Microsoft đóng 2 nhà máy Trung Quốc chuyển sang Việt Nam

Sun Glare

Tân Sinh Viên
Thành viên thân thiết
Tham gia
26/6/2009
Bài viết
2.855
Báo chí Trung Quốc đưa tin Microsoft đang lên kế hoạch đóng cửa 2 nhà máy của Nokia trước đây và chuyển thiết bị sang Việt Nam.

Sau khi hoàn tất mua mảng sản xuất thiết bị cầm tay của Nokia tháng 4 năm ngoái, đại gia phần mềm đã lên kế hoạch đóng cửa các nhà máy tại Bắc Kinh và Quảng Đông đầu tháng này, đồng thời chuyển một số thiết bị sản xuất tại đây sang Việt Nam, theo thông tin từ tờ Beijing Youth Daily.

Tờ này cũng trích lời một lãnh đạo Microsoft Trung Quốc cho biết việc đóng cửa và chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam có thể hoàn thành vào cuối tháng 3. Động thái này nằm trong kế hoạch cắt giảm 18.000 nhân viên mà Microsoft đã thông báo tháng 7/2014. Trong đó, khoảng 12.500 người là nhân viên Nokia. Đây là chương trình tái cấu trúc lớn nhất lịch sử Microsoft, vượt 5.800 việc làm bị cắt giảm năm 2009.


Nhà máy Nokia ở Đông Hoản (Quảng Đông, Trung Quốc). Ảnh: CNN

Tháng 9 năm ngoái, Microsoft thông báo mua mảng sản xuất điện thoại kèm các bằng sáng chế của Nokia với giá 7,2 tỷ USD. Đại gia công nghệ muốn cạnh tranh với Apple và Samsung trong mảng điện thoại thông minh. Trong khi đó, Nokia cũng muốn bán mảng kinh doanh đang thua lỗ để tập trung sản xuất thiết bị mạng không dây. Tuy nhiên, phải đến cuối tháng 4/2014, hợp đồng này mới được hoàn tất.

Sau đó, Microsoft thông báo thay đổi chiến lược hoạt động, dự định đưa Việt Nam thành đơn vị chủ lực trong sản xuất điện thoại thông minh. Từ tháng 5/2014, họ đã tiến hành chuyển giao các dây chuyền sản xuất từ các nhà máy tại Trung Quốc, Hungary và Mexico tới Việt Nam.

Theo kế hoạch, giai đoạn đầu sẽ hoàn thành cuối tháng 10/2014 và tiếp tục cho đến hết tháng 2/2015. Số lượng dây chuyền sản xuất của nhà máy Bắc Ninh được dự kiến tăng từ 6 vào cuối năm 2013 lên 39 cuối năm ngoái.

Kế hoạch ban đầu gặp khó do vướng mắc trong Thông tư 20 của Bộ Khoa học & Công nghệ, quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Theo đó, máy móc nhập khẩu phải mới 80% và sử dụng không quá 5 năm. Tuy nhiên, tại phiên họp thường kỳ Chính phủ kết thúc chiều 28/8 năm ngoái, Bộ Khoa học & Công nghệ đã đề xuất lùi hiệu lực thực hiện thông tư và được Thủ tướng chấp thuận


Trên thực tế, rất nhiều tập đoàn đa quốc gia đã chọn Việt Nam làm điểm đến đầu tư khi vấp phải những thay đổi bất lợi về mặt kinh tế vĩ mô tại Trung Quốc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế “thần tốc” đã biến Trung Quốc trở thành siêu cường kinh tế thứ 2 thế giới, đồng thời đẩy cao thu nhập công nhân.

Theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản JETRO, lương cơ bản của công nhân nhà máy tại Bắc Kinh là 466 USD/tháng (~9,8 triệu đồng), trong khi tại Hà Nội chỉ là 145 USD/tháng (~3 triệu đồng).

Số liệu lương cơ bản của công nhân các nước châu Á của JETRO năm 2012. "Việt Nam ổn định về mặt chính trị và có nguồn nhân lực trẻ, ngày càng được giáo dục tốt. Giống như Hàn Quốc, Việt Nam hiểu cần phải làm gì để kiến thiết nền kinh tế sau một cuộc chiến tranh tàn khốc", đại diện LG từng khẳng định.

Ngoài ra, những yếu tố như chi phí phục vụ sản xuất rẻ hơn khi đặt vào so sánh như phí điện, nước, cũng như chính sách quyết liệt của chính phủ, hướng tới mục tiêu 30% sản phẩm sản xuất công nghiệp trong nước thuộc phân khúc công nghệ cao, cũng làm gia tăng sức hấp dẫn của Việt Nam như một điểm đến đầu tư trong mắt các tập đoàn công nghệ đa quốc gia.

Theo Vnexpress
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top