Mẹ nhặt rác nuôi con đại học, hay con đi học nghề?

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
“Liệu cơm gắp mắm” là cách ví von với chuyện tìm cánh cửa vào đời của học sinh.

Trong câu chuyện với phóng viên, ông Mạc Văn Tiến, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề - Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) chia sẻ: Chúng ta vẫn thường xuyên biểu dương, ca ngợi những tấm gương nghèo vượt khó. Song những câu chuyện như trường hợp “người mẹ nghèo nhặt rác nuôi 3 con học đại học” thì có phần phản giáo dục.

“Không ai cấm các bạn trẻ có ước mơ, khát vọng được đi học đại học, song phải nhìn vào thực tại và hoàn cảnh của mình. Tại sao 3 người con không đi học nghề, đi làm để nuôi mẹ, rồi sau này có điều kiện, các bạn sẽ thi vào đại học, việc học có bao giờ muộn đâu? Đành rằng, các em là những học sinh có ý chí, nhưng theo tôi, ý chí và thực tiễn phải gắn liền với nhau”, ông Tiến lật lại vấn đề.

anh-7.jpg
Vào đại học không phải là con đường duy nhất của các bạn trẻ (Ảnh: Bích Lan)​

Những phản biện của người đứng đầu Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề khiến chúng ta phải suy nghĩ. Từ lâu nay, quan niệm nuôi con với mong muốn con cái đỗ đạt, vào đại học đã ăn sâu vào tiềm thức của bao thế hệ. Thành tích giáo dục của các địa phương được đo đếm bằng số lượng thí sinh đỗ đại học hàng năm. Các gia đình, dòng họ có nhiều em đỗ đạt, vào đại học theo đó cũng “mát mặt” với thiên hạ. Quỹ khuyến học của nhiều địa phương, dòng họ theo đó “phân cấp” mức thưởng từ cao xuống thấp theo thứ tự đỗ đại học, rồi mới đến cao đẳng, trung cấp…

Theo các chuyên gia, căn nguyên tư tưởng “bằng mọi giá phải vào đại học” (mà ngày nay phải là chính quy, vì nhiều địa phương không tuyển bằng tại chức) đó chính là “bệnh bằng cấp”. Từ thời phong kiến đã hình thành quan niệm học để làm quan, học càng cao càng làm quan to; học để nhàn thân hơn, học để thoát khỏi chân lấm tay bùn, cho nên con đường duy nhất là vào đại học. Vì thế cứ mỗi mùa thi đại học, sĩ tử cùng người nhà ùn ùn đổ về các thành phố lớn với những hăm hở, khát khao, nhưng cũng trĩu nặng nỗi lo về tương lai của mình.

“Liệu cơm gắp mắm” là cách ông Mạc Văn Tiến ví von với chuyện tìm cánh cửa vào đời của học sinh. Các bạn trẻ không nên cho rằng, học nghề là lựa chọn cuối cùng khi không đỗ đại học. Đúng là để làm bất cứ việc gì cũng cần phải học, song đó là học để lập nghiệp.

Anh Phạm Văn Kim - Trưởng phòng Chính trị và công tác học sinh sinh viên trường ĐH Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội phân tích, mỗi bạn trẻ đều mang trong mình những lợi thế riêng, nếu biết định hướng nghề nghiệp đúng đắn, lựa chọn nghề nghiệp hợp với sở trường và khả năng thì sẽ thành công. Nhiều gia đình quan niệm, vào đại học để đem lại vẻ vang cho gia đình, song không nhận thức được khả năng của con mình. Nhiều em đi thi đại học theo phong trào, cho bằng bạn bằng bè mà không nghĩ việc đi thi là rất tốn kém, nếu thi rớt sẽ gây thất vọng cho người thân.

Anh Kim dẫn chứng, các bạn trẻ có nhiều con đường vào đời, không nhất thiết phải chen chân vào đại học khi học xong phổ thông. Các em có thể học nghề, sau 18 tháng có thể kiếm được việc làm trong bối cảnh “thừa thầy thiếu thợ” như hiện nay. Khi đó, các em có thể đi học cao hơn và việc học khi đó sẽ trực tiếp phục vụ cho công việc của mình./.

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hàng năm số thí sinh trúng tuyển chỉ chiếm chưa đến 30% lượng tham gia dự thi, số còn lại phải chấp nhận rời xa cánh cửa đại học, cao đẳng. Cứ sau mỗi kỳ thi, có khoảng 2 - 3 vụ học sinh tự tử vì trượt đại học. Bên cạnh đó, con số các bệnh nhân đến khám tâm thần vì sốc, hay trầm cảm do trượt đại học cũng tăng đáng kể.
Theo VOV
 
×
Quay lại
Top