Nét đẹp phụ nữ Việt Nam đầu thế kỷ 20

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Mỗi bức ảnh giúp ta hiểu hơn về trang phục, đời sống... của những người chị, người mẹ, người bà nhiều năm về trước...
Có lẽ đối với các thế hệ ngày nay, hình ảnh người bà, người mẹ và cả cô thiếu nữ với hàm răng óng ả hạt huyền, cùng chiếc áo tứ thân đoan trang, kín đáo chỉ còn là hình đẹp trong quá khứ xa xôi. Hình ảnh này đã đi vào thơ ca và trở thành biểu tượng cao đẹp của người con gái Việt Nam thời xưa.


Chúng ta cùng ngắm nhìn những bức hình về người phụ nữ Việt những năm đầu thế kỷ 20...


590686-120831kpphunu01-4aa12.jpg


Hình ảnh truyền thống của người phụ nữ Bắc Bộ xưa với trang phục áo tứ thân đeo yếm, nón quai thao, tóc vấn quanh đầu, đi chân đất, nhuộm răng đen...




590686-120831kpphunu02-4aa12.jpg

Nhuộm răng là tục cổ của dân tộc Việt, có từ thời Hùng Vương. Tục nhuộm răng đen của phụ nữ xưa trước hết là do quan điểm thẩm mỹ. Lý do trực tiếp của tục nhuộm răng bởi nhai trầu thường làm ố đen răng nên phải nhuộm thật đen để tạo được nét duyên dáng cho hàm răng…




590686-120831kpphunu03-4aa12.jpg

Nếu đã sở hữu một hàm răng đen, cứ khoảng gần một năm, họ phải nhuộm lại vì màu đen sẽ phai. Đặc biệt vào các dịp lễ tết hay những ngày vui trọng đại như lễ hỏi, lễ cưới, họ phải nhuộm răng lại cho đen mới để tham dự.





590686-120831kpphunu04-4aa12.jpg

Chiếc áo tứ thân là trang phục thường ngày của người phụ nữ miền Bắc. Áo được may bằng bốn khổ vải hẹp, với hai vạt trước không cài khuy mà chỉ vắt chéo và được giữ lại bằng cái thắt lưng quanh bụng, là hình ảnh phổ biến thời đó.



Hai vạt áo bao giờ cũng để hở một phần ngực, được che bằng chiếc yếm - thường may bằng lụa trắng hoặc để màu ngà tự nhiên của sợi tơ. Chiếc áo yếm được cho là xuất hiện đầu tiên dưới thời Lý (thế kỷ 12).



590686-120831kpphunu05-4aa12.jpg



590686-120831kpphunu06-4aa12.jpg

Phụ nữ thời đó không chỉ dùng nón để che nắng mà chiếc nón còn được coi như đồ trang sức. Một số chiếc nón thời xưa được làm rất nghệ thuật bằng lá cọ. Tất cả nguyên liệu để làm nón đều được chọn lựa kỹ càng, bên trong có một lớp đan bắng sợi mây chẻ mỏng.




590686-120831kpphunu07-4aa12.jpg


Nhiều phụ nữ còn dán một cái gương tròn nhỏ dưới đáy nón để soi khi ra phố và liếc nhìn để chữa lại vành khăn.




590686-120831kpphunu08-4aa12.jpg


590686-120831kpphunu08a-4aa12.jpg


Dù ở trong nhà hay đi ra bên ngoài, đầu tóc người phụ nữ bao giờ cũng phải gọn gàng, không được để tóc xõa tự nhiên. Bức ảnh chụp phụ nữ Bắc Bộ hút thuốc bát bên cạnh con sen (người giúp việc) phục vụ thuốc trong nhà.




590686-120831kpphunu11-84922.jpg


Một phụ nữ Bắc Bộ trong gia đình giàu có, thời kỳ 1919 - 1926.




590686-120831kpphunu09-4aa12.jpg

Phụ nữ đất Bắc thường buộc tóc về phía bên thành cuộn dài, bọc bên ngoài bằng một cái khăn hẹp dài rồi quấn quanh đầu từ phía trước ra phía sau. Đầu mối còn thừa thì giắt vào phía dưới vành khăn, để xõa sang bên một túm tóc nhỏ gọi là đuôi gà.




590686-120831kpphunu10-4aa12.jpg

Nhưng ở miền Trung và miền Nam, có lẽ do ảnh hưởng của người Trung Hoa nhập cư ồ ạt từ thế kỷ 17 nên phụ nữ từ lâu đã cuộn tóc thành búi phía sau gáy. Một điều đáng chú ý là dù ở Bắc hay Nam, đường ngôi rẽ tóc bao giờ cũng phải ở chính giữa trán, biểu hiện tính đoan trang của người đàn bà. Tất nhiên nó phải đi cùng hàm răng đen nhánh.



* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo của các nguồn: L' indochine FR, Le laquage des dents en Indochine, une campagne au Tonkin, vietscience...

 
×
Quay lại
Top