Môn Văn: Đề thi hấp dẫn, vừa sức

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Kết thúc buổi thi môn Ngữ văn, môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiêp THPT 2013, nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi với tâm trạng hào hứng. Theo nhận định chung của nhiều giáo viên và thí sinh, đề Văn năm nay vừa sức, đặc biệt có phần đề mở về vấn đề xã hội khá hấp dẫn và mới lạ.

Xúc động với đề thi phần nghị luận
Theo ghi nhận của phóng viên, tại TP. HCM, tại các hội đồng thi, hầu hết các TS đều có mặt từ rất sớm để nghe quy chế và xem số báo danh, sơ đồ phòng thi. Tại Hà Nội, theo ghi nhận của phóng viên tại một số điểm thi như THPT Đống Đa, THPT Cầu Giấy, THPT Yên Hòa, các TS dự thi với tâm trạng khá thoải mái.

Kì thi mở đầu với môn Ngữ Văn, thời gian làm bài 150 phút. Theo nhận xét của nhiều TS, đề thi khá dễ, không đánh đố học sinh. TS Nguyễn Việt Đức, học sinh lớp 12CT, trường THPT Nguyễn Hữu Huân (quận Thủ Đức- TP HCM) vui mừng cho biết: “Đề thi có nội dung khá dễ, nếu ai học bài là đều làm được hết”. TS Nguyễn Trung Hiếu, trường THPT Thủ Đức (TP HCM) chia sẻ: “Với 2 câu hỏi ở phần chung dành cho tất cả thí sinh và một câu hỏi tự chọn chúng em làm ít nhất là được 5 điểm”.

Đề thi, ngoài các câu phân tích về tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn, "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (hoặc phân tích đoạn thơ trong "Đất nước", trích trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm với chương trình nâng cao) thì phần nghị luận về hành động cứu người của em Nguyễn Văn Nam- học sinh lớp 12T7 THPT Đô Lương 1 đã cứu được 4 học sinh khi bị đuối nước dưới sông, khi đẩy được em thứ 5 vào bờ thì Nam kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi, đã gây ấn tượng mạnh với nhiều TS.

TS Đỗ Doãn Hùng- THPT Cầu Giấy- Hà Nội vui vẻ: Em rất xúc động khi đọc câu hỏi này. Hành động của bạn Nam cứu các em học sinh lớp dưới ở Nghệ An mới diễn ra gần đây khiến nhiều người như chúng em rơi nước mắt. Bản thân em thấy những hành động như bạn bây giờ ít người có tấm lòng cao cả như bạn.

“Bản thân em cũng phải nhìn lại mình đã làm được những gì tốt, chưa tốt. Những việc em nghĩ mình có thể làm đơn giản bắt đầu bằng giúp người ngoài đường khi họ gặp khó khăn hay giúp người bị tai nạn giao thông”, TS Đỗ Doãn Hùng cho biết thêm. Không những TS ấn tượng với đề thi mà nhiều giáo viên cũng có chung nhận định, đề thi khá hay, vừa sức với phần đông học trò. Tuy nhiên, TS muốn đạt điểm cao thì câu hỏi phần nghị luận cần có sự phân tích, lập luận rõ ràng, cảm xúc chân thực.

“Nhận định chung của các TS tại điểm thi này là đề theo hướng mở và không yêu cầu học sinh phải học thuộc lòng một cách máy móc. Đề thi đòi hỏi vốn kiến thức trong sách vở và thực tế vững, đối với học sinh trung bình khó có thể hoàn thành bài thi trọn vẹn” là ý kiến của cô Nguyễn Thị Phương Hoa- giáo viên trường THPT Phú Xuyên- Hà Nội.

Theo ghi nhận của PV, tại hội đồng thi trường Lomonoxop (Hà Nội), không có học sinh nào ra sớm. Phần lớn các thí sinh cho biết, đề thi Văn năm nay khá thú vị phần câu nghị luận, đề vừa sức, sát với chương trình sách giáo khoa. Các em đều tươi cười khi được hỏi về bài thi.
Em Lý Thị Ly, học sinh trường chuyên Sư phạm Hà Nội I cho biết: “Đề thi năm nay bám sát với chương trình sách giáo khoa, chỉ có phần câu nghị luận khác với mọi năm. Câu hỏi mở về vấn đề xã hội vừa xảy ra vào 30/4, câu này mang tính thời sự, rất hấp dẫn. Em làm được hết, em nghĩ là em làm được khoảng 7 điểm”.
925490-1370147057-de-thi-mon-van-4.jpg
Thí sinh Nguyễn Thị Thu Trang cho biết: “Đề thi Văn vừa sức, hấp dẫn”
Đồng ý kiến với Ly, em Nguyễn Thị Thu Trang, học sinh trường chuyên Sư Phạm Hà Nội I cũng cho rằng, đề văn hấp dẫn nhất là câu 2, phần nghị luận. Trang cho biết: “Em thi khối C, với đề thi này thì không khó, đối với các bạn có sức học trung bình cũng có thể làm tốt. Phần đề thi tự chọn, em chọn câu 3b theo chương trình nâng cao. Theo em, để kiếm 5 điểm phần này khó, bài thơ Đất nước là bài khá khó, câu này vấn đề không có nhiều để nói, để đạt điểm tối đa phải mở rộng khá nhiều. Em muốn thử sức mình nên đã chọn câu thuộc phần chương trình nâng cao. Em nghĩ mình sẽ được 8 điểm với đề văn này…”.

Tại hội đồng thi Lomonoxop, hiện tượng dùng phao thi hầu như không có. Bạn Nguyễn Phương Mai, học sinh trường Hermann Gmeiner cho biết: “Phòng thi của em không có hiện tượng quay cóp, các bạn làm bài nghiêm túc, các thầy cô trông thi khá chặt”.
925490-1370147057-de-thi-mon-van-1.jpg
Tại hội đồng thi Lonomoxop không có thí sinh nào ra sớm
Hội đồng coi thi Trường THPT Trần Quốc Tuấn (Từ Liêm, Hà Nội) cũng không có thí sinh nào ra trước giờ quy định. Phần lớn thí sinh đều cho rằng đề bài ở mức trung bình, không quá khó.
Thí sinh Nguyễn Văn Kiên, trường PT Năng khiếu Thể thao HN cho biết: “Đề vừa sức, không quá khó đối với em. Tuy nhiên, phần câu tự chọn hỏi về nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, có một số chi tiết em làm chưa sâu…”.
Trong khi đó, em Nguyễn Tuấn Anh, học sinh trường PT Năng khiếu Thể thao HN lại cho rằng đề thi Văn khá khó: “Đề thi em được có hai câu, phần tự chọn em chưa làm được. Với em, đề khá khó”.
Theo ghi nhận của phòng viên, vào cuối buổi thi, hầu hết các thí sinh đều ra về với tâm trạng vui vẻ. Nhiều em còn tỏ rõ sự vui mừng vì đã hoàn thành tốt môn thi đầu tiên.
925490-1370147057-de-thi-mon-van-7.jpg
Theo nhận định của học sinh đề năm nay vừa sức, phần nghị luận
mang tính thời sự, hấp dẫn
Cô Trần Thị Thuấn, tổ trưởng tổ Ngữ văn Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) nhận xét: “Đề văn nằm trong hướng ra đề chung của những năm gần đây, bao quát được kiến thức cơ bản, vừa sức với hầu hết học sinh”.


Theo cô Thuấn, câu 1 có hướng hỏi khá hay về chi tiết “thái độ của bà mẹ Hạ Du khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình” và ý nghĩa của vòng hoa ấy. Câu hỏi không chỉ kiểm tra kỹ năng đọc hiểu đơn thuần mà còn kiểm tra kỹ năng nắm chắc văn bản, ý nghĩa của chi tiết. Học sinh không thể học tủ với dạng câu hỏi như vậy. Câu 2 là câu hỏi mở mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Học sinh thể hiện cách suy nghĩ, nhìn nhận của mình về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam, một nhân vật, hiện tượng có thật ở thực tế. Từ đó, các em suy ngẫm về cuộc sống của mình, thêm niềm tin vào điều tốt đẹp trong mỗi người. Phần riêng và tự chọn là những câu hỏi cơ bản, mang tính truyền thống, nằm trong chương trình ôn luyện thường xuyên của học sinh. Nếu học sinh chăm chỉ sẽ làm tốt và ghi điểm cao ở dạng đề này.


Tại TP.HCM, theo nhận định chung của nhiều thí sinh, đề thi năm nay theo hướng mở và không yêu cầu học sinh phải phụ thuộc quá nhiều vào sách giáo khoa, chỉ cần chăm chỉ một chút và có kiến thức thực tế vững là có thể hoàn thành tốt bài thi đối với học sinh trung bình. Em Anh Thi – Trường THPT Trần Hữu Trang (quận 5) cho biết: “Đề thi năm nay tương đối dễ hơn đề thi năm ngoái, câu 1 thì bọn em đã được học kỹ khi ôn thi, phần tự luận cũng được chuẩn bị tốt, chỉ có câu thứ 2 là khá bất ngờ, cũng may em đã đọc tin về bạn Nguyễn Văn Nam nên câu này em làm cũng khá tốt”.


925490-1370149527-thi-tot-nghiep-mon-van.jpg
925490-1370149527-thi-tot-nghiep-mon-van-1.jpg

Nhiều nhóm thí sinh tập trung bàn luận về đề Văn sau khi kết thúc thời gian làm bài
925490-1370149527-thi-tot-nghiep-mon-van-2.jpg


925490-1370149527-thi-tot-nghiep-mon-van-3.jpg
Nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt các thí sinh sau khi kết thúc môn Văn
Em Thanh Tuyền – Trung tâm giáo dục thường xuyên Chu Văn An (quận 5) chia sẻ: “Đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái, chỉ cần ôn bài kỹ một chút là có thể làm được, trong phòng của em có khá nhiều bạn làm xong trước thời gian”.


Đặng Quốc Anh, học sinh lớp 12A4 trường THPT Hồng Hà cho biết em hoàn thành bài thi tương đối dễ dàng. "Em cảm thấy rất vui vì đã hoàn thành phần thi một cách tương đối dễ dàng. Câu 1 và câu 3 là hai câu dễ lấy điểm nhất. Khó khăn nhất vẫn là câu nghị luận xã hội vì nó đòi hỏi nhiều kiến thức xã hội và đọc nhiều sách báo. Nhưng dù sao, em đã hoàn thành tốt phần thi sáng nay rồi. Tâm trạng lúc này khá là thoải mái, trái ngược với lúc bắt đầu thi. Chiều nay thi Hóa là môn sở trường của em nên em không lo lắng nhiều lắm".
925490-1370150410-dang-quoc-anh.jpg
Đặng Quốc Anh vui vì làm bài thi môn Văn khá dễ dàng
Em Đỗ Thị Ngọc Diễm (12A12, trường THPT Phú Nhuận) nhận định: "Câu hỏi trong kỳ thi năm nay bám sát cấu trúc của một đề thi. Nó lại khá cân bằng, có 1 câu ở học kỳ 1 và một câu ở học kỳ 2. Trong đó câu 1 là câu dễ lấy điểm nhất vì nó chỉ yêu cầu tái hiện lại kiến thức mà thôi. Riêng câu nghị luận xã hội ngoài cách làm bài đã được học, đòi hỏi học sinh phải có kiến thức xã hội, đọc nhiều sách báo… Em thấy một học sinh trung bình khá thì vẫn có thể vượt qua buổi thi sáng nay tương đối dễ dàng".
925490-1370150410-do-thi-ngoc-diem.jpg
Theo em Đỗ Thị Ngọc Diễm, học sinh trung bình khá thì vẫn có thể vượt qua buổi thi sáng nay tương đối dễ dàng Em Trịnh Trung Anh (12A11, trường THPT Phú Nhuận) hớn hở khoe: "Em cảm thấy vui và tự tin hơn khi hoàn thành môn thi đầu tiên vì em đã làm bài khá tốt. Trước khi thi, em cảm thấy khá là lo lắng vì em học chuyên khối A. Mặc dù khi học bài em đều học hết những nội dung có thể ra thi nhưng đã học sâu hơn tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Câu này lại xuất hiện trong đề (câu 5 điểm) nên em hoàn thành khá suôn sẻ. Ngoài ra, câu 1 cũng là câu dễ dàng để các bạn lấy điểm. Vì chiều nay thi môn Hóa là môn chuyên của em, cộng với kết quả này nữa nên em cảm thấy rất tự tin".
925490-1370150410-trinh-trung-anh.jpg
Em Trịnh Trung Anh tự tin hơn sau khi hoàn thành tốt môn thi đầu tiên
Trong khi đó, em Võ Hoàng Hoài Anh 12A4, trường THPT Phú Nhuận cho biết, việc làm tốt bài thi môn Văn sáng nay khiến em có động lực để thi môn tiếp theo. Hoài Anh chia sẻ: "Em là dân khối D nên môn Văn cũng là một trong những môn em học tương đối khá. Đề thi năm nay lại tương đối dễ nên em hoàn thành bài thi cũng rất hoàn chỉnh, trên 70%. Em cảm thấy hài lòng với phần thi này và nó là động lực để em thi môn tiếp theo vào chiều nay. Môn Hóa vốn là sở đoản của em, nhưng chắc chắn kết quả của môn Văn như thế này sẽ làm em thấy tự tin và thoải mái hơn".
Phao thi vẫn “dập dềnh” quanh trường thi


Dù theo nhận định chung quen thuộc là đề thi sát với chương trình, vừa sức và có tính thời sự, đòi hỏi kiến thức thực tế, hiện tượng phao thi vứt tràn làn xung quanh khu vực trường thi vẫn dến hẹn lại lên.

Nhận định dễ nghe là vậy, nhưng hiện tượng phao thi vẫn trắng xóa các tụ điểm thi sau giờ làm bài. Một số trường trên địa bàn Hà Nội như THPT Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất), THPT Tân Lập (Đan Phượng), THPT Trần Quốc Tuấn (Từ Liêm), phao thi tràn lan bên ngoài cổng trường hay dọc các tuyến đường xung quanh trường.

925490-phao-thi-anh-7.jpg

925490-phao-thi-anh-8.jpg
Phao thi bên ngoài THPT thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Ảnh: Vietnamnet

925490-phao-thi-anh-2.jpg


925490-phao-thi-anh-3.jpg

Phao thi xuất hiện quanh hội đồng thi trường THPT Phùng Khắc Khoan. Ảnh: Tiền phong

925490-phao-thi-anh-4.jpg
Bên ngoài trường THPT Tân Lập (huyện Đan Phượng) cũng xuất hiện phao thi. Ảnh: Tiền phong


Tại trường THPT thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), thí sinh ra khỏi cổng trường “thản nhiên” cầm phao thi trên tay, bàn tán về chuyện được dở tài liệu chép bài. Trong khi đó, để dọn dẹp “hiện trường”, ngay khi thí sinh ra về, nhân viên lao công cùng bảo vệ trường nhanh chóng tỏa đi các phòng thi, sân trường để thu hết “phao” vứt lại. Đây cũng không phải hiện tượng gì quá lạ, vì năm nào cũng thấy, đặc biệt là với những kỳ thi không quá mang tính quyết định con đường vào cánh cổng trường đại học.

Kỳ thi tốt nghiệp PTTH còn kéo dài hết ngày 3/6. Chưa biết năm nay có được coi là một kỳ thì dễ thở hơn với thí sinh không, vì dù thời tiết tương đối dễ chịu, song lại phát sinh ra một số quy định mới không biết thực hiện ra sao.




Giám thị vất vả hơn
Năm nay, điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT là TS được mang vào phòng thi những loại máy ghi âm, ghi hình dạng “3 không”, tức là không có loa và tai nghe; không có màn hình hiển thị hình ảnh và không có bộ phận chức năng truyền thông tin (qua bluetooth, wifi,...). Nhưng, theo phản ánh của nhiều giáo viên, quy định này gây khó cho giám thị.

“Giáo viên đâu phải là một chuyên gia về thiết bị nên không thể nào nhận biết được đâu là thiết bị được phép mang vào phòng thi và đâu là thiết bị không được mang vào, vô tình quy chế này của bộ làm khó giám thị coi thi. Bản thân tôi không thể phân biệt được đâu là máy ghi âm, đâu là máy ghi hình, chứ chưa nói gì đến các máy có chức năng “3 không” như trên”, cô Nguyễn Thị Phương Hoa nói.

Theo ông Nguyễn Huy Bằng- Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT, từ ngày 2 đến ngày 4-6-2013, Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức 10 đoàn thanh tra lưu động tiến hành thanh tra không báo trước kỳ thi tốt nghiệp THPT tại 15 địa phương trên toàn quốc, rải từ Bắc đến Nam. Đoàn thanh tra lưu động của Bộ sẽ thực hiện theo hình thức thanh tra đột xuất, không báo trước cho bất cứ một Hội đồng coi thi nào.

Tổng hợp nhiều nguồn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
mình học văn ngầu khiếp...=='
nhưng du sao đề này mình vãn làm đc..chep. chep
 
×
Quay lại
Top