ xưa, người ta phải chuẩn bị một khúc gỗ lớn và đốt lên trong suốt 12 đêm để đón chào sự trở lại của thần mặt trời. Người dân tin rằng họ sẽ gặp điềm gở nếu thân câu cháy trước lúc kết thúc lễ hội.

Ngày nay, mỗi Giáng sinh, chúng ta lại có một ổ bánh kem chocolate nâu hình khúc gỗ. Người ta rắc ít chocolate trắng lên tượng trưng cho tuyết. Chuẩn bị chiếc bánh này chắc chắn sẽ đỡ tốn thời gian hơn khúc gỗ Yule xưa kia nhiều.

Kẹo bạc hà cây


Cách đây rất lâu, kẹo cây thẳng và chỉ có màu trắng. Nhưng vào khoảng năm 1670, trưởng đội hợp xướng Cologne Cathedral đã bẻ cây kẹo thành hình chiếc gậy. Ông mang tặng cho những người chăn cừu và ca sĩ của mình.

Vào thế kỷ thứ XIX, người ta thêm những vằn đỏ và vị bạc hà vào kẹo. Rồi mỗi dịp Giáng sinh, chiếc kẹo hình cây ba-toong với những vằn trắng, đỏ rất ngon và vui mắt này trở thành thức quà hấp dẫn đối với trẻ em từ đó.




Hừm, xem nhiêu đây đủ thèm chưa ;))


Sưu tầm
 
Hiệu chỉnh:
ồ hay quá nhưng mà ít quá..mún bik nhìu hơn cơ....newsun kiếm thêm ih..hi hi
 
×
Quay lại
Top