Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2 nhớ lại lời thề của Đại danh y Hi-pô-crát

Thoi Gian

Không có tuổi.
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/2/2014
Bài viết
525
Loài người từ thời tiền sử tới nay, ở dân tộc nào cũng vậy, luôn xem trọng và đề cao nghề chữa bệnh và người thầy thuốc. Ở Trung Hoa thời cổ đại đã lừng lẫy tên tuổi các bậc đại danh y Biển Thước, Hoa Đà. Ở Việt Nam, thầy thuốc Tuệ Tĩnh được tôn vinh là Vị Thánh thuốc nam. Trong lịch sử y học Phương Tây, vào thời điểm trước cả các đại danh y nói trên, có Đại danh y Hi-pô-crát (Hippocrate), được coi là tổ sư của y học. Sự nghiệp của Đại danh y có tầm vóc siêu phàm này lỗi lạc đến mức, cho tới nay, mặc dù đã 2.500 năm trôi qua, nhưng trong y học thế giới hiện đại, tại một số nước chịu ảnh hưởng của nền văn minh La tinh (như Pháp, Italia, Châu Mỹ la tinh) lại nổi lên phong trào Phục hưng y học Hi-pô-crát.

2011-10-26-5280-hipocrate.jpg

Néo Hippocratisme

Hi-pô-crát sinh năm 460 trước công nguyên, ở đảo Cos, Hy Lạp. Ngay từ bé, ông đã được cha là một thầy thuốc truyền nghề. Cả đời, ông đã học tập và làm việc không biết mệt mỏi ở nhiều trường, nhiều thầy, nhiều nơi. Ông đã hành nghề nhiều năm trên đảo Cos và trường phái y học do ông sáng lập được gọi là Trường phái đảo Cos. Và ông đã được tôn vinh là một Đại danh y, được giới y học Phương Tây coi là tổ sư của y học.

Ngay từ thời ấy, Hi-pô-crát đã đề xuất nhiều quan điểm đổi mới và tiến bộ: ông tách tôn giáo khỏi y học, xây dựng y học trên cơ sở vật chất, dựa vào quan sát lâm sàng cụ thể tỉ mỉ và căn cứ vào các dấu hiệu triệu chứng của bệnh để chữa trị. Ông luôn nhấn mạnh rằng bệnh tật là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, không phải do một ma lực huyền bí vô hình nào gây nên. Như vậy, Hi-pô-crát đã làm một cuộc cách mạng chấn động trong y học, mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực cao quý này, kỷ nguyên của các thầy thuốc lâm sàng, quan sát theo dõi bệnh tật như một hiện tượng thiên nhiên, mặc cho các thế lực tôn giáo phản đối quyết liệt.

Từ đó, Hi-pô-crát nêu lên một số nguyên tắc chữa bệnh cơ bản, chủ yếu là nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tránh tất cả những gì ngăn cản khả năng tự điều chỉnh, tự đem lại sức khỏe tự nhiên cho cơ thể. Ông hết sức chú ý tới các biện pháp để làm cho toàn trạng cơ thể mạnh khỏe lên hơn là chỉ chăm chú dùng các vị thuốc khi thấy không thật cần thiết. Lúc bệnh nhân ở thời kỳ hồi phục, ông khuyên nên thay đổi không khí môi trường, và tính toán số lượng, chất lượng thức ăn, thức uống cần thiết đúng mức… Chính vì vậy, người ta gọi trường phái y học của ông là một nền y học tự nhiên.

Hệ thống y học nổi tiếng của Hi-pô-crát dựa trên sự thay đổi các khí chất với quan niệm cơ thể của con người gồm bốn thể dịch cơ bản quyết định sức khỏe và bệnh tật là mật vàng, mật đen, máu và đờm (niêm dịch) và bởi sự nung nấu từ nhiệt tự nhiên mà làm biến đổi khí chất loại này sang loại khác…

Tất nhiên, với điều kiện của 2.500 năm về trước, y học Hi-pô-crát không sao tránh khỏi còn nhiều mặt hạn chế.

Điều đặc biệt đã được lịch sử y học loài người ghi nhận, ấy là khi nói đến Hi-pô-crát là phải nói đến đạo đức y học được thể hiện sáng chói qua lời thề bất tử của ông. Sách sử ghi lại rằng các thế hệ thầy thuốc của các trường y thời cổ đại, đều tuyên đọc lời thề của Hi-pô-crát trong các buổi lễ tốt nghiệp một cách trang trọng.

hoa-dep223.jpg


Xin phép được tóm lược lời thề của Hi-pô-crát cách nay 25 thế kỷ mà đến nay vẫn chưa có một nội dung nào gọi là xưa cũ, gồm bảy nội dung chi tiết như sau:

1-Tôi coi thầy học của tôi ngang hàng với cha mẹ, sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, coi con thầy như em ruột của mình, hết lòng truyền nghề cho họ, không giấu nghề, không lấy tiền công như cho con tôi và các môn đệ.

2-Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh, sẽ tránh mọi điều xấu xa và bất công.

3-Sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, dầu họ có yêu cầu cũng không gợi ý cho họ. Sẽ không trao cho bất cứ phụ nữ nào thuốc sẩy thai._

4 -Suốt đời sẽ hành nghề trong vô tư và thân thiết.

5 -Sẽ không làm phẫu thuật có thể gây biến chứng vô sinh, mà để công việc đó cho người chuyên khoa.

6 -Dù bất kỳ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ, thiếu niên tự do hay nô lệ.

7 -Dù có nhìn hay nghe thấy gì trong và cả ngoài lúc hành nghề, tôi sẽ giữ im lặng trước những điều không cần để lộ ra, coi sự giữ gìn đó như một nghĩa vụ…

Suốt đời, Hi-pô-Crát luôn có đạo đức trong sáng, nhân cách cao quý. Ông luôn từ chối các quà tặng lớn lao và không bao giờ đem nghề mình phục vụ cho bất cứ đối tượng nào là kẻ thù của đất nước Hy Lạp.

Bác sĩ Việt Nam Phạm Bá Cư, nhà nghiên cứu lịch sử y học cho rằng y học Hi-pô-Crát là nền y học cổ truyền có tính tổng hợp và đi vào biện chứng của tự nhiên như Đông y, Y học của Hi-pô-Crát là tiền thân của y học hiện đại (Tây y), nó phát triển với tinh chất là nhất nguyên, cũng như Đông y, nó quan niệm “Con người như một vũ trụ nhỏ nằm trong vũ trụ lớn, một thể thống nhất giữa tinh thần và vật chất, có một sức chống bệnh tự nhiên và có khả năng thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài”.

Y học Hi-pô-Crát còn có những quan điểm, với giá trị chân lý còn ảnh hưởng lớn lao đến ngày nay. Bác sĩ Paul Carton, trong cuốn Những nguyên lý cơ bản của y học Hi-pô-Crát đã chỉ rõ cái cốt lõi của nguyên lý đó như sau: “Chữa bệnh theo phương pháp tự nhiên, bằng cách sửa chữa những sai lầm trong sinh hoạt vật chất và đời sống tinh thần là biện pháp tốt nhất, căn bản nhất để tạo nên một miễn dịch tự nhiên trong chữa bệnh và phòng bệnh”. Và như thế, y học ngày nay muốn trở về với quan niệm toàn diện, tổng hợp về bệnh và người bệnh, để hình thành một xu hướng y học mới có tên gọi là học thuyết y học Tân Hi-pô-Crát (Néo Hippocratisme).

P/S ; đọc và thêm một chút hiểu biết cho mình
Không biết ở thời đại @ này, lời thề của Hi Pô crat đã cũ chưa
(ST)
 
×
Quay lại
Top