MẤT NGỦ KINH NIÊN MỐI LO CỦA NGƯỜI CAO TUỔI.

difoco2017

Banned
Tham gia
14/4/2017
Bài viết
0
upload_2017-4-14_14-52-8.png

Ăn được ngủ được là tiên”. Nhưng với những người già, việc có được cảm giác mình là “tiên” quả thật là khó bởi vì người già thường hay gặp những rối loạn về giấc ngủ, đặc biệt là mất ngủ. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh mất ngủ ở người lớn tuổi và cách khắc phục ra sao?

Nguyên nhân chính gây mất ngủ ở người cao tuổi.


Cơ thể người già được ví như một cỗ máy dùng lâu đời đã xuất hiện những hỏng hóc, có những hỏng hóc có thể khắc phục được nhưng cũng có cái chỉ có thể hạn chế. Mất ngủ ở người già là do quá trình lão hóa tự nhiên của con người; làm giảm hiệu quả hoạt động hệ thống kiểm soát nhịp sinh học của cơ thể bao gồm nhịp thức ngủ và làm giảm đi sự thích nghi của người già với những thay đổi tác động vào cơ thể con người; làm giảm khả năng duy trì những hoạt động bình thường trước những thay đổi của môi trường, gây rối loạn hoạt động của cơ thể trong đó có giấc ngủ.


Melatonin là một loại hormon do thùy sau tuyến yên bài tiết ra và hormon này được gọi là hormon bóng đêm, được bài tiết nhiều về đêm với người già; sự bài tiết hormon này bị giảm đi rõ rệt làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm giảm đi chất lượng cũng như số lượng của giấc ngủ.
upload_2017-4-14_14-52-27.png



Đối với người già có thể mắc nhiều bệnh kèm theo, sử dụng nhiều loại thuốc điều trị các bệnh lý này, người già cũng là đối tượng có nhiều yếu tố tâm lý gây ra các bệnh trầm cảm lo âu, vì vậy tỉ lệ gặp mất ngủ càng cao: Phổ biến nhất là chứng ngừng thở lúc ngủ (hay gặp ở những người béo phì) hoặc các hiện tượng chân tay tự cử động về đêm, gây thức giấc.Các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, loãng xương… Đau tăng lên lúc nửa đêm về sáng, khiến bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp.


Một số bệnh lý khác cũng gây mất ngủ như thiếu máu cơ tim gây đau ngực, tiểu đêm (do u xơ tiền liệt tuyến, tiểu đường), khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen).Bệnh trầm cảm cũng là yếu tố lớn nhất liên quan đến rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi. Bệnh nhân thường khó bắt đầu giấc ngủ hoặc hay bị thức giấc sớm, có hiện tượng ngủ ngày. Một số người có những thời điểm bị kích động nên rất khó ngủ.


Khi bị bệnh mất ngủ kéo dài ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người cao tuổi, gây đau đầu căng thẳng mỏi mệt, suy giảm trí nhớ, thay đổi tâm lý, dễ nổi nóng và khó gần do mệt mỏi. Vậy làm sao để cải thiện chứng mất ngủ ở người cao tuổi.




Điều trị chứng mất ngủ ở người già.

Mất ngủ là một vấn đề quan trọng ở người lớn tuổi. Giúp người cao tuổi có hiểu biết những thay đổi bình thường trong giấc ngủ và cung cấp các biện pháp can thiệp để cải thiện giấc ngủ là điều cần thiết cho sức khỏe tốt và chất lượng cuộc sống.

Hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh để cải thiện giấc ngủ tốt hơn:
upload_2017-4-14_14-52-39.png


- Ăn uống cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng.


- Chọn ăn thực phẩm giàu bột, đường nhưng có chỉ số GI (Glycaemic Index - chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm giàu chất bột đường) từ thấp đến trung bình.
- Tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp với sức khỏe trước 6 giờ chiều. Massage nhẹ nhàng trước khi ngủ.
- Tập thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ cố định.
- Phòng ngủ yên tĩnh, để đèn ngủ màu nhẹ, dịu mắt.

-Thiết lập một thói quen thư giãn trước khi đi ngủ: Ngồi thiền, nghe nhạc yên tĩnh để thư giãn trước khi ngủ. Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng như bàn công việc hoặc thảo luận các vấn đề nhạy cảm.
upload_2017-4-14_14-52-50.png


-Bổ sung các sản phẩm từ thảo dược thiên nhiên giúp cải thiện giấc ngủ an toàn và hiệu quả.

Mong những chi sẻ này sẽ giúp ích cho bạn.
 
×
Quay lại
Top