Nên học tiếng Anh hay ...

Mydearenglish

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/3/2015
Bài viết
29
Có rất nhiều bạn hỏi mình nên học tiếng Anh hay tiếng Nhật, hay Hàn, Pháp hay Indo, Ả rập… Đi xin việc công ty trong nước có cần giỏi tiếng Anh không? Công việc hiện tại không liên quan đến giao dịch với người nước ngoài mình có cần học thêm tiếng Anh không? Và hằng hà sa số các mối quan tâm khác về việc có nên học và có cần học hay không???

Câu trả lời là một ngàn lần “YES”. Thời buổi cả Tây lẫn Ta đi nước ngoài như đi chợ thế này, ngoại ngữ cần cần cần lắm. Bạn bắt buộc phải có ngoại ngữ và tiếng Anh là lựa chọn đâu tiên. Hãy học tốt tiếng Anh cơ bản trước khi bạn chọn một ngoại ngữ khác cho sở thích. Vì sao?

Nếu tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ thì tiếng Anh là tiếng mẹ nuôi của bạn, một trong những kĩ năng sẽ nuôi sống bạn sau này, nói đơn giản là cái cần câu cơm của bạn. Tất nhiên học ở đây chính là học để giao tiếp chứ học mấy công thức ngữ pháp hay mấy cái điểm cao, bằng giỏi rồi vứt xó một chỗ thì chẳng để làm gì. Công ty mình từng mất cả 6 tháng đến hơn năm ròng để tuyển được một nhân viên marketing hay điều hành, hay hướng dẫn tour như ý dù hồ sơ nhận được cả núi như lá úa mùa thu và phỏng vấn sái cả quai hàm. Đúng là người cần thì không có, người có thì ứ cần. Rất nhiều các bạn sinh viên mới ra trường bằng đỏ chói lóa nhưng lại không thể trả lời gãy gọn dăm ba câu giao tiếp cơ bản. Rồi thì bối rối, thẹn thùng ư hự ư hừ mãi cũng đến giai đoạn: bạn mong muốn nhận được mức lương bao nhiêu, nghe xong nhà tuyển dụng chỉ biết câm nín vì một mức lương không tưởng. Thị trường lao động đang cần gì và sức lao động của bạn mang đi bán được bao nhiêu, bạn có biết. Điều này nhà trường và các trung tâm ngoại ngữ có một phần trách nhiệm về chất lượng đào tạo nhưng quan trọng hơn là ở chính bạn. Nếu bạn thích cái gì hay một nghề nào đó hãy tìm hiểu về nó ngay và luôn từ bây giờ và bằng tiếng Anh, chắc chắn bạn sẽ được về đội của họ - những người thành đạt :).

Tiếng Anh cũng chính là cánh cửa để tâm hồn và tâm trí bạn được mở rộng và vươn tới những thế giới mới, những tiến bộ mới. Thời buổi công nghệ thông tin thay đổi chóng mặt chỉ cần sáng ra tỉnh dậy đã thấy mình lạc hậu rồi, nếu bạn không biết tiếng Anh bạn sẽ không thể tiếp cận được kho tri thức khổng lồ này. Đây là lí do vì sao Lý Quang Diệu đã chọn tiếng Anh là quốc ngữ của Singapore. Và ông đã xây dựng thành công một đất nước giàu, mạnh, văn minh trong khi người Việt mình thì đa số vẫn đang ngồi oánh tá lả, chém gió mấy chuyện tầm phào về mấy em hotgirl mới nổi và mấy cái túi hàng hiệu (FAKE), hay đang phi xe ngược chiều, lấn làn loạn xạ ngoài đường, hay đang khạc nhổ bừa bãi hay nghe nói điện thoại bô bô như bắc loa giữa chốn công cộng, hay.... Trình độ tiếng Anh thể hiện trình độ văn hóa và sự tiến bộ.

Quay lại vấn đề nhân sự, công ty mình luôn yêu cầu ứng viên có trình độ tiếng Anh nhất định dù họ chỉ là một đầu bếp suốt ngày chỉ loay hoay với rán nem, cuộn chả hay trộn salad. Thật vậy một đầu bếp biết tiếng Anh và hiểu về văn hóa của họ sẽ biết phải làm bữa sáng với món trứng ốp la như thế nào (bên Tây món trứng ốp la (poached egg) của họ chỉ chín bên ngoài còn lòng đỏ bên trong phải còn lỏng nguyên chứ không chin hẳn như ta). Dù vị trí công việc này không giao dịch trực tiếp với khách ngoại quốc, một đầu bếp biết tiếng Anh luôn làm tốt hơn người không biết tiếng Anh vì vốn kiến thức của họ rộng hơn, và do đó lương của họ cũng cao hơn.

Những người giỏi tiếng Anh thường là những người có tư duy rộng mở, không chỉ là kiến thức chuyên ngành mà còn cả văn hóa (culture), cách sống (lifestyle), cả nền văn minh của nhân loại. Cũng chính nhờ đó mà họ thành công. Điều ngược lại cũng đúng: nếu là một người bảo thủ, bạn sẽ không thể và không bao giờ giỏi tiếng Anh (tiếng Anh ở đây chính là tiếng Anh giao tiếp nhé, không chơi mấy cái kiểu chứng chỉ tiếng Anh a bờ cờ mua đâu đó hết có 50k). Và nếu bạn chưa thành công, luôn cảm thấy cuộc sống bế tắc, tối tăm, xui xẻo, chán chường, bạn biết phải làm gì rồi đấy: open your mind, open your heart and learn English. Học không phải là công việc của một, hai ngày cũng không phải là học ở trường hay ở các trung tâm đào tạo bổ túc, nâng cao nâng thấp nọ kia (cái này gọi là học thuật – study). Học (Learning) ở đây là quá trình tự tri nhận tri thức, tự khai sáng. Cụ thể học tiếng Anh ở đây không chỉ là “If you do they, they did you die”, mà còn là học cả nền văn hóa của họ, cả cách sống của họ, cả những giá trị họ trân trọng để biết cách ứng xử khi làm việc với họ. Điều đó hơn cả một ngoại ngữ.

Và những người có tâm trí, tâm hồn và trái tim rông mở là những người có cả thế giới.
 
×
Quay lại
Top