Món ngon vùng Tây Bắc-update thường xuyên, mong mọi người ủng hộ.

Eridani

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
30/9/2010
Bài viết
59
I. XÔI NẾP NƯƠNG:
Ở Sơn La có món xôi nếp nương đặc sản nắm lại từng nắm chấm muối mè, muối đậu thật là ngon nhưng đặc biệt là nắm xôi xong, bàn tay vẫn sạch trơn không hề dính một chút nhựa nếp nào như các loại xôi nếp thông thường khác.

tre-nga--net-duyen-tham-cua-am-thuc-nha-san11.jpg

Xôi nếp nương gói trong tấm lá dong có một mùi thêm vương vấn của núi rừng cỏ cây. Bình dị quá, sao mùi thơm nếp xôi gói lá dong ấy vấn vít hồn ta đến vậy. Vợ đưa chồng đi đến đầu dốc cuối bản, mưa xuân giăng mờ mịt, chẳng nói một câu mà có cả ngàn lời tiễn biệt, vạn câu ước hẹn ngày về... Bản làng ta xa tít chân mây Tây Bắc, độ này chắc cũng mờ mịt như hôm ấy đây. Người vợ tấm cám đang mỏi mòn đỏ mắt chờ chồng trở lại. Mùa xuân chưa qua mà chồng vẫn xa biền biệt, người vợ ngồi bên bếp khêu lửa, ném thêm củi gỗ vào lò cho than hồng thêm đượm...

Mac-Khen.jpg

images

images

KSV.ME-muongvang11yj0.jpg


II. CƠM LAM-Quà miền Sơn cước

Ngược lên Tây Bắc, khách thập phương đi mỏi chân mới thấy bóng nhà sàn. Và khi chiều xuống thoảng ngửi thấy mùi cơm lam là bụng lại réo rắt cái đói. Lần nào đưa đoàn lên mảnh đất hiu hắt gió ngàn, cheo leo những núi ấy, tôi cũng phải tìm mua bằng được vài chục ống cơm lam về làm quà…
Dân làng Tây Bắc có thói quen ăn cơm lam vào mỗi buổi sang trước khi lên nương. Với người Thái, Tày, Nùng, Dao… cơm lam không chỉ được xem là thực phẩm chính cho phụ nữ sau khi sinh để làm tăng sữa mẹ và tránh các chất độc từ nồi kim loại mà còn là món ăn mang ý nghĩa tâm linh gắn với phong tục “vòng đời”: Họ quan niệm, phụ nữ sau khi sinh chỉ được ăn những ống cơm lam được cất giữ cẩn thận và treo cùng với nhau thai của đứa trẻ sơ sinh ngoài bìa rừng để báo với thần linh biết sự ra đời của đứa bé và cầu mong quan thần cai quản rừng núi che chở.

sieuthiNHANH2010060815823mdm2zjmwn245187.jpeg


Không phải chỉ người dân vùng cao mới trầm trồ tán thưởng, người dưới xuôi cũng dành cho những óng cơm lam thơm hương núi rừng này những tình cảm hết sức đặc biệt. Mỗi khi nhìn thấy ống cơm được nấu bằng lúa nếp nương đựng trong lòng những ống nứa non dài còn đọng nguyên từng giọt nước ngọt ngào, trong vắt chắt lọc bao tinh túy của trời đất trên bếp lửa chất đầy củi rừng, bập bùng giữa cõi mênh mông, linh thiêng, người miền xuôi lại không khỏi xao xuyến, thầm thì bảo nhau: “cơm lam món quà thô mộc mà dính người phải biết!”

sieuthiNHANH2010060815823yja0mmfhmd39458.jpeg


Gạo nếp vùng cao ngon nổi tiếng, đến nỗi “phụ nữ quên cả phần chồng”. Trước khi nấu cơm lam, người vùng cao mang gạo ngâm trong nước vài tiếng, y như người xuôi ngâm gạo làm bánh chưng. Làm vậy để khi gạo chín, hạt cơm sẽ rền và mịn. Muốn cơm thơm hơn, có thể tưới lên gạo hay chảy vào ống ít nước dừa để gạo dậy mùi. Người dẻo cao ăn cơm lam, gửi gắm vào những hạt gạo thấm đầy mồ hôi ấy mơ ước về một ngày mai tốt đẹp, an lành.

Để có một ống cơm lam ngon không dễ làm. Dân ở các tỉnh miền núi phía bắc thường dùng ống tre và nứa, vát một đầu mắt để làm cơm. Người dẻo cao truyền nhau: cơm lam muốn ngon, nên chọn loại nứa bánh tẻ thưa mắt, dài chừng 30 phân, nhỏ như tấm mía, dồn gạo vào ống, rồi dùng lá chuối non, đã hơ qua lửa nút lại. Những ống nứa vừa trải qua thời kỳ măng, còn đọng nước bên trong lớp giấy lụa mỏng tang, khi nướng trên lửa, xoay đều ống nứa như người xuôi nướng ngô, ống nứa sẽ ngả từ xanh mướt sang vàng của lửa rồi cháy xén vỏ cật. Những ống cơm, sau khi được róc bỏ lớp vỏ cật xén than, một lớp vỏ giữa trắng muốt, thơm mùi tre nứa, lớp vỏ lụa bọc một màu trắng ngà quanh những hạt cơm thơm ngọt nước núi rừng mà khoác lên cả hồn người Tây Bắc. Ăn cơm lam chấm với muối vừng hay sang trọng với thịt gà, lợn rừng thì không gì thú vị hơn.

sieuthiNHANH2010060815823yjm1otc1nd50520.jpeg


Món ăn lạ, đẹp lại hấp dẫn, đã trở thành niềm yêu mến của đồng bằng. Lâu nay nhiều nhà hàng lớn, cả khách sạn, dựng theo kiểu nhà sàn, có các món măng chua, tai lợn muối, và cơm lam được bày lên mặt đĩa. Gọi là cơm lam, nhưng khách hàng ít khi nhìn thấy ống nứa ấy được trực tiếp nướng trên bếp lửa, có người ngờ rằng người ta thổi cơm nếp rồi nhồi vào ống nứa, chẻ ống nứa ra là có cơm lam, một thứ cơm lam không thật. Miếng cơm lam cứng, khô và không thơm. Nếu đó là thật thì tiếc cho cơm lam đã bị người ta lợi dụng, chỉ còn là cái vỏ chứ không có hồn.

Chỉ có cơm lam được làm ra trong rừng sâu bởi những bàn tay lao động, những bàn chân quen giẫm gai rừng, những tâm hồn chất phác, mộc mạc…mới là đáng quí.

Chắc không một người miền rừng nào, từ cụ già đến các trẻ thơ, không ai là không biết cơm lam, không ai là không từng ăn món cơm lam quí yêu như thế.

Cơm lam lắng trong lòng hạt gạo cả đất và hồn Tây Bắc như một nét văn hoá ẩm thực đẹp đẽ và linh thiêng của người vùng cao và cũng không kém phần thuỷ chung, son sắt trong lòng du khách.






 
Mình rất thích cơm lam...ăn cơm lam như cảm nhận được hương vị ngọt thanh thanh của lồ ô tươi ( mình nhớ ko lầm thì mình ăn cơm loại cơm lam mà gạo nếp được vo sạch ngâm rồi bỏ vô ống lồ ô rồi nướng lên ) , người ta còn vạt lấy đầu lồ ô sau đó lấy lá chuối nút kín 2 đầu rồi đem nướng lên , bên bếp lửa ấm...ta có thể uống loại nước " lam " từ ống lồ ô được nướng lên...cảm giác như được uống cả thiên nhiên trong vắt...^^ ! bài viết của bạn làm mình nhớ những kí ức rất đẹp..cảm ơn bạn rất nhiều
 
Đính kèm thêm những món ăn cùng cơm lam và xôi:
III. GÀ ĐỒI:
Gà đồi là loại gà ta được thả ở vùng đồi tự tìm thức ăn và được cho ăn thêm lúa, nhờ vậy gà vừa khỏe, thịt săn chắc. Đặc điểm loại gà này là màu lông đỏ hoặc đen, chân vàng, mào đỏ. Khi ăn, thịt gà ngọt thơm dai mềm.

Các món ăn được chế biến từ gà đồi rất nhiều. Nổi tiếng nhất là món đùi gà đồi chiên. Miếng da gà vàng ươm, giòn tan, béo mà không ngậy, thơm lừng từ khi mới đem ra cho đến khi tan trong miệng, thịt gà dai vừa phải, thơm ngọt. Gà ăn kèm với xôi nếp nương mỡ gà. Vị thịt ngọt, nóng, giòn tan hòa quyện với vị ngọt của nếp nương nấu làm du khách dù khó tính cũng phải trầm trồ khen ngợi. Đặc biệt, mua đùi gà đồi chiên của nhà hàng mang theo, đi cả trăm cây số, mở gói giấy bạc, miếng thịt gà vẫn giữ mùi thơm và độ nóng cần thiết để ăn. Gà ăn kèm với xôi nếp Bắc hạt tròn căng mây mẩy vừa dẻo vừa thơm nức ngọt ngào, giúp khách không những no lòng mà còn ngon miệng.

Với những thực khách lớn tuổi, gà đồi hấp lá chanh là món thích hợp: gà vừa chín tới, thịt màu hồng đào, dậy mùi lá chanh, thêm muối tiêu chanh, mặn mà vô cùng dân dã. Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu chiên hoặc luộc riêng cánh hay đùi gà, phần còn lại nấu lẩu.
images


Các món nấu kèm với gà cũng hấp dẫn không kém. Bạn hãy thử món miến xào giòn ở đây: món ăn vàng ươm như vỏ bánh xèo, cái giòn của lớp vỏ miến, bên trong lại mềm, thơm, béo ngậy của miến và lòng gà nóng hôi hổi.

Du khách có thể chọn canh miến để thưởng thức. Sợi miến đặc biệt dai và trong, để nguội nước mà vẫn không bị nát, món ăn thơm vị nấm hương với lòng gà. Chưa kể các món nấm xào với gà cũng thơm ngon, hấp dẫn vô cùng.
gadoi.jpg


images

IV. THỊT TRÂU GÁC BẾP

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá.
small_1256131814.nv.jpg


thittrau1-2.jpg

thittrau2.jpg

Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Các kỹ thuật chế biến đều là bí quyết gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén - một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhất là độ ngọt của thớ thịt. Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.

thittrau3.jpg

Ngày nay, khi mức độ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ngày một phát triển, thịt trâu gác bếp không chỉ bó hẹp trong bữa ăn của người Thái mà theo chân những vị khách đến khắp mọi miền. Cũng vì thế, cách thưởng thức nó mỗi nơi một khác. Nếu người Thái thưởng thức đặc sản của mình thay cho thức ăn mặn, đặc biệt vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt, thiếu ăn... thì nay, món ăn này có thể trở thành món nướng hoặc ăn với lẩu. Tuy nhiên, những hương vị đặc sắc của thịt trâu nướng chỉ nguyên vẹn khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của mắc khén.
thittrau4.jpg

 
Tiếp ạ. Cho đủ mâm cỗ! ^^

V. CANH KHOAI SỌ MÁN
Gọi là Khoai sọ mán bởi nó được người Dao trồng, và cũng chỉ có mảnh đất người Dao sống mới có loại củ này…
4970045823_a88cd1eefc_m.jpg



Khoai sọ mán có nguồn gốc, hình thù, màu sắc không giống các loại khoai khác.Có khi đó là nét làm nên sự đặc sắc. Theo nhiều người thì có mua khoai về trồng cũng không có củ, chỉ người Dao Mộc Châu trồng mới được, và cũng chỉ người Dao một số nơi như: Chiềng Sại, Chiềng Chung… trồng mới năng suất. Chả biết phải thế không mà đi nhiều nơi, nhìn thấy và ăn nhiều loại khoai sọ, chẳng đâu thấy khoai sọ mán giống ở Mộc Châu. Nó không tròn, nhỏ như khoai bon, không có màu tim tím tròn trĩnh như khoai môn. Khoai sọ mán liệt vào loại củ dị dạng được. Nó chẳng có hình thù nào mà gọi tên. Các mầm củ cứ đẻ ra lộn xộn thành những u, những mấu và to dần lên. Bổ củ khoai ra cũng không mấy khi thấy màu trắng ngần, người lần đầu thấy khoai cứ tưởng ai nhuộm nghệ vào. Củ khoai có màu vàng nhạt, càng già màu vàng càng rõ hơn.
4970045751_9a0734a4ec_m.jpg

Dị hình, dị màu thế nhưng ai ăn một lần chắc chắn sẽ còn muốn có nhiều lần khác được thưởng thức nó. Sau khi gọt vỏ rửa sạch có thể thái miếng bằng bao diêm bỏ hấp trong nồi cơm vừa cạn nước. cơm chín khoai cũng chín, bỏ miếng khoai nóng hổi ra chấm lạc vừng, vừa ăn vừa xuýt xoa cảm nhận vị bùi bùi của miếng khoai vàng ruộm. Ai thích ăn chiên cũng có thể làm như chiên khoai tây cũng ngon. Nhưng hấp dẫn nhất vẫn xào qua khoai với mắm, muối, mì chính cho ngấm gia vị rồi cho vào hầm xương. Khoai chín rắc thêm chút rau thơm gồm: thì là, rau mùi tàu, hành vào và bỏ ra thưởng thức. Chỉ riêng màu vàng của bát khoai óng mỡ, lác đác mấy cọng rau xanh đã đủ để thực khách ngây ngất. Đưa miếng khoai vào miệng, thấy vị ngọt của nước hầm xương hòa lẫn cùng vị ngọt bùi của khoai. Giống khoai này có đặc điểm là cực kỳ bở, nếu chọn được củ khoai ngon (không già, không non quá) chẳng cần phải nhai, đưa vào miệng là đã tan hết rồi.
4970658412_94b08e13c3_m.jpg
small_1283936377.nv.jpg


Nguồn: dulichmocchau.net



VI. THẮNG CỐ VÙNG CAO
Thắng- cố là một món ăn mang tính đặc trưng của người Mông và một số dân tộc thiểu số vùng núi cao Tây Bắc, Việt Bắc. Nó được chế biến từ nội tạng trâu bò tươi (lòng, gan, phổi, dạ dày, tiết), thịt da, xương đuôi...

(VOV)_Tất cả được nấu chín hổ lốn trong chảo gang to (hoặc nồi nhôm to ), có nêm thêm hồi, thảo quả và một vài gia vị khác ...

Thắng-cố chỉ được nấu khi gia đình, cộng đồng làng bản có việc như lễ tết, đám xá phải mổ thịt trâu bò, mời chung mọi người. Còn ở chợ, thắng-cố được bày bán ở một góc riêng biệt, và chỉ ngày chợ phiên mới có...


Thắng-cố không những là món ăn đặc trưng, còn khá ngon và bổ dưỡng với hết thảy những ai biết thưởng thức nó... Vì thế, nó chẳng rẻ chút nào !...


Nếu ai có dịp đến đây, thật khó có thể làm ngơ trước chảo thắng-cố nghi ngút khói thơm ...
200802022115179411258_T.Jpg


Sắp chảo thắng-cố
2008020221154795867555_T.Jpg


Chờ sôi...

2008020221131714172000_T.Jpg


Lên hơi...
2008020221133891799562_T.Jpg



Cho thêm nguyên liệu ...
2008020221144666137331_T.Jpg



Hỏi thử xem sao?... Được rồi đấy!
2008020221141117257327_T.Jpg



Sốt ruột quá!
2008020221234973359316_T.Jpg


Ngả nghiêng say bên những bát thắng cố thơm nồng
Theo VOVNEWS.VN


VII. CÁ SUỐI NƯỚNG


Trong các lễ hội của dân tộc Thái như lễ hội Nàng Han, Cúng lúa mới, Then Kin Pang... không thể thiếu món cá suối nướng. Để đảm bảo món cá nướng đạt tiêu chuẩn “ngon miệng, ngon mắt”, trước tiên cần chọn những con cá suối nặng từ 4 đến 6 lạng.

Gia vị để ướp cá gồm mắc khén, rau thơm rừng, hạt sen, lá húng, củ sả, ớt, xúp, mì chính... Sau khi làm sạch vẩy, cá được mổ từ lưng để vứt bỏ mật và ruột. Mổ kiểu này khó hơn, không cẩn thận sẽ bị đứt tay nhưng khi gập cá lại để nướng, cá sẽ dai hơn và không bị vỡ, tạo thành hình đẹp.

Sau khi mổ phanh lấy dao khứa chéo phần thân ngoài cá và tẩm các gia vị chừng 4 phút rồi gập ngang cá lại rau thơm và gia vị tiếp tục nhồi vào giữa, dùng thanh tre tươi kẹp chặt và hơ nướng trên than tro củi nóng chừng 15 phút thì cá chín.

Cá được hơ nướng trên than hồng chuyển dần từ màu trắng sang vàng, mùi thơm lựng. Món cá suối nướng ăn với xôi nếp ba màu và chấm với chẩm chéo thì ngon tuyệt vời.

avatar.aspx

images

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Tớ là tớ ghiền món canh khoai sọ nhứt đó nha.Mà màu chữ xanh đụng hàng nhìu qua:KSV@08::KSV@08:
 
August cũng thích xanh hả? Tớ thích màu xanh này nên viết bài trên diễn đàn lúc nào cũng "B" và "Blue" hết!:KSV@18:
 
×
Quay lại
Top