Mánh khóe của học sinh mùa thi học kỳ

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Thay vì tập trung ôn tập để có kết quả thi tốt nhất, nhiều bạn lại nghĩ ra cách “liên hệ” với những bạn ngồi cùng phòng thi với mình để… "kết hợp" cùng làm bài.

Tìm bạn cùng phòng thi

Cũng như bất cứ kì thi nào khác, thi cuối kỳ là kỳ thi quan trọng trong năm học đối với các bạn học sinh. Thông thường, thí sinh sẽ ngồi theo từng phòng thi với số báo danh được sắp xếp theo tên. Chính vì thế, rất nhiều học sinh có ý tưởng liên hệ, làm quen với bạn ngồi cùng phòng thi với mình để “tương trợ” nhau trong lúc làm bài.


Điều đáng nói hơn là cùng với sự phát triển của mạng xã hội Facebook thì việc “tìm bạn cùng phòng thi” không còn quá khó khăn đối với các cô, cậu học trò. Nhiều bạn đã biết cách biến các Group (nhóm) dành cho học sinh trong trường trở thành một địa chỉ đáng tin cậy để tìm bạn cùng phòng thi. Lướt qua một lượt các Group của học sinh một số trường THPT vào dịp cuối học kì này, sẽ dễ dàng bắt gặp những status như: “Bạn nào phòng 25 khối 11 vào làm quen với!”; “Phòng 9 khối 10 điểm danh quân số nào!” hay “Trường D. L. Phòng 13, SBD 304, ai cùng phòng “bơi” vào đây”.



878936-821308b1-9499-49c0-922b-87a77915a5d6.jpg
Rất nhiều bạn đã treo status tìm người cùng phòng thi
Sau khi đã tìm được bạn cùng phòng thi, các bạn sôi nổi bàn luận đề thi, về giám thị và đặc biệt là về cách hỗ trợ nhau lúc làm bài. Sau khi hô hào bạn bè: “Chiều nay tất cả tập trung 1h kém 15 anh em chúng ta cùng thảo luận kế hoạch tác chiến nha”, một nam sinh lớp 11 tuyên bố: “Các môn khác anh em làm việc theo nhóm nha, trắc nghiệm cứ tìm đứa nào cùng đề, dùng máy tính chép đáp án rồi chuyền tay nhau. Thế là được” .


Phân công nhau cùng ôn

Tận dụng lợi thế ngồi cùng phòng thi với nhau, nhiều bạn có “mánh khóe” là liên hệ với những bạn có số báo danh gần với mình và phân chia nhau học từng phần trong chương trình ôn thi. Hoàng T. Tr (THPT L.Q.Đ) tiết lộ với chúng tớ: “Với những môn xã học hay môn nhiều lý thuyết thì không phải bạn nào cũng đủ chăm chỉ để học hết được toàn bộ chương trình. Vì thế, tụi mình chỉ học tủ một phần hoặc một vài bài nào đó thôi, còn lại phân chia cho những bạn ngồi gần mình trong phòng thi, mỗi bạn học một phần. Đến khi đọc đề, từng câu hỏi trúng phần của bạn nào thì bạn đó có nhiệm vụ “hỗ trợ” những bạn còn lại. Ngồi gần nhau mà, lo gì!”…



“Chiêu” phân công cùng học để hỗ trợ nhau trong phòng thi này không còn là chiêu mới, nhưng nhiều bạn vẫn tự hào coi đây “chiêu độc” giúp mình học ít mà vẫn không lo bị điểm kém. “3 năm ngồi học cấp III, mỗi lần thi học kì là mình đều liên hệ với mấy đứa bạn ngồi xung quanh trong phòng thi để chia nhau học. Vì thi cùng phòng với nhau từ hồi lớp 10 nên đã quen biết và dễ dàng liên hệ với nhau” – Trung D, một học sinh lớp 12 THPT P.Đ.P chia sẻ.



878936-c4023c1e-3f21-4849-b832-8699fa0e7ceb.jpg
Sau khi tìm được bạn ngồi gần, nhóm sẽ phân công nhau bài vở để ôn luyện


Cùng nhau “lãnh” hậu quả

Theo quy định, ở bất cứ kì thi nào, việc thí sinh trao đổi bài trong phòng thi đều bị nghiêm cấm. Chính vì vậy, nếu các bạn hỗ trợ nhau trong phòng thi là điều cực kì... nguy hiểm và không ít học sinh đã phải nhận hậu quả nặng nề sau khi cố tình “làm liều”.
Hoàng M (Hải Phòng) ngậm ngùi kể: “Có lần thi học kì môn Văn, vào đúng câu mà mình được phân công học. Thế nên vừa đọc xong đề, tụi bạn ngồi xung quanh đã ra “dấu hiệu” cho tụi nó chép bài với. Ai dè, trong lúc mình đang cắm cúi làm và tụi bạn đang cắm cúi chép thì khi ngẩng đầu lên, trước mặt mình đã là tờ biên bản kỷ luật vì vi phạm quy chế trong phòng thi. Lần đó, mình và cả tụi bạn đều bị trừ 50% điểm của bài thi. Đúng là bài học nhớ đời!”.



Một số bạn khác dù không bị giám thị bắt quả tang và phạt như M, nhưng việc tương tác với các bạn khác trong phòng thi cũng khiến các bạn ấy nhiều phen méo mặt. Đó là trường hợp của Thu L (THPT N.B.K): “Có lần mình và đứa bạn ngồi phía trước trao đổi đáp án với nhau khi thi trắc nghiệm tiếng Anh, ai dè khi thi xong mới tá hỏa phát hiện ra rằng dù cùng có mã đề “lẻ” nhưng thứ tự các câu hỏi trong đề thi của mình và nhỏ bạn đã bị xáo trộn”…



Trường hợp của M hay L chỉ là hai trong số rất nhiều tai nạn mà các bạn có thể gặp phải khi không tự lực học, tự lực thi mà trông chờ vào sự "giúp đỡ" của bạn bè cùng phòng thi. Hãy học và thi bằng chính sự cố gắng của bản thân mình để không phải cảm thấy xấu hổ với bản thân, với mọi người và không phải gặp phải những hình phạt nặng nề nhé!
Nguồn:tiin.vn


 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
hồi lớp nhỉ mình thường làm như vậy hoài có sao đâu?? Nhưng khi lên cấp III mới bị dính, tởn tới già!!!!!!!11:KSV@16:
Hồi đó học cách nào cũng làm qua nhưng trong phòng thi ít khi koi vì đó chỉ là phương án dự phòng thôi , chỉ cách trên FB là chưa áp dụng vì hồi đó chưa biết xài FB :D
 
hô hô:KSV@05:
thế này là jan lận
chớ dự pòng jì
:)):)):)):)):))
 
hô hô:KSV@05:
thế này là jan lận
chớ dự pòng jì
:)):)):)):)):))
Chưa coi nên không thể gọi gian lận , chỉ dự phòng tình huống bất trắc khi quên bài thôi :D
hehehe, Cái gì cũng phải chuẩn bị kĩ lưỡng :)
 
nói thật, nếu bị bắt vẫn lập biên bản. Nhưng không hơi đâu giám thị kiểm tra xem thí sinh có mang tài liệu không, chỉ khi nào thấy có đứa nhúch nhích mới đến gần mời lên:KSV@09:
 
tớ chưa bị lần nào, tớ thì chia bài ra học, rồi vô thi, trước khi giám thị phát đề thi 5 phút, nhỏ bạn đọc bài cho tớ chép vào giấy nháp ( đc phát), tớ đọc lại cho nó chép bài của tớ học, giám thị có hỏi thì, " Zạ tại em sợ lát run quá quên hết trơn nên cái nào em nhớ được thì em ghi lại trước" hihi, 11 năm chưa năm nào bị bắt cả. mà cũng có tội gì đâu mà bắt, giấy nháp là giám thị phát mà, lúc đó chưa tính giờ làm bài, chưa có đề nên chưa tính là trao đổi bài nhỉ!!!!!
 
Đúng là.....:KSV@19: Chân nhân bất lộ Tướng:KSV@05:
 
×
Quay lại
Top