Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay

Tham gia
5/10/2014
Bài viết
0
Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất – ý thức và ý nghĩa của nó đối với nước ta hiện nay / bản thân mỗi người.
Trình bày vai trò của vật chất đối với ý thức

Giải quyết nguyên lý mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
- Vật chất quyết định ý thức, điều đó được thể hiện ở chỗ:
+ Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức, giữ vai trò quyết định đối với ý thức.
VD: Về thế giới quan cũng như trình tự về mặt thời gian, yếu tố vật chất xuất hiện trước yếu tố ý thức. Cụ thể, phải có yếu tố vật chất mới sinh ra loài người có ý thức.
+ Trong đời sống hiện thực, nhân tố vật chất có trước nhân tố tinh thần.
+ Trong đời sống xã hội của con người, kinh tế quyết định chính trị, đời sống vật chất quyết đinh đời sống tinh thần.
VD: các nước nhỏ, yếu về kinh tế rất sợ các cường quốc. Kinh tế Việt Nam có khởi sắc thì vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế mới được nâng cao.
“có thực mới vực được đạo”
- Ý thức có tính độc lập tương đối và có sự tác động ngược trở lại vật chất. Sự tác động này theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Có nghĩa, nếu ý thức năng động, sáng tạo, nhận thức đúng quy luật khách quan, hành động đúng thực tiễn thì sẽ thúc đẩy sự phát triển. Ngược lại, nếu không năng động sáng tạo, rơi vào tình trạng chủ quan duy ý chí sữ kìm h.ãm sự phát triển. Vì nói đến vai trò của ý thức đối với vật chất là nói đến vai trò của con người trong nhận thức và trong thực tiễn. Điều đố lý giải vì sao, cùng một xuất phát điểm nhưng người tiến về phía trước, kẻ lại lùi lại phía sau.
VD: Sau năm 1975, cả Việt Nam và Hàn Quốc đều bị tàn phá bởi chiến tranh và mới giành lại độc lập, nhưng hiện nay, kinh tế Việt Nam thua xa Hàn Quốc.
Sau năm 1975, người dân Thái Lan rất ngưỡng mộ Sài Gòn – “hòn ngọc Viễn Đông”. Nhưng chỉ sau 10 năm, Việt Nam sai lầm về đường lối kinh tế xã hội, còn Thái Lan nhanh chóng thể chế hóa theo đường lối kinh tế thị trường nên họ đã bứt lên nhanh chóng và vượt qua Việt Nam.
- Trong đời sống hiện thực, với những điều kiện cụ thể, không gian và thời gian xác định, nhân tố ý thức có thể là nhân tố quyết định chứ không phải là vật chất.
VD: Trong tất cả các cuộc kháng chiến chống ngoại tộc của dân tộc ta, chúng ta thường yếu hơn kẻ thù về tiềm năng vật chất, binh lực nhưng cuối cùng, chúng ta là người chiến thắng. Vì ta có sức mạnh tinh thần đoàn kết dân tộc, có lòng yêu nước nồng nàn và có nghệ thuật đánh giặc rất tài tình (lấy nhu thắng cương, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh).
- Tuy nhiên, ý thức chỉ giữ vai trò quyết định trong những điều kiện không gian, thời gian nhất định. Vượt ra khỏi giới hạn đó, vai trò của ý thức sẽ bị mất đi.
VD: người ta chỉ có thể chịu đựng hoàn cảnh khó khăn trong một thời gian nhất định, còn nếu hoàn cảnh khó khăn kéo dài thì sẽ không chịu được.
Trong một khu phố, nếu tất cả mọi người cùng nghèo, người ta vẫn sống vui vẻ được, nhưng nếu chỉ cần một nhà giàu lên, cả khu phố đó sẽ có sự đố kỵ và sẽ tan rã.
- Như vậy, ngay cả khi yếu tố ý thức trở thành yếu tố quyết định thì đã bị nhân tố vật chất quy định. Bởi tự bản thân ý thức không làm thay đổi được gì trong hiện thực nếu không có vật chất tác động, làm nền tảng
Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.
- Khi thừa nhận vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức thf trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng quy luật khách quan. Mọi hành động đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, phải căn cứ vào những điều kiện vật chất và năng lực vật chất hiện có khi đề ra các quyết sách; không được xuất phát từ ý chí, nguyện vọng cá nhân.
VD: Trước thời kỳ đổi mới, đường lối phát triển kinh tế của Đảng ta đã không xuất phát từ thực tế khách quan, kết quả đưa đến tình trạng khủng hoảng về mọi mặt. Và hiện nay, căn bệnh đó vẫn chưa được khắc phục hoàn toàn.
- Khi khẳng định ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất thì trong cuộc sống và trong kiến tạo các quyết định, thi hành các quyết định phải luôn luôn phát huy tính năng động của ý thức bằng cách không ngừng trau dồi nhận thức lý luận và chuyên môn, gắn bó với thực tiễn, luôn luôn năng động.
- Đối với nước ta: Nếu khi lien hệ với Việt Nam, trong mọi đường lối chính sách, Đảng ta luôn xuất phát từ thực tiễn khách quan, tôn trọng các quy luật khách quan. Vì vậy, đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Nhất là trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, thời kỳ trước đổi mới, nước ta đã vấp phải những sai lầm chủ quan trong hoạch định chiến lược kinh tế - xã hội. Hạn chế đó đang đượ từng bước khắc phục. Đảng ta khẳng định: mọi đường lối, chủ trương phát triển đất nước đều lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng lý luận. Đồng thời, xuất phát từ hiện thực của đất nước, quốc tế và thời đại


Nguồn: https://www.baitapluathoc.com/2014/...-voi-nuoc-ta-hien-nay-ban-than-moi-nguoi.html
 
×
Quay lại
Top