Một chút không gian dành cho “papa”

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Với “mama” có rất nhiều ngày để thể hiện tình cảm của mình, nào là 20/10, mùng 8/3. Còn với những ông bố thì ngược lại ...
Ở một số nước có ngày của Cha, nhưng ở Việt Nam thì ngày này vẫn còn khá “im hơi lặng tiếng”. Hậu 20/10 — ngày dành cho mẹ, thì teen nói gì “ông bố tuyệt vời” của mình nhỉ?
ba.jpg
Trụ cột vững chắc của gia đình
Khi mẹ là người chăm lo cho teen từng bữa cơm đến bộ quần áo đi học, thì bố lại là người âm thầm phía sau theo dõi, định hướng cho teen biết nên làm gì. Không chỉ thế bố còn là người gánh vác tất cả những công việc to lớn trong gia đình, tạo cho mẹ và teen một cảm giác an toàn và ấm áp nhất. Khi nói đến trụ cột teen thường nghĩ ngay đến việc “papa” phải là người kiếm tiền giỏi đủ để trang mọi thứ, nhưng trụ cột không có nghĩa chỉ là kinh tế mà chỗ dựa về tinh thần còn quan trọng hơn rất nhiều.
Thùy (19t) tâm sự “trong nhà bố luôn là người biết cách giải mọi chuyện như thế nào là hợp lí. Vì thế mẹ tớ luôn rất tin tưởng vào bố. Khi có chuyện gì khó khăn hay rắc rối mẹ đều tâm sự với bố. Bởi đơn giản là bố sẽ cho mẹ biết câu trả lời mẹ cần. Đây chính là điều khiến mẹ yêu bố nhất. Mẹ nói “ở bên bố, mẹ có cảm bình yên, mọi buồn phiền lo lắng đều tan biến.”
Còn với Huy (17t), bố luôn là một người đàn ông cứng rắn và mạnh mẽ, nhưng cũng không thiếu phần tình cảm. “Đã có thời gian gia đình lao đao vì kinh tế khó khăn. Nhưng bằng nghị lực và trách nhiệm của mình, hơn hết là tình cảm của bố dành cho mẹ và anh em chúng tớ mà bố đã vượt qua mọi khó khăn để mẹ và chúng tớ bằng bạn bằng bè, không phải chịu thốn thiếu.”- Huy nói.
Thực sự những hi sinh của bố dành cho gia đình không có gì sánh nổi.
“Đồng minh” của teen trong mọi việc
Dù bất kể teen làm việc đó là đúng hay sai . Bố luôn là người nhìn mọi việc theo những chiều hướng khác nhau. Suy xét chúng trên nhiều góc độ, chứ không như mẹ. Nhiều khi mẹ chỉ mới nghe teen làm sai mà không cần biết nguyên nhân hay vì lí do gì đã trách mắng chúng ta. Bố không hay quát như mẹ, nhưng những gì bố khuyên dạy thì lại được teen “hiểu” rất nhanh và nhớ rất kĩ. Dù trước mặt mẹ, bố vẫn “bênh” và “bào chữa” cho “tội lỗi” của teen nhưng sau “lưng mẹ” thì bố không bỏ qua cho teen đâu nhé! Chỉ có điều là cách “luận tội” của bố khiến cho teen tâm phục khẩu phục nhận lỗi, và từ chắc chắn sẽ không tái phạm nữa.
Nga (18t) nói “vẫn nhớ năm lớp 9 mình được vào đội tuyển thi HSG của trường, nhưng khi đi thi thì không đạt giải. Mình sợ mẹ mắng lắm, nên tối muộn mới dám về nhà. Đúng như dự đoán, mẹ rất tức giận và đã mắng mình. Nhưng bố thì không. Bố cho phép mình lên phòng trước. Trước khi đi ngủ, bố còn vào an ủi, động viên mình lần sau cố gắng hơn. Không chỉ thế thôi đâu, bố còn giúp mình nhận ra về muộn như thế là sai vì làm cho bố mẹ lo lắng. Bố vỗ về mình như khi còn bé khiến mình quên “béng” đi nỗi buồn vì mẹ mắng. Ngạc nhiên hơn là sáng hôm sau mẹ không hề mặt giận với mình nữa, mà còn nấu cho bố con tớ một bữa sáng thật tuyệt vời.”
Hay mới gần đây nhất thôi nhé! Ngày 20/10, teen muốn tạo cho mẹ một bất ngờ? Để đạt được “mục đích” này thì dĩ nhiên nhiều teen phải cần đến sự giúp đỡ của “papa” rồi. Chắc chắn trong số chúng ta có “một số lượng kha khá” teen cần sự trợ giúp từ bố để nấu tặng mẹ một bữa cơm, hay hai bố con cùng nhau lên kế hoạch, mua hoa cùng với quà kèm theo những lời chúc yêu thương dành cho mẹ. Khiến mẹ “rơi” nước mắt hạnh phúc.
Một người “cực kì” tâm lí
Nhiều teen đồng ý với ý kiến, bố thường tâm lí hơn mẹ. Bất kể đó là teen girl hay teen boy. Bố luôn là người đứng giữa và biết cách dung hòa những mâu thuẫn giữa mẹ và con cái.
Tùng (20t) cho hay “mình thích một cô bạn cùng lớp vào năm cuối cấp. Thỉnh thoảng chúng tớ có đi chơi với nhau. Không hiểu vì sao mẹ mình biết. Thế là mẹ cấm hai đứa không được chơi cùng nhau nữa để khỏi làm ảnh hưởng tới học tập. Lúc đó, mình suy nghĩ chưa chín chắn, nên cãi lại mẹ. Hai mẹ con giận nhau mất mấy ngày. Phải cho tới khi bố đi công tác về, bố làm “quan tòa” xử án, tác động bên này một tí, bên kia một tẹo. Bố làm cho mình hiểu vì mẹ lo lắng cho tớ nên mới thế, cãi lại mẹ là mình không đúng. Bố nói “bố sẽ ủng hộ con. Nếu con giữ vững thành tích học tập của mình và không đi quá giới hạn với bạn ấy.” Còn về phía mẹ, bố đã làm mẹ xuôi lòng và yên tâm về cậu trai của mình.”
Không chỉ thế thôi đâu. Bố còn là người biết khi nào xe máy của mẹ cần thay dầu để đem ra tiệm cho mẹ. Bố luôn biết mẹ thích hoa hồng, nên tự tay bố trồng cả khóm hoa tặng mẹ. Thỉnh thoảng bố còn mua những món quà be bé tặng mẹ nữa cơ.
Còn với teen thì sao nhỉ? Bố như một người bạn vậy. Bố biết cách gợi cho teen tự nói ra những vấn đề riêng của mình, kể cả chuyện tình cảm gà bông với cô/cậu bạn lớp kế bên. Bố luôn đủ kiên nhẫn để nghe ta tâm sự. Nhiều khi bố không đưa ra khuyên cho teen nên làm thế nào là đúng, chỉ cần một câu “cố lên con trai của bố! Bố tin là con sẽ làm được.” Chỉ đơn giản vậy thôi, cũng cho ta thêm nghị lực và niềm tin.
Hoàng (19t) tâm sự “lần đầu tiên tớ bị bạn ấy từ chối. Tớ buồn lắm. Cả ngày tớ chỉ ở trong phòng, im lặng. Tối đó, bố đã kể cho tớ nghe về chuyện tình của bố trước khi gặp mẹ. Bố cũng từng trải qua những lần thất bại như vậy. Và bố nói “có thể bạn ấy không phải là người thuộc về con. Đến một lúc nào đó, người con cần sẽ đến. Đừng từ bỏ. Như bố vậy, mẹ mới là một nửa của bố, dù bố gặp mẹ sau rất nhiều cô gái khác.” Bố đã quàng vai tớ như hai bạn vậy. Mình thấy thật may mắn khi có một người cha tâm lí như thế!”
Trên những trang báo đầy ắp những bài viết cho mẹ trong những ngày phụ nữ Việt Nam hay ngày quốc tế phụ nữ. Và teen cũng thật dễ dàng khi muốn thể hiện tình cảm dành cho mẹ. Nhưng về phần cha thì lại khác. Teen thường ít khí bộc lộ tình cảm của mình ra bên ngoài mà chỉ giấu kín trong lòng thôi. Phải chăng đó là sự “thiệt thòi” của những người bố tuyệt vời nhỉ?

Lê Thị Thủy
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
hehehehehehe
thế giới có hai nửa, chỉ có ngày 8-3, 20-10 là dành cho phái yếu thôi => tất cả các ngày còn lại không dành cho phái yếu =>.........
 
×
Quay lại
Top