Một lời nói dối diệu kỳ – Tại sao nói dối với những đứa trẻ về sự tồn tại của ông già Noel lại khôn

Shino chan

╰(*´︶`*)╯
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2017
Bài viết
2.225
Lòng tin vào những người trưởng thành của con trẻ có thể bị hủy hoại khi những đứa trẻ biết được câu chuyện về ông già Noel trong lễ Giáng Sinh chỉ là một câu chuyện trong tưởng tượng.

ong-gia-noel.jpg

Một tháng trước Giáng Sinh, mọi trẻ em trên toàn thế giới đều háo hức mong chờ sự xuất hiện của ông già Noel. Chuyện kể rằng có một người đàn ông trong bộ đồ màu đỏ cùng với bộ râu dài trắng, bay từ trên bầu trời xuống để mang những món quà thân thương tới các em nhỏ trong dịp Giáng Sinh, đây là câu truyện đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thế nhưng những nhà tâm lý học lo ngại rằng “lời nói dối về ông già Noel” có thể gây hại tới những đứa trẻ trong thời gian dài.

Ông già Noel hiện hữu trong trí tưởng tượng trẻ thơ và biến Giáng Sinh trở thành khoảnh khắc kỳ diệu, nhưng điều này sẽ dẫn tới một nỗi thất vọng ghê gớm khi chúng nhận ra những phút giây hạnh phúc đó lại được dựng lên từ sự dối trá.

Bài viết trong Lancet Psychiatry- một trong số những tập san chuyên đề quan trọng của The Lancet, nhà tâm lý học Christopher Boyle và nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần Kathy McKay nói rằng điều này có thể hủy hoại niềm tin của những đứa trẻ với cha mẹ chúng. Họ phân tích rằng“Nếu những bậc phụ huynh có thể nói dối về một điều quá thiêng liêng và kỳ diệu như thế, liệu họ có còn đáng tin với tư cách là những người bảo vệ tri thức và sự thật?”

Nền tảng đạo đức trong vấn đề nói dối trẻ em

Những nhà nghiên cứu từ trường đại học Exeter và đại học New England (Úc) cho rằng lời nói dối về ông già Noel đặt ra vấn đề đạo đức trong việc nói dối những đứa trẻ.

Trong một vài trường hợp, việc nói dối có thể được coi là chính đáng. Đó là những lời nói dối vô hại, nó có thể ngăn cản được những cảm xúc đau buồn đáng thương từ trẻ nhỏ. Được viết bởi những nhà nghiên cứu: “Một đứa trẻ đã có nhận thức về mặt tình cảm, khi ta nói với chúng rằng chú thú cưng đã qua đời của chúng sẽ đi tới một nơi nào đó đặc biệt (có thể coi là thiên đường động vật) thì có lẽ tốt hơn việc chúng ta nói ra sự thật phũ phàng rằng nó sẽ tiếp tục chu trình các-bon của mình và sẽ sớm bị phân hủy”

Tuy nhiên, những lời nói dối lớn được lặp đi lặp lại (như lời nói dối về ông già Noel) từ những người trưởng thành xung quanh trẻ nhỏ, có thể làm chúng bối rối rằng liệu nói dối có thực sự là hoàn toàn tồi tệ và sai trái hay không. Điều đó khiến chúng đặt ra câu hỏi rằng có phải chăng những điều khác mà người lớn từng nói với chúng cũng không phải sự thật.

“Nếu những người trưởng thành nói dối về ông già Noel, mặc dù là điều đó luôn hướng đến thiện chí, ý nghĩa tốt đẹp nhưng còn điều nào khác có thể là một lời nói dối nữa? Nếu ông già Noel không có thật thì những nàng tiên có thật hay không? Phép thuật có thật không? Và cả Chúa nữa?

Số lượng cuộc nghiên cứu về vấn đề này vẫn còn hạn chế, nhưng hai nhà khoa học trên đã chỉ ra rằng những điều đó có thể gây nên những ảnh hưởng lâu dài mà ta chưa hề nghĩ đến tới những đứa trẻ, như ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ và nhận thức của chúng về đạo đức, cái gì đúng và cái gì là sai.

Một vài nhà nghiên cứu đã có những tranh luận rằng việc phát hiện ra sự thật về ông già Noel và hiểu được rằng đôi khi cha mẹ có thể nói dối cũng là những ảnh hưởng tích cực: Điều đó có thể làm tăng sự hoài nghi của những đứa trẻ, nó sẽ giúp chúng như những người trưởng thành thực sự.

Những quan niệm đáng sợ

Hai nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng rất nhiều phụ huynh cũng đã dùng ông già Noel như một lời “răn đe” với trẻ – nếu chúng không ngoan ngoãn thì sẽ không được ông tặng quà. Sử dụng lời nói dối như một công cụ để ép trẻ cư xử đúng mực có lẽ không phải là một phương pháp nuôi dạy tốt.

Nhiều nhà nghiên cứu thắc mắc rằng: “Đó là một phương pháp rèn luyện kỷ luật được sử dụng bởi rất nhiều những người trưởng thành và nó có tác dụng kéo dài tới tận ngày Giáng Sinh. Mọi đứa trẻ đều hiểu rằng chúng không thể lẩn tránh chế độ giám sát chẳng thua kémCơ quan An minh Quốc gia của ông già Noel từ tận Bắc Cực. Thế nhưng ai trong số chúng ta có thể bảo đảm luôn cư xử tốt nếu bị theo sát mọi lúc mọi nơi như thế?”

Quan niệm về một lão già cùng lũ yêu tinh của mình luôn theo dõi và quan sát mọi nhất cử nhất động của ta nghe có vẻ hơi rùng rợn và nổi da gà khi xem xét với tư cách một người trưởng thành.

Khi người trưởng thành muốn được là những đứa trẻ

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng câu chuyện tưởng tượng về ông già Noel trong dịp Giáng Sinh thì không phải là một lời nói dối vô hại và điều đó có thể được nói vì những mục đích ích kỷ đem lại lợi ích cho cá nhân nào đó. Nó thực sự là cơ hội cho những bậc cha mẹ có thể quay trở về thời thơ ấu với khoảng thời gian mà họ đã đặt niềm tin vào những điều kỳ diệu.

Họ kết luận rằng: “Bằng cách tạo ra những lời nói dối về Giáng Sinh, người ta có thể tạo được cho mình niềm tin vào khả năngcó một thế giới tốt đẹp hơn và những khoảng thời gian tốt hơn (…) Dường như bằng cách tìm về lại thế giới kỳ diệu trong mơ đó, họ sẽ có được sự thoải mái như được trở về thời thơ ấu trong một khoảng thời gian ngắn ngủi, đó là một trải nghiệm vô cùng diệu kỳ với nhiều người. Ở thời đó, trí tưởng tượng được hưởng ứng và khuyến khích nhưng nay nó đã bị nuốt chửng vào một khoảng không gian và thời gian nào đó của thế giới người lớn.”

Dịch: Becat
 
thực sự thì mình vẫn chưa hiểu lắm về chuyện này:(
 
Cứ như Tết Việt mình là thích, được nhận lì xì, chả phải vỡ mộng lừa dối gì cả. Nhưng giờ lớn hết được nhận lì xì roài :KSV@15:
 
×
Quay lại
Top