Nghĩ trẻ nói thẳng: Tự kỉ bị dìm hàng

leduy

Là chính anh
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/8/2010
Bài viết
2.078
– Cảm giác bị xem thường quả thật rất khó chịu và ai cũng có lúc phải nếm vị “cay cú” của nó. Nhưng cay cú xong rồi thì sao??

Tôi có một người bạn. Anh này học giỏi văn và có năng khiếu viết lách. Mỗi lần anh viết bài gửi báo là lại thông báo cho mọi người biết nhưng rốt cuộc bài của anh không được đăng. Anh cảm thấy tài năng của mình bị xem nhẹ, anh cho rằng biên tập viên đang muốn dìm mình, không muốn mình…tỏa sáng. Rồi anh tự kỉ rằng giấc mơ làm cộng tác viên của mình bị một người nào đó phá hoại.

Một cô bạn khác của tôi, học hành giỏi, bản thân tôi cũng thấy cô ấy có năng lực nhưng qua nhiều lần gửi CV, cô ấy vẫn bị các công ty từ chối. Tôi hiểu cảm giác của bạn tôi lúc đó. Trong đầu luôn ám ảnh bởi một câu hỏi, tại sao mình có tài, có năng lực mà lại bị người khác từ chối? Liệu họ không muốn mình vào vì sợ sẽ vượt mặt họ?
tuki1.jpg
Trong cuộc sống, có rất nhiều khi bạn sẽ không đạt được những gì mình mong muốn hoặc cho rằng mình xứng đáng có được. Những lúc như vậy, bạn có thể trút sự thất vọng và bực dọc của mình lên bất cứ đối tượng nào mình muốn. Tất nhiên là trong giới hạn của pháp luật và đạo đức. Bạn có quyền, như hai người bạn của tôi, tưởng tượng ra một "kẻ thù", "một thế lực ngầm" đang "dìm hàng', đang cản đường đi của mình.

Nhưng, thậm chí đó là quyền thì tôi thiết nghĩ, bạn cũng không nên lạm dụng nó quá. Vì biết đâu, có ngày nó sẽ trở thành một lối tư duy cố định, khiến bạn lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác mỗi lần mình vấp váp. Tư tưởng ấy khiến bạn quên đi rằng cách thay đổi kết quả hiệu quả nhất là THAY ĐỔI CHÍNH MÌNH.

Ví như, đối với cậu bạn tôi, tại sao bạn ấy lại không đặt vị trí của mình vào vị trí của ban biên tập. Một bài báo được chọn đăng, văn hay chữ tốt không thôi chưa đủ, nó còn phải có yếu tố hợp thời và đại chúng. Có thể đối với bạn, bài viết đó hay, nhưng sự kiện đó không còn tính hấp dẫn thì việc gì phải đăng bài viết đó lên? Bài mình tự viết, đương nhiên là mình thấy hài lòng, nhưng độc giả thì thế nào? Tại sao cậu ấy không một lần viết thư hỏi rõ ban biên tập nguyên nhân tại sao bài viết của mình không được chọn đăng? Tại sao cậu ấy không thử thay đổi cách viết, chuyển hướng sang một đề tài với cách khai phá khác mọi khi vẫn làm?

Còn cô bạn tôi, bạn có năng lực, nhưng để một công ty chấp nhận tuyển một nhân viên thì còn có nhiều yếu tố khác. Người giỏi không thiếu, nhưng người có cá tính, người có những điểm gì đó khác lạ mới được tuyển. Vậy tại sao bạn không nhìn lại mình, bạn có điểm gì để nhà tuyển dụng nhận ra bạn trong hằng hà sa số các ứng viên? Bạn có một CV đẹp, vậy đã làm nó trở thành khác biệt chưa? Bạn đã thực sự tìm hiểu kĩ về nơi mà mình nộp hồ sơ chưa, hay chỉ vì bạn tự ước lượng rằng: "Mình giỏi như vậy thì phải làm ở công ty có tiếng tăm mới xứng!" ?!
tuki2.jpg
Cảm giác bị xem thường quả thật rất khó chịu và ai cũng có lúc phải nếm vị "cay cú" của nó. Nhưng cay cú xong rồi thì sao? Bạn phải "phục thù" chứ nhỉ, mà theo kinh nghiệm cá nhân để không còn cảm giác mình bị dìm hàng, mình bị hạ giá, bạn cần chuẩn bị cho mình các "vũ khí" sau. Thứ nhất là học hỏi. Không có gì quý hơn là học hỏi từ những thất bại, nghĩ lạc quan mà nói thì thất bại sẽ phơi bày nhiều cái sai để mình tự sửa.

Thứ hai, đó là bạn phải có sự ghen tị. Ghen tị để hại người khác là xấu, nhưng ghen tị để phấn đấu hoàn thiện bản thân là một điều nên làm. Có sự thèm khát địa vị của người khác thì mình mới thôi thúc tự thân cố gắng lên. Nhưng sự cố gắng ấy phải bắt nguồn từ những cơ sở vững chắc và phù hợp với bạn. Kiểu như để được chấp nhận vào một công sở thì bạn phải học được cách đánh hơi và bắt nhịp được với những quy tắc, cơ chế hoạt động cũng như yêu cầu riêng của công ty, tổ chức đó. Tập trung đầu tư vào những mảng mạnh của bản thân với định hướng càng cụ thể thì càng tạo ra được sự khác biệt, "cá tính" của bạn.

Thứ ba, khi thất bại, thà nghĩ đó là do mình chưa tìm được hướng đi phù hợp chứ không phải mình giỏi mà bị xem thường. Và cuối cùng, bạn phải biết mình đang làm việc này vì mục đích gì, đặt ra những cột mốc cao hơn để phấn đấu bằng hành động thực sự chứ không phải ngồi nghĩ nhảm vì những thứ mơ hồ nào đó đang dìm hàng mình.
tuki3.jpg
Cuộc sống luôn có những cơ hội và chắc chắn trong đó sẽ có cơ hội dành cho bạn. Bỏ kiểu tự kỷ bị "dìm hàng" đi và tự nâng cấp bản thân. Đến lúc ấy, cơ hội sẽ tự tìm đến để bạn phát huy hết khả năng của mình.
Tiến Khoa
2logo.jpg
 
×
Quay lại
Top