Mưa sao băng có gây hại tới con người?

luv_shuuichi.akai

I am me ^^ !!!
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/2/2010
Bài viết
306
(Tin tuc 24h) - Bản chất của mưa sao băng là các mảnh rơi của những thiên thạch. Dù chưa ghi nhận có sự cố nào gây chết người liên quan đến mưa sao băng, nhưng nếu đó là những mẩu thiên thạch lớn thì nguy cơ gây thiệt hại là có thể.
Mưa sao băng vẫn diễn ra hằng ngày
Th.S Phan Văn Đồng, Hội Thiên văn học và vũ trụ Việt Nam giải thích: hiểu một cách nôm na, hiện tượng “sao sa”, “sao đổi ngôi” hoặc đôi khi còn gọi là “sao băng”. Nếu “đổ bộ” của hàng ngàn “ngôi sao” cùng loé sáng trên bầu trời trong nhiều giờ đồng hồ thì người ta gọi đó mà “mưa sao băng”.
Sao băng hình thành đại đa số là do các mảnh vỡ của các hành tinh nhỏ (tiểu hành tinh) của sao chổi tan ra, cọ xát vào khí quyển Trái Đất và bốc cháy. Quá trình bốc cháy này sẽ kèm theo hiện tượng phát quang, tạo nên vệt loé sáng trên nền trời ở độ cao 100 - 160km so với mặt đất. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, mưa sao băng không hề liên quan gì đến diễn biến thời tiết mà đó là hiện tượng liên quan đến thiên thể trong vũ trụ.
1281153828-sao-bang.jpg

Sao băng
Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ thiên văn trẻ lưu ý: trong vũ trụ, sao băng và mưa sao băng diễn ra thường xuyên, chỉ có điều, mắt thường chúng ta không nhìn thấy được.
Các thiên thể rơi và bốc cháy xảy ra hàng ngày, ước tính bình quân 1 năm có khoảng 10 tấn mảnh vụn rơi vào khí quyển Trái Đất. Tuy nhiên, sự xuất hiện với số lượng lớn đến hàng nghìn thiên thể bốc cháy tạo nên mưa sao băng thì lại rất hiếm. Đây là một hiện tượng huyền diệu đầy bí ẩn mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Cũng vì sự bí ẩn đó mà nhiều người mơ mộng cho rằng nếu nhìn thấy sao đổi ngôi, bạn hãy ước một điều gì đó, nó sẽ trở thành hiện thực. Hoặc nhiều người cho rằng, khi sao băng vụt qua là sẽ có một linh hồn chết... Về điều này, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho rằng không hề có cơ sở khoa học. Ông Hải khẳng định, mưa sao băng không mang bất kỳ một ý nghĩa tâm linh nào. Đây chỉ là hiện tượng thiên nhiên bình thường xảy ra theo chu kỳ hàng năm.
Ông Nguyễn Đức Phường, Đại học Quốc gia Hà Nội còn cho biết, vì mưa sao băng được tạo thành từ những mảnh vỡ thiên thạch, song bình thường thì những mảnh này rất nhỏ nên không gây nguy hiểm. Còn với những mảnh thiên thạch lớn thì khó có thể khẳng định chúng không gây nguy hiểm. Song thật may mắn, đến thời điểm này, thế giới chưa ghi nhận những tác hại mà mưa sao băng gây ra.
Không những vậy, nó còn là cơ hội tốt để các nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu trạng thái khí quyển của Trái Đất.
Các nhà thiên văn học cũng khẳng định, việc mưa sao băng xuất hiện vào trung tuần tháng 8 là việc rất bình thường. Đó là quy luật tự nhiên năm nào, vào thời điểm này, mưa sao băng cũng xuất hiện. Được biết, năm nay, ngày 13/8 mưa sao băng sẽ rơi cực điểm song để quan sát rõ được hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này, còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết ngày hôm đó.
Làm thế nào để quan sát được trận mưa sao băng rõ nhất?
Để quan sát rõ nét nhất, ta nên đến một nơi ít bị ánh điện làm loá bầu trời, tốt nhất là đi về vùng nông thôn, miền núi, rồi chọn vị trí không bị vật cản che khuất tầm nhìn. Thời gian theo dõi tốt nhất là khoảng nửa đêm, gần sáng, kinh nghiệm quan sát bầu trời sao cho thấy, càng về khuya, bầu trời càng tối, càng dễ nhìn sao sa. Lưu ý, không nên dùng kính viễn vọng để quan sát vì kính chỉ cho phép ta nhìn xa chứ không thể nhìn trong phạm vi rộng được.
Sẽ có trận mưa sao băng nữa vào ngày 14/12
Theo thông báo của giới nghiên cứu thiên văn, năm 2010, chúng ta còn có cơ hội ngắm một trận mưa sao băng nữa là vào ngày 14/12. Trận mưa sao băng này có tên là Geminid. Nhận định của các nhà khoa học, khả năng cường độ trận mưa là có tới 120 sao băng trong một giờ. Nhưng trận ngày 12 đến 14/8 vẫn là trận lớn nhất và đẹp nhất trong năm.
 
×
Quay lại
Top