Nào, ta cùng nhảy!

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Cuối năm, nhưng các hoạt động nhảy nhót tại Hà Nội tiếp tục nở rộ từ nhà ra phố. Công viên, trung tâm thương mại, bệnh viện, sân vận động, trường học...trở thành “phòng tập” ngoài trời miễn phí cho những ai yêu thích vũ đạo.

ImageHandler.ashx
Lớp nhảy zumba miễn phí của huấn luyện viên Annie Nguyễn Rogers giúp nhiều người tăng sự tự tin. Ảnh: Ngọc Thắng.
17h ngày thứ bảy, trước khoảng không gian xanh mát giữa trung tâm thương mại mới xây IPH, nữ huấn luyện viên Annie Nguyễn Rogers hào hứng bật nhạc và vào ngay bước nhảy đầu tiên, theo sát cô là hơn 50 người tập lần đầu nhảy zumba, một môn khiêu vũ thể hình trên nền nhạc latin.

ImageHandler.ashx
“Phòng tập” ngoài trời miễn phí

Nhiều người, trong đó có cả những phụ huynh lớn tuổi, đưa con đi rồi tham gia nhảy cùng con luôn. Họ nói con mình học thêm được cách làm chủ tình huống, còn bản thân họ thấy tự tin hơn trước tuổi tác sau khi giải phóng được toàn bộ cơ thể. Đương nhiên, sau khi trải nghiệm sự nóng bỏng của các vũ điệu sẽ kèm theo những đợt đau âm ỉ của cơ thể do các nhóm cơ bắt đầu được “kích hoạt”, vì thế người tập hãy kiên nhẫn để chứng kiến các đường nét cơ thể thay đổi dần sau khi kiên trì tập luyện” - Annie chia sẻ.
Ban đầu chỉ đơn giản là những động tác khởi động, chuyển động của tay chân sao khớp với nhịp điệu, khi nhạc tăng dần sự sôi động, diễn biến bài tập bỗng biến nhóm nhảy thành sự chú ý của những người dạo bộ. Từng đoạn nhạc thay đổi liên tục, kết hợp với nhiều thể loại tango, backata, calypso, quebradita, lambada, rock & roll hay twist... chính là cách nữ huấn luyện viên có chiếc bụng phẳng lì tính thời gian để phân chia mức độ động tác tập luyện hợp lý, vừa đủ cho những người mới tập nhảy.

Sức mạnh của sự đơn giản và nhiệt tình nhanh chóng khiến lớp dạy miễn phí của cô giáo Annie đông lên trông thấy. Một giờ trôi qua trong không khí ồn ào dần lên, người vãng lai cũng rủ nhau nhập cuộc nhảy thử. Cách tập vui vẻ và dễ dàng, mà lợi ích về thể chất là mang lại chuỗi bài tập cardio (bài tập tim mạch, tim đập nhanh để tiêu thụ tối đa calo) hay tăng cơ (core work out) đã thu hút nhiều người tham gia. “Có cảm giác tất cả nhóm cơ chính đều phải hoạt động, từ bắp tay, vai, ngực, bụng đến chân” - sinh viên Mai Xuân Mạnh (SN 1992, Trường đại học Phương Đông) cho biết.

Annie cho biết những lần tập nhảy tập thể ngoài trời như thế này giúp cô truyền cảm hứng tới số đông mọi người không phân biệt độ tuổi, cũng như có thể cùng tập ở bất kỳ không gian nào mà không cần dụng cụ tập.

Là chuyên gia huấn luyện nhóm (GroupX Master) lứa đầu tiên của một trung tâm thể hình thượng hạng tại Việt Nam, Annie cho biết các bài tập cô sử dụng tại lớp tập miễn phí thường được các trung tâm thể dục (gym) lớn mua lại bản quyền từ nội dung của Tổ chức Mills (một tổ chức thể dục thể hình uy tín trên 70 quốc gia do một nhà vô địch Olympic của New Zealand sáng lập).

Nhảy vì cộng đồng

Cũng tại Trung tâm thương mại IPH, vào tháng 11 Nhật Anh, trưởng nhóm YG Lovers Crew, vốn quen thuộc với công việc của một nhóm nhảy nổi tiếng trong giới teen theo phong cách K-pop, đã hỗ trợ hơn 100 thành viên không quen tham gia vũ điệu Yêu là yêu, nhằm thể hiện những nét lành mạnh của người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Là một trong số hơn 100 bạn tham gia vũ điệu Yêu là yêu, ngay sau đó Mai Xuân Mạnh tiếp tục tham gia tập luyện vũ điệp tập thể Hoa Hướng Dương gây quỹ cho bệnh nhi ung thư do báo Tuổi Trẻ tổ chức cũng trong tháng 11. Mạnh nói: “Ban đầu tôi đi nhảy với nhu cầu thư giãn tâm lý, tận hưởng những phút vui vẻ cá nhân. Song trong quá trình luyện tập tôi làm quen được với những người bạn mới, tiếp cận được thông điệp có ý nghĩa xã hội sau mỗi hoạt động nhảy nên tôi tích cực tham gia”.

Còn trong dịp Ngày nhà giáo Việt Nam vừa qua, chính hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội Hoàng Văn Châu đã cùng hơn 300 sinh viên hòa mình trong một vũ điệu cộng đồng thể hiện lòng cảm ơn với thầy cô, làm nên một ngày 20-11 ý nghĩa và khác lạ hơn mọi năm. Xuất hiện nhiều hơn, vũ điệu flashmob dần trở thành phần sinh động, gợi cảm hứng nhất trong từng sự kiện cụ thể: khai hội, gây quỹ, chào mừng các ngày lễ... thay vì chỉ dừng lại ở những màn cầu hôn hay tham gia các cuộc thi về vũ đạo.

ImageHandler.ashx
Các bạn trẻ từ Trung tâm ICS và các trường ĐH tại Hà Nội tham gia nhảy tập thể gây quỹ cho bệnh nhi ung thư trong ngày hội Ước mơ của Thúy do báo Tuổi Trẻ tổ chức tháng 11-2012. Ảnh: Quỳnh Tấm.
Nhảy từ nhà ra phố

Khởi nguồn từ những màn tỏ tình, cầu hôn bằng nhảy tập thể rồi được tung lên YouTube, những hoạt động gắn liền với vũ đạo nóng dần lên tại Hà Nội từ cuối năm 2011. Năm 2012, nó nổi như cồn khi song hành cùng các hoạt động xã hội, trở thành những vũ điệu cộng đồng mang từng thông điệp cụ thể.

Khi tham gia nhảy tập thể, người nhảy không bắt buộc phải qua một lớp học cơ bản hay phải đáp ứng một yêu cầu về ngoại hình nào. Nhiều người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng dần quen với việc nhảy như một bộ môn thể thao rèn luyện sức khỏe, hoàn toàn có thể thoải mái, tự do trải nghiệm và thỏa sức đam mê mà không cần phải là một vũ công.

Trong các trung tâm thể dục, các bộ môn body jam (nhảy tổng hợp theo nhạc cổ điển và hiện đại), sexy dance (nhảy gợi cảm), bollywood dance (nhảy theo phong cách trong phim Ấn Độ)... xuất hiện cạnh tranh và làm tăng “khẩu vị”, lựa chọn nhảy bên cạnh belly dance (múa bụng), hip hop dance, zumba hay pole dance (múa cột) đã quen thuộc từ trước.

Ở một số phòng tập chuyên về vũ đạo, thu hút số đông các bạn tuổi teen là các lớp tập K-pop dance cover (nhảy theo thần tượng, nhóm nhạc Hàn Quốc trên các MV (video âm nhạc có sẵn), kéo theo các cuộc thi nhảy hay đầu tư làm lại các clip theo thần tượng, gây chú ý gần đây nhất là Gangnam style của nhóm YG Lovers Crew.

ImageHandler.ashx
Bé Bùi Nam Khanh đang nhảy tập thể. Ảnh: Quỳnh Tấm.
Trong vũ điệu Hoa Hướng Dương, hình ảnh bé Bùi Nam Khanh (lớp 4A Trường tiểu học Vạn Phúc) đứng hàng đầu nhảy trong cơn mưa đã khiến các bệnh nhi cùng lứa tới dự ngày hội Ước mơ của Thúy tại Hà Nội thêm cảm động. Khanh đã tìm hiểu kỹ chương trình Ước mơ của Thúy để hiểu rõ hơn ý nghĩa của vũ điệu rồi chủ động... rủ mẹ đi cùng.
Bản thân tôi ủng hộ cháu, đưa cháu đi tập, đi nhảy như một cách tăng quyền tham gia cho người trẻ trong những công việc có ý nghĩa, mong giúp con mình thấy được những khía cạnh tích cực, thú vị hơn của cuộc sống” - chị Đồng Hải Anh, phụ huynh bé Bùi Nam Khanh, chia sẻ.
Theo Tuổi Trẻ
 
×
Quay lại
Top