Mỹ học Mác -Lênin

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG MỸ HỌC TRƯỚC MÁC
I. TƯ TƯỞNG MỸ HỌC THỜI KỲ HY LẠP – LA MÃ
CỔ ĐẠI

Tư tưởng mỹ học Cổ đại được hình thành vàp khoảng thế kỷ IX (TCN), phát triển rực rỡ vào cuối thế kỷ VI (TCN), đạt đến độ cực thịnh vào thế kỷ IV trước công nguyên, sau đó thoái trào và kết thúc vào đầu thế kỷ thứ VI sau công nguyên.

Các tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại thoạt đầu hình thành ở dải đất Iôni, phía đông Địa Trung Hải, sau đó lan chuyển sang đảo Sisin và Nam bán đảo Italia, nhưng khi phát triển rực rỡ nhất thì lại ở Aten. Người Hy Lạp đã lập nên hệ thống mỹ học của mình nhờ việc tiếp cận các tri thức phương Đông (của người Ai Cập và của người vùng Lưỡng Hà) thông qua tộc người Phênixi ở phía nam dải đất Iôni.

Đời sống văn hóa nghệ thuật Hy Lạp cổ đại cũng có sự phát triển rực rỡ, với các tác phẩm bất hủ như Iliát và Ôđixê (Hôme), các vở kịch Ôrexti, Prômêtê bị xiềng (Étsin), Ơđíp vua, Ăngtigôn (Xôphốc), Mêđê (Ơripít), các vở kịch hài của Arixtôphan; các công trình kiến trúc nổi như đền thờ thần Áctemít (ở thành phố Êphez), đền Atena và quần thể kiến trúc Aùcrôpôl, đền Páctenông (Phiđi và Ictinus); các tác phẩm điêu khắc mẫu mực như tượng khổng lồ Atena cao 10 mét, tượng Đêtêmê, tượng thần Zớt (Phiđi) Hécmét, Vệ nữ Cnidơ, Vệ nữ Ácli, các tượng Apôlông (Praxichen) … với những tác phẩm hoàn mỹ như vậy, nghệ thuật của người Hy Lạp cổ đại đến ngày nay vẫn được giữ nguyên giá trị mẫu mực của nó. Vì vậy nó buộc các nhà tư tưởng thời bấy giờ phải lưu tâm nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về chúng, tư tưởng mỹ học Hy Lạp cổ đại hình thành từ đó.....

ST
 

Đính kèm

  • 1.docx
    28 KB · Lượt xem: 262
Hiệu chỉnh:
MỸ HỌC MÁC_LÊNIN
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC MÁC - LÊNIN

Từ khi hình thành khoa học triết học cho đến thế kỷ thứ XVIII, tư tưởng mỹ học vẫn chưa có một đối tượng riêngmà chỉ như phần của triết học. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người nói chung, đời sống thẩm mỹ, đời sống nghệ thuật của – cũng phát triển và đạt đến độ nở rộ ở thời Phục hưng và khai sáng. Lúc đó, những nguyên lý chung của triết học đã không thể giải quyết hết những vấn đề riêng của đời sống thẩm mỹ, đặc biệt là các hoạt động thuộc lĩnh vực nghệ thuật. Từ đó, nảy sinh nhu cầu phải có một môn khoa học mới – mỹ học.

Năm 1750, Baumgácten đã cho xuất bản cuốn mỹ học đầu tiên, ở đó ông xác định môn học này là nghiên cứu việc nhận thức thế giới bằng cảm xúc.

Thời kỳ cổ điển Đức, Kant cho đối tượng của mỹ học là lĩnh vực sự phán đoán về thị hiếu thẩm mỹ, như vậy chỉ nhấn mạnh yếu tố chủ quan mà giản lược đi yếu tố khách quan, đây là yếu tố không kém phần quan trọng của chủ thể thẩm mỹ.

Giữa thế kỷ XIX, Trécnexépxki coi đối tượng của mỹ học là quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực và xác nhận “cái đẹp là cuộc sống” mà không xem xét nghệ thuật một cách thoả đáng trong hệ thống mỹ học của mình.

Trên cơ sở phương pháp luận của phép biện chứng duy vật và tiền đề sự phát triển phong phú, đa dạng của đời sống văn hoá thẩm mỹ của thế giới mà phần tập trung cao nhất của nó là tình hình hoạt động văn hoá nghệ thuật được phản ánh một cách sâu rộng, nhanh nhạy kịp thời, sinh động qua các phương tiện thông tin đại chúng cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, có thể thấy mỹ học phải nghiên cứu mặt thẩm mỹ của đời sống xã hội. ......
ST
 

Đính kèm

  • PHẦN II.docx
    73 KB · Lượt xem: 214
Hiệu chỉnh:
×
Quay lại
Top