Mẹo giúp các mẹ xử lí khi trẻ bị sặc

minhhuyen1011

Banned
Tham gia
22/3/2017
Bài viết
0
Trẻ em thường hiếu động và muốn nhận biết về mọi việc xung quanh, trẻ thường ngậm vật vào miệng vì vậy dễ dấn đến trẻ bị sặc.

Những tình huống trẻ bị sặc


-Trẻ thường có thói quen hay ngậm, cắt và nuốt những vật xung quanh.

-Trẻ thường khóc, cười, nô đùa khi trong miệng còn ngậm thức ăn.

-Trẻ chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị các bệnh đang phải dùng các thuốc an thần, chống co giật.

-Trẻ đang bị suy hô hấp do bệnh phổi hoặc tim

-Trẻ có những rối loạn về nuốt bẩm sinh.

Xử lý khi trẻ bị sặc

Trường hợp nhẹ


Trường hợp trẻ bị sặc nhẹ, trẻ có biểu hiện ho sặc, nhưng vẫn thở đều, không có tiếng khò khè hoặc tiếng thở rít. Lúc này bố mẹ cần bình tĩnh Khi. Mẹ bồng giữ yên trẻ, không can thiệp và sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp nặng

xu-li-khi-tre-bi-sac.jpg

Trẻ có dấu hiệu suy hô hấp, tím tái, khóc ngặn, cần hết sức bình tĩnh xử trí theo các bước sau: làm thông thoáng đường thở bằng cách móc bỏ thức ăn và dị vật trong miệng, hút sạch mũi, đờm dãi sau đó nhanh chóng làm một thủ thuật để tống dị vật trong đường hô hấp ra (thủ thuật Heimlich đối với trẻ nhỏ) bằng cách đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực, lòng bàn tay đỡ lấy cằm trẻ (nếu trẻ nặng quá thì đặt tay đỡ trẻ lên đùi người cấp cứu), dùng cườm tay kia vỗ mạnh vào lưng trẻ (giữa 2 xương bả vai) 4-5 lần lên tiếp, tốt nhất là vỗ nhanh khi trẻ thở ra để phối hợp đẩy dị vật ra.

xu-li-khi-tre-bi-sac-2.jpg

Cũng có thể đặt trẻ nằm ngửa, đầu thấp sau đó dùng tay còn lại để ấn ngực (vùng xương ức, giữa hai núm vú). Khi dị vật đã bật ra, trẻ sẽ hồng hào trở lại, khóc to và khi đó, người cấp cứu nên kiểm tra lấy bỏ dị vật đã được tống ra miệng.

xu-li-khi-tre-bi-sac-3.jpg

Đồng thời người thân bên cạnh, cần kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người chung quanh và nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất sau đó. Để kiểm tra và lấy bỏ dị vật (nếu còn) bằng chiếu chụp Xquang phổi và nội soi khí phế quản.
 
×
Quay lại
Top