Một số kinh nghiệm học tập sáng tạo

Bùi Tiến Dũng

Thành viên
Tham gia
22/6/2013
Bài viết
1

Bạn đang học tập, nhưng phương pháp chưa đúng

  • Bạn đã có 1 kế hoạch học tập chi tiết và khoa học.
  • Bạn cũng đã đặt ra những mục tiêu cho mình trong học tập.
  • Bạn đã thực hiện kế hoạch.
Nhưng....

  • Bạn chưa hoàn thành kế hoạch học tập của mình, hoặc chật vật lắm mới làm tốt được kế hoạch học tập đó.
  • Bạn chán nản vì không đạt được mục tiêu.
  • Bạn không muốn nhìn lại kế hoạch và nghĩ rồi ngày mai kế hoạch học tập sẽ không thực hiện được nữa
Mình tin chắc rằng:
Bạn chưa có phương pháp học tập sáng tạo.

Mình cũng đã từng như bạn, bế tắc trong phương pháp, sai lầm trong cách thực hiện. Nhưng khi đọc và áp dụng những mẹo học hay, những phương pháp sáng tạo, mình đã khắc phục được và thực hiện đều vượt các kế hoạch đề ra. Dưới đây mình giới thiệu một số phương pháp học tập cực sáng tạo của những thủ khoa, á khoa..

1. Phương pháp ghi nhớ sáng tạo trong học tập
- Đối với mỗi nội dung học tập, đều cần có những nội dung phải ghi nhớ, học thuộc lòng, và mức độ ghi nhớ mỗi nội dung cũng khác nhau. Có nội dung phải nhớ câu chữ như các bài văn, thơ, đoạn trích, cú pháp tiếng Anh, cũng có nội dung chỉ nhớ bản chất của nó như các phương pháp chứng minh trong toán học. Vì vậy bạn cũng phải có cách nhớ khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp học thuộc hay.

a. Phương pháp đối với các môn khoa học tự nhiên khối A:

Bạn cần 1 phương pháp ghi nhớ
- Bạn đừng cố gắng nhớ chính xác từng định nghĩa, định lý, hệ quả..hãy đọc qua nó, để biết cần chứng minh 1 điều, bạn phải lấy công thức, định nghĩa ở đâu. Rồi bắt đầu với 1 bài thực hành và chuẩn bị những tài liệu liên quan. Làm đến chỗ nào, bạn lấy sách ra, áp dụng công thức, đối chiếu lại định nghĩa.
- Chỉ 3 lần như vậy bạn đã thuộc qua 1 đến nhiều kiến thức mà không cần nhớ 1 cách khô khan.
b. Phương pháp đối với các nội dung có nội dung dài.

- 1 cách nhớ rất tốt cho các môn có nội dung dài mà mình đã áp dụng, đó là tìm những từ trọng điểm trong 1 đoạn văn dài cần nhớ, còn các nội dung khác, hãy tự đắp bằng kiến thức khi học trên lớp và nghiên cứu tài liệu:
Ví dụ như 1 đoạn văn: "Rừng xà nu bị đạn đại bác của quân thù tàn phá chịu bao đau thương mất mát có khác gì dân làng XôMan, người bị tra tấn dã man người bị giết hại. Cây xà nu ham ánh sáng mặt trời có khác gì dân làng XôMan bộc trực ,thích tự do ,có sức chiến đấu mãnh liệt".
Bạn có thể viết ngắn lại: "Rừng xà nu đau thương như dân làng xô Man, cây xà nu ham ánh sáng như dân làng thích tự do". đánh dấu những từ mang tính chất quyết định trong câu, và từ câu ngắn gọn này, hãy thêm nội dung bằng chính sự phong phú trong câu văn, bài văn đã được học.

c. Phương pháp ghi nhớ một cách tự nhiên

Bạn có thể tự áp dụng đối với các nội dung. Phương pháp này, nói đơn giản là học trong quá trình chơi, học trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, một kiểu học thụ động nhưng không nhàm chán. Ví dụ như để học từ mới trong tiếng Anh, thay vì phải học thuộc lòng, bạn hãy để từ mới xuất hiện liên tục trong cuộc sống: Mình đã từng dán giấy lên tất cả các đồ vật trong nhà bằng chữ Tiếng Anh (giờ vẫn còn từ Watching television trên cái ti vi cũ), bắt cô em gái khi nói chuyện phải nói những từ tiếng anh đã được học (tất nhiên mình kém hơn rồi). Thậm trí viết nội dung học, làm bài tập toán, văn...xen các từ tiếng anh đã biết.
Đây là 1 cách thức nhỏ, để tránh sự nhàm chán, bạn đừng áp dụng vào cuộc sống trong giao tiếp, và đừng có nói nửa tiếng Việt, nửa tiếng Anh vì sự trong sáng của tiếng việt nữa

d. Đừng bao giờ bỏ qua những mẹo vặt

Ví như bạn gặp phải nó
Với bảng phân loại tuần hoàn hóa học, những câu sau đây bạn sẽ phân biệt được chất nào đứng trước Hydro: "Khi nào cần may áo giáp sắt phải nhìn sang phố, hỏi cửa hàng Á Phi Âu"
Có nghĩa là: K - Na - Ca - Mg - Ag - Zn - Fe - P - Ni - Sn - Pb - H - C - Hg-Ar - Pt - Au.
Hãy học ngay, bởi có thể trước khi gần đất, xa trời, bạn vẫn có thể đọc nó luôn.

2. Luôn áp dụng sự liệt kê, so sánh và lựa chọn phương pháp ngắn nhất trong học tập.

- Liệt kê: để làm 1 bài tập thực hành, trước kết hãy liệt kê tất cả các phương án, các cách thức có thể có. Ví dụ: để chứng minh 2 đường thẳng song song, trước hết liệt kê tất cả các cách chứng minh 2 đường thẳng song song, dù có thể bạn biết ngay có những cách không áp dụng được.
Sau khi làm xong 1 bài, tiếp tục liệt kê thêm các cách làm 1 bài đó nữa, thậm trí nó là 1 đường vòng. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, bạn đã đi được vấn đề 1 cách trọn vẹn... đủ sức lý giải phương pháp nào là tốt nhất cho 1 bài tập.
- So sánh: Là bước sau liệt kê, với 1 loạt các hoạt động liệt kê, bạn phải so sánh, phân tích các cách để tìm cách nào tốt nhất.
Với sự so sánh, bạn thấy các bài tập hao hao giống nhau thì hãy làm lướt qua để tập trung cho những nội dung trọng điểm mới.

3. Thi đấu: 1 phương pháp học nhóm rất hay.
- 1 nhóm học gồm 5 người, 4 người học sàn như nhau, bắt đầu 1 cuộc đấu: Chọn 1 trang bất kỳ trong bộ đề ôn thi đại học, lấy 1 bài tập liên quan đến nội dung của ngày hôm đó. Bắt đầu đọc đề, tính thời gian và làm. Bạn đã từng làm thế, tôi biết...cảm giác lúc thi đấu: Sôi sùng sục, vội vã, máu lửa giống như 1 bài kiểm tra và cuối cùng là cay cú nếu thua... nó làm ta thúc đẩy hơn nữa việc nghiên cứu và quan trọng hơn, trao đổi được nhiều phương pháp hay, cách tiếp cận vấn đề khoa học.

4. Luôn đặt cho mình những giải thưởng
- Mình không phải là 1 người học tập thật giỏi như các thủ khoa, á khoa, nhưng mình đỗ đại học với 1 điểm tối ưu, ngoài ra mình còn là 1 game thủ có thứ hạng, 1 con nghiền truyện tranh nhật bản (đọc hết bộ conan, hecman, sogoku, 7 viên ngọc rồng, dấu ấn rồng thiêng, doremon...). Một thành công mình nghĩ, là mình đặt mục tiêu, và sau khi hoàn thành mục tiêu mình phải giải trí. Cũng chính vì thế, mình luôn thôi thúc phải hoàn thành công việc để được đọc truyện, đánh game. Tất nhiên, không làm bài tập xong thì ...nghỉ hết.
* Mình có 1 blog nhỏ về học tập mời các bạn ghé thăm
https://phuongphaphoctaptot.blogspot.com
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Học theo nhưng phải biết lựa chọn... ^^
Nhưng thường nói là một chuyện, làm dc lại là một chuyện khác! Nhỉ

sua may tinh
 
phải biết quản lý và phân bố thời gian đó là điều quan trọng nhất mà bạn cần cho bất kì một công việc thành công nào không ngoài việc học.
 
×
Quay lại
Top