Mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam bày cách để con bớt lo âu, căng thẳng

Shanny Trinh

Tiếc rằng mình chẳng đợi được nhau. . .
Thành viên thân thiết
Tham gia
16/12/2016
Bài viết
3.772
“Tâm lý học đã chỉ ra, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có sự đồng cảm. Có thể “công thức” ấy chưa có tác dụng ngay nhưng ít nhất nó làm cho bạn gần gũi với con hơn” - chị Phan Hồ Điệp (mẹ “thần đồng” Đỗ Nhật Nam) chia sẻ về cách thức để trẻ bớt lo âu, căng thẳng.

Theo mẹ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam, có một số cách rất hay để con bớt lo âu, căng thẳng hoặc giúp con tự tin hơn mà chị đã áp dụng và thấy hiệu quả. Xin chia sẻ cùng bạn đọc:

Dùng các câu nói với “công thức”: Đồng cảm + tìm ra mục tiêu + nêu cách

Ví dụ: Khi con không học bài:

“Con chưa muốn học phải không, hồi bằng tuổi con mẹ cũng thi thoảng như vậy” (đồng cảm).

“Nhưng nếu con không làm, chắc con sẽ mất thời gian ở các giờ nghỉ giải lao trong lớp để làm bù” (nhận diện mục tiêu).

“Mẹ nghĩ nếu con bắt đầu bằng các bài tập đơn giản trước thì mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn” (nêu cách thức).



cach-yeu-con-1515206010471.jpg

Khi con không muốn chơi thể thao, mẹ có thể nói: "Chơi bóng là cách để con có thân hình khỏe mạnh, đẹp đẽ" để động viên. (ảnh minh họa)
Khi con không muốn chơi thể thao:

“Trông con có vẻ mệt, chắc là con học vất vả” (đồng cảm).

“Nhưng chơi bóng là cách để con có thân hình khỏe mạnh, đẹp đẽ” (mục tiêu).

“Hôm nay khi chơi, con thử tập một động tác nào đó thật vui vẻ, “điên rồ”, chắc con sẽ thấy thoải mái hơn” (cách thức).

Khi con thường xuyên dậy muộn:

“Mẹ thấy khó để thức dậy vào đúng giờ, mẹ lúc nào cũng ước hôm nay là ngày nghỉ để ngủ dậy muộn” (đồng cảm).

“Nhưng mục tiêu của mẹ con mình là không bị muộn một lần nữa” (mục tiêu).

“Mẹ biết là con có thể thức dậy sớm hơn 10 phút và mặc quần áo nhanh hơn” (cách thức).

Bạn có thể áp dụng các câu hỏi/động viên với các dạng kiểu như vậy. Bạn có thể thay đổi ngôn ngữ cho quen thuộc với cách nói chuyện hàng ngày nhưng giữ nguyên "công thức". Tâm lý học đã chỉ ra, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi có sự đồng cảm. Có thể “công thức” ấy chưa có tác dụng ngay nhưng ít nhất nó làm cho bạn gần gũi với con hơn.

Nếu bạn thấy con có những biểu hiện như: bồn chồn, hay cáu giận, ít kiên nhẫn, hay nói những lời tiêu cực, chống đối thì bạn nên:

Ghi ra những điều mà bạn nghĩ khiến con căng thẳng và đánh giá theo thang điểm từ cao xuống thấp theo mức độ căng thẳng (ví dụ từ 10 đến 1).

Đến lượt con, bạn khuyến khích con tự chấm điểm theo mức độ những điều con thấy căng thẳng.

Sau đó, mẹ và con sẽ ghép cặp lại với nhau.

Thông thường, kết quả sẽ khiến bạn bất ngờ. Vì những điều khiến con căng thẳng lại không giống như bạn nghĩ.

Khi đã có kết quả, bạn nên dành thời gian để giúp con giải quyết từng thứ một. Nhưng quan trọng được viết ra cũng là cách để con bớt lo âu, căng thẳng.



Điều quan trọng nhất vẫn là sự thấu hiểu và đồng cảm của bố mẹ với con (ảnh minh họa)



Lúc Nhật Nam còn nhỏ, mình hay hỏi chuyện con, từng tí, từng tí. Mỗi ngày ngoài việc nói chuyện "dông dài" mình còn tự đặt thời gian cho việc nói chuyện theo chủ đề. Mỗi hôm một chủ đề như: về vũ trụ; về thiên văn học; về quần áo; về vật nuôi trong nhà; về văn hóa của người Mỹ, người Việt... Nói chung là rất nhiều.

Vì thế, khi Nam đi học xa, điều mình lo lắng là sự kết nối bị ngắt quãng. Nhưng may mắn là có internet. Mình thường nói, nếu không có phương tiện liên lạc tốt, chắc mình không đủ dũng cảm như vậy.

Mình hay dùng wifi để chat, skype. Nhưng để chủ động thì mình hay dùng cách này để gọi điện trực tiếp, rẻ và tiện lợi vô cùng.

Tuy nhiên theo mình, điều quan trọng nhất vẫn là sự thấu hiểu và đồng cảm. Nếu không, mọi thiết bị sẽ chỉ chạm đến “lớp vỏ bọc” bên ngoài của ngôn ngữ mà thôi.

Thế nên bố mẹ ơi, hãy hiểu con!
 
×
Quay lại
Top