Mua bán online, teen coi chừng sa bẫy

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
:KSV@13:

Thời kỳ công nghệ thông tin hình thành kiểu bán và mua hàng nhanh chóng chỉ bằng những cú click chuột.
1.Những ông/ bà chủ tuổi teen
Không cần thuê mặt bằng, tân trang lại shop, bạn chỉ cấn đăng ký một tài khoản trên các trang mua bán, up hình quần áo của mình lên và ngồi nhìn những “đơn đặt hàng” đang buzz ngoài yahoo. Cách thức mua bán nhanh gọn như thế nên càng ngày những shop online càng dày đặt và những “tín đồ shopping” lại có một sở thích mới đó là vừa ung dung ngồi ăn bánh, bật quạt, vừa dạo shop trên mạng để chọn cho mình những món đồ ưng ý mà không phải mất công đi bộ dưới cái nóng hừng hực mùa hè.
Bạn Như Hà (SV CĐ Bách Khoa HN), chủ shop Uriki trên trang Enbac cho biết: “Hiện tại bây giờ công nghệ thông tin của việt nam dang rất là phát triển, đặc biệt là internet, mà hầu như giới trẻ hiện nay đều kết nói internet cả nên phương thức bán hàng online rất dễ tiếp cận với bạn trẻ, nó giúp mình đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng rất dễ dàng và thuận lợi”. Hà từng thất bại với việc kinh doanh quần áo nên anh chàng đang chuyển sang bán đĩa phim, chia sẻ bài học này, anh cũng nói thêm “Mình thất bại cũng là do lựa chọn sản phẩm không phù hợp với đối tượng người tiêu thụ và hơi nôn nóng, nhưng mình cũng không buồn nhiều đâu vì đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm, số quần áo không bán được mình dành làm từ thiện cũng tốt chứ! ”
Về thu nhập thì không phải ai cũng như ai, những ai khéo léo chọn hàng mẫu mã đẹp thì có thể bán gấp 2,3 lần giá mua về từ nguồn hàng có sẵn. Và cũng không còn ngạc nhiên gì mấy khi một bạn teen còn đang đi học vẫn có thể kiếm được cho mình từ 3 đến 4 triệu mỗi tháng bằng việc bán hàng online.
2.Shop facebook — Xu hướng đang rộ lên
Có một thế mạnh mà facebook mang lại cho chúng ta, không chỉ là một mạng xã hội rộng lớn, tiện ích mà nó còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà quảng cáo thương hiệu, gần nhất là thu hút một lượng lớn các bạn teen yêu thích kinh doanh
Từ thời blog 360, các shop online đã rần rộ nổi lên, khi chuyển sang facebook, nhiều người vẫn chưa quen sử dụng nên các trang Enbac, 123mua… trở thành nơi “trú ngụ” của những ông/ bà chủ teen. Rồi các trang ấy trở nên bão hoà vì quá nhiều sản phẩm up mỗi ngày, mỗi giờ, người xem cũng bị… tẩu hoả, một khỏang thời gian ngắn trang Enbac cũng hạn chế số lượng thành viên up tin trong ngày, cũng như đặt ra những điều lệ khắt khe hơn để tránh những tiêu cực. Thời gian gần đây, các teen bắt đầu thấy cái lợi của việc sử dụng “ông” lớn facebook là nơi “đóng đô” cho shop của mình
Tiện lợi đầu tiên phải kể đến khi chọn facebook làm “shop” bán hàng chính là cách up hình sản phẩm dễ dàng, không giới hạn trọng lượng và số lượng ảnh, có thể tag tất cả bạn bè trong danh sách để mọi người cùng vào xem, đặt hàng bằng cách comment hoặc pm trực tiếp trên cửa sổ tán gẫu nếu chủ shop đang online.
Bạn Q.Chi (18 tuổi, chủ Shop KeiKei trên facebook) cho biết: “ Bán hàng trên facebook thoải mái hơn những trang website khác ở chỗ không phải đăng ký tài khoản mới với những thoả thuận rườm rà, có thể up một loạt hình mà không bị giới hạn, kiểm soát gắt gao. Hơn nữa, các trang website mua bán hiện nay rất đông người bán, không có thời gian vào làm mới tin, up tin thì bài viết của mình sẽ bị đẩy xuống những trang sau, không ai thấy. Với facebook, mình chỉ việc tag hết bạn bè vào, ai thích thì qua xem. Không phải lo cạnh tranh gay gắt! ”
3. Dễ bán, dễ mua, nhưng cũng dễ sa bẫy
Anh chàng Q.Hàn (SV trường ĐH KHXH và NV), khách hàng thân thiết của nhiều shop online cũng thừa nhận những tiện lợi của các shop online “Dường như các sản phẩm trên mạng, nhất là mạng facebook có phần rẻ hơn nhiều vì không phải mất nhiều thời gian công sức người bán, không mất tiền làm website,…v.v… dễ xem, dễ cập nhật, mình vào trang chủ thì đã thấy những hình ảnh đập vào mắt vì bạn bè được tag cũng khá nhiều. Liên hệ để mua cũng đơn giản và nhanh chóng.”
Tuy nhiên, lợi dụng sự cả tin của người bán lẫn người mua mà đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra, như bạn H.Hoa (18 tuổi, trường THPT GV) đặt mua một chiếc váy đầm trên một shop online, người chủ shop tỏ vẻ thân thiện và sau một hồi trò chuyện đã tạo dựng được lòng tin với Hoa, không mảy may nghi ngờ, Hoa chuyển tiền vào tài khoản cho chủ shop nhưng chờ đợi cả tuần vẫn không thấy hàng của mình được gửi về, chủ shop chỉ bảo là hãy chờ đi vì hàng đang gặp trục trặc, nhưng chỉ sau hôm đó, Hoa mới tá hoả khi nhận được thông báo chung từ ban quan trỉ trang mua bán rằng đang có một tài khoản kinh doanh lừa đảo mang tên chủ shop mà Hoa đã cả tin và bị nhiều khách hàng phản ánh. Hoa ngậm ngùi tiếc số tiền mình đã mất.
Không chỉ có người mua mà đôi khi người bán cũng lâm vào những tình cảnh éo le. Bạn T.My (chủ shop ThoTho trên trang 123mua) cho biết “Có lần khách hàng hẹn mình đến địa điểm giao hàng, mình chờ nửa tiếng mà không thấy đến, gọi điện thì không bắt máy, tối về mình nhắn tin trách thì khách hàng ấy chỉ bảo là “Suy nghĩ lại rồi, không thích hàng ấy nữa nên không đi mua đâu!”Mua bán online sợ nhất là lúc khách hàng tự dưng đổi ý”. Còn anh chàng Như Hà kể trên cũng cho biết “Mình thường mua lại hàng từ nguồn hàng nhập khẩu bên Trung Quốc, nhưng cũng có khi mình đặt mua mẫu này mà họ lại gửi mẫu khác, trong khi khách hàng của mình đã đặt cọc hết cả. Do đó các bạn nên lưu ý, khi mua mối thì nhớ đến tận nơi check hàng, đặt trước chỉ 50-75% số tiền thôi, khi nào lấy được hết hàng thì mới đưa nốt”
Các bạn cũng đừng nên chủ quan trong việc chọn mua vì hình thức khá dễ dàng thì sẽ có khá nhiều shop hàng kém chất lượng. Đây cũng là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý mạng xã hội vì rất khó để kiễm soát hết. Với một xu hướng bán hàng thông minh, bạn cũng nên có một cái đầu thông minh để chọn lựa cho mình những gì là tốt nhất. :KSV@04:
 
Mua hàng trên mạng bạn phải bị 1 vài lần mới có kn dc.
 
×
Quay lại
Top