Mỹ Vương Kiếm

cnnkty02

Mèo già hóa cáo
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/10/2010
Bài viết
233
Đây là lần đầu tiên mình viết về môi trường kiếm hiệp theo khung cảnh văn hóa dân tộc. Mọi người có gì góp ý cho mình nhé. Cũng đang trong giai đoạn bắt đầu thôi.

Giới thiệu:
Vảo khoảng thế kỷ 13-14, sau thời gian dài chấm dứt chiến tranh, nhân dân vui vẻ làm ăn, các chính sách của nhà vua cũng có hiệu quả, thiên hạ thịnh trị thái bình, khắp nơi cũng gọi là yên ổn.
Nhưng ở vùng đất phía bắc giáp với nước Tàu, vẫn có những bọn thổ phỉ thường vào làng bản dân ta để cướp của, giết người, tình trạng này khiến cho triều đình vô cùng lo lắng, đưa những thống lĩnh giỏi ra trấn thủ biên cương. Tuy nhiên, bọn giặc giã này không phải một hai ngày là diệt được, chúng cứ lúc ẩn lúc hiện, mặc dù dân ta có trang bị võ trang thì không phải lúc nào cũng bảo toàn được của cải.
Bấy giờ, ở vùng đất Phú Lương đồi núi còn nhiều vùng hoang sơ, người bản địa những vùng cao đi lại khó khăn, không tiện đường cho lắm.
Ở gần kinh thành, nha huyện là người miền xuôi mới được tiến cử, nguyên là trạng nguyên năm ngoái. Người ta còn nhớ ông lên đây một năm thì lấy vợ người bản địa, sinh được một cô con gái. Nói đến chuyện này thì người ta vẫn nhớ bởi vì ...
Tri châu huyện nha năm ấy sinh được một người con gái, đặt tên là Viên Nhạn, tự Nhã Liên, họ Nguyễn. Nguyễn đại nhân vô cùng vui mừng, ngày đầy tháng con cho mở tiệc báo tin vui khắp nơi.
Cùng hồi năm ấy, xảy ra một vụ án kinh thiên động địa, số là Tuần phủ đại nhân bị mất trộm đồ, tuy trong nhà không mất món gì to lớn, nhưng riêng việc kẻ trộm dám xông vào nhà tuần phủ đại nhân cũng là kẻ liều gan lớn mật. Việc này lại xảy ra trong địa hạt cai quản của Nguyễn đại nhân khiến ngài mất ăn mất ngủ, người ngoài nhìn vào thì vụ án tưởng chừng như là vụ trộm bất thành, nhưng ẩn sâu bên trong nó là một bí mật mà tuần phủ đại nhân không muốn để lộ ra.
Số là vị đại nhân này trước đây có được một thanh kiếm tên gọi Mỹ vương, là báu vật trong giang hồ, chẳng hiểu sao lại lọt vào tay ngài, phàm là người hiểu biết cũng nhận thấy đây là một báu vật, chính vì thế đã cất kỹ không để giang hồ tìm được. Vậy mà không biết do đâu, bọn trộm lại lấy được nó, một lần nữa, kiếm báu thất truyền, dấy lên cơn lốc săn tìm của bao kẻ tham lam.
Nhưng ch.uyện ấy, cho đến nay cũng đã trải qua được gần bảy tám năm rồi, lời đồn về kiếm báu thật sự còn nhiều bí ẩn, dù giang hồ có nhiều người kiếm tìm nhưng vẫn bặt vô âm tín.

Chương 1:

Vùng núi phía bắc, những bản làng chênh vênh trên đỉnh núi và các con đường mòn ngoằn nghèo dẫn lên đỉnh núi. Dưới các mái nhà tranh, những cột khói nghi ngút bốc lên mang theo một mùi am ám. Cách đấy không xa, lũ trẻ đang tụ tập cùng chơi bi, đánh đáo, đám con gái thì chơi truyền, hay đánh chắt.
- Tung đi. Giọng một thằng nhỏ cất lên.
- A Lý à. Về ăn cơm đi con.
Giọng một người phụ nữ vang xuống từ trên đồi, một đứa trẻ ngoảnh lại thưa.
- Vâng.
- A Tùng à, tao về đây, mai chơi tiếp.
- Ừ, tao cũng phải về không mẹ tao gọi, còn phải đi lùa trâu đã. Để tao gọi em gái tao nữa.
- Ừ, tao về trước đây.
Thằng nhóc lon ton chạy về. Nó nhìn dọc theo con đồi thấy một người đàn ông mặc áo nâu sờn, chân đi giày vải đen, tóc búi củ hành, đang lúi húi cúi nhặt mấy cọc rau má bên đường, râu tóc ông già bạc phơ mà da dẻ vẫn hồng hào. Nó cúi đầu:
- Cháu chào ông ạ.
- Chào cháu. Người đàn ông gật gật đầu.
Thằng bé nói rồi chạy vù về, nó mặc bộ đồ màu nâu chàm như giống như trang phục của người nùng khác, khuôn mặt bụi bặm, nhưng mắt sáng, trán cao, lộ rõ vẻ tinh anh. Nó là chắt đời thứ 7 của Dương Tự Minh, tên Dương Bản Nghi. Tuy nhiên, giờ nó được gọi là A Lý, lấy theo họ mẹ, nguyên do vì sao thì cũng chỉ có mẹ nó biết.

Tối hôm ấy, Lý thị đang may áo chiếc áo mới cho con bên bếp lửa, mũi kim của người phụ nữ thoăn thoát một cách nhanh chóng theo những đường nét tạo nên một chiếc áo xinh xắn cho cậu con trai 8 tuổi.
- A Lý à.
Bà nói trong khi vẫn cúi xuống chăm chú nhìn từng đường kim, trong khi đó Aly đang ngồi gần chỗ mẹ nó viết lại mấy chữ mà mẹ nó đã dạy xuống nền tro bếp.
- Dạ.
- Ngày mai con đi theo ông Cả sang làng bên kia đồi, gặp bác Keo, nói con muốn theo bác đi lên núi.
- Lên núi? Nhưng sao con lại phải lên núi ạ?
- Ở trên đó con sẽ gặp một người, ông ấy sẽ dạy con nhiều thứ, hãy học hành chăm chỉ, mẹ luôn mong con được thành tài. Rồi sau này con sẽ hiểu tại sao.
- Nhưng con muốn ở nhà với mẹ, mẹ cũng dạy con chữ nữa mà.
- Không được, sẽ có người dạy con nhiều hơn, con phải học hành chăm chỉ thành tài. A Lý à, hãy nhớ, phải học thật chăm chỉ, phải nghe lời thầy dạy nghe con.
- ... Vâng.
Mặt cậu bé phụng phịu khi nghe mẹ nói, nó không muốn rời đi, nó cũng không hiểu tại sao mẹ con nó lại muốn nó đi học trên núi. Nó cũng không biết rằng mẹ nó đang vừa khâu áo, vừa giấu đi những giọt nước mắt. Bà cũng không muốn xa con mình, nhưng bà muốn con mình khi trưởng thành sẽ là một thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, võ nghệ tinh thông, văn cao trí lớn, cũng giống như cha của nó. Bà khâu cho nó hai chiếc áo mới, rồi hàng năm bà sẽ gửi lên cho nó những chiếc áo mới.
Nguyên Lý thị là con gái một đồn phu trong trấn, tính tình thùy mị nết na, chăm chỉ. Năm ấy được gả cho nhà họ Dương, ngỡ là sẽ được vinh hoa phú quý cả đời. Ai ngờ, thế vận đổi thay, Dương Phúc Chân vốn là quan canh cửa ải, tính tình khoáng đạt, võ nghệ cao cường, ông là vị tướng được triều đình hết lời khen ngợi, là tấm bình phong vững chắc của vùng núi phía bắc. Bọn thổ phỉ cứ nghe đến tên ông là khiếp sợ. Thói đời, những người tài giỏi thường bị ghen ghét h.ãm hại, cũng chỉ vì bọn thổ phỉ, tướng cướp câu kết với nhau, h.ãm hại gia môn nhà ông, giết hại người nhà trong lúc ông đang ở biên cương. Trở về, ông đã quá bất mãn mà xin triều đình cho về hưu, một lòng thờ phụng cha mẹ, tổ tiên và đi tìm lại người vợ lẫn cậu con trai mới sinh, dù không biết họ có còn sống sót hay không. Lý thị và con trai may mắn trốn thoát từ ngày đó, nhưng trong lòng Lý thị vẫn nơm nớp lo sợ bị truy đuổi. May thay, từ nhỏ nàng đã quen biết một vị lão sư sống trên núi, võ nghệ cao cường, lại thông thái hơn người. Cũng nhờ người đó mà mẹ con nàng mới sống được đến hôm nay, cũng biết được tin chồng nàng đang đi tìm hai mẹ con. Nàng quyết tâm để con theo lão sư rèn luyện, đi vào trốn giang hồ, biết đâu, một ngày cha con có thể đoàn tụ. Cũng bởi, giặc thì trong bóng tối, mình thì ngoài sáng, nàng không thể liều lĩnh để lộ thông tin về thân phận, biết đâu ... Lý thị thở dài, lau dòng nước mắt, bên kia, cậu nhóc A Lý đã ngủ say tự lúc nào, nàng bèn lấy quạt phe phẩy mấy con muỗi rồi buông màn cho cậu bé, rồi quay lại với công việc đang dang dở.
Sáng sớm, chưa kịp ăn sáng, A Lý đã chạy tót ra cổng.
- Con đi đâu vậy? người mẹ hỏi với theo.
- Con sang nhà thằng Tùng, con muốn chào nó.
- Thế đi nhanh rồi về ăn cơm kẻo trễ nghe chưa.
- Vâng.
Thằng nhóc chạy phăm phăm qua con đường nhỏ, leo lên mái nhà ở giữa lưng chừng đồi, len lỏi đi qua giữa hai ruộng ngô đang mùa đâm bông kết trái.
- Tùng à, Linh à.
- A Lý hả cháu? Một người phụ nữ già đang múc gáo nước ngoài sân nghe tiếng gọi bèn cất tiếng hỏi.
- Con chào bà. A Lý lễ phép thưa. Tùng với Linh có nhà không ạ?
- Hai đứa nó đang trong bếp cả đấy. Cháu ăn gì chưa? Vào ăn sáng với chúng nó luôn.
- Dạ, cháu qua một lát thôi ạ, còn phải về ngay.
Nói rồi cậu bé chạy vào nhà bếp. Hai đứa trẻ trong nhà thoáng thấy bóng nó thì mừng rỡ reo lên, một cậu bé tên Tùng, bằng tuổi A Lý, còn một cô bé tên Linh, kém chúng một tuổi. Hai đứa đang vây quanh rổ khoai lang còn mới nóng hổi, bố mẹ chúng đi làm rẫy cách một hai hôm mới về nhà, nên hai đứa sống với bà nội. Cũng may là bà chúng vẫn còn sức làm đồng áng, ba bà cháu cũng có bữa khoai, bữa sắn, nhưng không bị thiếu ăn.
- Thế mày sẽ đi theo ông ấy à? Mày đi lâu không?
Thằng nhóc có mái tóc bờm xờm hỏi A Lý, tóc tai nó lúc nào cũng như rễ tre cắm trên đầu vậy, dù có cố gắng thế nào thì chúng cũng vẫn không chịu ở yên một chỗ. Cô bé thì ngừng ăn, ngước mặt hết nhìn anh rồi lại nhìn người bạn bên cạnh.
- Ừ, mẹ tao bảo phải đi mà. Không biết là đi lâu không nữa nhưng tao sẽ sớm về thôi.

(Ở đây, mình lý giải đôi chút sao lại gọi là bố, mẹ mà không gọi bằng pá, mế hay đại loại thế. Thực ra, theo cách thông thường thì mình cũng ít thấy người tày gọi cha mẹ bằng pá, mế, trừ khi dùng tiếng dân tộc bản địa, ở đây, A Lý có mẹ là người đã quen với cách gọi ở phủ trấn nên cũng không khó hiểu, bên cạnh đó, mình dùng lối nói phổ thông nên không định sử dụng quá nhiều từ địa phương ở đây).

- Ừ, mày cố mà học thành tài, như bọn tao, không được học cái chữ gì hết.
- Thì mày với Linh sang bên nhà tao, mẹ tao cũng dạy được mà.
Mặt buồn buồn, cậu nhóc tên Tùng mân mê của khoai trong tay. Cô bé lúc này lại tỏ ra phấn chấn.
- Anh A Lý đi có quà về cho em nhé.
- Ừ, Linh ở nhà ngoan, anh sẽ có quà cho em.
- Hì hì.
...

- Mẹ, ... thế bác Keo dẫn con đi gặp ai?
A Lý hỏi sau khi nuốt trôi miếng cơm mà mẹ nó nắm cho, mẹ nó đang nắm thêm hai nắm để nó mang theo đi đường. Lý thị muốn gửi con mình đến lão sư đang ẩn cư trên núi, bác Keo chính là một học trò của ông ấy, hơn nữa, cũng chính là lão sư đã nhận lời dạy dỗ thằng bé nên nàng mới dám nhờ. Giờ nàng cũng còn mỗi lão sư để tin tưởng, nhất là trong thời gian dài vừa qua. Người phụ nữ nén tiếng thở dài, nói nhẹ:
- Con cứ đi rồi sẽ biết, hai ngày nữa mẹ sẽ đến thăm con.
- Vậy mẹ sẽ đến thăm luôn ạ? Mặt A Lý hớn hở.
Nói cũng đúng, làm sao nàng có thể không đến thăm con mình được kia chứ, nhưng hôm nay thì nàng cũng không dám đi cùng, đây là ý của lão sư, dù lão sư đã nhận lời dạy bảo, nhưng nàng biết, lão sư còn muốn kiểm tra tư chất của thằng bé trong chuyến đi, để xem nó có xứng đáng làm học trò hay không.
Lon ton đi theo người đàn ông tên Keo lớn tuổi, A Lý tuy mệt nhưng vẫn cố bền bỉ bám theo, không dám ngồi nghỉ, cũng không dám phụng phịu. Đến đỉnh một quả núi, người đàn ông nhìn lại và nói:
- Chà, cháu có mệt không, hay để ta cõng một đoạn nhé.
- Không cần đâu ạ, cháu đi được mà, bác xem này. Nói rồi nó chạy một mạch lên phía trước một đoạn dài, rồi quay lại cười vui vẻ.\
Chiều tối, hai người dừng lại bên sườn núi vắng vẻ.
- A Lý này? Người đàn ông gọi.
- Dạ?
- Giờ bác cháu ta nghỉ chân ở đây, người đàn ông chỉ vào cái hang nhỏ và nông trước mặt, cháu đi kiếm cho ta ít củi về đây để nhóm lửa.
- Vâng.
Rồi thằng bé chạy ra ngoài, nhặt nhạnh những cành củi khô mà nó tìm được.
Sau khi đã nhóm lên một đống lửa, người đàn ông chậm rãi nói:
- Bây giờ, bác có việc một chút, cháu phải ở lại đây cho đến khi ta về, nhớ chưa? Ở đây đất rừng hoang vu, có nghe ai gọi cũng không được ra ngoài. Nhớ giữ bếp lửa cháy luôn luôn. Để ý nếu có tiếng khịt khịt, mùi hôi thối là thú dữ đi săn đêm, chúng sợ lửa nên hãy nhớ đốt lửa để chúng không dám vào. Củi cũng không còn nhiều, cho đến khi ta về, cháu phải biết đốt lửa không quá nhiều củi. Sao, có hiểu ta nói không?
- Dạ, A Lý nuốt nước bọt trong cổ họng, cậu có hơi sợ, thế bác đi đâu ạ? Bác sẽ về sớm chứ?
- Ừ, ta cũng không đi xa đâu, nếu gặp nguy hiểm cứ hét to lên.
Nói rồi, người đàn ông đi ra ngoài.
Đó là một đêm đáng nhớ với cậu bé. Cậu bé cảnh giác đến từng tiếng động nhỏ nhất vọng lại từ bên ngoài. Và đốt đống lửa thật to khi cậu nghe tiếng gầm của một con thú từ xa vọng lại, hay đôi mắt sáng lóe dưới ánh lửa bập bùng. Rồi khi đang run rẩy ngồi khép nép trong khe hẹp của hang thì cậu thấy một ông lão, đầu vấn khăn, mang áo chàm xanh, đi giày vải, giống như một ông lão người nùng mà cậu thường gặp thì cậu rất bất ngờ. Và cậu bé gọi ông là ông thần núi khiến cho ông lão cười rất sảng khoái. Cuối cùng ông lão, trước khi chia tay đã dặn lại rằng cậu không được nói cho ai biết là đã gặp mình. Sau khi ông lão đi, thì cơn buồn ngủ khiến cậu thiếp đi.
Tiếng chim líu lo làm cậu sực tỉnh, cộng thêm mùi cá nướng thơm phức đang ở bên bếp lửa khiến cậu nhóc tỉnh ngủ nhanh chóng. Bác Keo đang đứng ngoài hang, quay lưng lại phía cậu.
- Xuống suối rửa mặt, xúc miệng cho tỉnh đi A Lý, suối phía trước kìa.
- Vâng.
Đưa tay dụi dụi mắt, cậu bé chạy xuống dưới theo con đường mòn.
Sau bữa sáng, hai người tiếp tục đi theo ven núi. Vừa đi, bác Keo vừa hỏi chuyện A Lý, hỏi rằng cậu có gặp ai đêm qua không, có thấy ai không, rằng người ta nói có yêu quái trên núi chuyên bắt trẻ con ... Mặc dù trong lòng chột dạ, sợ hãi, nhưng cậu nhóc gan lỳ nhất quyết không nói về chuyện đã gặp một ông già tối qua vì lời đã hứa.
Đến dưới một ngọn núi, có những bậc thang bằng đá đã sạm màu vì rêu dẫn thẳng lên trên, người đàn ông dừng lại nói:
- Từ đây, lên thẳng cho đến khi nào đi hết bậc đá này thì con sẽ gặp được người cháu cần gặp.
- Bác không đi cùng cháu ạ?
- Không, cháu sẽ đi một mình, đi cẩn thận kẻo ngã. Đi đi.
- Dạ.
Cậu bé bắt đầu bước lên những bậc đá, vừa đi vừa quay lại nhìn người đàn ông, nhưng vừa quay lại đã không thấy đâu. Có chút sợ hãi, cậu tiếp tục leo thẳng một mạch lên trên.
Vừa mệt, vừa khát, A Lý lấy nước ra uống, rồi lấy miếng cá còn lại ra ăn nốt để lấy sức. Cậu không biết đã đi được bao nhiêu bậc thang, chỉ biết nhìn xuống thấy nó rất dài. Nhớ lời bác keo dặn là phải lên đỉnh trước buổi trưa, cậu bé lại cặm cụi dò dẫm, có những lúc trượt chân đau điếng, mắt rơm rớm lại tiếp tục đi lên.
Cuối cùng, các bậc thang cũng đã hết. Trước mặt cậu là một căn nhà gỗ nhỏ xinh đẹp, với các loại cây cảnh và mấy con thú nhỏ đang chạy nhảy trên sân. Trong một góc, có một chiếc bàn đá xinh xắn, và ở đó, ngồi trên ghế, chính là người già mà cậu gặp tối qua. Hơn thế nữa, trong nhà, thấp thoáng một bóng người mà cậu nhận ra là bộ quần áo của bác Keo.
Người già cười hiền từ, vẫn chiếc khăn quấn đầu hôm trước, nụ cười ấm áp làm cho A Lý bất chợt quên hết mệt mỏi. Từ trong nhà, bác Keo dọn ra một mâm cơm đạm bạc, nói:
- A Lý, mau lại đây nhận sư phụ đi cháu.
- Bác Keo, nhưng bác ... cháu không thấy bác ...
- Ta không leo bậc thang hả? Rồi sau này cháu sẽ biết. Bây giờ hãy lại đây đã.
A Lý quỳ xuống trước người già.
- Sư phụ.
- Được, mau đứng dậy, từ giờ con sẽ là đồ đệ của ta, sau này phải nhớ chăm chỉ học hành, tu luyện bản thân, đã nhớ chưa?
- Dạ.
- Được rồi, lại đây, con hãy mang đồ vào nhà cất đi, phòng của con là cái chòi nhỏ bên kia, xong rửa mặt mũi rồi ra đây ăn cơm.
- Vâng, con xin phép sư phụ, cháu xin phép bác.

Mãi về sau này, cậu nhóc A Lý mới biết, bác Keo chính là đồng môn của cậu, mà cậu phải gọi là sư huynh. Việc xảy ra trên đường là do sư phụ muốn thử cậu một chút mà thôi.
Mẹ cậu vẫn thường đến thăm cậu, dăm bữa, nửa tháng, đôi khi cũng phải vài tháng. Lần nào bà cũng nhắc cậu học hành chăm chỉ, có những lần bà đưa cho cậu mấy món quà của Tùng, Linh nhờ gửi. Hàng ngày dậy sớm, xuống núi lấy củi, hái rau rừng, về học chữ, luyện công ... Thời gian đầu th.ân thể mệt mỏi khiến cho cậu bé cảm thấy tủi thân, nhưng sự quan tâm của sư phụ cùng với sự bền bỉ và những lời động viên của mẹ khiến cậu quyết tâm phải học cho thành tài.
Thấm thoắt, mười năm đã trôi qua.
 
Chương II:
Phiên chợ bắt đầu từ tờ mờ sáng, tiếng bát đũa, tiếng nói, cười, hỏi thăm sức khỏe dần lan khắp chợ. Trên con đường hẹp dẫn đến cổng chợ, người ta bày la liệt các hàng rau, hàng xén, hàng ăn hai bên đường. Giữa quang cảnh náo nhiệt ấy, một người đàn ông tóc muối tiêu trầm lặng ngồi ăn bánh rán.
Gương mặt rám nắng, tóc vấn khăn búi tó củ hành, và bộ áo vải cũ kỹ bụi bám đầy, làm người ta liên tưởng đến một vị khách phương xa. Bà chủ quán chép miệng hỏi:
- Chắc bác là người ở xa mới đến đây nhỉ? Tôi không thấy bác hay ra đây?
- Vâng, cụ ạ, nhưng gốc tôi cũng là người miền ngược thôi.
- Ấy, tôi biết đâu, cứ nói thế thôi, thế bác lên đây tìm người quen hay là đi ngắm cảnh. Bây giờ, tôi thấy nhiều người tới vùng này để đi ngắm núi ngắm non lắm.
- À, thật tình thì nói tìm người quen cũng phải, mà nói đi ngắm cảnh cũng đúng.
- Vậy chắc bác đi nhiều nơi lắm rồi nhỉ?
- Cũng được một số vùng, nhưng mà rồi lại quay về cố hương thôi cụ ạ.
Bỗng trong chợ, vang lên tiếng chửi bới của một nhóm thanh niên, quần thâm áo nâu, tóc tai thả dài hoặc búi cẩu thả, khăn vấn ngang trán. Chúng xô hàng xén của một cụ già mà người trong chợ không ai dám can thiệp.
- Này, bà già, đây là địa bàn của bọn tôi, muốn bán hàng ở đây là phải nộp thuế, nghe chưa. Thuế đấy. Hiểu chưa?
- Bẩm các chú, quả thật cả hàng xén này của tôi không đủ 5 hào, chỉ có vài mớ trầu bán gọi là kiếm vài hào mua ít gạo. ..
- Không nói nhiều, bọn mày đâu, phá nát hàng của con mụ này cho tao.
Một tên nhìn ngông nghênh nhất đám nói lớn. Mọi người xung quanh sợ hãi, nhiều người xót xa cho bà cụ nhưng không dám lên tiếng.
- Cái bọn côn đồ ấy, bà chủ hàng bánh rán nói, chúng làm loạn ở ngót nửa năm nay. Quan phủ cũng không làm gì được chúng. Chúng tôi cũng chỉ cố sống qua ngày. Cứ ngày chợ là chúng đến đòi tiền, không nộp thì chúng nó phá hàng, không cho bán, lại còn canh cả phiên sau. Có nhiều người lên tiếng, thì chúng đến tận nhà chúng phá.
- Sao không kiện chúng lên quan, người đàn ông trung niên nói.
- Cũng đã kiện lên quan, nhưng quan phủ làm gì được chúng nó đâu. Cũng thấy quan đòi lên chầu, nhưng rồi đâu lại vào đó. Riết rồi thì chúng tôi cố cắn răng mà chịu.
- ...
Lúc này, bọn lưu manh đang mặc kệ sự van nài của bà cụ già bán trầu cau. Chúng giằng lấy thúng trầu đổ ra đường, giẫm nát. Rồi khi bà cụ cố nhào tới để nhặt, khi mà chân của hắn đang đạp tới.
- Ối. Hắn chỉ kịp kêu lên một tiếng trước khi đổ nhoài về phía sau. Kèm theo đó là tiếng lách cách của một chiếc chén nhỏ đang lăn lăn trên nền đất.
Tên du côn bị bổ chổng lên trời, khiến cho mọi người cười ồ, hắn tức mình bò dậy, quát lên ầm ĩ:
- thằng nào, thằng nào vừa ném tao. Ra đây, dám giỡn với ông à?
Tất cả lại chợt im. Vừa rồi, không biết chiếc chén từ đâu bay tới vào kheo chân của hắn, khiến hắn khuỵu chân xuống, mất đà, ngã bổ chửng. Cũng nhờ thế mà bà cụ bán trầu không làm sao.
Lúc này cả bọn xơn xấc nhìn xung quanh. Còn chưa thấy ai lại thấy mấy chiếc bánh rán bay đến, dông thẳng vào miệng chúng, mấy tên đang nói chỉ phát ra những tiếng ú ớ. Lúc này người ta mới để ý đến người đàn ông đang ngồi trong quán bánh rán. Biết gặp phải cao nhân, mấy tên dồn lại chỉ mặt người đó mà nói.
- Ông ... ông, ... hãy đợi ở đây, rồi bọn ta sẽ quay lại tính sổ với ngươi.
Nói rồi bọn chúng ù té chạy đi.
Mọi người xầm xì, nửa thán phục, nửa tiếc nuối, lại có người tỏ ra sợ hãi. Mấy người ra đỡ bà cụ, rồi cũng có mấy người cho vài hào, nói cụ về đi, về mau đi. Đừng bao giờ bán ở đây nữa.
Bà cụ bán trầu lật đật ra chỗ người trung niên, nói mấy câu cảm ơn, ông chỉ lắc đầu. Bảo không cần thiết. Trong khi bà bán bánh rán lại khẩn khoản nói ông đi ngay, không thì bọn chúng không tha cho ông đâu.
- Sao lại như vậy? Tôi đi, chúng làm gì mọi người thì sao?
- chúng tôi quen rồi, nhưng ông không biết đâu. Mấy thằng vừa rồi chỉ là một đám a dua, đua đòi, còn cái chính là ba tên ác bá cầm đầu bọn chúng cơ.
- Ba tên đó thế nào? Bà kể cho tôi nghe xem?
- Thôi bác ạ, bác nên đi nhanh kẻo không kịp, chúng mà kéo người ra ...
Mới nói đến đây đã thấy đám chợ nhộn nhạo. Nắng lúc này soi rõ đám bụi ở một góc chợ khi mọi người thu hàng chạy nhanh khỏi một đám người đằng đằng sát khí đang kéo tới.
Một người ria rậm, mặt mày dữ tợn, tóc tai bù xù, trang phục theo lối người tàu dẫn đầu một đám người cầm gậy gộc tiến đến. Mọi người trong chợ thấy vậy đều thu hàng chạy xa. Người đàn ông trung niên vẫn cầm chiếc chén nước, ngồi yên vị trên ghế. Trong khi bà chủ hàng đang sợ xanh mặt.
- Nó kìa, tam ca. Mấy tên thanh niên lúc nãy bị ăn bánh rán chỉ vào người đàn ông.
Kẻ có ria rậm bước lên.
- Mày là thằng nào? Tại sao đánh đàn em của tao?
- Tại hạ chỉ là khách qua đường, chẳng qua thấy chuyện không thể không can dự, dám hỏi tại hạ chưa hề rời khỏi chỗ ngồi của mình thì làm sao đánh được người nào?
- Hắn nói dối tam ca, hắn ném bánh rán vào mặt em, như thế là coi thường tam ca, coi thường các vị đại ca.
- Hừ. Không cần biết như thế nào, đánh người của tao, tao sẽ cho mi chết. Bọn mày đâu, lên đập nó.
Chỉ cần nó thế, cả chục người phía sau cầm gậy gộc, dao búa lao lên. Mọi người khiếp sợ tìm chỗ nấp.
Nhưng trong nháy mắt, chỉ thấy người đàn ông đứng dậy, mấy chục người đang lao lên bỗng sững người lại, run rẩy. Rồi họ thấy mình như sắp chết, đứng sững như trời trồng, không thể nhúc nhích.
Uy lực của con người này, thậm chí chưa cần động thủ đã khiến cho bao người phải khiếp sợ. Kẻ có tên là tam ca bất giác toát mồ hôi hột. Nhưng hắn không để mất sĩ diện lâu. Ngay lập tức hét bọn lâu la:
- Đâ. ..p ..đậ ppp nó nhanh hhh.
Đám người kia luống cuống tiến lên, như bầy chuột trước mặt mèo, không tốn một giọt mồ hôi, chiến thắng đã định.
- Không ngờ, giữa thanh thiên bạch nhật mà các người lại làm loạn giữa chợ. Hôm nay nếu không trừng phạt các ngươi để cứu dân lành thì ta không xứng đáng với dòng họ tổ tiên.
Nói rồi người ấy lao tới, đám người sợ hãi, có kẻ tè cả ra quần, không cần đánh mà tự tan, chỉ còn tên được gọi là tam ca, lúc này tay rút ra một cây đao, liều mình lao tới. Hắn vừa chém xuống thì tay đã tê rần, bung đao, rồi bị một cú đá trúng bụng bay ngược trở lại. Miệng sủi bọt mép.
Bọn đàn em run lẩy bẩy phía sau, thằng nào thằng ấy nổi trận run cầm cập.
- Về nói với bọn chúng còn ai nữa ra hết đây. Người đàn ông quát.
Đám người bát nháo, kéo lấy tên tam ca, rồi chạy mất hút. Mọi người hoan hỉ vỗ tay. Nhưng bà bán bánh rán ra kéo tay ông nói.
- Thôi chết rồi, chúng không tha cho ông đâu. Thế này thì chúng tôi làm sao yên ổn được bây giờ.
- Bà đừng lo, tôi sẽ không để chúng phá hoại mọi người nữa.
Nói rồi trả tiền bánh và tiền đền.
- Thôi, coi như hôm nay tôi gặp người tốt, ông đã giúp như vậy, sao tôi lấy được chứ. Nhưng ông tên gì, để tôi còn biết.
- Vâng, tôi tên Phúc Chân, họ Dương. Vậy xin cảm ơn bà về bữa ăn. Nhất định tôi sẽ không để đám côn đồ ấy làm càn nữa.
Nói rồi từ biệt mọi người trong chợ, đi theo hướng bọn người kia vừa chạy đi.
 
tỉ tỉ à, viết kiếm hiệp văn hoá Việt thật là lạ và thú vị đấy, em ủng hộ.
cốt truyện thì em chả dám bình gì cả, chỉ có vài điểm. tỉ tỉ đã lấy bối cảnh thế kỉ 13 và 14 thì triều đại nhà Trần nè, tên nước ta là Đại Việt, và không phải giáp với nước Tàu mà là nhà Nguyên. Tỉ tỉ còn để lặp từ trong câu, chưa viết hoa tên riêng như người Nùng, và một vài lỗi đánh máy nữa thôi. Đoạn cuối miêu tả trận đánh sao những tên đó theo em hiểu thì bị điểm huyệt đứng bất động mà còn xông lên đánh được nữa ạ, theo em cũng nên miêu tả kĩ chút xíu về cái trận đánh đó nữa ạ, như vậy hơi bị ít, chưa lột tả được sự tài giỏi của nhân vật.
hi, tại em ít sang các topic khác nên bi h mới biết, tiếp đi nha chị :KSV@01:
 
tỉ tỉ à, viết kiếm hiệp văn hoá Việt thật là lạ và thú vị đấy, em ủng hộ.
cốt truyện thì em chả dám bình gì cả, chỉ có vài điểm. tỉ tỉ đã lấy bối cảnh thế kỉ 13 và 14 thì triều đại nhà Trần nè, tên nước ta là Đại Việt, và không phải giáp với nước Tàu mà là nhà Nguyên. Tỉ tỉ còn để lặp từ trong câu, chưa viết hoa tên riêng như người Nùng, và một vài lỗi đánh máy nữa thôi. Đoạn cuối miêu tả trận đánh sao những tên đó theo em hiểu thì bị điểm huyệt đứng bất động mà còn xông lên đánh được nữa ạ, theo em cũng nên miêu tả kĩ chút xíu về cái trận đánh đó nữa ạ, như vậy hơi bị ít, chưa lột tả được sự tài giỏi của nhân vật.
hi, tại em ít sang các topic khác nên bi h mới biết, tiếp đi nha chị :KSV@01:

Hì hì, Chị biết là Nhà Trần, cũng biết là Đại Việt. Và nói người Tàu, nước Tàu, chính là ám chỉ người TQ, còn vào thời nhà nào chị cũng không cần quan tâm nhiều vì chị ám chỉ đất nước họ rồi.:KSV@04:
Chị miêu tả trận đánh như vậy ko phải vì điểm huyệt đâu.
Em có biết vì sao Hổ lại là chúa sơn lâm không không? Sư tử là vua đồng bằng? và có những con Mèo, chỉ cần nhìn chuột thôi thì con chuột tự động ngất mà rớt xuống. Thậm chỉ, có những con Mèo, kêu một tiếng mà cả bầy chuột bỏ tổ chạy chối chết. Đó chính là UY. Sư tử và Hổ, một tiếng gầm thôi cũng đủ làm cho người ta khiếp sợ. Người ta luôn nói Long tướng, Hổ tướng chính là như vậy.
Ở đây ý chị cũng thế.
Đôi khi em gặp những con người rất bình thường, nhưng khi gặp kẻ xấu, họ không cần đánh mà chỉ cần nhìn thôi cũng đủ làm cho đối phương tê liệt. Cái này trong "onepice" nó gọi là "haki" đấy. Huống hồ vị tướng này trên chiến trường đã giết không ít người, làm sao không có cái UY mạnh mẽ đủ để chấn áp người khác được. :D

À quên, nhà Nguyên là dòng họ khi đó đang làm vua bên nước Tàu nên họ gọi như vậy. Gọi chính xác là triều Nguyên, hay Nguyên triều. Người mình nên gọi là nước Nguyên chứ không được gọi là "nhà Nguyên". Vì "nhà" là ám chỉ đất nước, mình chỉ được gọi là triều nhà Trần thôi. :KSV@05:
 
hihi, thâm ý sâu sa ghê, làm em mở mang tầm mắt quá. Cảm ơn tỉ tỉ nha đã chỉ cho em cái chữ " nhà", đúng là như vậy thiệt, nhưng không biết nên cứ dùng tuỳ tiện, khổ thế đấy, em hoi bị dốt văn.
Cái Uy của vị tướng lĩnh thì em cũng hiểu nhưng mà chị viết không rõ lắm nên em lại hiểu lầm là ông ý ra tay điểm huyệt :KSV@11:
 
×
Quay lại
Top