Lý trí và tình cảm

Jinjun

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/2/2012
Bài viết
343
090821anh11janeaustin.jpg
LÝ TRÍ VÀ TÌNH CẢM
Tác giả: Jane Austen
Người dịch: Diệp Minh Tâm
Link: Vietmessenger.com


Jane Austen - sinh năm 1775 mất năm 1817 tại Steventon, Hants, Anh quốc. Các tác phẩm của Bà được đánh giá là những tác phẩm lớn của văn chương thế giới ngang hàng với những kiệt tác như: Đỏ và đen, Bà Bovary, Chiến tranh và hòa bình, Bá tước Monte Cristo.

Những tác phẩm nổi tiếng: Lý trí và Tình cảm (Sense and Sensibility), Kiêu hãnh và Định kiến (Pride and Prejudice), Thuyết phục (Persuasion), Emma, Mansfield Park, Northanger Abbey.

"Tiểu thuyết của Jane Austen thực sự là những câu chuyện đích thực của trái tim. Sự quyến rũ của những cuốn tiểu thuyết ấy là mạch lãng mạn chảy ngầm dưới những câu chuyện tình, là tài phân tích tâm lý cảm xúc của nhân vật nữ một cách phi thường, là khả năng khắc họa những hình ảnh lý tưởng khác nhau của các chàng trai khiến trái tim độc giả nữ mê muội, là chất hài hước thể hiện một con mắt quan sát xã hội rất sắc sảo, là kết thúc có hậu khi tất cả các nhân vật nữ sau nhiều sóng gió đều tìm được tình yêu đích thực... Có lẽ Jane Austen không chỉ quá lãng mạn mà còn quá thông minh."



Truyện Lý trí và Tình cảm xoay quanh hai chị em Elinor và Marianne. Trong khi cô chị Elinor chủ yếu sống dựa vào lý trí (nhận thức), luôn cẩn trọng, biết cách tự kiềm chế vui buồn; cô em Marianne hành xử theo cách vô cùng lãng mạn theo ý tình của mình, buông thả vào những cảm nhận đến mức khinh suất - một tố chất tạo cho tác giả phạm trù rộng rãi để châm biếm và cảm thông. Giọng văn châm biếm xã hội trong truyện này đã đạt tầm mức cao hơn những tác phẩm khác của Jane Austen. Làm thế nào mỗi cô thiếu nữ ứng phó với bất hạnh trong tình cảm và rút tỉa được những bài học cho mình đã tạo nên mấu chốt cho câu chuyện. Mặc dù Marianne, với thái độ bất cần quy ước xã hội có thể trở nên hấp dẫn với người đọc trong thời đại phóng khoáng, tác giả có ý đề cao nhân vật Elinor. Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái (hoặc quá nuông chiều hoặc quá khe khắt) trong giai đoạn này ở Anh Quốc cũng được trình bầy khá rõ nét. Qua cách đan kết hai chị em có tố chất khác hẳn nhau qua mỗi biến động tâm tư và những nhu cầu thực tế cùng hạn chế của nữ giới trong khung cảnh xã hội Anh Quốc vào thế kỷ 18, Jane Austen đã xây dựng nên tiền đề rằng chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi có sự hài hòa giữa nhận thứccảm nhận (hay ta thường nói là giữa lý trítình cảm).
 
GIỚI THIỆU TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM


Jane Austen sinh ngày 16 tháng 12 năm 1775 tại Steventon, Hants, Anh quốc, và là người thứ bảy trong tám người con của Mục sư George Austen (1731-1805), cai quản giáo xứ Steventon, và bà Cassandra Leigh (1739-1827). Người thân thiết nhất trong cuộc đời tác giả là cô chị Cassandra; cả hai không bao giờ kết hôn. Ông bố là một học giả luôn khuyến khích con cái tính ham học hỏi. Tuy thế, tác giả không được tiếp thu nhiều giáo dục từ nhà trường mà chủ yếu được ông bố dạy học, và cũng có điều kiện đọc nhiều sách vở. Không khí gia đình sống động và yêu thương, cộng thêm những mối quan hệ rộng rãi với họ hàng và bạn hữu, đã cung cấp bối cảnh cho các tác phẩm của tác giả.

Từ tuổi nhỏ, Jane Austen đã bắt đầu viết những vở kịch ngắn và tiểu phẩm nhằm tạo vui thú trong gia đình, tiếp theo là một ít thơ và văn xuôi. Tác giả đã sử dụng khung cảnh đời sống của mình - vùng nông thôn, giáo xứ, láng giềng và những thị trấn miền quê, cùng những chuyến thăm viếng đến các thành phố Bath và London để lấy chất liệu cho những tình huống, cá tính và đề tài trong các tác phẩm của mình.

Tác phẩm Lý trí và Tình cảm (Sense and Sensibility) được viết vào năm 1784 dưới tựa đề Elinor và Marianne, qua nhiều bổ sung đến năm 1811 mới được xuất bản, chỉ ghi tác giả là "một phụ nữ", và với chi phí tác giả tự bỏ ra. Tương tự, truyệnKiêu hãnh và Định kiến (Pride and Prejudice) được phác thảo trong thời gian 1796-1797 và xuất bản lần đầu tiên năm 1813. Thêm truyện Mansfield Park được xuất bản năm 1814, và Emma năm 1815. (Bản dịch của Price and PrejudiceEmma đã được Nhà xuất bản Hội Nhà văn phát hành cùng với bản dịch này.) Một nhà phê bình văn học có uy tín đã ca ngợi "tác giả không tên" là ngòi bút tuyệt diệu của "tiểu thuyết hiện đại" trong truyền thống mới về hiện thực. Tất cả tác phẩm xuất bản lúc Jane Austen còn sống vẫn đề tên tác giả vô danh. Sau khi tác giả qua đời, lần đầu tiên tên thật của tác giả mới xuất hiện năm 1817, trên truyện Persuasion.

Sống với gia đình của mình trong suốt cuộc đời, tác giả chớm căn bệnh Addison (thoái hóa tuyến thượng thận) vào năm 1816 và qua đời ngày 18 tháng 7 năm 1817, chỉ hưởng thọ 42 tuổi.

Tuy được một số nhà phê bình văn học đương thời tán thưởng, tác giả chỉ được công chúng chú ý chút ít khi còn sống. Khoảng ba thập kỷ sau khi tác giả qua đời, công luận thế giới bắt đầu có những nhận xét nghiêm túc và nồng nhiệt hơn, và từ bấy giờ đến nay Jane Austen đều được đánh giá như là một trong những tác giả tiểu thuyết đặc sắc nhất của nền văn học Anh. Nhiều câu lạc bộ của những người yêu thích Jane Austen đã được thành lập ở Argentina, Úc, Nhật, Mỹ... và dĩ nhiên là ở Anh quốc.

Jane Austen được xem là nhà văn đã mang đến cho nền tiểu thuyết tính cách hiện đại độc đáo qua văn phong hài hước để phê phán thói hư tật xấu trong đời thường. Các nhà phê bình văn học ca ngợi tiểu thuyết của tác giả về giá trị đạo đức lẫn tính chất giải trí; họ cũng yêu mến việc tả chân cá tính con người và đánh giá cao tính hiện thực giản đơn. Những phong cách này đem đến cho người đọc một thay đổi sảng khoái so với cách viết cường điệu lãng mạn đang thịnh hành thời bấy giờ. Trong khi nền tiểu thuyết của Anh phát sinh vào đầu thế kỷ 18, các tác phẩm của Jane Austen tạo ra không khí mới mẻ qua việc tả chân những con người trung bình trong những bối cảnh thông thường.

Đặc biệt, Jane Austen đã dựng lên bộ khung khôi hài của giới trung lưu Anh quốc vào thời đại của mình, mở đầu xu hướng cho nền "tiểu thuyết gia đình" khi xói vào cung cách, nhân phẩm, và sự căng thẳng giữa các nhân vật nữ và xã hội mà họ đang sống. Jane Austen đã thoát khỏi mô-típ văn học thời đại cô sống, vốn vẫn đưa ra nhân vật nữ luôn có đức độ, truyện tình luôn thơ mộng, và những sự kiện ngẫu nhiên gây đột biến cho câu chuyện. Đặc điểm này đã khiến tiểu thuyết của tác giả có mối tương quan gần gũi với thế giới đương đại hơn là những truyền thống của thế kỷ 18.

Tóm lại, qua các tác phẩm của Jane Austen, người đọc có thể nhận ra những mẫu người "trần thế", không tuyệt vời mà cũng không tồi tệ, nhưng phức tạp, trong bối cảnh tình yêu và lãng mạn bị chi phối bởi kinh tế và bản chất thật của con người, qua đấy họ thể hiện "tài" và "tật" mà gia đình và xã hội đã góp phần đúc khuôn họ.

Để thấu hiểu ý nghĩa văn học của Jane Austen, có lẽ nên nhìn qua bối cảnh chung. Vào thời của tác giả, phụ nữ không có mấy cơ may thăng tiến trong xã hội Anh quốc: những nghề chuyên môn, các đại học, giới chính trị, quân ngũ... đều khép kín đối với phụ nữ. Nhiều cô ít được đến trường, mà chủ yếu được cha mẹ hoặc gia sư dạy học ở nhà (tác giả cũng thế). Một số ít ngành nghề phụ nữ có thể tham gia (như nhận chân dạy học cho trẻ em và sống cùng gia chủ) thì không được coi trọng. Phụ nữ con nhà "gia giáo" chỉ có thể mong được vị thế xã hội tốt qua việc hưởng thừa kế hoặc qua hôn nhân. Nhưng việc thừa kế toàn bộ bất động sản lại dành cho nam giới theo thứ tự liên hệ gia tộc; phụ nữ thường chỉ nhận thừa kế những đồ dùng trong nhà, cùng lắm là một khoản tiền nho nhỏ.

Chỉ còn con đường duy nhất để đảm bảo tương lai cho người con gái: lấy chồng giầu! Do vậy mà phát sinh mối ưu tư lớn lao của những bà mẹ có con gái, đến nỗi các bà mẹ trong truyện của Jane Austen không giáo huấn cho con gái nhiều về tình yêu và hôn nhân, với chủ kiến con gái chỉ cần đẹp để lấy chồng giầu! Mặt khác, các chàng trai con nhà giầu cũng chịu áp lực gia đình là nên lấy vợ có gia thế tương xứng. Những bối cảnh này đã tạo nên tiền đề cho tác giả châm biếm và cảm thông.

Con gái chưa chồng còn phải chịu nhiều hạn chế do phong tục thời ấy: muốn cưỡi ngựa phải có gia nhân cưỡi ngựa đi theo (lại thêm chi phí!), khi đi xa nếu không có bậc trưởng thượng thì phải có người bảo mẫu có tư cách tốt để kèm cặp, không được viết thư cho chàng trai nào khi chưa hẹn ước... Và đã là con gái nhà gia giáo thì chỉ học văn chương, nghệ thuật, nữ công... trong khi chờ hôn nhân!

Cuộc sống trong giới trung lưu (thường là địa chủ) còn phiền toái ở chỗ, vì không phải làm lụng nhiều, các gia đình trung lưu thường tổ chức họp mặt, dạ vũ, dã ngoại... rồi chuyện phiếm với nhau, từ đấy hay bàn tán cợt đùa về chuyện riêng tư lẫn nhau. Hậu quả là các cô gái chưa chồng phải chịu thêm sức ép của dư luận vốn rất bảo thủ trong xã hội chủ yếu còn sống về nông nghiệp. Có lẽ vì thế mà Jane Austen lúc còn sống không muốn đề tên mình trên các tác phẩm, vì với cách châm biếm thói đời, cô khó có thể được yên ổn với xã hội chung quanh nếu tung tích bị tiết lộ!

Cũng là con nhà trung lưu gia giáo, Jane Austen hẳn phải thấm thía với thân phận của phụ nữ như thế, nên đã dựng nên những mẫu người mà các nhà phê bình văn học gọi là "nữ anh hùng". Đấy là những cô gái trẻ thuộc gia đình có vật chất kém, nhưng lại cứng cỏi hoặc ương ngạnh, không màng đến các anh trai trẻ giầu sang hoặc bất chấp những lễ nghi và thành kiến. Họ muốn biểu hiệu là chính mình: tự chủ - ngay cả kiêu hãnh - chứ không phải lo tìm kiếm hôn nhân giầu sang cho bằng được, dù bà mẹ có gây sức ép hoặc có phiền hà! Có người trở nên phóng khoáng, sống cho tình cảm của mình chứ không muốn gượng ép theo "đất lề quê thói". Trong tình yêu, các cô được hướng dẫn bảo ban rất ít, mà phải tự khám phá, rồi tự hành xử mà giải quyết vấn đề của riêng mình.

Điều tốt đẹp sau cùng của những "nữ anh hùng" này là họ cũng vấp ngã, nhưng cũng biết nhìn nhận lầm lỗi của mình và tha thứ cho lầm lỗi của người khác.

Truyện Lý trí và Tình cảm xoay quanh hai chị em Elinor và Marianne. Trong khi cô chị Elinor chủ yếu sống dựa vào lý trí (nhận thức), luôn cẩn trọng, biết cách tự kiềm chế vui buồn; cô em Marianne hành xử theo cách vô cùng lãng mạn theo ý tình của mình, buông thả vào những cảm nhận đến mức khinh suất - một tố chất tạo cho tác giả phạm trù rộng rãi để châm biếm và cảm thông. Giọng văn châm biếm xã hội trong truyện này đã đạt tầm mức cao hơn những tác phẩm khác của Jane Austen. Làm thế nào mỗi cô thiếu nữ ứng phó với bất hạnh trong tình cảm và rút tỉa được những bài học cho mình đã tạo nên mấu chốt cho câu chuyện. Mặc dù Marianne, với thái độ bất cần quy ước xã hội có thể trở nên hấp dẫn với người đọc trong thời đại phóng khoáng, tác giả có ý đề cao nhân vật Elinor. Ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái (hoặc quá nuông chiều hoặc quá khe khắt) trong giai đoạn này ở Anh Quốc cũng được trình bầy khá rõ nét. Qua cách đan kết hai chị em có tố chất khác hẳn nhau qua mỗi biến động tâm tư và những nhu cầu thực tế cùng hạn chế của nữ giới trong khung cảnh xã hội Anh Quốc vào thế kỷ 18, Jane Austen đã xây dựng nên tiền đề rằng chỉ có thể đạt được hạnh phúc khi có sự hài hòa giữa nhận thứccảm nhận (hay ta thường nói là giữa lý trítình cảm).

Dựa theo truyện này, phim Sense and Sensibility được thực hiện năm 1995, với Emma Thompson trong vai Elinor, Kate Winslet vai Marianne, Hugh Grant vai Edward. Emma Thompson cũng là người viết kịch bản phim. Phim được Hội đồng Phê bình Quốc gia Hoa Kỳ (National Board of Review), Hiệp hội các Đạo diễn Mỹ (Directors Guild of America) và các Hiệp hội Phê bình Điện ảnh của Thành phố New York, Los Angeles, Boston... trao các giải thưởng phim hay nhất, đạo diễn, nữ diễn viên chính và kịch bản phim. Phim đoạt giải Golden Globe về phim hay nhất và kịch bản phim hay nhất. Với giải Oscar năm 1995, phim được đề cử trong 7 thể loại, và đoạt giải kịch bản phim hay nhất.

Để bạn đọc tiện theo dõi, sơ đồ phả hệ các họ trong truyện được trình bày dưới đây.
ea7bfc37c0ffac6a3ad92c61527ff73a.png


be5c52da4c670c2dfe9ff4f28e553216.png


10c153c1df605623b275a554df158ba2.png

Ghi chú của người dịch: - Có thể nói nhiều câu, nhiều từ ngữ của Jane Austen đều rất bóng bẩy, sâu sắc, ngay cả trừu tượng, pha thêm châm biếm dí dỏm, mà người đọc cần nghiền ngẫm, suy nghĩ với cả nhận thứccảm nhận mới tìm ra được những Chân, Thiện Mỹ ẩn khuất trong văn phong của tác giả. Ngay cả một số người Anh, Mỹ cũng nhìn nhận là không mấy hứng thú theo dõi các tình tiết trong truyện này khi lần đầu đọc nguyên bản Anh ngữ. Vì thế, người đọc không nên nôn nóng lướt vội qua những trang sách của Jane Austen để nắm bắt ngay cốt truyện hoặc theo dõi ngay diễn tiến kế tiếp của các sự kiện. Làm thư thế sẽ bị phản tác dụng. Dù văn phong của nguyên bản đã được chuyển thể ít nhiều trong bản dịch theo thể cách đương đại nhằm diễn đạt thông suốt hơn phần nào ý nghĩa tác giả muốn truyền tải, người đọc vẫn nên đánh giá cao - thay vì than phiền - văn phong này ở thế kỷ 18 được thể hiện bởi một tác giả được xếp vào hàng đầu của nền văn học Anh quốc trong mọi thời đại.
Người dịch
Mùa mưa 2009
 
Chương 01

Gia tộc Daswood đã từ lâu cư ngụ ở Sussex.Họ có sự sản lớn, gia cư của họ tọa lạc ở Norland Park, giữa vùng đất họ làm chủ , nơi mà nhiều thế hệ đã sinh sống theo cung cách đáng kính gây thiện cảm từ những gia đình chung quanh.Chủ nhân sự sản này là 1 người đàn ông đơn chiếc, sống đến tuổi khá cao, trong nhiều năm có người em gái sống cùng để bầu bạn với ông và chăm lo nhà của giúp ông.Nhưng người em gái này đã chết mười năm trước khi ông qua đời, mang đến thay đổi sâu xa trong ngôi nhà ông ; vì để bù đắp cho sự mất mát , ông đã mời gia đình người cháu trai là Henry Daswood đến sống cùng ông. Henry là người thừa kế sự sản Norland theo luật định, cũng là người ông dự kiến trao quyền thừa kế.Với gia đình vợ chồng cháu trai cùng con cái của họ, những ngày cuối cũng của ông cụ được thoải mái. Càng ngày ông càng yêu quí họ hơn.Hai vợ chồng Henry Daswood chăm chút chiều theo mọi ý muốn của ông cụ , không phải đơn thuần do họ nghĩ đến tư lợi, mà còn do thiện ý muốn tạo cho ông tất cả sự thoải mái mà tuổi tác cao của ông có thể đón nhận; và các đứa trẻ tươi tắn góp thêm niềm vui cho cuộc sống của ông.

Ông Henry Daswood có một con trai trong cuộc hôn nhân thứ nhất và ba con gái trong cuộc hôn nhân thứ hai.Người trai trẻ có tính khí vững vàng và được mến trọng, được chu cấp đầy đủ từ sự sản khá giả của bà mẹ, và phân nửa sự sản này được dành cho anh khi đến tuổi trưởng thành. Cũng thế, qua cuộc hôn nhân của mình sau tuổi trưởng thành ít lâu,gia sản anh được tăng thêm. Vì thế, đối với anh việc kế thừa sự sản Norland không thiết yếu như đối với các cô em cùng cha khác mẹ của anh; vì các cô này chỉ kế thừa phần nhỏ nhoi của ông bố. Bà mẹ của họ không có sự sản gì, ông bố chỉ có 7000 bảng; vì lẽ phần còn lại ít ỏi của sự sản bà vợ trước được giành riêng cho con của bà, còn ông chỉ hưởng phần sinh lợi từ khoản tiền này.

Khi ông cụ qua đời, di chúc của ông được mở ra đọc và, cũng như hầu hết những di chúc khác, tạo ra thất vọng lẫn niềm vui.Ông không thiên vị , cũng không vô ơn bạc nghĩa mà găm giữ phần gia sản đứa cháu đáng được hưởng; nhưng ông để đứa cháu kế thừa qua những điều khoản khiến giá trị kế thừa chỉ còn một nửa.

Ông Henry Daswood đã mong mỏi nhiều hơn cho vợ ông cùng ba cô con gái và ít hơn cho chính ông hoặc câu con trai của ông.Cậu con trai này cùng đứa con trai bốn tuổi của anh được kế thừa theo cách thức ông không còn quyền hạn nào để chu cấp cho những người thân thương nhất đối với ông-những người cần được chu cấp nhất qua phần trích ra từ sự sản hoặc qua tiền bán gỗ quý trên vùng đất của ông.Tất cả đề được dồn cho đứa trẻ kia,người đã chiếm cảm tình của người ông họ nó qua những chuyến thăm viếng ông bố và bà mẹ nó ở Norland, những tình cảm không có gì là bất thường đối với một đứa tre hai hoặc ba tuổi:cách ăn nói ngây ngô, tính khí sôi nổi muốn làm theo ý mình, nhiều trò ngộ nghĩnh và lăm ồn ào, như thể lấn át mọi giá trị của công lao chăm nom mà trong nhiều năm ông già đã nhận được từ cháu gái và ba cô con gái của bà.

Tuy nhiên, ông cụ không phải là xấu tính, và nhằm chứng tỏ lòng thương mến của ông dành cho ba cô gái, ông để lại 1000 bảng cho mỗi cô.

Ông Daswood thất vọng não nề lúc đâu nhưng tỏ ra vui vẻ và tự tin: ông có lý do để hy vọng còn sống thêm nhiều năm, và nếu sống cần kiệm ông có thể tạo dựng một khoản kha khá do vùng đất rộng dang sinh lợi, hầu như ngya lập tức có khả năng cải thiện tình hình.Nhưng vì được tạo ra quá muộn,gia sản chỉ kéo dài 12 tháng.Ông chỉ sống thọ hơn ông bác trong thời gian ngắn như thế, và bà vợ góa cùng các cô con gái của ông chỉ có 10000 bảng kể cả những di sản sau này.

Người con trai của ông được gọi đến ngay khi ông nhận rõ tình trạng an nguy của mình và, bằng mọi sức lực cùng tính cách khẩn thiết mà cơn bạo bệnh cho phép, ông Daswood đề nghị với anh về quyền lợi của bà mẹ kế cùng ba cô em cùng cha khác mẹ của anh.

Anh John Daswood không có mói dây tình cảm thân thiết với những người còn lại trong gia tộc; nhưng anh chịu tác động của lời đề nghị theo cách thức như thế trong tình cảnh như thế, và anh hứa sẽ làm mọi cách trong khả năng của anh để họ sống thoải mái.Ông bố cảm thấy nhẹ nhõm với lời hứa này, và anh John Daswood có thời giờ nhàn nhã để tính toán xem anh có thể hành xử khả năng của anh một cách cẩn trọng như thế nào để lo cho họ.

Anh không phải là người trai trẻ nhẫn tâm, chỉ vì thói lãnh đạm và khá ích kỉ khiến anh trở nên nhẫn tâm, nhưng nói chung anh được vị nể vì anh tự ý thức trong việc hành xử đúng đắn những nghĩa vụ thông thường của anh. Nếu anh cưới một cô vợ nhân ái hơn,anh đã có thể được quý trọng hơn,bản thân anh đã có thể trở nên dễ thương;tất cả chỉ vì anh lập gia đình ở tuổi còn trẻ và yêu quý cô vợ của anh hết mực.Nhưng cô John Daswood lại thể hiện mình là bức tranh biếm họa của anh:hẹp hòi và ích kỷ hơn.

Khi anh ngỏ lời hứa với ông bố, anh dự trù tăng gia sản của môĩ cô em cùng cha khác mẹ ở mức 1000 bảng. Lúc ấy, anh nghĩ mình thực sự đủ khả năng làm việc này. Viễn cảnh của 4000 mỗi năm cộng thêm vào lợi tức hiện tại, chưa kể phần phân nửa gia tài bà mẹ quá cố của anh, làm anh ấm lòng,tạo điều kiện để anh rộng lượng."Đúng thế, anh ấy sẽ cho ba cô em 3000 bảng,là khoản tiền hào phóng và xem ra đáng kể.Đủ để giúp ba cô sống thoải mái.3000 bảng!Anh ấy có thể trích ra số tiền lớn như thế mà không phải nhọc công lắm."

Cả ngày anh suy nghĩ về việc này, và trong nhièu ngày tiếp theo anh không ân hận.
° ° °
Ngay sau khi lễ tang ông bố của anh xong xuôi, cô vợ John Daswood cùng với đứa con và những người hầu dời đến ở mà không báo trước cho bà mẹ kế của chồng cô. Không ai có thể chất vấn quyền của cô muốn đến: khu gia cư đã thuộc về chồng cô ngay từ lúc ông cụ qua đời, nhưng điều đáng nói là cung cách của cô không được tế nhị. Với một phụ nữ trong hoàn cảnh của bà Daswood, chỉ những cảm nghĩ thông thường đã đủ gay khó chịu; huống hồ tâm tư của bà có nhận thức về danh dự, một tư tưởng bao quát đến dộ lãng mạn, đến nỗi sự xúc phạm mà bất cứ ai gây ra hoặc nhận lãnh, đối với bà là một duyên cớ để kinh tởm không gì lay chuyển được. Cô John Daswood chưa bao giờ được cảm tình của ai trong gia đình nhà chồng, mà đấy là cho đến giờ cô chưa có dịp cho họ thấy cô vô tình với tâm tư người khác trong hoàn cảnh đặc biệt.

Bà Daswood sâu sắc nhận ra tư cách bất nhã này và khinh miệt cô con dâu thậm tệ, đến nỗi khi cô đến bà đã có thể dời đi nơi khác, nếu không có cô con gái đầu lòng của bà khuyên nhủ bà nên suy nghĩ lại, rồi tình thương của bà dành cho ba cô con gái khiến bà quyết định ở lại; và cũng vì chúng, bà muốn tránh đổ vỡ tình cảm với ông anh của chúng.

Elinor, cô con gái đầu lòng với những lời khuyên nhủ rất hữu ích, có tố chất mạnh mẽ qua tính dễ cảm thông và trầm tính trong phán đoán. Do vậy, dù mới 19 tuổi cô đã trở thành người cố vấn cho bà mẹ của mình, qua đấy giúp ích cho mọi người khi cô là đối trọng cho tính khí sôi nổi của bà Daswood vốn thường khiến bà kém cẩn trọng. Cô có tấm lòng đôn hậu; tính khí trìu mến và tinh thân cương nghị, nhưng cô biết tự kiềm chế. Đây là ý thức mà bà mẹ vẫn chưa lĩnh hội được và các em gái cô vân không muốn được dạy bảo.

Những khả năng của cô em kế Marianne khá tương đồng với Elinor trong nhiều phương diện. Cô nhạy cảm, tinh khôn, nhưng sôi động trong mọi chuyện: những phiền muộn và sướng thỏa của cô không có chừng mực. Cô rộng lượng, dễ mến, hay để ý; cô có nhiều đức tính ngoại trừ thiếu cẩn trọng. Cô rất giống bà mẹ ở điểm này.

Elinor lo lắng nhận ra em gái có cảm nhận thái quá, nhưng dưới mắt bà mẹ đấy lại là điều được đánh giá cao và khen ngợi. Hai mẹ con cùng cổ vu nhau theo cách họ gắn bó khăng khít với nhau. Những ưu tư khiến ban đầu hai người phiền muộn thì sau đấy lại được họ ấp ủ, rồi họ tìm kiếm thêm thương đau, mãi tạo thêm thương đau. Họ buông thả hoàn toàn trong khổ tâm, lại bị dằn vặt thêm với ý nghĩ thảm sầu, rồi không chịu chấp nhận ai khuyên giải. Elinor cũng bị ảnh hưởng sâu sắc, nhưng cô vẫn chống chọi, vẫn có thể tự mình vượt qua được. Cô có thể tham khảo ý kiến ông anh, có thể tiếp đón chị dâu và đối đãi người này tử tế, và có thể cố gắng thúc đẩy bà mẹ cũng làm như thế, khuyến khích bà nên chịu đựng như cô.

Cô em út Margaret có tính tình vui tươi, có thiện ý với mọi người; nhưng vì cô đã bị tiêm nhiễm tư tưởng lãng mạn của Marianne mà thiếu nhận thức, vào tuổi 13 này cô bé chưa tương đồng với hai chị mình trong đoạn đời tuổi nhỏ của cô.
 


Chương 02

Cô vợ John Daswood giờ trở thành bà chủ ngôi nhà Norland;bà mẹ cùng các cô em chồng bị đẩy xuống vị thế của những người khách. Tuy thế, cô vẫn đối đãi họ lịch sự; anh chồng vẫn cư xử với họ tử tế theo cách anh cố gắng cư xử với bất cứ ai ngoài chính anh, vợ anh và đứa con trai anh. Anh nài ép họ một cách chân tình và khẩn thiết hãy xem Norland như là chính ngôi nhà của họ. Mọi người chấp nhận lời mời của anh vì không có cách nào khác hơn là để bà Daswood tiếp tục ở đấy cho đến khi bà tìm được nơi cư ngụ khác quanh vùng.

Được tiếp tục lưu lại ở nơi chốn gợi cho bà mọi kỷ niệm đẹp chính là hợp với ý của bà. Trong những thời khắc vui vẻ, bà vui hơn ai hết, và nếu chỉ do chính hạnh phúc ấy thì không ai cảm thấy hạnh phúc hơn bà.Nhưng khi buồn thảm bà cũng bị lôi cuốn bơi óc tưởng tượng theo cách tương tư mà không ai khuyên giải được, tương tự như khi bà sướng thỏa không ai có thể khiến bà tiết chế.

Cô vợ John Daswood không hề chấp nhận ý định của anh chồng đối với các cô em. Lấy đi 3000 bảng của đứa con trai yêu quý hẳn sẽ làm nó nghèo xuống mức khinh khiếp. Cô van nài anh nên suy nghĩ lại.Làm thế nào anh có thể tự biện minh khi anh đa cướp đi khoản tiền lớn nhất của con trai mình, và đấy lại là đứa con duy nhất? Và các cô em nhà Daswood, vốn chỉ có quan hệ cùng cha khác mẹ mà cô không cho là họ hàng thân thiết, liệu có tư cách gì để nhận khoản tiền lớn như thế do hào phóng? Nhiều người đều biết rõ rằng không trông mong có tình cảm giữa các người con của những cuộc hôn nhân khác nhau; thế thì tại sao anh lại tự hủy hoại mình và đứa con nhỏ Harry đáng thương của hai người, mang tất cả tiền bạc của nó đem cho các cô em cùng cha khác mẹ?

Chồng cô đáp:

- Đấy là ý muốn cuối cùng của ông bố, rằng anh nên hỗ trợ bà vợ góa và các cô con gái của ông.

- Em có thể nói rằng ông ấy không biết mình nói gì, có điều chắc chắn là lúc ấy ông không sáng suốt. Nếu ông ấy nhận thức đúng đắn hơn, có lẽ ông đã không có ý nghĩ như thế để nài ép anh mang đi cho phân nửa gia tài của đúa con trai anh.

- Em Fanny thân yêu, ông ấy không nói đến số tiền nào. Ông ấy chỉ yêu cầu anh, một cách chung chung, hỗ trợ họ, giúp cho họ thoải mái hơn là khả năng của ông làm được. Có lẽ cũng như thể ông để tùy ý anh lo liệu. Hẳn ông cũng nghĩ rằng anh không thể bỏ quên họ. Nhưng vì ông yêu cầu anh hứa, anh không thể nào không hứa; ít ra lúc ấy anh nghĩ thế. Cho nên anh đã hứa, và phải giữ lời. Anh phải làm việc gì đấy cho họ khi họ rời khỏi Norland và ổn định nơi cư ngụ mới.

- Thế thì, chúng ta sẽ làm gì đấy cho họ, nhưng việc này không nhất thiết phải là 3000 bảng. Anh nghĩ xem, đồng tiền khi đã ra đi là không bao giờ trở lại. Các cô em sẽ lập gia đình, thế là số tiền mất hẳn.Nếu có thể thu hồi cho đứa con trai khốn khổ của chúng ta...

Ông chồng trang trọng:

- Chắc hẳn rồi, đây sẽ là một khác biệt lớn. Sẽ đến lúc Harry lấy làm tiếc phải mất đi số tiền lớn như thế. Giả dụ, nếu nó có một gia đình đông đúc, có thêm món tiền này cùng là đáng kể.

- Thế thì, có lẽ tốt hơn cho mọi bên nếu ta giảm món tiên còn phân nửa. 500 bảng hẳn cũng là phần phụ thêm đáng kể cho gia sản của họ.

- Ồ, thế là tốt quá rồi.Có người anh nào trên đời này muốn chia cho các em gái mình dù chỉ bằng phân nửa số này, ngay cả đối với em ruột. Trong khi ở đây- chỉ là em cùng cha khác mẹ! Nhưng anh có lòng hào phóng đấy.

Anh trả lời:

- Anh không muốn lộ vẻ bủn xỉn.Trong những trường hợp như thế, người ta muốn làm tốt thêm hơn là làm kém đi. Ít nhất, không ai có thể nghĩ anh đã không giúp họ đầy đủ: ngay cả họ cũng khó mong hơn thế.

Cố vợ nói:

- Không có cách nào biết họ mong ước gì, nhưng ta không nên nghĩ họ muốn gì: vấn đề là anh có khả năng đến mức nào.

- Chắc hẳn rồi, và anh nghĩ anh có khả năng cho họ mỗi người 5000 bảng. Thật ra, dù không cần anh thêm khoản nào, mỗi đứa sẽ có trên 3000 bảng khi bà mẹ chúng qua đời: một mức khá thoải mái cho bất kì cô gái nào.

- Đúng thế, và ý em là có lẽ họ không mong ước gì thêm. Chúng nó sẽ có 10000 bảng để chia nhau. Nếu chúng lập gia đình,chắc chắn chúng sẽ được thoải mái; nếu không, chúng có thể sống rất thoải mái bằng tiền lãi từ 10000 bảng.

- Em nói rất đúng, vì thế anh không rõ liệu anh nên làm việc gì đấy cho mẹ chúng nó khi bà còn sống thay vì cho chúng nó; ý anh muốn nói đến khoản bà nhận theo định kỳ. Các cô em của anh cũng sẽ hài lòng như bà.100 bảng mỗi năm cũng giúp chúng nó được hoàn toàn thoải mái.

Cô vợ có ý lưỡng lự một chút, nhưng cuối cùng cô thuận theo kế hoạch này. Cô bảo:

- Hẳn rồi, như thế tốt hơn là chi trả 1500 bảng ngay một lần. Nhưng này, nếu bà Daswood sống thêm được 15 năm, chúng ta sẽ hoàn toàn bị vào tròng.

- 15 năm! Em Fanny yêu, đời sống của bà không đáng giá bằng phân nửa số tiền ấy!

- Chắc chắn là không, nhưng nếu anh để ý, người ta luôn sống dai khi nhận được khoản tiền theo định kỳ; trong khi bà đang đẫy đà khỏe mạnh, chưa đến 40. Khoản tiền định kỳ là chuyện rất nghiêm túc, phải trả đề đặn mỗi năm, không có cách nào hủy bỏ.Anh không nhận thức rõ anh đang làm gì. em biết có nhiều vấn đề lôi thôi do khoản tiền theo định kỳ; vì mẹ em bị gánh nặng khốn khổ do phải chi trả cho những gia nhân đã quá già nua theo di chúc của cha em, và kể cũng lạ lùng khi thấy bà khó chịu biết bao về việc này.Các khoản này được trả mõi năm hai lần; rồi chịu phiên phức lo cho số tiền đến tay họ; rồi được nghe là một trong số những người này đã qua đời, sau đấy hóa ra lại không đúng. Mẹ em đã chán ngán việc này lắm rồi. Bà bảo lợi tức của bà không phải là của riêng bà chỉ vì mấy khoản chi trả bất tận như thế. Cha em càng trở nên khắc nghiệt, bởi vì nếu không như thế khoản tiền sẽ hoàn toàn thuộc quyền mẹ sử dụng, không hề có ràng buộc nào cả. Chyện này khiến em có ác cảm với việc chi trả định kỳ, đến nỗi em không hề muốn chính mình bị vướng vào.

Anh Daswood đáp:

- Đúng là chuyện khó chịu khi lợi tức của ta bị rút đi hàng năm bởi mấy khoản chi như thế. Mẹ em đã nói đúng, người ta có lợi tức mà không phải thuộc hẳn về người ta. Bị trói buộc vào việc chi trả món tiền như thế, vào mỗi ngày nộp tiền thuê nhà, thì thật là phiền phức: nó làm người ta mất đi tự chủ.

- Hẳn là thế. Rốt cuộc không ai hàm ơn ai cả. Họ nghĩ cuộc sống của họ được đảm bảo, cho rằng việc anh làm không gì khác hơn là bổn phận của anh phải làm thế, và họ không cảm thấy hàm ơn anh. Nếu em là anh, bất kỳ việc gì me làm phải do em tự quyết định. Em sẽ không tự trói buộc mình để cho họ nhận khoản gì mỗi năm. Có thể trong một năm nào đấy, chúng ta sẽ bị khó khăn khi muốn chi tiêu 100, hoặc ngay cả 50 bảng.

- Em yêu, anh tin rằng em nói đúng; có thể là tốt hơn nếu ta không phải trả theo định kỳ. Bất kỳ khoản nào đấy anh thỉnh thoảng chi cho họ sẽ có giá trị hỗ trợ lớn hơn là khoản thường niên,bởi vì họ chỉ sống phong lưu hơn nếu họ thấy chắc chắn có khoản thu nhập lớn, và đến cuối năm họ không được giàu thêm xu teng nào. Chắc chắn có cách khác tốt hơn. Thỉnh thoảng biếu họ một món tiền 50 bảng sẽ giúp họ không phải khốn đốn, và anh nghĩ việc này đủ để giúp anh giữ lời hứa với ông bố của anh.

-Em chắc chắn như thế.Thật ra, bản thân em tin chắc rằng ông bố của anh không hề có ý trông mong anh sẽ cho họ tiền. Em đoan chắc rằng việc hỗ trợ mà ông nghĩ đến chỉ có chừng mực; ví dụ, tìm cho họ một căn nhà nhỏ đủ tiện nghi, giúp họ dọn nhà, biếu họ cá mình câu hoặc thú rừng mình săn được, tùy theo mùa. Em đoan chắc rằng ông cụ không có ý gì thêm; thật ra, nếu ông có ý như thế thì quả là lạ lùng và vô lý.

" Anh Daswood thân yêu, xin anh hãy nghĩ xem,bà mẹ kế của anh cùng các cô con gái của bà có thể sống thoải mái như thế nào bằng tiền lãi từ 7000 bảng, cộng thêm 1000 mỗi cô, mang lại cho mỗi cô 50 bảng, dĩ nhiên là họ sẽ dùng tiền này đẻ trả tiền nhà cho bà mẹ. Cộng chung lại, họ sẽ có 500 mỗi năm; bốn người phụ nữ còn mong gì hơn nữa? Họ sẽ sống với nhu cầu chi tiêu rất thấp! Tiền chăm sóc nhà cửa không là gì cả. Họp sẽ không có xe kéo, không có ngựa, khó thể có người hầu, không có thân nhân sống chung với họ và không thể có món chi tiêu nào như thế! Chỉ cần nghĩ xem họ sẽ sống thoải mái như thế nào! 500 bảng mỗi năm! Em không thể tưởng tượng ra họ làm cách nào để tiêu phân nửa số tiền này; và rồi anh cho họ thêm nữa, nghĩ thật là vô lý. Họ có thừa khả năng để cho anh một khoản nào đấy."

Anh Daswood nói:

- Tin anh đi, anh nghĩ em hoàn toàn đúng lý. Khi ngỏ lời yêu cầu anh, ông bố chắc chắn không có ý gì hơn là việc em nói. Bây giờ nah đã hiểu thông suốt, và anh sẽ làm tròn trách nhiệm qua cách hỗ trợ và qua lòng tốt mà em đã diễn tả. Khi bà mẹ kế của anh dời đến ở nhà khác, anh sẽ giúp bà ổn định cuộc sống theo cách anh có khả năng. Vài món món nội thất nhỏ cũng có thể chấp nhận được đối với họ.

Cô Daswood đáp trả:

- Đúng thế. Tuy nhiên, cần xét đến một điều. Khi ông bố và bà mẹ kế của anh dời đến Norland, mặc dù nội thát ở Stanhill được bán đi, mọi món bát đĩa và chăn nệm đều được giữ lại, và bây giờ giao cho bà mẹ. Vì thế mà căn nhà mới của bà hầu như sẽ được trang bị đầy đủ ngay khi bà dọn vào.

- Chắc chắn đấy là một suy xét thực tế. Một di sản quả thật quý giá! và tuy thế, đáng lẽ chúng ta đã được quyền sử dụng vài món bát đĩa này.

- Vâng, bộ đồ sứ dùng điểm tâm có giá trị gấp đôi loại ta có trong nhà này. Em nghĩ, nó quá sang trọng cho bất kỳ nơi nào họ trả được tiền thuê. Thôi thì ta phải chấp nhận. Ông bố của anh chỉ nghĩ đến họ thôi. Em phải nói điều này: anh không hàm ơn ông cụ về bất cứ điều gì cả, anh không cần nghĩ đến những ước muốn của ông; vì chúng ta đã biết rất rõ rằng nếu ông ấy có thể làm được thì ông đã để lại hầu như mọi thứ trên đời này cho họ rồi.

Không thể chống lại luận cứ này. Nó tạo cho anh động lực mà từ trước đến giờ anh chưa quyết định được. Cuối cùng, anh cả quyết rằng hoàn toàn không cần thiết, nếu không muốn nói là không phải phép, giúp đỡ cho bà vợ góa cùng các đứa con của ông bố nhiều hơn là mức hỗ trợ theo tình làng nghĩa xóm như cô vợ anh đã vạch ra.
 
Chương 03

Bà Daswood lưu lại Norland trong vài tháng. Không phải do bà không muốn đi khi mà mọi khung cảnh quen thuộc đã không làm bà xúc động mãnh liệt như ban đầu; vì khi tâm tư bà được khuây khỏa trở lại và đầu óc bà có những vướng bận khác thay vì những hồi tưởng nhớ nhung, bà nóng lòng muốn đi, hỏi han không mệt mỏi về một nơi chốn ổn định phù hợp trong vùng Norland; vì không thể dời đi xa hẳn khỏi nơi chốn thân yêu này. Nhưng bà không tìm ra nơi nào có thể đáp ứng được yêu cầu tiện nghi và thoải mái của bà, và thích hợp với đức cẩn trọng của cô con gái lớn, vì óc phán đoán của cô luôn kiên định bác bỏ vài căn nahf quá rộng so với lợi tức của họ, nếu không bà mẹ đã chấp nhận.

Bà Daswood đã được ông chồng cho biết về lời hứa trịnh trọng của cậu con trai ông, vốn đã giúp cho ông được nhẹ nhõm sau những suy tư trần thế cuối cùng. Bà không nghi ngờ sự chân thành trong lời hứa của anh đến mức như anh nghi ngờ chính mình, và bà hài lòng nghĩ việc này sẽ giúp nhiều cho các con bà, mặc dù chính bà tin rằng khoản tiền thấp hơn 7000 bảng cũng đủ để bà sống sung túc. Bà cũng lấy làm vui với tình cảm của nah con riêng của chồng bà, vui cho tâm tư của anh, tự trách mình lúc trước đã thiếu công tâm với anh khi nghĩ rằng anh không rộng lượng. Thái độ chăm chút của anh dành cho bà cùng các cô em của anh đã thuyết phục bà rằng anh quan tâm đến an sinh của họ và, trong thời gian dài, bà tin tưởng vững chắc những ý định phóng khoáng của anh.

Ý miệt thị của bà đối với con dâu, khởi đầu từ lúc họ vừa quen biết nhau, nặng nề thêm nhiều khi bà hiểu rõ hơn tính tình cô qua nửa năm họ sống chung dưới một mái nhà. Cho dù xét đến tư cách lịch sử của con dâu hoặc tình cảm của bà mẹ , có lẽ hai phụ nữ vẫn cảm thấy không thể sống chung với nhau trong thời gian dài đến thế, nếu không xảy ra một hoàn cảnh đặ biệt mà-theo mơ tưởng của bà- sẽ tạo điều kiện hợp lệ để các con bà tiếp tục lưu lại Norland.

Hoàn cảnh này là tình thân ngay càng thắm thiết giữa cô con gái lớn của bà và anh trai cô vợ John Daswood, một thanh niên hòa nhã và dễ mến, được giới thiệu với họ ít lâu sau khi em gái anh dời đến tại Norland, và từ lúc ấy anh này đã thường lui tới.

Vài bà mẹ khác hẳn đã khuyến khích hai người thân thiện với nhau thêm qua động lực tư lợi, vì Edward Ferras là trưởng nam của một ông bố rất giàu đã qua đời; trong khi vài người khác hẳn đã kiềm chế bởi lý do thận trọng, vì cả gia sản của anh, ngoại trừ những món tiền vặt vãnh, tùy thuộc vào ý muốn của bà mẹ. Những ý kiến theo chiều nào cũng không ảnh hưởng đến bà Daswood. Đối với bà, nếu anh có tư cách dễ thương, nếu anh yêu con gái bà, và nếu Elinor đáp lại anh,thế là đủ. Điều này đi ngược lại mọi chủ kiến của bà răng cách biệt giàu nghèo sẽ khiến mọi đôi lứa phải chia tay dù tính khí có tương đồng nhau; và rằng tính tình của Elinor hẳn không được người đã quen biết cô đánh giá cao, mà theo bà điều này hoàn toàn không đúng.

Anh Edward Ferras không được ai, dù khoan dung hoặc khôn khéo, chấm điểm cao để giới thiệu với người khác. Anh không đẹp trai, và cung cách của anh đòi hỏi người ta phải thân thiết với anh mới mến anh được.Anh thiếu tự tin để công tâm với chính mình;nhưng khi anh trấn áp tính cả thẹn cố hữu, tư cách anh cho thấy mọi dấu hiệu của một tâm hồn cởi mở, thân ái. Anh có tính cảm thông với người, và nền giáo dục anh nhận được giúp anh càng dễ cảm thông. Nhưng anh không có đủ khả năng hoặc tính khí đáp lại ý nguyện của bà mẹ và cô em, những người muốn anh phai nổi bật...như...như thế nào thì họ không rõ. Họ muốn anh trở nên một người thành đạt trên thế gian theo cách này hoặc cách khác.Bà mẹ anh mong ước anh quan tâm đến chính trị, mong anh được đắc cử nghị viện, hoặc mong anh có mối giao hảo với những người nổi tiếng đương thời.Cô John Daswood có cùng ước muốn, nhưng cho đến lúc được hưởng ơn phước, trong lúc này cô tạm hài lòng nhìn thấy anh đi trên cỗ xe ngựa to.

Nhưng Edward không màng đến mấy người nổi tiếng hoặc xe ngựa to. Mọi ước muốn của anh chỉ thiên về không khí gia đình ấm cúng và đời sống riêng tư bình lặng. Điều may mắn là anh có người em trai có nhiều hứa hẹn hơn.

Edward phải mất vài tuần ngụ trong ngôi nhà trước khi bà Daswood chú ý đến anh, vì lúc này bà đang đau buồn nên không để ý gì đến những gì xảy ra chung quanh. Bà chỉ thấy anh có tính trầm lặng và khiêm tốn, bà mến anh vì điều này. Lúc đầu bà quan sát anh, rồi chấp nhận anh thêm qua câu nhận xét tình cờ của Elinor về những khác biệt giữa anh vè em gái của anh. Chính sự tương phản đã khiến bà mến anh. Bà nói:

- Chỉ cần cho rằng anh áy không giống Fanny là đủ nói lên tất cả. Nó ngầm chỉ ra mọi điều dễ mến. Mẹ đã mến anh ấy.

Elinor nói:

- Con nghĩ mẹ sẽ mến anh ấy khi mẹ hiểu anh hơn.

Bà mẹ mỉm cười:

- Mến anh ấy! Mẹ không thấy có mưc độ chập nhận nào thấp hơn là tình yêu.

- Mẹ có thể quý trọng anh.

- Mẹ chưa hề biết điều gì ngăn cách giữa quý trọng và tình yêu.

Bây giờ bà Daswood chịu khó tìm hiểu anh nhiều hơn. Cử chỉ của bà có tính gắn bó, chẳng bao lâu đã giúp anh bớt dè dặt. Bà nhanh chóng nhận ra mọi đức tính của anh; việc anh quan tâm đến Elinor có lẽ giúp bà được gần gũi anh hơn; nhưng bà thật lòng tin tưởng giá trị nơi anh. Ngay cả tính điềm đạm, vốn đáng lẽ khiến bà suy nghĩ đấy không phải là tư cách mẫu thanh niên cần phải có, thì bà không màng đến nữa khi biết rằng anh có con tim nồng hậu và tính khí trìu mến.

Ngay sau khi bà nhận ra dấu hiệu của ý tình trong cách anh đối xử với Elinor, bà đã xem mối quan hệ nghiêm túc giữa hai người là chắc chắn, mong họ tiến nhanh đến hôn nhân. Bà nói:

- Marianne thân yêu, trong vài tháng Elinor rất có thể sẽ được ổn định. Chúng ta đều sẽ nhớ nhung chị con, nhưng chị con sẽ được hạnh phúc.

- Ôi! Mẹ ơi, liệu chúng ta sẽ sống ra sao mà không có chị ấy?

- Con yêu, đấy không hẳn là chia ly.Chúng ta sẽ sống cách nhau chỉ vài dặm, sẽ gặp nhau mỗi ngày trong cả cuộc đời chúng ta.Con sẽ có thêm một anh rể- một người anh chân chính, trìu mến. Mẹ có ân tượng tốt đẹp nhất trên đời này về tâm tính của Edward. Nhưng Marianne, trông con có vẻ nghiêm nghị; con không chấp nhận người mà chị con chọn phải không?

Marianne trả lời:

- Có lẽ thế, con có thể nhìn việc này mà không mấy ngạc nhiên. Edward là người rất dễ mến; con có cảm tình tha thiết với anh ấy. Tuy nhiên, anh không phải là mẫu thanh niên- còn thiếu một cái gì đấy, ngoại hình của anh không nổi bật- không có vẻ gì trang nhã mà con mong đợi người nghiêm túc gắn bó với chị con. Đối mắt của anh thiếu cái hồn, thiếu chất lửa tỏa ra đức độ và thông minh.

" Và mẹ ạ, ngoài các điều này, con e anh ấy không có khiếu thẩm mỹ chân chính. Có vẻ như anh không thích âm nhạc, và mặc dù anh rất thích mấy bức họa của Elinor, đấy không phải là cách thưởng ngoạn của một người hiểu ra giá trị.Mặc dù anh ấy thường chăm chú xem chị ấy vẽ, hiển nhiên là anh không biết gi về nghệ thuật này. Anh ngưỡng mộ theo cách của người đang yêu, không phải là cách người biết thưởng thức. Phải có cả hai kết hợp thì con mới hài lòng."

" Con không thể cảm thấy hạnh phúc với một người không có khiếu thẩm mỹ trùng hợp với con. Anh ấy phải thâm nhập được những cảm nghĩ của con; cả con và nah ấy phải say mê cùng những quyển sách, cùng loại âm nhạc. Ôi , mẹ ạ! Edward trông thật là vô hồn, nhạt nhẽo thế nào ấy khi anh ấy đọc thơ cho ta nghe tối hôm qua! Con rất lo lắng cho chị của con. Tuy thế, chị ấy bình tĩnh chịu đựng việc này, có vẻ như chị ấy không để ý đến. Con khó lòng ngồi yên. Phải nghe những dòng thơ tuyệt diệu ấy vốn vẫn thường làm con ngây ngất, lại được đọc lên qua giọng trầm lặng cứngnhắc như thế, với cái hồn vô tâm chán ngắt như thế!"

- Chắc chắn là anh ấy có thể diễn tả lôi cuốn hơn với loại văn xuôi đơn giản và trang trọng. lúc ấy mẹ đã nghĩ thế, nhưng đáng lẽ con nên đưa cho anh ấy Cowper!

- Không, mẹ ạ, con e rằng anh ấy cũng không trở nên sinh động vì Cowper! Nhưng ta nên chấp nhận có khác biết về khiếu thẩm mỹ. Elinor không có tâm tư như con, vì thế chị ấy có thể bỏ qua điều này và cảm thấy hạnh phúc với anh ấy, tim con sẽ tan vỡ khi nghe anh đọc thơ với quá ít cảm nhận như thế. Mẹ ạ, càng hiểu qua nhân thế, con càng tin rằng con sẽ không bao giờ gặp được người con có thể yêu thật lòng. Con đòi hỏi quá nhiều! Người này phải có đủ các đức tính của Edward, cộng thêm cá tính và cử chỉ để làm đẹp cho tố chất anh ấy qua mọi cách lôi cuốn.

- Con yêu ạ, nên nhớ rằng con chưa đến tuôi 17. Quá non trẻ trong đời để thất vọng về hạnh phúc như thế. Tại sao con phải vô phúc hơn mẹ của con? Marianne à, mẹ cầu mong chỉ qua một cơ hội, số phận của con sẽ khác với mẹ!
 
Chương 04

Marianne nói:

- Quả là tiếc khi Edward không có khiếu thẩm mỹ về hội họa.

Elinor đáp:

- Không có khiếu thẩm mỹ! Do đâu mà em nghĩ như thế? Đúng thật là anh không vẽ tranh, nhưng anh rất thích xem tranh của những người khác, và chị có thể nói chắc với em rằng khiếu thẩm mỹ của anh ấy không hề kém, tuy anh không có cơ hội trau dồi.Nếu anh ấy muốn học tập, chị nghĩ anh cũng vẽ tranh được. Anh không tin vào khả năng đánh giá của chính mình, đến nỗi không bao giờ anh muốn đưa ý kiến về bức họa nào, nhưng anh bẩm sinh có khuôn phép và tính giản đơn trong khiếu thẩm mỹ.

Marianne e ngại xúc phạm cô chị và không nói gì thêm về việc này, nhưng theo thái đọ mà Elinor tán thành anh khi diễn tả, cung cách anh thưởng ngoạn tranh của những người khác vẫn chưa đến mức thích thú nồng nhiệt mà theo cô tự nó có thể gọi là khiếu thẩm mỹ. Tuy thế, dù trong thâm tâm cô mỉm cười về sự ngộ nhận này,cô vẫn tôn trọng chị mình khi mù quáng thân thiết với Edward.

Elinor nói tiếp:

- Marianne, chị mong em không cho rằng anh ấy yếu kém về khiếu thẩm mỹ nói chung. Thật ra, chị nghĩ em không cho là thế, vì cử chỉ của em hoàn toàn thân thiện với anh ấy; và nếu đấy là ý kiến của em, chị tin chắc rằng em không bao giờ có thể lịch sự với anh.

Marianne không biết nói gì. Cô không thể làm tổn thương tâm tư của chị cô vì bất cứ lý do nào, tuy thế cô không thể nói ra điều mà cô không tin. Cuối cùng cô đáp:

- Chị Elinor, chị không nên cảm thấy bị xúc phạm nếu cách em ca ngợi anh ấy không bằng với nhận thức của chị về các phẩm chất của anh. Em chưa có nhiều cơ hội như chị để đánh giá các thiên khiếu tinh tế của anh; các sở thích của anh; nhưng em có ý nghĩ tốt đẹp nhất trên thế gian về tư cách và nhận thức của anh. Em nghĩ, theo mọi mặt, anh là người đáng quý và dễ mến.

Elinor mỉm cười:

- Chị tin chắc rằng những người bạn thân thiết nhất của anh ấy không thể phật ý vì lời khen ngợi như thế. Chị không thể nghĩ ra làm thế nào em có thể nhận xét nồng hậu hơn.

Marianne vui khi thấy chị mình dễ hài lòng như thế.

Elinor tiếp:

- Chị nghĩ nếu đã gặp gỡ anh ấy thường xuyên để trò chuyện thoải mái cùng anh, thì không còn ai nghi ngờ nhận thức và phẩm chất của anh. Chỉ vì nhút nhát nên tính cảm thông và các phép tắc xuất sắc của anh bị che đậy và thường làm anh ít nói. Em đã hiểu anh ấy khá rõ, nên cần công minh với chân giá trị của anh, như em nói, vì hoàn cảnh đặc biệt em không hiểu rõ bằng chị. Anh ấy và chị đã có nhiều dịp gần nhau, trong khi em bị đắm chìm trong nguyên tắc thương cảm nhất của mẹ. Chị đã tiếp xúc với anh ấy nhiều lần, đã tìm hiểu tâm tư của anh, đã nghe ý kiến của anh trong những đề tài văn học và khiếu thẩm mỹ.

" Nói chung, chị tin rằng anh có đầu óc khá hiểu biết, anh rất thích sách vở, có óc tưởng tượng phong phú, nhận thức công bằng và đúng đắn, khiếu thểm mỹ chi ly và khẩn thiết. Thoạt nhìn, cử chỉ của anh không gấy ấn tượng. Ngoại hình của anh khó có thể nói là đẹp trai, nhưng nếu nhận ra đôi mắt biểu lộ tinh anh một cách khác thường và tư thái dịu dàng của anh thì mới thấy khác hẳn. Bây giờ, chị đã biết rõ anh ấy, đến nỗi chị nghĩ anh ấy thật sự đẹp trai; hoặc ít nhất , gần như thế. Em nghĩ thế nào, hở Marianne?"

- Chị Elinor ạ, chẳng bao lâu em sẽ nhận ra anh ấy đẹp trai nếu bây giờ em chưa thấy. Khi nào chị bảo em nên mến anh như là người anh rể, lúc ấy em sẽ không còn thấy khuyết điểm trên dung mạo anh như hiện giờ em thấy khuyết điểm ở tâm hồn anh.

Elinor ngạc nhiên khi nghe em gái nói, thấy hối hận vì cô đã quá nồng nàn khi nói về anh. Cô cho rằng Edward có vị trí rất cao trong tâm tưởng của cô. Cô tin rằng anh và cô đều nghĩ về nhau, nhưng cô cần dấu hiệu chắc chắn hơn thế để thuyết phục Marianne về mối quan hệ của hai người. Cô biết tính tình Marianne và bà mẹ: hiện hai người còn suy đoán nhưng chẳng bao lâu sẽ tin ngay- họ là thế, ước ao là để hy vọng, và hy vọng là để đợi chờ. Cô cố gắng giải thích thực chất của sự việc cho em gái hiểu. Cô nói:

- Chị không muốn cố phủ nhận rằng chị nghĩ rất tốt về anh ấy...rằng chị tôn quý anh ấy,chị mến anh ấy.

Đến đây, Marianne nóng nảy thốt nên:

- Tôn quý anh ấy! Mến anh ấy! Chị Elinor quả thật lạnh lùng! Quả xấu hổ không muốn biểu lộ ngược lại. Nếu chị còn nói như thế, em sẽ rời khỏi nơi này ngay lập tức.

Elinor không thể nhịn cười:

- Xin lỗi em, và hãy tin rằng chị không có ý xúc phạm khi nói với em về tâm tư của chị còn mạnh mẽ hơn là những gì chị nói, tóm lại là hãy tin anh xứng đáng được như thế.Riêng tính hồ nghi-niềm hy vọng nơi ý tình của anh ấy- đối với chị có thể xem như đúng lý, để không vấp phải khinh suất hoặc ngu xuẩn.

" Nhưng em không nên tin vào những gì đi xa hơn thế. Chị không hề chắc chắn về tình cảm của anh ấy dành cho chị.Có những điều lúc này xem chừng đáng ngờ. Khi chưa rõ tâm tư của anh, em không nên băn khoăn về ý chị muốn tránh buông thẻ tình cảm mình, em không nên tin tưởng xa hơn thực tại. Trong tâm tưởng, chị không cảm thấy gì nhiều-mà đấy không phải do nghi ngờ ý tình của anh.

" Nhưng có những điểm khác cần phải xét qua ngoài chuyện tình cảm. Anh ấy không có khả năng tự lập. Chúng ta không biết mẹ anh ấy nghĩ gì;nhưng theo cách Fanny thỉnh thoảng nhận xét thái độ và ý kiến của bà, ta không nên cho rằng bà là người dễ mến. Chị sẽ lầm to nếu tự bản thân Edward không nhận ra rằng sẽ bị nhiều trở ngại khi muốn cưới một cô gái không có sự sản mà cũng không cùng giai cấp.

Marianne ngạc nhiên tột độ khi nhận ra bà mẹ và chính cô đã vọng tưởng quá xa. Cô em nói:

- Chị không hẹn ước với anh ấy! Tuy thế, việc này sẽ sớm xảy ra. Nhưng sẽ có hai điều lợi do sự chậm trễ này. Em sẽ không phải xa chị sớm quá, còn Edward sẽ có nhiều cơ hội hơn để nâng cao trình độ thưởng thức của anh cho hợp với ý mong mỏi của chị, rất cần thiết cho hạnh phúc của chị sau này. Ôi, thật là đẹp lòng biết bao nếu anh được thiên tài của chị khuyến khích mà cố học vẽ!

Elinor đã cho em gái biết ý kiến chân thật của mình.Cô không thể buông thả tình cảm với Edward theo mức độ nồng nàn như Marianne đã tin cô phải như thế. Đôi lúc, cô không thấy anh tỏ lộ ý tình rõ rệt, khiến cô nghĩ nếu đấy không phải là hững hờ, thì có vẻ gần như là thiếu hứa hẹn. Dù cho anh có ý phân vân về tâm tình của cô, đáng lẽ anh không nên thêm lặng lẽ vì điều này. Ý nghĩ ấy khó thể làm anh thối chín như cô thường nhận ra. Đúng hơn, có lẽ là do anh không được tự lập, nên anh không thể sống theo tình cảm của mình. Cô biết rằng vào thời gian này, mẹ anh không tạo cho anh cuộc sống thoải mái nơi gia cư của anh và cũng không có hứa hẹn gì để giúp anh tạo dựng một mái ấm gia đình cho riêng anh, vì bà vẫn muốn áp đặt ý của bà muốn nâng cao địa vị của anh.

Theo cách hiểu như thế, Elinor không thể thấy thoải mái. Cô không thể chị dựa vào ý tình của anh dành cho cô, mà bà mẹ và cô em tin tưởng chắc chắn. Không được, nếu anh và cô càng gần gũi nhau hơn thì cô lại càng phân vân về tâm tư của anh. Đôi lúc, trong một vài giây phút buồn nản, cô tin rằng không có gì hơn là tình bạn.

Nhưng, cho dù thật sự có giới hạn nào, cô em của anh vẫn cảm thấy hết mức chịu đựng khi đã nhận ra sự việc, khiến cô bực bội, và cùng lúc (lại càng thường xuyên hơn) khiến cô trở nên bất nhã. Ngay khi cố dịp, cô đã đối diện với bà mẹ chồng của mình, cô nói hùng hồn về các cao vọng của anh, về chủ định của bà Ferras rằng cả hai người con trai của bà phải kết hôn với người sang cả, về mối nguy hiểm đang chực chờ từ mỗi cô gái muốn quyến rũ anh. Cô còn kết án bà Daswood không thể giả vờ không hay biết, hoặc ra vẻ trầm tĩnh. Bà mẹ chồng đã cho cô câu trả lời tỏ rõ thái độ khinh miệt của bà, rồi bước ngay ra khỏi phòng, quyết tâm rằng không nên để Elinor yêu dấu của bà có thêm một tuần lễ nào nữa để chịu đựng mây lời lẽ bóng gió này, dù cho phải khó khăn hoặc tốn kém thế nào để ra đi.

Trong trạng thái tinh thần như thế, bà Daswood nhận được một lá thư qua đường bưu diện, đưa ra một đề nghị đặc biệt hợp thời. Lá thư của một người thân thích của bà có chức phận và tài sản khá ở Devonshire, mời bà dời đến ngụ ở một ngôi nhà nhỏ, điều kiện cho thuê dễ dãi. Chính ông này viết lá thư trong tinh thần thật lòng thân thiện. Ông được biết bà đang cần nơi cư ngụ mới; và mặc dù ngôi nhà chỉ là nơi nghỉ mát, ông hứa sẽ làm mọi việc bà cần, nếu bà muốn. Ông cho biết chi tiết ngôi nhà Barton Cottage và khu vườn trong cùng địa phận giáo xứ của ông, khẩn khoản mời bà cùng các cô con gái đi đén Barton Park, là nơi ông cư ngụ, để tự họ xem xét liệu chỉnh trang ngôi nhà như thế nào cho họ được đủ tiện nghi.

Ý ông có vẻ tha thiết muốn tiếp nhận họ và cả lá thư bày tỏ thân thiện khiến bà chị họ của ông phải lấy làm hài lòng, đặc biệt đúng vào thời điểm bà đang khổ sở vì thái độ lạnh nhạt và vô cảm của các mối quan hệ quanh bà.Bà không muốn mất thì giờ để suy nghĩ hoặc dọ hỏi. Ngay sau khi đọc lá thư, ý bà đã quyết. Nếu chỉ vài giờ trước, địa điểm của ngôi nhà Barton ở chốn thôn dã cách xa Devonshire khiến bà không màng đến, thì giờ đây bà chấp nhận. Bà không còn tiếc nuối phải rời Devonshire, mà ngược lại bà mong muốn đi xa. Đây là điều may mắn so với tình cảnh khó chịu phải làm khách của cô con dâu. Bà lập tức hồi am cảm ơn lòng tốt của Ngài John Middleton, nhận lời mời của ông; rồi vội vàng cho các cô con gái xem cả hai lá thư, vì bà muốn họ cũng tán thành quyết định của bà trước khi bà gửi thư phúc đáp.

Elinor đã luôn nghĩ rằng cần cẩn trọng mà ổn định ở một khoảng cách với Norland, hơn là sống giữa các mối quan hệ hiện giờ. Vì thế, theo chiều hướng này, cô không có lý do để phản đối ý định của bà mẹ muốn dời đến Devonshire. Hơn nữa, theo lời Ngài John, ngôi nhà nhỏ gọn và tiền thuê thấp, nên cô lại càng không có quyền phản đối dựa theo hai tiêu chí này. Do vậy, cô không ngăn trở bà mẹ trả lời chấp nhận, dù theo chiều hướng khác, đấy không phải là kế hoạch mà cô mơ mộng, dù việc rời xa hẳn khỏi vùng lân cận của Norland là ngoài ước muốn của cô.


Chương 05

Ngay sau khi gửi thư phúc đáp, bà Daswood lấy làm vui báo tin cho cô con dâu và nah chống của cô biết là bà đã tìm được nơi ổn định, và sẽ chỉ làm phiền họ thêm một thời gian ngắn trong khi chuẩn bị xong mọi việc ở ngôi nhà mới. Họ nghe bà với sự kinh ngạc.Cô John Daswood không nói gì, nhưng anh chồng của cô có nhã ý mong rằng bà sẽ không đi quá xa khỏi Norland. Với vẻ rất hài lòng, bà cho biết bà định dời đến ở tại Devonshire. Ngay khi nghe nói thế, lập tức Edward quay sang nhìn bà, qua giọng ngạc nhiên và lo lắng mà không cần giải thích cho bà hiểu, lặp lại:

- Devonshire! Bà thực sự dời đến đấy sao? Cách nơi đây quá xa. Và vùng nào ở Devonshire thế?

Bà cho anh rõ tình hình. Đấy là nơi cách Exeter 4 dặm vè phía bắc. Bà tiếp:

- Chỉ là nhà nghỉ mát, nhưng tôi hy vọng có thể tiếp đón nhiều người bạn ở đấy. Có thể dễ dàng làm thêm 1 hoặc 2 buồng, và nếu những người bạn của tôi không thấy khó khăn để vượt đường xa như thế mà thăm viếng tôi, tôi tin chắc tôi thu xếp được cho họ.

Bà kết luận bằng ngôn từ rất lịch sự mời hai vợ chồng John Daswood đến thăm viếng bà ở Barton; riêng với Edward lời mời lại còn tha thiết hơn. Mặc dù cuộc đối thoại cuối cùng với cô con dâu đã xóa đi chủ định của bà muốn lưu lại Norland, bà không tiếc nuối gì. Bà không hề muốn ngăn cách Edward và Elinor, và qua lời mời anh Edward bà muốn tỏ cho cô John Daswood thấy rằng bà hoàn toàn bất chấp sự phản đối của cô về chuyện hai người.

Anh John Daswood lặp đi lặp lại với bà rằng anh rất lấy làm tiếc bà đã chọn nơi chốn cách xa Norland đến thế,khiến anh không thể giúp bà chuyển đi các món nội thất. Anh thật lòng bứt rứt vì việc này, vì qua đây anh lại khó thực hiện lời hứa của anh với ông bố lúc lâm chung. Mọi món nội thất đều phải chở bằng đường thủy. Các món này gồm chăn màn, tô đĩa, sách vở, cùng với chiếc dương cầm của Marianne. Cô John Daswood thở dài nhìn thấy những kiện đồ đạc ra đi: cô không thể dứt ra khỏi ý nghĩ rằng vì lợi tức của bà Daswood sẽ quá yếu kém so với cô, đáng lẽ cô phải làm chủ mấy món nội thất sang trọng như thế.

Việc trang bị nội thất cho nơi cư ngụ mới đã xong, và bà Daswood có thể tiếp nhận được ngay. Hai bên chủ nhà và người thuê không gặp vấn đề gì. Bà chỉ còn chờ thanh lý đồ đạc ở Norland, sắp xếp nơi ăn chốn ở mới, và bà hoàn tất các việc này vô cùng nhanh chóng.Một thời gian ngắn sau khi ông chồng qua đời, bà đã bán các con ngựa do ông để lại, giờ đây có cơ hội để thanh lý nốt cỗ xe, bà cũng chấp thuận theo lời khuyên khẩn thiết của cô con gái đầu lòng. Nếu bà muốn theo ý mình, bà có thể giữ lại cỗ xe để các cô con gái được tiện lợi; nhưng ý kiến của Elinor chiếm phần quyết định. Tính toán khôn ngoan của cô cũng giới hạn số gia nhân là ba người: hai cô hầu và một ông quản gia đã làm việc cho gia đình từ lúc họ ổn định ở Norland.

Ông quản gia và 1 trong 2 cô hầu lập tức được phái đến Devonshire để chuẩn bị cho ngôi nhà trước khi mọi người chuyển đến, vì bà Daswood hoàn toàn không quen biết Phu nhân Middleton nên bà muốn dời thẳng đến ngôi nhà mới thay vì làm khách một thời gian tại Braton Park. Bà không hề hồ nghi sự mô tả của Ngài John về ngôi nhà, nên không hiếu kỳ muốn xem xét trước khi bà dời đến cư ngụ. Ý bà nôn nóng muốn dời khỏi Norland không nhạt phai với vẻ mãn nguyện hiển hiện của cô con dâu khi thấy bà sắp ra đi; vẻ mãn nguyện khó thể được che lấp bởi lời lẽ lạnh nhạt mời bà nán lại.

Bây giờ là lúc anh con trai có thể giữ trọn lời hứa của anh với người cha quá cố. Nhưng chẳng bao lâu bà Daswood mất cả hy vọng trong việc này: qua cách anh ta lững lờ, bà tin chắc rằng sự hỗ trợ của anh không đi quá mức đã cho phép họ lưu lại Norland trong sáu tháng. Anh thường nói về các khoản gia tăng chi phí trong nhà và về nhu cầu phải chi trả bất tận từ túi tiền của anh hơn bất kỳ người đàn ông có vai vế nào khác trên thế gian, đến nỗi dường như chính anh là người cần thêm tiền hơn là phải trợ giúp tiền bạc.

Vài tuần sau khi lá thư của Ngài John Middleton đến Norland, mọi việc đều ổn định trong tương lai để cho phép bà Daswood cùng các cô con gái bắt đầu cuộc hành trình.

Nhiều nước mắt nhỏ xuống trong cuộc phân ly cuối cùng với nơi chốn thân thương. Khi bước vòng quanh ngôi nhà một mình, vào buổi tối cuối cùng, Marianne than van:

- Norland yêu dấu ơi! Không biết khi nào mình mới thôi luyến tiếc? Có phải khi đã chấp nhận mái ấp ở nơi khác? Ôi, ngôi nhà hạnh phúc, có biêt rằng mình đang đớn đau ngắm nhìn mi ở đây, từ nay trở đi có lẽ mình không thể ngắm nhìn mi được nữa! Còn cây cối ở đây, nhưng chúng mày sẽ tiếp tục sống như thế. Sẽ không có chiếc lá nào bị mục nát vì mình phải ra đi, không có cành nào bị chết lặng dù mình không còn có thể ngắm! Không, tất cả chúng mày sẽ như xưa; không màng đến những vui buồn chúng mày đã gây ra, vô cảm với bất kỳ thay đổi nào nơi những người đi dạo dưới bóng mát của chúng mày! Nhưng còn ai ở đây để mà vui thú với chúng mày?
 
Chương 06

Noạn đầu của cuộc hành trình trải qua trong u phiền nên họ không thấy nhọc nhằn và khó chịu. Nhưng khi đi gần đến đích, họ chú tấm để ý đến quang cảnh của vùng thôn dã nên tâm trạng bớt chán ngán, và khi đi vào Thung lũng Barton, khung cảnh khiến họ tươi vui lên. Đây là vùng màu mỡ trong bắt mắt, nhiều cây cối, đồng cỏ xanh mướt. Sau khi đi ngoằn nghoèo hơn một dặm, họ đã đến ngôi nhà mới. Một khoảng sân có xanh chiếm toàn bộ mặt trước; một khung cổng nhỏ trang nhã đón họ vào bên trong.

Nếu xem là nhà ở, Barton Cottage là ngôi nhà tiện nghi, gọn ghẽ; nhưng nếu là nhà nghỉ mát thì lại có khuyết điểm vì kiểu kiến trúc phổ thông, mái lợp ngói, cánh song cửa không được sơn màu xanh, mặt ngoài các bức tường không có dây leo bò lên. Một hành lang hẹp xuyên qua ngôi nhà dẫn thảng qua sân vườn phía sau. Mỗi bên cửa ra vào là một phòng khách rất hẹp, kế đấy là phòng làm việc và cầu thang. Còn lại 4 phòng ngủ và 2 gác xép. Nhà xây chưa được mấy năm, và còn tốt. So với Norland, nó trông thật nghèo nàn và nhỏ hẹp!- nhưng những giọt lệ tùe hoài niệm chóng khô khi họ bước vào ngôi nhà. Gia nhân vui vẻ tiếp đón họ; mỗi người vì những người khác mà chủ định tao không khí hạnh phúc. Đấy là thời gian đầu tháng Chín; khí hậu dễ chịu trong năm; và khi ngắm nhìn quang cảnh trong thời tiết tốt, họ cảm nhận ấn tượng đẹp đẽ để giúp họ ổn định lâu dài.

Ngôi nhà có vị trí tốt. Những ngọn đồi cao nhô lên ngya phía sau, cách một khoảng không xa hai bên. Vài sườn đồi phủ thảm cỏ, một số được canh tác và có cây cối. Ngôi làng Barton nằm trên một trong các đồi này , tao nên một quang cảnh mát mắt từ các cửa sổ của ngôi nhà. Quang cảnh phía trước mở rộng hơn, bao trùm cả thung lũng, trải dài đến tận xa xa. Những ngọn đồi chung quanh ngôi nhà giới hạn thung lũng theo hướng này; dưới một địa danh khác và theo một hướng khác, thung lũng phân nhánh thành hai vùng đồi dốc nhất.

Bà Daswood hài lòng với khuôn khổ và nội thất của ngôi nhà; vì mặc dù cảnh sống của bà trước kia khiến rất cần phải có thêm nhiều thứ ở nơi này, thêm thắt và cải thiện tự nó là thú vui của bà. Lúc này bà có đủ tiên để mua sắm mọi thứ bà muốn nhằm tạo thêm vẻ sang trọng cho ngôi nhà. Bà bảo:

-Với ngôi nhà này, chắc chắn là quá nhỏ cho cả gia đình ta, nhưng hiện tại chúng ta nên tự thu xếp để được thoải mái, vì đã quá muộn trong năm nên không thể lo việc cải tạo. Có lẽ chờ đến khi sang xuân, nếu mẹ có nhiều tiền, vì mẹ tin chắc thế, chúng ta có thể nghĩ đến việc xây dựng thêm. Các gian tiền phòng này quá nhỏ, không thẻ tiếp đón những người bạn của gia đình mình theo ý mẹ muốn. Mẹ có ý định nối một phần hai hành lang với nhau, dùng một phần kia làm lối vào; thế là sẽ có một ngôi nhà ấm cúng với một phòng dùng trà thêm vào phòng ngủ và gác xép phía trên. Mẹ còn muốn có cầu thang hoa mỹ hơn. Nhưng ta không thể đòi hỏi mọi thứ, dù mẹ cho rằng không khó để cơi nới cho rộng ra. Mẹ sẽ xem mẹ có khả năng đến đâu vào mùa xuân, rồi chúng ta sẽ lên kế hoạch cải tạo theo đấy.

Trong khi chờ đợi mọi công trình biến cải, sử dụng tích lũy từ lãi suất của 500 bảng mỗi năm của một phụ nữ trong đời chưa từng biết dành dụm tiền, họ đủ khôn ngoan để hài lòng với ngôi nhà theo nguyên trạng. Mỗi người đều bận rộn sắp xếp theo cách của riêng mình, cố gắng sắp đặt các quyển sách cùng mọi thứ khác, để tạo nên mái ấm. Chiếc dương cầm của Marianne được mở ra đặt vào vị trí thích hợp; các bức tranh của Elinor được treo trong phòng khách.

Trong khi đang bận rộn như thế, không lâu sau bữa ăn sáng ngày hôm sau, họ bị gián đoạn vì chủ nhà Boarton đến, để mang biếu vài món từ gia cư và vườn rau của gia đình này mà họ có thể còn thiếu. Ngài John Middleton là ưa nhìn ở tuổi khoảng 40. Trước đấy ông đã đến thăm viếng Stanhill, nhưng đã khá lâu nên các cô cháu họ không nhận ra ông. Ông có nét mặt trông hoàn toàn vui tính, thái độ cũng thân thiện như ngôn từ ông viết trong thư. Ông dường như thật sự hài lòng được họ chấp thuận đến cư ngụ, sốt sắng quan tâm muốn họ có tiện nghi. Ông nói đến ước mong tha thiết thấy họ sống hòa hợp với gia đình ông, ông khẩn khoản mời gia đình đến dùng bữa tối tại Barton Park mỗi ngày cho đến lúc họ ổn định ở nơi chốn mới, khẩn khoản đến nỗi dù ông nài ép đến mức vựot quá phép lịch sự, họ vẫn không thể cảm thấy khó chịu. Lòng tử tế của ông không chỉ thể hiện bằng lời; vì một giờ sau khi ông ra về, họ nhận một giỏ to đựng các loại rau quả từ khu vườn rau, tiếp theo là thịt săn được gửi đến vào cuối ngày. Hơn nữa, ông còn nài ép được giúp nhận và gửi thư từ qua bưu điện cho gia đình, và không thể chịu mất nguồn vui được gửi báo chí đến cho họ mỗi ngày.

Phu nhân Middleton đã nhờ ông mang đến ít dòng chữ rất lịch sự, tỏ ý mong mỏi được tiếp đãi bà Daswood ngay khi Phu nhân biết chắc không gây bất tiện cho gia đình; và vì tin nhắn được đáp lại bằng một lời mời không kém lịch sự, Phu nhân được giới thiệu với gia đình vào hôm sau.

Đương nhiên là gia đình náo nức được gặpmột người có ảnh hưởng rất nhiều đến tiện nghi đời sống của họ ở Barton, và họ đều mến vẻ bề ngoài trang nhã của bà. Phu nhân có nét mặt thanh tú, vóc dáng caovà nổi bật, lời lẽ phong nhã. Thái độ của bà toát ra mọi vẻ thanh lịch mà chồng bà muốn. Nhưng ông có thể khá hơn nếu ông bớt trực tính và vồ vập;còn chuyến thăm viếng của bà kéo dài đủ thời gian để họ nhận ra những gì khác với ấn tượng ban đầu, cho thấy dù bà được giáo dục chu đáo, bà có tính dè dặt, lãnh đạm, khôngbiết nói chuyện gì khác hơn là những lời hỏi thăm hoặc nhận xét chung chung.

Tuy nhiên, chuyện trò thì không hề thiếu,vì Ngài John quá liến thoắng, và Phu nhân Middleton đã khôn ngoan dẫn thoe đứa con lớn của họ, một cậu bé khoảng 6 tuổi, trở nên một đề tài thường xuyên cho các phụ nữ bàn đến: vì họ phải hỏi đến tên và tuổi cậu bé, khen ngợi nó, hỏi nó những câu mà bà mẹ phải trả lời thay trong khi thường ồn ào ở nhà. Trong mỗi buổi thăm viếng trang trọng, đứa trẻ phải là trung tâm điểm của cuộc họp mặt, bằng cách tạo đề tài để mọi người nhận xét và phỏng đoán. Trong trường hợp này, mất đến 10 phút để xác định xem đứa trẻ giống cha hay giống mẹ hơn, và giống mỗi người theo chi tiết gì; và mỗi người đều lấy làm ngạc nhiên về ý kiến của những ngừoi kia.

Nhà Daswood chẳng bao lâu sẽ có cơ hội tham gia biện luận về các đứa trẻ còn lại, vì Ngài John không chịu ra về nếu không nhận được lời chấp nhận của họ đến dùng bữa tối với gia đình ông vào hôm sau.

Chương 07

Barton Park nằm cách ngôi nhà nghỉ mát khoảng nửa dặm. Bốn phụ nữ đã đi ngang qua đây trên con đường dọc theo thung lũng, nhưng tầm mắt từ nơi cư ngụ của họ hướng đến đấy bị một ngọn đồi chắn ngang. Ngôi gia cư rộng rãi và tráng lệ; gia đình Middleton sống trong khung cảnh vừa hiếu khách vừa phong nhã. Hiếu khách là tính cách của ông; phong nhã là nét của Phu nhân. Hiếm khi họ không có vài người bạn đến ở cùng trong khu gia cư; họ tiếp đón nhiều tầng lớp người đa dạng hơn ở bất cứ gia đình nào khác trong vùng. Việc này cần thiết để cả hai vợ chồng được hạnh phúc; vì tuy hai người có tính tình và phong thái khác nhau như thế, họ đều rất giống nhau ở điểm khiếm khuyết về năng khiếu và óc thưởng ngoạn khiến giao tiếp của họ bị hạn hẹp, không liên quan đến giai cấp của họ. Ngài John thích chơi thể thao; Phu nhân Middleton có chức năng làm mẹ. Ông đi săn; còn bà hài lòng với các con, chỉ có thế làm nguồn vui. Phu nhân Middleton có lợi thế ở việc nuông chiều các con của bà quanh năm, còn Ngài John phải tùy thuộc vào sự xuất hiện của thú rừng trong nửa năm. Tuy nhiên, việc họ tiếp đãi khách khứa giúp bù đắp cho họ phần khiếm khuyết về thiên nhiên và giáo dục, giúp nâng đỡ tinh thần Ngài John, tạo cơ hội cho bà vợ ông tập sống theo phong cách tầng lớp của bà.

Phu nhân rất kỹ tính về cách bầy biện bàn ăn đãi khách cho sang trọng, và về mọi cách sắp xếp trong khu gia cư; nguồn vui lớn nhất của bà trong các buổi hợp mặt là qua các thứ phù phiếm như thế. Nhưng sự mãn nguyện của Ngài John trong xã hội có thực chất hơn: ông lấy làm vui tập họp quanh ông những người trẻ đông hơn là ngôi nhà ông có thể chứa được; họ càng ồn ào ông càng vui. Ông là điều may mắn cho giới trẻ quanh vùng, vì vào mùa hè ông liên tục mở chiêu đãi ngoài trời với món thịt đùi và gà nguội, còn vào mùa đông các buổi tối họp mặt của ông thì vô số, đủ cho bất kỳ thiếu nữ trẻ nào tránh buồn chán ở tuổi 15.

Ông luôn lấy làm vui khi một gia đình vừa dời đến ngụ trong vùng; và trong mọi phương diện, ông bị thu hút bởi các cư dân mà ông mới tiếp nhận vào nhà nghỉ mát của ông ở Barton. Các cô nhà Daswood đều trẻ trung, xinh xắn, không giả tạo. Thế là đủ để ông có ấn tượng tốt, vì một thiếu nữ xinh xắn chỉ cần tỏ ra không giả tạo là trở nên cuốn hút. Vì thế, khi tỏ ra lịch sự với các cô cháu họ, từ tâm hồn hiền hòa ông cảm thấy hài lòng thật sự. Khi giúp ổn định một gia đình chỉ toàn phụ nữ trong nhà nghỉ mát của mình, một thể tháo gia thường chỉ trọng vọng cùng giới đàn ông, không mấy khi họ muốn nâng cao khiếu thẩm mỹ bằng cách nhận phụ nữ vào cư ngụ trong khuôn viên gia cư của họ.

Bà Daswood cùng ba cô con gái được Ngài John ra đón tiếp tận cửa chính, chào đón họ đến Barton Park qua vẻ chân thành; và khi ông đưa họ đến phòng gia đình, ông lặp lại với họ nỗi quan ngại ông tỏ bày ngày trước rằng không thể mời anh trai trẻ nào đến để giới thiệu cho họ. Ông bảo, họ sẽ chỉ gặp một người ở giai cấp quý phái ngoài ông ra; một người bạn đặc biệt đang lưu lại khu gia cư của ông, nhưng lại không còn trẻ và không mấy vui nhộn. Ông hy vọng họ không lấy làm phiền vì buổi họp mặt chỉ có ít người, trấn an rằng việc này sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Vào buổi sáng ông đã thăm viếng vài gia đình với hy vọng mời thêm được người, nhưng đây là thời gian trăng tròn và ai nấy đều đã có hẹn. Điều may mắn là bà mẹ của Phu nhân Middleton đã đến Barton vào giờ chót, và vì bà là phụ nữ rất vui vẻ dễ chịu, ông mong các thiếu nữ sẽ không cảm thấy vô vị như họ tưởng. Các cô gái, cũng như bà mẹ, đều hoàn toàn hài lòng được gặp hai người lạ, và không muốn gặp thêm người khác.

Bà Jennings, mẹ của Phu nhân Middleton, là một phụ nữ tươi vui, hoạt náo, người to béo, nói huyên thuyên, có vẻ hạn phúc, có phần thiếu tế nhị. Bà có đủ chuyện hài hước và tiếng cười, và trước khi bữa ăn chấm dứt bà đã kể mọi chuyện dí dỏm về đề tài những người tình và ông chồng; bà hy vọng họ không còn lưu luyến tình cảm ở Sussex, giả vờ như nhìn thấy họ xấu hổ dù họ xấu hổ hay không. Marianne bực mình dùm cô chị, quay sang nhìn Elinor xem chị mình chịu đựng được giễu cợt đến mức nào, theo cách tha thiết khiến Elinor khó chịu hơn là do cung cách của bà Jennings.

Đại tá Bradon, bạn của Ngài John, dường như không thể thích ứng để có tính khí tương đồng so với bạn ông, tình cảnh tương tự như Phu nhân Middleton so với chồng bà, hoặc bà Jennings so với Phu nhân Middleton. Ông có tính trầm lặng, nghiêm nghị. Tuy thế, vẻ bề ngoài của ông không phải là khó chịu, dù trong ý tưởng của Marianne và Margaret ông đích thật là mẫu đàn ông độc thân già vì ông đã quá tuổi 35; nhưng dù khuôn mặt ông không được đẹp trai, cử chỉ của ông nhiều tình cảm, lời lẽ của ông đặc biệt phong nhã.

Không có ai trong buổi họp mặt có thể được giới thiệu làm bạn của nhà Daswood; nhưng tư cách nhạt nhẽo của Phu nhân Middleton thì đặc biệt gây mất cảm tình, đến nỗi họ mến tính nghiêm nghị của Đại tá Bradon và ngay cả tật nhiệt náo của Ngài John và bà mẹ vợ của ông. Phu nhân Middleton dường như chỉ bừng vui lên khi bốn đứa trẻ của bà chạy vào sau bữa ăn, níu kéo lấy bà, giằng xé trang phục của bà, khiến mọi chuyện trò đều chấm dứt ngoại trừ việc nói về bọn trẻ.

Vào buổi tối, khi mọi người được biết Marianne có năng khiếu âm nhạc, họ mời cô biểu diễn. Họ mở chiếc dương cầm ra, mọi người đón chờ được cuốn hút, và Marianne hát rất hay. Theo yêu cầu, cô trình bày cùng Phu nhân Middleton những bài hát mà bà mang đến cho gia đình sau ngày cưới, rồi có lẽ từ ngày ấy nó nằm nguyên vẹn trên mặt dương cầm như thế, vì bà ăn mừng ngày cười bằng cách bỏ bê âm nhạc, dù theo lời bà mẹ, trước đây bà trình diễn thật tuyệt diệu, mà mẹ rất yêu thích.

Mọi người tán thưởng nồng nhiệt phần trình diễn của Marianne. Sau mỗi bài hát, Ngài John ồn ào tán thưởng, cũng không kém ồn ào trò chuyện cùng những người khác giữa các bài hát. Phu nhân thường nhắc ông giữ im lặng, tự hỏi làm thế nào người ta có thể bị chi phối mà không màng đến âm nhạc, và yêu cầu Marianne hát lại bài hát cô vừa chấm dứt. Trong cả nhóm, chỉ có Đại tá Bradon yên lặng lắng nghe cô. Ông có ý khen ngợi cô chỉ bằng cách chú tâm nghe cô đàn mà không nói lời nào nên có lúc cô cảm thấy quý ông, trong khi những người khác đánh mất sự trọng vọng của cô vì không biết thưởng thức nghệ thuật mà lại không thấy xấu hổ. Có thể nhận ra thú vui của ông trong âm nhạc khi thấy sự tương phản với thái độ vô cảm khinh khiếp của những người khác, dù ông không ra vẻ sướng thỏa đủ để cô thấy đồng cảm với ông. Cô đủ biết điều để chấp nhận rằng một người đàn ông ở tuổi 35 hẳn đã sống quá giai đoạn cảm nhận nồng nhiệt và năng lục vui thú. Cô hoàn toàn sẵn lòng rộng lượng cho tình trạng tuổi tác của ông Đại tá mà tính nhân bản đòi hỏi.
 
Chương 08

Bà Jennings là một góa phụ có sự sản lớn do chồng để lại. Bà chỉ có hai người con gái, cả hai đều lập gia đình theo quan hệ trọng vọng, vì thế giờ đây bà không còn việc gì để làm ngoại trừ lo chuyện hôn nhân cho cả nhân loại còn lại. Bà tỏ ra tích cực sốt sắng khi tiến hành mục tiêu này theo khả năng cho phép; bà không bỏ lỡ cơ hội nào để dự kiến chuyện hôn nhân trong số những người trẻ mà bà quen biết. Bà nhậy bén đặc biệt khi nhìn ra những mối dây tình cảm, vui thích vì lợi thế tạo bối rối và tính phù phiếm của nhiều phụ nữ khi nói bóng gió đến mãnh lực của họ đối với trai trẻ.

Bà vận dụng khả năng sâu sắc này sau khi đến Barton để tuyên bố cả quyết rằng Đại tá Bradon đã phải lòng Marianne Daswood, vào buổi tối đầu tiên mọi người gặp nhau. Bà rất tin như thế qua việc ông chăm chú nghe cô hát; và khi nhà Middleton đáp lại lời mời đến dùng bữa tại nhà nghỉ mát, sự kiện được xác nhận lần nữa khi ông lại chăm chú nghe cô hát. Hẳn phải là thế. Bà hoàn toàn tin như thế. Hai người sẽ rất xứng đôi với nhau, vì ông ấy giàu có còn cô ấy thì xinh đẹp. Bà Jennings nóng lòng muốn thấy Đại tá Bradon có cuộc hôn nhân tốt đẹp kể từ lúc quan hệ giữa bà và Ngài John giúp bà quen biết ông. Bà luôn luôn nôn nóng muốn tìm một người chồng tốt cho mỗi thiếu nữa xinh đẹp.

Thuận lợi của bà không hề suy kém, vì bà có vô số chuyện trêu ghẹo hai người. Tại gia cư Barton bà trêu ông Đại tá, tại nhà nghỉ mát bà trêu Marianne. Ông hoàn toàn dửng dưng với trò giễu cợt của bà nếu đấy chỉ liên quan đến ông thôi; nhưng đối với cô ban đầu cảm thấy khó hiểu, và khi cô hiểu ra, cô không rõ mình có nên chế nhạo sự vô lý hoặc chê trách tính xấc xược, vì cô xem thái độ của bà là vô cảm với tuổi tác của ông Đại tá và với tình cảnh cô đơn của một ông già độc thân.

Bà Daswood không thể nghĩ một người đàn ông nào kém bà 5 tuổi, trông cực kỳ cổ lỗ như ông, lại đi yêu cô gái trẻ trung của bà, nên cố lèo lái bà Jennings tránh khỏi việc đùa cợt về tuổi tác của ông.

Marianne nói:

- Nhưng, mẹ ạ, dù mẹ có thể không nghĩ ức đoán này chỉ là vô tình tuy khó chịu, mẹ không thể phủ nhận nó là phi lý. Chắc chắn Đại tá Bradon trẻ hơn bà Jennings, nhưng ông ấy đã đủ tuổi để làm cha của con; và nếu ông ấy có khi nào trở nên sinh động để đem lòng yêu ai, thì ông đã sống quá tuổi cho mọi loại cảm xúc. Thật là điều quá buồn cười! Tại sao một người đàn ông cứ bị chế giễu kiểu này, trong khi đáng lẽ người ta phải giữ tế nhị với ông vì lý do tuổi tác và thể chất già lão?

Elinor nói:

- Già lão à? Ý em muốn nói Đại tá Bradon đã già lão sao? Chị có thể dễ dàng nghĩ rằng ông ấy chỉ lớn tuổi chứ không già hơn mẹ, nhưng em không thể tự lừa dối mình rằng ông ấy không thể sự dụng chân tay!

Bà mẹ cười to:

- Con yêu à, nếu cứ xét như thế con sẽ phải luôn hãi hùng về vẻ tàn tạ của mẹ; và dường như là phép lạ đối với co khi đời mẹ đã được kéo dài đến tuổi 40.

- Mẹ ạ, mẹ không công tâm với con. Con biết rõ rằng Đại tá Brandon chưa già đến nỗi phải khiến bạn hữu ông lo sợ sẽ bị mất ông do quá trình lão hóa tự nhiên. Ông ấy có thể còn sống thêm 20 năm nữa. Nhưng tuổi 35 không can dự gì đến hôn nhân.

Elinor nói:

- Có lẽ hai tuổi 35 và 17 không nên dính dáng đến hôn nhân với nhau. Nhưng nếu cơ may xảy đến cho một phụ nữ còn độc thân ở tuôi 27, chị không nghĩ Đại tá Brandon ở tuổi 35 từ chối cưới cô ấy.

Marianne ngập ngừng một chút, rồi nói:

- Một phụ nữ tuôi 27 không còn bao giờ có thể hy vọng hoặc khơi dậy tình yêu, và nếu gia cảnh cô ấy không được thoải mái hoặc tài sản nhỏ nhoi, em nghĩ cô ta có thể tự mang mình đến phòng điều dưỡng, để được sự cung ứng và an thân của một người vợ. Vì thế, không có gì thích hợp cho ông ấy khi cưới một phụ nữ như thế. Đấy chỉ là một khế ước do tiện lợi, và thế gian sẽ hài lòng. Trong mắt em, đấy không phải là hôn nhân; nó không là gì cả. Đối với em, đấy chỉ là trao đổi thương mại, trong đó mỗi người đều muốn hưởng phần lợi từ người kia.

Elinor đáp;

- Chị biết không thể thuyết phục em tin rằng một phụ nữ tuổi 27 có thể cảm nhận điều gì đấy gần như là tình yêu nơi một người đàn ông tuổi 35, để biến ông thành một người bạn đời đáng ao ước. Nhưng chị không đồng ý việc em muốn đày đọa Đại tá Brandon và cô vợ của ông vào một phòng bệnh hạn hẹp chỉ vì ông ấy vô tình than phiền ngày hôm qua (một ngày rất ẩm lạnh) về chứng nhức mỏi phong thấp nhẹ ở vai ông.

Marianne nói:

- Nhưng ông ấy nói về mấy áo choàng bằng vải fla-nen, và đối với em một áo choàng bằng vải fla-nen luôn liên quan đến những chứng nhức mỏi, chuột rút, phong thấp, cùng mọi chứng bệnh có thể xảy ra cho người già yếu.

- Nếu ông ấy chỉ bị một cơn sốt cao, hẳn em sẽ không khinh khi ông ấy đến phân nửa như thế. Marianne, em nên nhìn nhận rằng có một cái gì đấy đáng cho em quan tâm trong má ửng hồng, mắt lõm và nhịp mạch nhanh của cơn sốt, không phải hay sao?

- Ngay sau đấy, khi Elinor đã ra khỏi phòng, Marianne nói:

- Mẹ ạ, con lo ngại chuyện bệnh tật mà không thể giấu mẹ. Con nghĩ anh Edward Ferrars không được khỏe. Chúng ta đã ở đây được gần nửa tháng rồi mà anh ấy vẫn chưa đến thăm. Không có lý do gì ngoài vấn đền sức khỏe khiến có sự chậm trễ này. Có việc gì khác lưu anh lại ở Norland cơ chứ?

Bà Daswood đáp:

- Con nghĩ anh ấy sẽ chóng đến đây như thế hay sao? Mẹ không có ý nghĩ gì. Ngược lại, nếu mẹ có lo lắng gì về việc này, đấy chỉ là nhớ lại rằng đôi lúc anh không tỏ ra vui vẻ và sẵn lòng chấp thuận lời mời của mẹ, khi mẹ nói đến việc anh đến thăm Barton. Liệu Elinor có mong anh đến không?

- Con chưa từng đề cập việc này với chị ấy, nhưng dĩ nhiên là chị ấy mong.

- Mẹ muốn nghĩ con đã nhầm, vì hôm qua khi mẹ nói chuyện với chị con về việc mua vỉ lò sưởi trong phòng ngủ cho khách, nó bảo rằng khong cần gấp vì có lẽ một thời gian nữa mới có khách đến ngụ.

- Thật là lạ! Điều này có nghĩa gì đấy! Nhưng không thể lý giải cho thái độ của cả hai người! Cuộc chia tay lần cuối giữa hai người trông lạnh nhạt, điềm đạm như thế nào ấy! Họ trò chuyện với nhau trong buổi tối cùng theo cách uể oải làm sao! Theo cách Edward giã từ, không có sự khác biệt giữa Elinor và con: chỉ là mấy lời chúc tốt lành của một người anh trìu mến dành cho cả hai. Hai lần con cố ý để cho hai người được riêng tư với nhau trong buổi sáng cuối cùng, mỗi lần anh đều đi theo con ra khỏi phòng một cách khó hiểu. Và Elinor,khi rời xa Norland và Edward, đã không khóc như con. Ngay cả bây giờ chị ấy vẫn luôn tự kiềm chế. Có khi nào chị ấy muốn lánh mặt mọi người, hoặc tỏ ra bồn chồn hoặc bất mãn vì họ không?

Chương 09

Gia đình Daswood giờ đã ổn định tại Barton với tiện nghi họ chấp nhận được. Ngôi nhà và khu vườn, cùng mọi cảnh quan chung quanh, giờ đã trở nên quen thuộc với họ. Những công việc thường nhật họ theo đuổi vốn chỉ cho Norland phân nửa niềm hứng khởi, giờ lại được tiếp tục qua niềm vui lớn lao hơn là Norland có thể tạo ra, kể từ khi cha họ qua đời. Ngài John Middleton đến thăm họ mõi ngày trong hai tuần đầu, không thể giấu sự ngạc nhiên khi thấy họ luôn bận rộn, vì ông không quen nhìn thấy nhiều công việc trong khu gia cư của mình.

Họ không có nhiều khách thăm viếng ngoại trừ những người đến từ Barton Park; vì lẽ dù ngài John đã khuyến khích họ nên giao du nhiều hơn quanh vùng, lặp đi lặp lại rằng cỗ xe của ông lúc nào cũng sẵn sàng cho họ sử dụng, tinh thần độc lập của bà Daswood trấn áp lòng h.am m.uốn giao tiếp của các con bà, và bà nhất quyết từ chối thăm viếng một gia đình nào ở cách xa hơn quãng đường đi bộ. Chỉ có vài gia đình sống cách quãng ngắn như thế; không phải tất cả đều có thể giao hảo được.

Trong một lần đi dạo, các cô gái đã tìm thấy một ngôi biệt thự trông đáng kính cách nhà họ một dặm rưỡi, dọc theo thung lũng Allenham hẹp quanh co phân nhánh từ Barton. Ngôi biệt thự gợi cho họ nhớ chút ít về Norland, khích động trí tưởng tượng của họ và khiến họ muốn tìm hiểu thêm về nơi này. Nhưng sau khi dọ hỏi, họ được biết rằng chủ nhân là một bà cụ có tư cách tốt, nhưng không thể giao tiếp với thiên hạ vì quá già yếu, không bao giờ bước ra khỏi nhà.

Cả vùng thôn dã quanh họ có nhiều lối đi dạo đẹp mắt. Từ mọi khung cửa sổ của ngôi nhà nghỉ mát, các đồi núi cao mời mọc họ đến thưởng ngoạn không khí trên các đỉnh, một thay đổi hạnh phúc so với cát bụi từ các thung lũng phía dưới che lấp mọi vẻ đẹp trên cao.

Marianne và Margaret có một buổi sáng đáng nhớ là đi dạo đến một trong các ngọn đồi này, bị thu hút bởi ánh mặt trời mù mờ dưới khung trời mưa lâm râm, không còn chịu đựng được khi bị giam h.ãm trong phòng như hai ngày trước. Thời tiết không đủ hấp dẫn hai người kia xa rời cây bút chì và quyển sách của họ, dù Marianne cho rằng cả ngày hôm ấy trời sẽ đẹp và đám mây trông có vẻ đe dọa họ sẽ bị thổi đi khỏi các ngọn đồi. Thế là hai cô gái cùng nhau cất bước.

Hai người thích chí đi xuống các triền đồi, vui mừng nhận ra loáng thoáng từng mảng khung trời xanh, và khi cơn gió tây-nam thổi quật vào mặt họ, họ thương hại cho bà mẹ và Elinor, vì đã e sợ nên không có dịp chia sẻ cảm giác vui thú như thế.

Marianne nói:

- Trên đời có hạnh phúc nào lớn lao hơn thế này không? Margaret, ta sẽ đi dạo nơi này trong hai giờ.

Margaret đồng ý. Hai cô đi ngược chiều gió, vừa chống chọi cơn gió vừa thỏa thích cười vang thêm khoảng 20 phút, rồi đột nhiên mây giăng đầy đặc trên đầu, và cơn mưa ập xuống mặt mũi họ. Thất vọng và ngạc nhiên, hai cô đành phải quay lại, vì không có nơi nào trú mưa gần hơn nhà của họ. Tuy nhiên, họ vẫn còn có điều an ủi là có thể chạy thật nhanh theo triền đồi dốc dẫn thẳng xuống cửa vườn nhà họ, đây là do tình thế bắt buộc hơn là phép tắc thông thường.

Hai người bắt đầu chạy. Lúc đầu Marianne có lợi thế, nhưng cô bị trượt một bước và thình lình ngã xuống đất. Margaret không thể dừng bước để giúp cô chị, phải tiếp tục chạy, và xuống đến chân đồi an toàn.

Một thanh niên mang một khẩu súng, cùng hai con chó chỉ điểm quấn quít bên cạnh, đang đi lên triền đồi cách Marianne ít bước khi cô bị ngã xuống. Anh đặt khẩu súng xuống và chạy đến. Cô đã tự đứng dậy, nhưng khi ngã cô đxa bị bong gân cổ chân, và cô khó đứng vững được. Người thanh niên tỏ ý muốn giúp cô; và nhận ra rằng do nữ tính nhũn nhặn cô thấy không cần trợ giúp, hai tay anh nâng cô lên rồi mang cô xuống triền đồi. Anh đi qua khu vườn, bước vào cánh cổng do Margaret mở ra, mang cô thẳng vào nhà, trong khi Margaret cũng vừa vào đến, không rời xa cho đến khi anh đặt cô chị xuống chiếc ghế trong hành lang.

Elinor và bà mẹ ngạc nhiên đứng dậy khi hai người đi vào. Khi đôi mắt họ dán lên anh trong phân vân và ngưỡng mộ kín đáo, anh tỏ ý xin lỗi đã đường đột và cho biết nguyên do bằng cử chỉ thẳng thắn và nhã nhặn đến độ vóc dáng anh, vốn đã đẹp trai khác thường, càng thêm thu hút nhờ giọng nói và phong thái. Ngay cả nếu anh có già yếu, xấu xí và thô lỗ, bất kỳ hành động chăm sóc nào cho con gái bà cũng đủ được bà biết ơn; đàng này ảnh hưởng của tuổi trẻ, ngoại hình đẹp trai cùng hái độ thanh lịch đã dấy lên sự quan tâm phải có hành động cần thiết - đúng theo tâm tư của bà.

Bà lặp đi lặp lại lời cảm ơn anh, rồi qua giọng ngọt ngào cố hữu, bà mời anh ngồi. Nhưng anh từ chối vì người anh lấm bẩn và ướt sũng. Rồi bà khẩn khoản xin anh cho biết bà đã mang ơn ai. Anh đáp tên anh là Willoughby, anh hiện cư ngụ tại Allenham. Anh tỏ ý xin bà cho phép anh trở lại ngày hôm sau để thăm hỏi cô Daswood. Bà chấp nhận ngay vinh dự này, rồi anh kiếu từ, khiến cho mọi người càng để tâm đến anh giữa cơn mưa mù mịt.

Dáng vẻ đẹp trai và phong thái nhã nhặn đến khác thường của anh lập tức là đề tài cho mọi người ngưỡng mộ. Thói quen nịnh đầm của anh thường khởi động tiếng cười của Marianne, và tiếng cười càng rộn rã hơn vì vẻ bề ngoài thu hút của anh. Bản thân Marianne không nhìn ra anh nhiều như những người còn lại, vì cơn bối rối khiến mặt cô đỏ bừng, khi anh nâng cô lên, đã đánh mất khả năng cô đánh giá anh. Nhưng cô đã nhìn ra anh đủ để cùng với mọi người cảm mến anh, qua tinh thần nống nàn vốn luôn đi kèm theo lời ca ngợi của cô. Con người và phong cách của anh đúng như trí tưởng tượng của cô vẽ ra cho mẫu anh hùng của cốt truyện cô mê thích. Cách anh bế cô đi vào nhà, mà không tỏ ra khách sáo gì trước, chứng tỏ suy nghĩ nhanh nhậy và tính cách hành động cả quyết. Mọi chi tiết thuộc về anh đều đáng được để tâm nhận xét. Tên anh nghe hay hay, nơi anh cư ngụ nằm trong cùng thôn dã họ thích, và chẳng bao lâu cô đã thấy rằng trong mọi loại trang phục cho đàn ông, áo vét đi săn trông phù hợp nhất. Trí tưởng tượng của cô căng sức làm việc, các hồi tưởng của cô đều dễ chịu, và cô không màng gì đến cơn đau của cổ chân bị bong gân.
° ° °
Vào buổi sáng ngay khi thời tiết tốt đẹp trở lại cho phép Ngài John ra khỏi nhà, ông đến thăm họ. Ông đã nghe kể qua tai nạn của Marianne, bây giờ bị hỏi han một cách nôn nóng liệu ông có biết anh trai tẻ nào tên là Willoughby ở Allenham hay không.

Ông thốt lên:

- Willoughby! Gì thế? Anh ấy đang ở đây à? Đây là tin vui; ngày mai tôi sẽ đi mời anh đến dùng bữa ngày Thứ Năm.

Bà Daswood nói:

- Thế là ông quen biết ạnh ấy.

- Quen biết! Chắc chắn là tôi có quen biêt. Anh ấy xuống đây chơi mỗi năm.

- Anh ấy là người như thế nào?

- Bà hãy tin tôi, mẫu thanh niên cũng tốt như bất kỳ ai khác. Một tay súng săn khá, và không có ai ở Anh quốc cưỡi ngựa gan lì như thế.

Marianne khinh miệt thốt lên:

- Ông chỉ nói về anh ấy có thế thôi sao? Tư cách trong giao tiếp thân mật là như thế nào? Anh ấy theo đuổi những gì, có những biệt tài gì, khả năng thiên phú ra sao?

Ngài John bối rối một ít:

- Quả thật, tôi không biết gì nhiều về anh ấy hơn thế. Nhưng anh chàng dễ chịu, vui vẻ, có một con chó cái đen chỉ điểm giỏi tôi chưa từng thấy. Con chó này có đi theo anh hôm nay không?

Nhưng Marianne không muốn nói qua mầu lông con chó của anh để làm ông hài lòng, cũng như ông không thể diễn tả những sắc màu của tâm tư anh để làm cô hài lòng.

Elinor hỏi:

- Nhưng anh ấy là ai? Gốc gác ở đâu? Anh có nhà ở Allenham không?

Về điểm này, Ngài John có thể cho thông tin rõ ràng hơn. Ông cho họ biết rằng anh Willoughby không có sự sản riêng trong vùng, mà chỉ lưu lại đây khi đến thăm bà cô ngụ ở Allenham Court, người có quan hệ họ hàng với anh và sẽ để thừa kế cho anh các món sở hữu cá nhân. Ông thêm:

- Vâng, vâng, cô Daswood, anh ấy là người rất đáng tóm lấy. Anh ấy có riêng sự sản nhỏ ở Somersetshire; và nếu tôi là cô, tôi sẽ không muốn mang em gái cho anh ta dù có xảy ra mấy việc ngã lăn xuống đồi. Cô Marianne không nên trông mong thu tóm mọi đàn ông cho mình. Brandon sẽ ghen tức, nếu cô không khôn khéo.

Bà Daswood mỉm cười pha trò :

- Tôi không tin cái anh Willoughby này sẽ khó chịu vì bị một trong các cô con gái của tôi thử việc mà ông gọi là tóm lấy anh ấy. Chúng nó không được dạy dỗ theo cách này. Đàn ông đều được an toàn với chúng tôi; cứ để cho họ được giàu có mãi mãi. Tuy nhiên, theo ý ông nói, tôi lấy làm vui mà thấy rằng anh ấy là một thanh niên đáng kính, và phải là người đủ tư cách mới làm quen với anh được.

Ngài John lặp lại:

- Tôi tin rằng anh là một mẫu thanh niên cũng tốt như bất kỳ ai khác. Tôi nhớ đêm Giáng Sinh vừa qua tại buổi nhảy thân mật ở nhà tôi, anh ta nhảy từ 8 giờ đến 4 giờ sáng, mà không hề ngồi nghỉ.

Mắt tròn xoe, Marianne thốt lên:

- Anh nhảy như thế thật ư? Với thanh lịch, với sức sống chứ?

- Đúng thế, rồi 8 giờ sáng anh phóng lên ngưạ đi săn.

- Đây là điều tôi thích; một người trai trẻ phải là như thế. Dù cho anh có theo đuổi những gì, sự háo hức trong các theo đuổi này không nên ở mức bình dị, không mang lại cho anh cảm giác mệt mỏi.

Ngài John nói :

- Vâng, vâng, tôi thấy rồi sẽ ra sao, rồi tôi sẽ thấy. Bây giờ cô định quyến rũ anh ấy mà không còn nghĩ gì đến ông Brandon tội nghiệp.

Marianne trầm giọng:

- Đấy là cách nói mà tôi đặc biệt không thích. Tôi ghét ngôn từ bình dân có ý dí dỏm; "quyến rũ" hoặc "chinh phục" là những từ nghữ ghê tởm nhất. Nó cho thấy xu hướng thô tục, bần tiện, và nếu cách dùng có bao giờ được xem là tinh không, thì từ lấu thời gian đã lấy đi mọi tế nhị.

Ngài John không hiểu lắm ẩn ý mắng mỏ này; nhưng ông cười theo cách thoải mái nhất của ông, ròi trả lời:

- À, tôi đoan chắc cô sẽ có thành tích chinh phục nhiều, bằng cách này hay cách khác. Tội nghiệp Brandon! Ông ta đã buồn nhiều rồi, và tôi có thể nói cho cô biết, ông ấy đáng cho cô quyến rũ dù cho xảy ra mấy vụ trượt ngã và bong cổ chân.
 
Chương 10

Willoughby - con người có phong cách, người bảo hộ sức khoẻ cho Marianne cũng như cho Margaret - đến ngôi nhà nghỉ mát vào sáng hôm sau để thăm hỏi bệnh tình theo tư cách rieng, có thêm vẻ thanh lịch ở bề ngoài chứ không phải thêm lý do chính xác là thăm bệnh. Bà Daswood đón tiếp anh qua phép lịch sự hơn cả ngày trước - cộng thêm thái độ tử tế do lời của Ngài John kể về anh và cũng do chính bà cảm thấy biết ơn anh. Mọi việc diễn ra trong buổi thăm viếng đều cho anh thấy khả năng nhận thức, phong cách, thái độ trìu mến lẫn nhau, và vẻ thoải mái trong tình thân gia đình mà tai nạn kia đã giới thiệu cho anh. Anh không cần phải thăm viếng lần thứ hai để nhận ra sự thu hút của họ.

Anh nhận thấy cô Daswood có nước da mịn màng, dáng vẻ cân đối, vóc người khá đẹp; nhưng Marianne càng xinh đẹp hơn. Vóc người cô càng nổi bật hơn, dù không được cân đối như cô chị qua khuyết điểm về chiều cao. Khuôn mặt cô trông yêu kiều đến nỗi dù có giả dối ca tụng cô là mỹ nhân, vẫn có nhiều sự thật hơn là trắng trợn. Da cô nâu giòn nhưng tươi sáng; dáng vẻ đều đẹp;nụ cười ngọt ngào, hấp dẫn; và từ đôi mắt đen tuyền của cô ánh lên một sức sống, một tinh thần, một háo hức mà ai nhận ra cũng vui theo. Đối với Willoughby, những biểu lộ từ đôi mắt cô ban đầu có phần dè dặt khi cô xấu hổ nhớ lại cách anh cứu giúp cô. Nhưng khi việc này qua đi, khi cô trấn tĩnh lại được tinh thần - khi cô nhận ra anh đã kết hợp thẳng thắn với sinh động trong phong cách gia giáo hoàn hảo của một người cao quý. Và trên hết, khi cô nghe anh nói rằng anh mê thcíh âm nhạc và khiêu vũ, cô nhìn anh với vẻ chấp thuận như để thu tóm cho cô phần quan trọng nhất của ngôn từ anh trong cả thời gian thăm viếng còn lại.

Chỉ cần nhắc đến bất kỳ thú đam mê nào là đủ thu hút cô vào câu chuyện. Cô không thể giữ im lặng với các đề tài như thế, cũng không cả thẹn hoặc dè dặt khi thảo luận. Hai người nhanh chóng nhận ra rằng họ cùng chia sẻ thú vui khiêu vũ và âm nhạc, và đấy là xuất phát từ sự hòa hợp của óc phán đoán trong mỗi chủ đề. Cảm thấy được khích lệ để tìm hiểu thêm quan điểm của anh, cô bắt đầu hỏi han anh qua đề tài văn học. Qua tinh thần cuồng nhiệt, cô nhắc đến tác giả mà cô yêu mến; đến nỗi bất kỳ thanh niên nào ở tuổi 25 hẳn sẽ vô cảm nếu không chứng tỏ tác phẩm ấy là kiệt tác, bất luận trước đó anh ta đã chê bai đến đâu. Những khiếu thưởng thúc của họ trùng hợp nhau một cách nổi bật. Hai người đều tâm đắc với cùng một tựa sách, cùng những đoạn văn. Nếu anh có ý kiến dị biệt hoặc phản bác thì cũng không kéo dài lâu với luận cứ mạnh mẽ và đôi mắt tinh anh của cô. ANh đồng ý với mọi khẳng định của cô, nắm bắt lấy mọi nhiệt tình của cô; và chẳng bao lâu họ cùng nhau trò chuyện như hai người đã thân quen một thời gian dài.

Ngay sau khi anh ra về, Elinor nói:

- Này, Marianne, chị thấy chỉ trong môt buổi sáng em đã kết thúc được nhiều việc. Em đã đồng tình với mọi ý kiến của anh Willoughby trong hầu hết đề tài quan trọng. Em biết anh ấy nghĩ thế nào về Cowper và Scott; em tin tưởng cách thức anh ta phê bình các vần thơ này; em nhìn nhận anh ca ngợi không quá đáng về Pope. Nhưng làm thế nào mối giao tiếp của em sẽ kéo dài theo cách giải quyết rốt ráo mọi đề tài thảo luận như thế? Chẳng bao lâu em không còn đề tài tâm đắc nào khác . Gặp thêm một buổi nữa cũng đủ giải thích những cảm tưởng của anh về vẻ đẹp nên thơ, buổi thứ hai về những cuộc hôn nhân, rồi em sẽ không còn gì thêm để hỏi.

Marianne thốt lên:

- Chị Elinor, thế này có đúng mực không? Có công tâm không? Những ý tưởng của em có hời hợt không? Nhưng em hiểu chị muốn nói gì. Em đã qua thoải mái , quá vui vẻ, quá thẳng thắn. Em đã liều sai sót mà không muốn màu mè! Em đã cởi mở và chân tình trong khi đáng lẽ em phải dè dặt , vô hồn, nhạt nhẽo và dối trá. Nếu em chỉ nói về thời tiết và đường sá, và nếu 10 phút chỉ nói một câu, thì hẳn sẽ không bị trách cứ như thế.

Bà mẹ nói:

- Con yêu, con không nên cảm thấy bị xúc phạm vì Elinor- chị con chỉ muốn bông đùa thôi. Mẹ có thể trách mắng chị con, nếu nó muốn kiểm soát niềm vui của con khi trò chyện với người bạn mới của chúng ta.

Marianne được xoa dịu ngay.

Về phần Willoughby, anh tỏ ra mọi cách đẻ biểu lộ niềm vui trong mối giao tiếp của họ và cho thấy anh ước muốn mói giao tiếp càng gắn bó thêm.Anh đến thăm viếng họ mõi ngày. Ban đầu anh lấy lý do là thăm hỏi tình trạng sức khỏe của Marianne, nhưng anh được khích lệ qua thái độ chào đón ngày càng lịch sự, nên sau đấy lý do trở nên không cần thiết trước khi anh không thể viện cớ nào, vì Marianne đã lành hẳn. Cô phải giam mình trong nhà vài ngày, nhưng chưa bao giờ bị giam mình ít tẻ nhạt hơn lần này. Willoughby là chàng trai trẻ có nhiều tài năng, óc tưởng tượng nhạy bén, tinh thần sôi động, cử chỉ phóng khoáng đầy tình cảm. Anh đúng là người có mãnh lực lôi cuốn con tim của Marianne; vì qua các tố chất như thế, anh kết hợp không chỉ nhân cách quyến rũ mà còn là nhiệt tâm tự nhiên, bây giờ được nhiệt tâm của cô khơi dậy thêm và càng được tình cảm của cô chấp nhận hơn là bất cứ thứ gì khác.

Mối giao hảo với anh, dần dần trở nên niềm vui tuyệt diệu nhất cho cô. Họ cùng nhau đọc văn thơ, trò chuyện , đàn hát; anh có khiếu âm nhạc đáng kể; anh đọc văn thơ bằng mọi cảm nhận và tâm hồn mà Edward không may còn thiếu.

Trong xét đoán của bà Daswood, anh cùng toàn bích như Marianne. Elinor không thấy gì để chê anh, ngoại trừ anh muốn nói thật nhiều những gì anh nghĩ mỗi khi có dịp mà không để ý ai đang nói với ai hoặc nói trong hoàn cảnh nào-nhưng cái tật này lại rất giống cô em và đặ biệt làm hài lòng cô em. Anh thiếu cẩn trọng qua cách hấp tấp định hình và phát biểu ý kiến về những người khác, bỏ qua phép lịch sự khi bắt người khác chú ý tuyệt đối đến điều đang ngự trị trong tư tưởng anh, và dễ dàng xem nhẹ những khuôn phép xã hội. Elinor không thể chấp nhận tư cách này, mặc cho tất cả những gìanh và Marianne muốn nói để biện hộ.

Bây giờ Marianne bắt đầu nhận ra rằng nỗi vô vọng chiếm lĩnh cô ở tuổi 16-e không thể gặp một người có thể thỏa mãn các ý tưởng của cô về toàn bích-đã trở nên vội vàng và vô lý. Willoughby là tất cả những gì mà trí tưởng tượng của cô đã vẽ vời-trong những giờ phút bất hạnh ấy và cả trong mọi thời khoảng vui vẻ hơn-về người có khả năng làm cho cô gắn bó. Cử chỉ của nah biểu lộ ý anh muốn mình là con người trong mộng như thế của cô, cũng tha thiết ngang bằng với năng lực mạnh mẽ của anh.

Mẹ cô cũng thế, trong tâm tưởng bà không hề hồ nghi về cuộc hôn nhân giữa hai người. Trước khi một tuần trôi qua, vơi triển vọng sang giàu của anh, bà đã hy vong và chờ đợi cuộc hôn nhân này; rồi bà thâm tự chú mừng mình đã có được hai chàng rể như Edward và Willoughby.

Ý tình của Đại tá Brandon dành cho Marianne, vốn đã được những người bạn của ông sớm khám phá ra, bây giờ trở nên rõ ràng trước mắt Elinor, trong khi những người kia không còn nhận ra nữa. Họ quay ra chsu ý và hóm hỉnh với tình địch may mắn hơn của ông, và các chế giễu với ông là đối tượng trước khi ý tình lộ ra, giờ đã được rút lại khi sự bông đùa bắt đầu thực sự gắn kết với cảm nhận của ông. Mặc dù không muốn tịn, Elinor vẫn phải tin rằng những tâm tư mà bà Jennings gán cho ông chỉ để thỏa mãn cho riêng bà, bây giờ thật ra là được em gái cô khích động. Tuy nhiên, cô cũng thấy dù tình cảm của em gái mình nghiêng về Willoughby do hai người có tính khí giống nhau, tố chất trái ngược chưa hẳn là trở ngại cho Đại tá Brandon. Cô nhìn sự viêc mà lo lắng, vì một người đàn ông trầm lặng ở tuổi 35 có thể mong đợi được gì, khi đối đầu với một anh trai trẻ sinh động ở tuổi 25? Vì cô không thể ngay cả khi chúc cho ông được toại ý, cô thật tâm mong ông nên dửng dưng. Cô mến ông-dù cho ông nghiêm nghị và kín đáo, cô thấy nơi ông một đối tượng đáng quan tâm. Tư thái của ông dịu dàng, dù nghiêm túc, vẻ kín đáo của ông dường nư là do kièm chế tính khí hơn là do tâm tư u sầu tự nhiên. Ngài John đã nói bóng gió về những thương đau và tuyệt vọng trong quá khí, nên qua đấy cô tin rằng ông là một người bất hạnh, nên cô phán xét ông với kính trọng và cảm thông.

Có lẽ cô thương hại và tôn quý ông thêm vì Willoughby và Marianne xem nhẹ ông, nghĩ ông không được sinh động và tươi trẻ, dường nư quyết tâm đánh giá thấp các phẩm chất của ông.
° ° °
Một ngày, khi họ cùng nhau đề cập đến ông, Willoughby nói:

- Brandon chỉ là một mẫu người ai nấy có thể nói tốt, nhưng không ai màng đến; là người tất cả đều thích gặp, nhưng không ai nhớ đã nói đến.

Marianne thốt lên:

- Đúng là em nghĩ ông ấy như thế.

Elinor nói:

- Nhưng đừng nói khoác về điều này, vì hai người đều không công tâm. Mọi người trong gai đình Ngài John đều trọng vọng ông ấy, còn bản thân tôi lúc nào gặp ông cũng đều muốn bỏ thời giờ trò chuyện với ông.

Willoughby đáp:

- Được cô bảo trợ chắc chắn có lợi cho ông ấy; nhưng được những người khác trọng vọng, chính đây là điều đáng chê trách. Ai lại muốn hạ mình tự làm nhục để được những phụ nữ như Phu nhân Middleton và bà Jennings đánh giá cao, là những người ai nấy đều dửng dưng?

- Nhưng có lẽ sự sỉ nhục của những người như anh và Marianne giúp bù đắp cho ý kiến của Phu nhân Middleton và mẹ của bà. Nếu lời ngợi khen của họ có giá trị chê bai, lời chê bai của hai người có thể có giá trị ngợi khen; vì họ không phải kém phân biệt tốt xấu so với định kiến và bất công của hai người.

- Khi bảo vệ cho người cô che chở, cô có thể trở nên thô lỗ.

- Người được tôi che chở, theo cách anh nói, là một người đầy nhận thức; và nhận thức luôn hấp dẫn tôi. Đúng thế, Marianne, ngay cả dối với một người đàn ông ở tuổi giữa 30 và 40. Ông ấy đã kinh qua nhiều việc trên thế gian; đã sống ở nước ngoài, đã từng đọc nhiều, có đầu óc biết suy nghĩ. Chị đã tìm thấy nơi ông khả năng cho chị nhiều kiến thức trong những lĩnh vực khác nhau, và ông luôn sẵn lòng trả lời các câu hỏi của chị qua tư cách có gia giáo và bản chất tôt đẹp.

Marianne khinh thường thốt lên:

- Điều này có nghĩa, như ông ấy đã kể cho chị nghe, rằng Đông Ấn có khí hậu nóng bức và muỗi mòng gây phiền toái.

- Chị chắc chắn là ông ấy đã kể cho chị nghe, nếu chị có hỏi; nhưng các câu hỏi của chị là về những điểm chị dã biết trước.

Willoghby nói:

- Có lẽ những gì ông ấy đã qua sát là các quan thuộc địa, tiền vàng mẫu quốc và kiệu cáng.

- Tôi có thể nói rằng những quan sát của ông ấy rộng hơn tính ngay thẳng của anh. Nhưng tại sao anh có ác cảm với ông ấy?

- Tôi không có ác cảm. Ngược lại, tôi xem ông ấy là người đáng kính, được mọi người khen và không được ai chú ý đến; người có nhiều tiên hơn mức có thể chi tiêu, có nhiều thời giờ hơn là biết phải dùng như thế nào, và có hai áo choàng mõii năm.

Marianne thốt lên:

- Thêm vào đấy là ôgn không có khả năng thiên bẩm, khiếu thẩm mĩ, hoặc tinh thần. Thêm nữa là sự cảm thông của ông không thấy rạng rỡ, các cảm xúc của ông không nồng nàn, giọng nói của ông không biểu lộ ý tình.

Elinor đáp:

- Em nói qua các khiếm khuyết của ông mà quá thiên về khối lượng và năng lực của chính mình, đến nỗi lời khen mà chị có thể dành cho ông so ra lại là lạnh nhạt và chán ngắt. Chị chỉ có thể nhận xét ông ấy là người có tình cảm, có gia giáo, có kiến thức, cách ăn nói nhẹ nhàng và, chị tin chắc, có một tâm hồn dễ mến.

Willoughby thốt lên:

- Cô Daswood, bây giờ cô đang đối xử với tôi một cách không khoan nhượng. Cô đang cố xoa dịu tôi bằng lý lẽ, thuyết phục tôi chống lại chủ ý của tôi. Nhưng không được đâu. Cô có thể thấy tôi cũng bướng bỉnh giống như cô có thể khéo léo. Tôi có ba lý do không thể lý giải được cho ác cảm với Đại tá Brandon: ông ấy cảnh cáo tôi về mưa bão khi tôi muốn trời quang đãng, ông ấy chê bai việc tôi phóng tốc độ trên xe song mã hai bánh, và tôi không thể thuyết phục ông ấy mua con ngựa nâu của tôi. Tuy thế, nếu cô có thấy mãn nguyện để được nghe rằng tôi tin cá tính cảu ông ấy là không thể chê trách theo những phương diện khác, thì tôi sẵn sàng thú nhận. Và để đáp lại lời xác nhận này mà tôi cảm thấy đau đớn, cô không thể tước đoạt quyền của tôi có ác cảm với ông ấy như bấy lâu nay.

Chương 11

Khi họ vừa đến Devonshire, bà Daswood và các cô con gái đã không thể mường tượng ra có nhiều giao tiếp chiếm thì giờ của họ đến thế, hoặc là có nhiều lời mời và khách thăm viếng đến thế khiến họ không còn nhiều thời giờ để làm những việc qua trọng. Mà thật đúng như thế. Khi Marianne đã bình phục, những kế hoạch vui chơi trong nhà hoặc nơi xa, mà Ngài John đã vạch ra, được thực hiện. Thế là những buổi khiêu vũ thân mật bắt đầu; những buổi đi chơi trên sông hồ tiến hành thường xuyên khi thời tiết Tháng Mười cho phép. Trong mọi cơ hội, Willoughby đều tham dự; và không khí xuề xòa thân thiện vốn được tạo ra tự nhiên trong các buổi họp mặt như thế đều có tính toán đúng mức để anh được thêm gần gũi trong mối giao tiếp với gia đình Daswood, để tạo cơ hội cho anh chứng kiến tài năng xuất chúng của Marianne, cho anh chứng tỏ lòng ngưỡng mộ sôi động dành cho cô, cho anh đón nhận tình quý mến của cô qua thái độ cô đáp lại anh.

Elonor không lấy làm ngạc nhiên về quan hệ giữa hai người, Cô chỉ mong rằng mối quan hệ này không quá lộ liễu, và một đôi lần cô khuyên Marianne nên tự kiềm chế. Nhưng Marianne ghét cay ghét đắng mọi cách che đậy vì cô em thấy không có gì phải hỏ thẹn khi cởi mở. Đối với cô em, kiếm chế tình cảm, vốn tự nó không phải là đáng chê trách, không những là nỗ lực không cần thiết, mà còn lệ thuộc một cách đáng hổ thẹn vào những quy ước đời thường sai lạc. Willoughby có ý tưởng tương tư, nên hành vi của hai người luôn luôn biểu hiện quan điểm của họ.

Khi ở bên anh, cô không màng đến ai khác. Mọi việc anh làm đều đúng; mọi việc anh nói đều khôn ngoan. Nếu có ván bài trong chương trình họp mặt, anh ăn gian chính mình và ăn gian cả những người khác để cô có tay bài tốt. Nếu có dạ vũ, họ nhảy với nhau cả nửa buổi; chỉ đành phải tách ra trong vài bản nhạc, cố ý đứng gần nhau, ít khi nói tiếng nào với bất kỳ ai khác. Dĩ nhiên là người ta giễu cợt tư cách như thế, nhưng giễu cợt không làm họ hổ thẹn và dường như không khiêu khích được họ.

Bà Daswood can dự vào những tâm tư của họ với thái độ nồng nà, nên không buồn kiểm soát sự biểu lộ quá trớn của họ. Đối với bà, đây chỉ là kết quả tự nhiên của tình cảm trong tinh thần tươi trẻ và cháy bỏng.

Đây là một mùa hạn phúc của Marianne. Quả tim của cô được dâng hiến cho Willoughby; và lòng quyến luyến Norland mà cô mang từ Sessex đã nguôi ngoai nhiều hơn là cô nghĩ, do những cuốn hút mà mối giao tiếp với anh mang đến cho nơi định cư mới của cô.

Elinor không được hạnh phúc như em gái. Quả tim cô không được yên ổn như thế, và cô không cảm thấy thỏa mãn trong các vui thú của mọi người. Trong đám họ không có ai thân thiết với cô để bù đắp cho những gì cô bỏ lại phía sau, và cũng không có ai giúp cô nghĩ về Norland với ít tiếc nuối hơn. Phu nhân Middleton và bà Jennings không thể khiến cô quên những buổi chuyện trò trước kia, dù cho bà là người nói huyên thuyên và Phu nhân đối xử tử tế với cô để cô chịu trao đổi trong phần lớn câu chuyện. Bà đã kể cho cô nghe ba hoặc bốn lần tiểu sử của bà; và néu trí nhớ của Elinor ngang bằng với cách tận dụng của bà, ngay từ lúc đầu quen nhau cô đã biết được mọi chi tiết của cơn bệnh cuối cùng của ông Jennings và những gì ông nối với bà trước khi qua đời.

Phu nhân Middleton chỉ dễ chịu hơn bà mẹ ở chỗ giữ im lặng nhiều hơn. Không cần quan sát nhiều nhưng Elinor cũng biết tính dè dặt của Phu nhân chỉ là tư thái điềm đạm, không liên quan gì đến nhận thức. Cách thức Phu nhân đối xử với ông chồng và bà mẹ cũng giống như với khách mời, vì thế không cần phải tìm kiếm hoặc yêu cầu tình thân. Phu nhân thường nói lại những chuyện đã nói ngày trước. Bà luôn luôn nhạt nhẽo, vì ngay cả tinh thần của bà lúc nào vẫn thế. Mặc dù Phu nhân không chống đối việc ông chồng tổ chức những buổi họp mặt miễn là đúng nghi thức và có hai đứa con lớn tham dự, có vẻ như bà không bao giờ lấy đó làm vui hơn là khi ngồi nhà. Sự hiện diện của Phu nhân không làm những người khác vui thêm bao nhiêu, đến nỗi chỉ khi bà tỏ ra quan tâm đến mấy đứa con trai hay quấy, người ta mới nhớ đến sự hiện diện của bà.

Trong số các mối giao tiếp mới, Elinor chỉ tìm thấy nơi Đại tá Brandon là người có thể được cô kính trọng về khả năng, khơi dậy mối quan tâm về tình bạn, hoặc tạo niềm vui như là người bạn đồng hành. Willoughby thì hoàn toàn không. Tình thương mến của cô, ngay cả tình thương mến của cô em, là cho riêng anh; nhưng anh là người đang yêu, anh chỉ chú tâm đến Marianne, và một người kém tương hợp hơn nhiều vẫn có thể dễ thương hơn. Không may cho Đại tá Brandon, ông không được khích lệ như thế chỉ nghĩ đến Marianne; và trong khi trò chuyện cùng Elinor, ông tìm thấy niềm an ủi bù đắp cho sự hờ hững của em gái cô.

Mối đồng cảm của Elinor dành cho ông càng dâng cao, vì cô có lý do để đoán rằng ông đã biết khổ vì tình tuyệt vọng. Suy đoán này là do ông vô tình thốt ra ít lời vào buổi tối tại Brandon Park, khi hai người cùng ngồi với nhau trong khi những người khác đang khiêu vũ. Đôi mắt đang dán lên Marianne, và sau im lặng ít phút, ông nói với nụ cười nhẹ nhàng:

- Theo tôi hiểu, em gái cô không chấp nhận người có mối tình thứ hai.

Elinor đáp:

- Đúng thế, các ý tưởng của nó đều lãng mạn.

- Hoặc là cô ấy cho rằng không thể có tình yêu lần thứ hai.

- Tôi có cùng nhận xét. Nhưng tôi không biết làm thế nào có chủ kiến như thế mà không nhận xét đến bản chất của ông cụ chúng tôi, vì ông có hai vợ. Tuy nhiên, trong vài năm nữa ý tưởng của nó sẽ có nền tảng hợp lý dựa trên nhận thức và quan sát. Lúc ấy, chính nó chứ không ai khác có thể xác định và biện minh các ý tưởng một cách dễ dàng hơn là bây giờ.

Ông đáp:

- Có lẽ là như thế, nhưng những định kiến của một đầu óc non trẻ có cái gì đấy dễ hương, đến nỗi người ta lấy làm tiếc khi thấy các định kiến này nhường chỗ cho việc tiếp thu những ý kiến phổ cập hơn.

Elinor nói:

-Tôi không thể đồng ý với ông về điểm này. Có nhiều bất lợi khi mang tính khí như Marianne, mà mọi sức quyến rũ của nhiệt tình và dốt nát trên đời không thể chuộc lại. Cả tâm tư nó đều có xu hướng không may là không hề biết như thế nào là đúng mực; và tôi muốn thấy nó có hiểu biết tốt hơn về nhân thế, xem như là lợi thế lớn nhất có thể có cho nó.

Sau một hồi im lặng, ông tiếp tục câu chuyện:

- Em gái cô có đối xử phân biết gì về mối tình thứ hai không, hoặc xem đấy đều là tội lỗi nơi tất cả mọi người không? Liệu những người đã thất vọng trong chọn lựa thứ nhất, hoặc là do đối tượng của họ thiếu trung kiên hoặc là do tình cảnh éo le, lẽ nào vo cảm trong suốt cả cuộc đời còn lại được?

- Thú thật, tôi không hiểu rõ uẩn khúc trong các nguyên tắc của nó. Tôi chỉ biết rằng tôi chưa hề nghe nó chấp nhận có thể tha thứ cho cuộc tình thứ hai.

Ông nói:

- Ý kiến như thế không đứng vững; phải có thay đổi, thay đổi tư tưởng hoàn toàn. Khong, không, ta không nên mong ước, vì khi tinh túy lãng mạn của một con tim non trẻ phải ra đi, có thể tiếp theo thường là những ý tưởng quá thông thường, quá nguy hiểm! Tôi nói theo kinh nghiệm. Có một dạo tôi biết một phụ nữ với tính khí và đầu óc rất giống em gái cô, suy nghĩ và phán xét như em gái cô, nhưng từ một thay đổi bị thúc ép - từ một loạt tình huống bất hạnh-

Đến đây ông thình lình ngừng lại, dường như cho là ông đã nói quá nhiều; nét mặt ông toát ra điều gì đấy khiến người ta ức đoán, nếu đã không xâm nhập vào tư tưởng Elinor. Có lẽ cô sẽ không nghĩ ngợi gì, nếu không muốn nói ra việc gì liên quan đến người phụ nữ ấy. Đàng này, chỉ cần một ít tưởng tượng là có thể liến kết xúc cảm cuat ông với hồi tưởng dịu dàng về một mối quan hệ trong quá khứ. Elinor không muốn nghĩ thêm. Nhưng nếu ở trong hoàn cảnh của cô, có lẽ Marianne không muốn dừng lai ở đây. Cô em hẳn sẽ nhanh chóng thêu dệt cả câu chuyện qua trí tưởng tượng phong phú của mình; mọi điều được hình thành trong bối cảnh u buồn nhất của một cuộc tình bất hạnh.
 
Chương 12

Khi Elinor và Marianne cùng nhau đi dạo sáng hôm sau, cô em báo cho chị một tin khiến chị cô, dù đã hiểu rõ tính kém cẩn trọng và thiếu suy nghĩ của em mình, vẫn ngạc nhiên theo cả hai góc độ. Với cả sướng thỏa, cô em bảo rằng Willoughby đã tặng cô một con ngựa mà anh đã tự gây giống tại bất động sản của anh ở Somesetshire, được nuôi dưỡng để phụ nữ cưỡi. Đã không suy xét rằng mẹ cô không có ý định nuôi một con ngựa nào; và nếu bà có thay đổi ý định để chấp nhận món quà, bà sẽ phải mua một con ngựa khác cho gia nhân, rồi thuê một gia nhân để cưỡi nó, rôi còn phải xây chuồng cho nó - thế mà cô em lại không do dự chấp nhận món quà và còn hào hứng thông báo cho chị cô hay. Cô thêm:

- Anh ấy định gửi người nài ngựa đi ngay Somesetshire, và khi nó đến chúng ta sẽ cưỡi ngựa mỗi ngày. Chị có thể dùng chung nó với em. Chị Elinor thân thương, hãy tưởng tưởng thú vui khi phóng nước đại trên mấy ngọn đồi này.

Cô không muốn thoát ra khỏi giấc mơ hạnh phúc như thế để hiểu thấu mọi sự thật khổ tâm liên quan đến vụ việc, nên trong một thời gian cô không muốn chấp nhận. Về việc có thêm một gia nhân, chi phí sẽ là chuyện vặt vãnh; chắc chắn bà mẹ sẽ không bao giờ phản đối, có thể mua cho anh ta bất kỳ con ngựa nào; anh ta có thể nhận một con ở Brandon Park; còn chuồng ngựa, chỉ cần một cái chái nhỏ cũng đủ. Rồi Elinor tỏ ý nghi ngờ tính phải phép khi nhận món quà như thế từ một người đàn ông mà cô biết quá ít, hoặc ít nhất chỉ mới quen biết gần đây.

Thế là qua mức đối với cô em. Cô nói:

- Chị Elinor, chị lầm rồi khi cho là em biết rất ít về Willoughby. Đúng thật là em chưa quen anh ấy lâu, nhưng em hiểu rõ anh ấy hơn là hiểu bất cứ ai trên đời này, ngoại trừ chính chị và mẹ. Không phải thời gian hoặc cơ hội quyết định mồi thân thiết: chỉ là tâm hồn thôi. Bảy năm có thể không đủ để vài người hiểu nhau; bảy ngày quá đủ cho những người khác. Em nên bị quở trách là càng không phải phép khi nhận một con ngựa từ ông anh, hơn là từ Willoughby. Em biết rất ít về John, mặc dù chúng ta đã sống cùng nhau nhiều năm; nhưng đối với Willoughby em đã có phán đoán từ lâu.

Elinor nghĩ tốt nhất không nên đả động gì thêm về việc này. Cô đã hiểu tính khí của em gái. Càng ngăn cản chuyện tình cảm như thế chỉ càng khiến cô em bám lấy quan điểm của mình. Nhưng Marianne dịu ngay khi chị cô kêu gọi tình thương dành cho bà mẹ, trình bày những bất tiện mà bà mẹ thích nuông chiều sẽ phải tự gánh vác, nếu (có thể như trong trường hợp này) bà thuận tình với cac khoản chi tieu gia tăng. Cô em hứa không nhác đến món quà để thử thách bà mẹ nuông chiều thiếu cẩn trọng, và sẽ từ chối anh Willoughby khi cô gặp anh lần đầu.

Cô em giữ lời hứa; và khi Willoughby đến thăm trong ngày ấy, Elinor nghe cô nói nho nhỏ với anh, bày tỏ tiếc rằng phải từ chối quà tặng của anh. Cô cũng trình bày những lý do theo cách anh không thể nài ép. Tuy nhiên, anh vẫn nồng nà tỏ lộ quan tâm, rồi thầm thì nói thêm:

- Nhưng Marianne, con ngựa vẫn là của cô, dù bây giờ cô không thể dùng nó. Tôi sẽ nuôi nấng nó cho đến khi cô muốn nhận. Khi cô rời Barton để ổn định nơi chốn lâu dài, con Queen Mab sẽ đón tiếp cô.

Cô Daswood đã nghe lỏm tất cả. Trong suốt câu chuyện và trong cách anh chàng thân mật gọi cô em bằng tên thay vì bằng họ, lập tức cô nhận ra sự thân thiết rát khẳng định, một ý nghĩa rất thẳng thắn, như thể chứng tỏ hai người đã đồng thuận tuyệt đối. Từ lúc này, cô không còn nghi ngờ việc hai người đã hẹn ước với nhau; và niềm tin này tạo ra không gì khác hơn là sự ngạc nhiên rằng cô, hoặc bất kỳ người bạn nào của họ, bị những tâm tính thẳng thắn như thế giữ tín mà lại biết về sự việc chỉ qua tình cờ.

Ngày kế, Margaret kể cho cô nghe một việc giúp làm sáng tỏ sự kiện. Willoughby đã đến với gia đình buổi tối trước, và cô em út có cơ hội quan sát họ. Qua vẻ mặt nghiêm trọng nhất, cô bé kể lại với chị cả khi chỉ có hai chị em với nhau.

- Chị Elinor, em kể cho chị nghe một bí mật về Marianne.Em chắc chắn là chị ấy sẽ cưới anh Willoughby một ngày rất gần.

Elinor đáp:

- Em đã nói như thế hầu như mỗi ngày kể từ khi họ gặp nhau trên Thung lũng Highchurch. Chị nhớ, lúc họ quen nhau chưa đầy một tuần mà em đã quyết định rằng Marianne mang ảnh của anh ấy trên cổ, nhưng hóa ra chỉ là ảnh của ông chú chúng ta.

- Nhưng đây là một việc khác. Em chác chắn chẳng bao lâu họ sẽ cưới nhau, vì anh đã lấy một lọn tóc của chị ấy.

- Marianne, hãy cẩn thận. Có thể chỉ là tóc của ông chú nào đấy của anh ấy.

- Nhưng, chị Elinor, đúng thật là tóc của Marianne. Em hầu như chắc chắn, vì em thấy anh ấy cắt lấy lọn tóc. Sau tuần trà tối qua, khi chị và mẹ đi ra khỏi phòng, hai người đang cùng nhau to nhỏ, nói liến thoắng với nhau, có vẻ như anh đang cầu xin hị ấy món gì đấy, rồi anh cầm lấy cái kéo cắt một lọn tóc của chị ấy, vì bộ tóc rủ trên lưng của chị ấy; rồi anh hôn nó, gấp vào một mảnh giấy, rồi đặt trong quyển sách bỏ túi của anh.

Elinor không thể nghi ngờ các chi tiết như thế, được tường thuật một cách thông suốt như thế: cô không phải nghĩ ngợi, vì tình huống hoàn toàn phù hợp với những gì chính cô đã nghe và thấy.
° ° °
Đầu óc sắc sảo của Margaret không phải lúc nào cũng thuận lợi cho chị của cô. Một buổi tối ở Barton Park, khi bà Jennings trêu ghẹo cô cho biết điều bà tò mò đã lâu về anh thanh niên mà cô đặc biệt mến, Margaret nhìn cô chị và nói:

- Em không nên nói ra, có phải thế không hở chị Elinor?

Dĩ nhiên là câu noi này khiến mọi người cười vang, Elinor cũng gượng gạo cười theo. Nhưng gượng gạo này khiến cô rất khó chịu. Cô tin rằng Margaret có ý nhắm đến tên cô không thể giữa bình tĩnh để chịu đựng lời cợt đùa của bà Jennings.

Marianne thật lòng cảm thông với chị; nhưng cô lại làm tình thế trầm trọng hơn, khi mặt đỏ bừng giận dữ nói với Margaret:

- Nên nhớ rằng dù em có ức đoán gì, em không có quyền nói ra.

Margaret đáp:

- Em chưa bao giờ ức đoán; chính chị đã nói cho em nghe.

Câu nói này lại khiến mọi người cười cợt thêm, và Margaret bị thúc bách phải nó ra thêm.

Bà Jennings nói:

-Cô Margaaret, xin vui lòng nói cho chúng tôi nghe, anh này tên là gì?

- Thưa bà, cháu không thể nói. Nhưng cháu biết rất rõ anh ấy là ai, và cháu còn biết anh ấy ở đâu nữa.

- Vâng, vâng, chúng tôi có thể đoán anh này là ai; chắc chán là ngụ tại Norland. Tôi đoan chắc anh là mục sư của giáo xứ.

- Kông , không phải thế. Anh ấy không có nghề nghiệp gì cả.

Marianne nói rất ngọt ngào:

- Margaret, em biết rõ rằng tất cả chỉ là tưởng tượng của em; không có người nào như thế.

- Được rồi, chị Marianne, thế thì anh ấy cuối cùng đã chết, vì em chắc chắn có lúc đã có một người như thế, tên anh bắt đầu bằng chữ F.

Lúc này, Elinor cảm thấy vô cùng biết ơn Phu nhân Middleton khi nghe bà nhận xét "trời đang mưa lớn", tuy cô nghĩ lời cắt ngang không phải đẻ mọi người bớt chú ý đến cô, mà chỉ vì Phu nhân có ác cảm với các đề tài giễu cợt kém thanh lịch như thế trong khi ông chồng và bà mẹ lại vui thích. Tuy thế, Đại tá Brandon nối tiếp ý tưởng của bà vì ông luôn để ý đến tâm tư người khác; và hai người nói chuyện chủ yếu về mưa nắng. Willoughby mở nắp chiếc dương cầm và yêu cầu Marianne ngồi xuống đấy, nhờ thế mọi người không thể bắt lại câu chuyện cũ. Nhưng Elinor không thể dễ dàng trấn tĩnhtừ tâm trạng hoảng hốt.

Vào buổi tối ấy, họ hẹn nhau ngày hôm sau sẽ cùng đi xem một vùng rất đẹp cách Barton 12 dặm, do em rể của Đại tá Brandon làm chủ. Nếu không có Đại tá họ không thể vào xem được, vì chủ nhân lúc ấy đã di xa và ra ệnh nghiêm ngặt như thế. Mọi người được biết phong cảnh vùng này rất đẹp, do Ngài John nồng nhiệt ca ngợi. Có thể là ông phán đoán đúng, vì ông đã tổ chức ít nhất hai chuyến đi vào moiix mùa hè trong thời gian qua. Có một hồ nước nên thơ, đi thuyền buồm ở đây sẽ tạo vui thú cho gần hết buổi sáng. Họ sẽ mang theo thức ăn nguội, chỉ dùng xe ngựa mui trần, mọi việc đều theo cách xuề xòa để đoàn du ngoạn vui vẻ với nhau.

Đối với vài người trong nhóm, chuyến đi có phần mạo hiểm vào mùa này trong năm, và trong hai tuần qua mỗi ngày đều có mưa. Elinor khuyên bà Daswood nên ở nhà vì bà đang bị cảm.

Chương 13

Chuyến đi Withwell có nhiều thay đổi so với những gì Elinor dự kiến ban đầu. Cô đã dự phòng sẽ bị ướt đẫm, mệt mỏi và hãi sợ; nhưng sự việc còn bất hạnh hơn nữa, bởi vì họ không đi đâu cả.

Vào lúc 10 giờ, cả đoàn đã tề tựu ở Barton Park và dùng điểm tâm. Tiết trời buổi sáng khá tốt mặc dù mưa cả đêm, mặt trời thường ló dạng. Tinh thần mọi người đều phấn chấn, hào hứng, háo hức để vui thú, quyết tâm chịu đựng mọi bất tiện và khó nhọc thay vì than phiền.

Trong khi mọi người đang dùng điểm tâm, gia nhân mang thư từ vào. Có một lá thư cho Đại tá Brandon; ông cầm lên , đọc qua, đổi sắc mặt, lập tức ra khỏi phòng.

Ngài John hỏi:

- Có chyện gì xảy đến cho Brandon thế?

Không ai có thể trả lời.

Phu nhân Middleton nói:

- Tôi hy vọng ông ấy không nhận tin chẳng lành. Hẳn có việc bất thường gì đấy khiến Đại tá Brandon phải rời bàn điẻm tâm của tôi đột ngột như thế.

Ông trở lại 5 phút sau.

Khi ông bước vào, bà Jennings nói:

-Đại tá, tôi hy vọng không phải tin chẳng lành.

- Thưa bà, không có gì, xin cảm ơn.

- Có phải thư đến từ Avignon không? Tôi mong tin tức không phải là bệnh em ông nặng thêm.

- Thưa bà, không thư đến từ thành phố, chỉ là thư thương mại.

- Nhưng nếu đây chỉ là thư thương ại, tại sao ông bối rối thế kia? Này, này,Đại tá, như thế không được. Hãy cho chúng tôi biết sự thật.

- Mẹ yêu ạ, xin hãy giữ lời.

Bà Jennings không đếm xỉa gì đến lời trách móc của con gái:

- Có lẽ thư báo cho ông rằng cô em họ Fanny của ông kết hôn phải không?

- Không, thật ra không phải.

- Thế thì, Đại tá, tôi biết đấy là ai rồi. Và tôi mong cô ấy vẫn khoẻ.

Ông ửng đỏ mặt:

-Bà muốn nói đến ai?

- À! Ông biết tôi muốn nói đến ai.

Ông nói với Phu nhân Middleton:

- Thưa bà, rất tiếc là tôi nhận được lá thư này hôm nay, vì thư nới đến công việc cần ngay đến sự hiện diện của tôi ở thành phố.

Bà Jennings thốt lên:

- Ở thành phố! Ông làm gì được ở thành phố vào thời gian này trong năm?

Ông nói tiếp:

- Tôi rất tiếc khi phải kiếu từ buổi họp mặt vui vẻ như thế này, vì tôi e phải có tôi đi cùng thì quý vị mới được phép vào Whitwell.

Anh đã giáng một đòn cho mọi người!

Marianne sốt sắng:

- Nhưng nếu ông viết lời nhắn cho người quản gia, như thế không đủ hay sao?

Ông lắc đầu.

Ngài John nói:

- Chúng tôi phải đi. Không thể hoãn được khi đã sẵn sàng đâu vào đấy. Brandon, đến ngày mai anh mới đi thành phố được, chỉ có thế.

- Tôi ước có thể dàn xếp được dễ dàng như thế. Nhưng tôi không có quyền trì hoãn dù chỉ một ngày!

Bà Jennings nói:

- Nếu ông nói cho chúng tôi biết công việc của ông là gì, chúng tôi sẽ thấy trì hoãn được hay không.

Willoughby nói:

- Dù cho ông hoãn ra đi cho đến lúc chúng tôi trở về, ông bị muộn cũng không quá sáu giờ đồng hồ.

- Tôi không thể để mất một giờ.

Lúc ấy Elinor nghe Willoughby thầm thì cùng Marianne:

- Có những người không thể chịu đựng một nhóm vui thú với nhau. Brandon là một người như thế. Tôi đoan chắc ông ấy sợ bị cảm lạnh, bày ra tiểu xảo này để thoát thân. Tôi muốn cá cược 50 tiền vàng lá thư là do chính ông ấy viết.

Marianne nói:

- Tôi cũng nghĩ chắc như thế.

Ngài John đáp:

- Brandon, tôi biết không thể thuyết phục anh đổi ý một khi anh đã quyết tâm. Nhưng tôi hy vọng anh sẽ suy nghĩ kỹ hơn. Thử nghĩ xem, có hai cô em nhà Carey từ Newtonddeens, ba cô em nhà Daswood lội bộ từ nhà nghỉ mát, còn anh Willoughby phải thức dậy 2 giờ sớm hơn lệ thường, với mục đích đi Whitwell.

Một lần nữa, Đại tá Brandon nói ông tiếc phải khiến cả đoàn thất vọng; nhưng cùng lúc ông cho biết không thể tránh được.

- Được rồi, thế thì, chừng nào ông sẽ trở lại?

Phu nhân thêm:

-Tôi mong chúng tôi sẽ gặp ông tain Barton ngay khi thuận tiện ông có thể rời thành phố, còn chúng tôi phải hoãn chuyến đi Whitwell cho đến khi ông trở lại.

- Cảm ơn bà rất nhiều. Nhưng tôi không chắc lúc nào có thể trở lại, nên không dám hứa trở lại.

Ngài John thốt lên:

- Ông ấy phải trở lại và sẽ trở lại. Nếu cuối tuần tới ông ấy không đến đây, tôi sẽ đi lùng ông ấy.

Bà thốt lên:

- Đúng, Ngài John, hãy làm như thế, có lẽ lúc ấy ông sẽ biết được ông ấy có việc gì.

Gia nhân gọi người dẫn ngựa của Đại tá Brandon đến.

Ngài John thêm:

- Ông không cưỡi ngựa đi thành phố, phải không?

- Không. Tôi chỉ cưỡi ngựa đến Honiton. Rồi tôi sẽ dùng xe ngựa trạm.

- Được, nếu ông nhất quyết đi, tôi chúc ông đi bnhf an.Nhưng ông nên đổi ý.

- Xin ông hiểu cho hoàn cảnh bắt buộc.

Rôi ông từ giã mọi người, và thêm:

- Cô Daswood, có cơ hội nào tôi được gặp cô và hai cô em cô ở thành phố vào mùa đông này không?

- Tôi e là không có cơ hội nào.

- Thế thì tôi phải từ biệt cô trong một thời gian dài hơn là tôi muốn.

Với Marianne, ông chỉ cúi đầu mà không nói gì.

Bà Jennings nói:

- Này Đại tá, trước khi ông đi, cho tôi biết ông đi vì việc gì.

Ông chào bà, rồi được Ngài John tiễn ra cửa.

Các than phiến và trách móc, đã được mọi người kiềm chế vì lịch sự, giờ bộc phát; và họ cùng lặp đi lặp lại với nhau rằng thật là tức tối bị thất vọng như thế.

Bà Jennings hớn hở.

- Tuy nhiên, tôi đã đoán được ông ấy có việc gì.

Hầu như mọi người đều đồng thanh:

- Bà đoán được à?

- Vâng, tôi chắc chắn đấy là cô Williams.

Marianne nói:

- Cô Williams là ai?

- Cái gì! Cô không biết cô Williams là ai à? Tôi tin chắc cô đã nghe nói đến cô này. Cô là người thân của Đại tá, cháu gái ạ, một người rất thân thiết. Chúng tôi không muốn nói thân thiết như thế nào, vì e các cô gái trẻ bị sốc.

Rôi, hạ giọng một tí, bà nói với Elinor:

- Cô này là con ruột của ông.

- Thật thế!

- À, vâng, giống ông như đúc. Tôi đoan chắc Đại tá sẽ để lại cho cô toàn bộ tài sản của ông.

Khi Ngài John trở lại, ông phụ họa cùng mọi người tỏ ý tiếc nuối đã có sự cô không may; tuy nhiên kết luận rằng họ phải làm gì đấy để vui với nhau vì dù sao đã tụ tập nơi đây. Sau một lúc bàn bạc, tất cả đồng ý dù họ không thể đi chơi ở Whitwell, họ có thể đánh xe vòng quanh để giải buồn. Gia nhân dẫn các cõ xe đến; xe của Willoughby đến trước nhất, và Marianne chưa bao giờ trông hạnh phúc như thế khi cô bước lên cỗ xe này. Anh đỗ xe chạy thật nhanh và chẳng bao lâu hai người đã mất hút, và chỉ sau khi mọi người quay về, hai người mới trở về. Cả hai trông hào hứng sau cuộ du ngọa; nhưng chỉ nói chung chung là họ đi dọc theo các con đường, trong khi những người khác đi xuống các triền đồi.

Họ đồng ý một buổi khiêu vũ tối ấy, thế là mọi người sẽ rất vui vẻ cả ngày. Thêm vài người trong họ Carey đến dự bữa ăn tối, và gần 20 người cùng vui vẻ ngồi tại bàn ăn, mà Ngài John quan sát với hài lòng tột độ. Willoughby chọn chỗ ngồi thường lệ giữa hai cô chị nhà Daswood. Bà Jennings ngồi bên phải Elinor. Họ chỉ vừa ngồi xuống không lâu, rồi bà nghiêng đến phía sau Marianne và Willoughby, nói với cô nhưng đủ to cho hai người cùng nghe:

- Tôi đã biết được dù hai người có mọi tiểu xảo. Tôi biết hai người đi đâu sáng nay.

Marianne đỏ mặt, trả lời hấp tấp:

- Ở đâu, thưa bà?

Willoughby nói:

- Bà không biết sao, là chúng tôi đi trên xe song mã hai bánh của tôi?

- Vâng, vâng, Ông Trơ Tráo, tôi biết rất rõ, tôi nhất quyết tìm ra hai người đã đi đâu. Tôi hy vọng cô thích ngôi nhà của cô, cô Marianne ạ. Đấy là ngôi nhà rất to, tôi biết, và khi tôi đến thăm cô, tôi mong cô đã nâng cấp nó, vì sáu năm trước khi tôi đến đấy, tôi thấy còn thiếu nhiều thứ.
Marianne quay mặt đi trong thẹn thùng vô tả. Bà Jennings cười thoải mái. Elinor hiểu ra rằng trong quyết tâm tìm hiểu hai người đã đi đâu, thật ra bà đã phái cô hầu của mình dọ hỏi anh đánh xe của Willoughby; qua cách này bà được thông báo rằng họ đã đi Allenham và dành nhiều thời gian để đi vòng quanh khu vườn và đi xem khắp ngôi nhà.

Elinor khó tin rằng đây là sự thật, vì không có lý nào Willoughby đề nghị, hoặc Marianne đồng ý, đi vào ngôi nhà trong khi bà Smith đang ở trong ấy, mà Marianne không hề quen biết với bà.

Ngay sau khi họ ra khỏi phòng ăn, Elinor hỏi em gái về chuyện này; càng ngạc nhiên khi được biết mọi tình tiết mà bà Jennings thuật lại đều đúng. Marianne giận dữ vì thấy chị có ý nghi ngờ.

- Chị Elinor, tại sao chị lại tưởng tượng rằng chúng tôi đã không đi đến đấy, hoặc chúng tôi không đến xem ngôi nhà? Có phải chính chị cũng thường ước mong đi đến đấy sao?

- Đúng thế, Marianne, nhưng chị sẽ không đến đấy khi bà Smith có nhà, và đi với ai khác chứ không đi cùng anh Willoughby.

- Nhưng anh là người duy nhất có quyền dẫn cho xem ngôi nhà; và vì anh đi trên xe song mã, không thể nào có thêm người khác đi cùng. Em chưa từng trải qua một buổi sáng thú vị như thế trong đời.

Elinor đáp:

- Chị e rằng một chuyến đi thú vị không phải lúc nào cũng là lý do để biện minh là phải phép.

- Chị Elinor, ngược lại, không có lý do nào mạnh hơn thế; vì nếu có gì thật sự không phải phép trong việc em làm, em đã cảm thấy như thế lúc ấy, vì chúng em luôn luôn biết khi nào mình làm quấy, và khi biết như thế em không thể cảm thấy thích thú.

- Nhưng, em Marianne yêu, chính việc em làm đã gây cho em những bình phẩm xấc xược, bây giờ em có bắt đầu nghi ngờ tư cách chín chắn của em chưa?

- Nếu các bình phẩm xấc xược của bà Jennings là minh chứng cho tư cách thiếu chính chắn, chúng ta sẽ luôn bị xúc phạm trong cuộc đời chúng ta. Em không coi trọng lời chê trách của bà, cũng như em không coi trọng lời khen tặng của bà. Em không cảm thấy bức xúc đã làm việc gì sai trái khi đi dạo trên vườn bà Smith, hoặc vào xem nhà của bà. Một ngày nào đấy, tất cả sẽ thuộc về anh Willoughby, và -

- Marianne, dù cho có một ngày nào đấy nó là của em, em vẫn không thể bào chữa cho việc em đã làm.

Cô em đỏ mặt với ẩn ý này, nhưng lại cảm thấy hài lòng ra mặt. Sau khoảng mười phút suy nghĩ nghiêm chỉnh, cô vui vẻ nói với Elinor:

- Chị Elinor, có lẽ em đã thiếu suy xét khi đi đến Allenham; nhưng anh Willoughby tha thiết muốn chỉ cho em xem nơi ấy; và đấy là ngôi nhà thật quyến rũ, chị tin em đi. Có một phòng khách khá xinh xắn trên lầu, rộng thoải mái để sử dụng thường xuyên, cùng nội thất hiện đại trông dễ nhìn. Phòng nằm ở một góc, với cửa sổ mở ra hai bên. Từ một bên chị nhìn qua một khoảng cỏ chơi bowling, phía sau ngôi nhà, đến một khu vườn treo xinh đẹp; từ bên kia chị thấy phong cảnh ngôi nhà thờ và xóm làng, xa hơn nữa là các dãy đồi mà chúng ta vẫn thường ngắm. Em không lợi dụng ngắm nhìn nhiều, vì không gì đáng thương hơn là mấy món nội thất, nhưng nếu được sửa sang - Willoughby nói chỉ cần vài trăm bảng là đủ để tạo ra một trong những căn phòng mùa hè dễ chịu nhất cả nước Anh.

Nếu không có những người khác chen vào, Elinor đã có thể nghe em gái mô tả mọi phòng ốc trong ngôi nhà với cùng niềm phấn khởi.
 
Chương 14

Việc Đại tá Brandon thình lình cắt ngang chuyến thăm viếng Barton Park và thái độ kiên quyết giữ kín nguyên nhân ông phải ra đi đã lấp đầy ý nghĩ và thắc mắc của bà Jennings trong hai, ba ngày. Bà có tính hay thắc mắc, cũng giống như mọi người khác vốn hay để ý đến việc đi lại của những người quen biết. Bà luôn thắc mắc về lý do của việc này, tin chắc rằng đây phải là do tin dữ, nghĩ ra mọi tình huống khổ sở ông có thể vấp phải, rồi nhất quyết cho rằng ông không thể nào vượt qua tất cả. Bà bảo:

- Tôi tin chắc có điều gì đấy rất u uẩn. Tôi thấy được trên nét mặt ông ấy. Tội nghiệp! Tôi e rằng tình cảnh của ông có thể không sáng sủa. Sự sản ở Delaford không bao giờ mang lại quá hai nghìn mỗi năm, và anh ông ấy để lại mỗi thứ đều mang lại nợ nần lôi thôi. Tôi nghĩ ông được mời đến vì chuyện tiền bạc, chứ nếu không thì là chuyện gì khác! Tôi không rõ có đúng không. Tôi muốn hy sinh tất cả để biết được sự thật.

"Có lẽ đấy là chuyện cô Williams, và dần dà tôi dám chắc đúng thế, vì tôi nghe nói cô này bị bệnh khá nặng. Tôi có thể đánh cuộc bất kỳ bao nhiêu về cô Williams. Không lẽ nào ông ấy bị khổ sở về hoàn cảnh của ông ấy hiện giờ, vì ông là người rất cẩn trọng, chắc chắn lúc này đã thu xếp sự sản xong xuôi. Tôi không hiểu đấy là thu xếp như thế nào!"

"Có thể cô em ở Avignon bị bệnh nặng thêm và đã mời ông đến. Ông ấy phải đi vội vã dường như là do chuyện này. Trong thâm tâm tôi mong ông ấy vượt qua mọi buồn phiền, và xem xét cưới một cô vợ."

Bà Jennings thắc mắc như thế, nói năng như thế. Bà thay đổi ý kiến theo từng ước đoán mới, tất cả đều dường như hợp lý như nhau khi bà chợt nghĩ ra. Mặc dù Elinor thật lòng quan tâm đến tình cảnh của Đại tá Brandon, cô không thể chiều theo ý muốn của bà Jennings mà đưa ra mọi ước đoán về việc ông ra đi thình lình. Ngoài việc cô cho là không nên cứ thắc mắc hoặc suy đoán mãi sự việc như thế, tâm trí cô còn bị vướng bận vì chuyện khác.

Đấy là sự im lặng khác thường của cô em và Willoughby về chuyện hai người, mà đáng lẽ họ phải biết mọi người đều để tâm đến. Khi hai người tiếp tục im lặng, mỗi ngày trôi qua đều khiến họ có vẻ lạ lùng hơn, trái ngược hơn với tính khí của cả hai. Elinor không thể hiểu được tại sao họ không công khai xác nhận với bà mẹ và cô, điều mà thái độ mỗi người đối với người kia đã cho thấy.

Cô có thể dễ dàng nhận ra rằng vào lúc này hai người chưa đủ điều kiện để tiến hành hôn nhân; vì dù Willoughby có khả năng tự lập, không có lý do mà tin rằng anh giàu có. Ngài John đã ước lượng sự sản của anh cho lợi tức khoảng sáu hoặc bảy trăm bảng mỗi năm, nhưng mức này khó bằng mức anh chi tiêu, và chính anh thường than túng thiếu. Nhưng cô không thể lý giải việc hai người kín đáo một cách lạ lùng như thế này so với quan hệ của họ vốn không giữ kín đáo gì cả. Vì sự kiện nghịch lý hoàn toàn với quan điểm và lối sống của hai người, đôi lúc cô nảy sinh ý nghĩ họ chưa thật sự tỏ tình với nhau; nên ý nghĩ này đủ để ngăn cô dọ hỏi Marianne.

Đối với mọi người, hành vi của Willoughby biểu hiện rõ nhất ý tình giữa hai người. Đối với Marianne, đấy là tất cả niềm thương mến đặc biệt mà quả tim một người biết yêu có thể bộc lộ; đối với những người khác trong gia đình đấy là sự chăm chút trìu mến của một người con rể và anh, em rể. Có vẻ như anh xem ngôi nhà nghỉ mát là nhà của mình: anh đến đấy thường hơn là ở Allenham. Nếu không có buổi họp mặt nào tại Barton Park, việc anh ra khỏi nhà buổi sáng hầu như chỉ để đến đấy; anh ở bên Marianne suốt ngày cùng với con chó săn của anh quấn quít bên chân cô.
° ° °
Một buổi tối, khoảng một tuần sau khi Đại tá Brandon ra đi, tâm hồn anh dường như cởi mở hơn cho mọi cảm nghĩ gắn bó với những vật thể chung quanh anh. Khi nghe bà Daswood nói đến ý định nâng cấp ngôi nhà vào mùa xuân, anh nồng nàn phản đối mọi thay đổi cho nơi chốn mà tình cảm anh xem như đã hoàn thiện. Anh thốt lên:

- Gì thế! Cải tạo nơi chốn thân yêu này! Không, tôi không bao giờ đồng ý việc này. Nếu tôn trọng cảm nhận của tôi, thì xin đừng thêm một viên đá nào trên bức tường, đừng nới rộng ra một phân nào.

Cô Daswood nói:

- Anh không nên lo lắng, sẽ không có việc như thế; vì mẹ tôi sẽ không bao giờ có đủ tiền để muốn thử.

Anh thốt lên:

- Tôi rất hài lòng được biết như thế. Tôi mong bà ấy nghèo mãi, nếu bà ấy dùng tiền bạc vào mục đích tốt hơn.

Bà nói:

- Cám ơn, Willoughby. Nhưng anh nên yên tâm là tôi sẽ không hy sinh tâm tư của anh hoặc của ai khác tôi mến, để chi tiêu nâng cấp cả thế gian. Hãy tin rằng khi tôi tính toán tiền nong của tôi vào mùa xuân, dù có khoản nào chưa dùng đến, tôi thà để nó vô dụng thay vì chi tiêu khiến anh phải khó chịu. Nhưng có thật là anh yêu mến nơi này nên không thấy nó có khuyết điểm nào không?

Anh nói:

- Đúng thật. Đối với tôi, nơi chốn này là hoàn hảo. Không, hơn nữa, tôi xem đây là mẫu nhà duy nhất trong đó người ta được hạnh phúc; và nếu tôi có đủ tiền tôi sẽ cho tháo dỡ Combe, xây lại đúng theo mẫu nhà nghỉ mát này.

Elinor thêm:

- Cùng những cầu thang tối tăm và nhà bếp tỏa khói, tôi đoán thế.

Anh vẫn nồng nhiệt:

- Vâng, cùng mọi thứ thuộc về nó; nếu vì tiện lợi hoặc bất tiện thì mọi thay đổi càng ít lộ liễu càng tốt. Lúc này, và chỉ lúc này, dưới mái nhà như thế, tôi mới cảm thấy hạnh phúc ở Combe giống như đã hạnh phúc ở Barton.

Elinor đáp:

- Tôi cảm thấy tự hào rằng ngay trong hoàn cảnh bất tiện đòi hỏi phòng ốc tốt hơn và cầu thang rộng hơn, anh lại thấy nơi đây như là ngôi nhà hoàn hảo của anh.

Willoughby nói:

- Chắc chắn có những tình huống tạo cho tôi ý tình sâu đậm hơn, nhưng nơi này sẽ mãi mãi chiếm giữ tâm tư tôi mà không nơi nào khác chia sẻ được.

Bà Daswood hài lòng nhìn Marianne, trong khi đôi mắt cô dán lên anh Willoughby với đầy ý nghĩa, như thể chỉ ra rõ ràng cô thật sự hiểu ý tình của anh.

Anh thêm:

- Trong mười tháng tôi lưu lại Allenham, bao nhiêu lần tôi đã ước ao có ai đấy cư ngụ trong nhà nghỉ mát Barton! Lúc nào đi ngang qua đây tôi đều ngưỡng mộ khung cảnh của nó, đau xót nhận thấy không có ai đến ở. Lần kế khi tôi về đây, được bà Smith báo tin đã có người đến cư ngụ, rồi tôi cảm thấy hài lòng và để tâm đến việc này, tôi không ngờ đây lại là khởi đầu cho niềm hạnh phúc trong tôi.

Rồi anh hạ thấp giọng:

- Có phải thế không, hở Marianne?

Và anh cao giọng tiếp tục:

- Và tuy thế, căn nhà này bà Daswood định hủy hoại đấy à? Bà sẽ đánh mất chất giản đơn của nó qua việc nâng cấp trong vọng tưởng! Hành lang thân thương này nơi chúng ta bắt đầu quen nhau, trong đó chúng ta đã trải qua nhiều giờ hạnh phúc, bà lại hạ giá trị xuống còn một lối vào thông thường, rồi mọi người sẽ hồ hởi đi qua căn phòng từ trước đến giờ đã cung hiến nhiều tiện nghi thật sự hơn bất cứ gian phòng nào có kích thước rộng rãi nhất trên đời.

Một lần nữa, bà Daswood lại trấn an anh rằng bà sẽ không thực hiện sửa chữa nào như thế.

Anh nồng ấm đáp:

- Bà thật là tử tế. Lời hứa của bà làm tôi an tâm. Chỉ cần bà hứa thêm một tí là tôi được hạnh phúc. Xin hãy nói với tôi rằng không những ngôi nhà của bà sẽ được giữ nguyên, mà tôi còn luôn thấy bà và những người khác cũng không thay đổi; và lúc nào bà cũng đối xử với tôi qua lòng hiền hòa vốn đã khiến những gì thuộc về bà trở nên rất thân thiết với tôi.

Bà Daswood sẵn lòng hứa, và thái độ của Willoughby trong cả buổi tối hôm ấy tỏ rõ mọi vẻ nồng thắm và hạnh phúc.

Khi anh từ giã, bà Daswood nói:

- Chúng tôi có thể gặp lại anh tại bữa ăn tối ngày mai không? Tôi không yêu cầu anh đến buổi sáng vì chúng tôi phải đi thăm Phu nhân Middleton.

Anh hẹn sẽ trở lại lúc bốn giờ chiều.

Chương 15

Bà Daswood cùng hai cô con gái đi thăm Phu nhân Middleton ngày kế; bởi Marianne xin kiếu, lấy cớ vặt vãnh bận việc gì đấy. Bà Daswood hoàn toàn hài lòng để cô ở nhà, vì đoán Willoughby đã hẹn đến gặp cô khi ba người đi khỏi.

Khi trở về, họ thấy chiếc xe song mã hai bánh và gia nhân của Willoughby tại nhà nghỉ mát, và bà Daswood nghĩ mình đã đoán đúng. Cho đến lúc này mọi việc đều như bà tiên liệu, nhưng khi bước vào nhà bà thấy rằng mình đã không nhìn xa trông rộng hết. Khi ba người vừa đi vào hành lang, Marianne vội vàng đi ra với vẻ đau khổ tột độ, khăn tay chấm đôi mắt; và cô chạy lên lầu mà không để ý đến họ. Ngạc nhiên và hoang mang, họ đi thẳng vào căn phòng cô vừa đi ra, thấy Willoughby đang đứng tựa bệ lò sưởi, quay lưng về phía họ. Anh quay lại khi họ bước vào, và nét mặt của anh cho thấy anh góp phần vào nỗi xúc động đang hành hạ Marianne.

Bà Daswood thốt lên:

- Con nhỏ có việc gì thế - nó có bị bệnh không?

Cố tạo nét vui vẻ, anh đáp:

- Tôi hy vọng là không.

Và qua nụ cười gượng, anh tiếp:

- Chính tôi là người có thể ngã bệnh - vì tôi đang thất vọng não nề.

- Thất vọng?

- Vâng, vì tôi không thể giữ lời hẹn với bà. Sáng nay, bà Smith lấy quyền của người giàu đối với một đứa cháu nghèo còn sống nương tựa, bằng cách phái tôi đi lo công việc ở London. Tôi vừa nhận được tin nhắn và đã giã biệt Allenham, bây giờ tôi đến để giã biệt bà.

- Đi London! Anh chuẩn bị đi sáng nay à?

- Hầu như là ngay bây giờ.

- Thật là không may. Nhưng cần làm theo ý bà Smith; tôi hy vọng công việc sẽ không bó buộc anh phải xa chúng tôi lâu.

Anh đỏ mặt khi trả lời:

- Bà thật tử tế, nhưng tôi không có kế hoạch trở lại Devonshire ngay. Những lần tôi đến với bà Smith không bao giờ kéo dài dưới mười hai tháng.

- Nhưng có phải anh quen biết duy nhất bà Smith đâu? Có phải chỉ ngôi nhà Allenham tiếp đón anh thôi sao? Thật xấu hổ, Willoughby, anh phải đợi tôi mời à!

Mặt anh càng đỏ bừng. Với đôi mắt cúi gằm, anh chỉ có thể trả lời:

- Bà thật quá tốt bụng.

Bà Daswood kinh ngạc nhìn Elinor. Elinor sửng sốt không kém. Trong một lúc, mọi người đều im lặng. Bà Daswood nói trước:

- Anh Willoughby thân yêu, tôi chỉ biết nói thêm là nhà nghỉ Barton lúc nào cũng sẵn lòng tiếp đón anh. Tôi sẽ không nài ép anh trở lại ngay, vì chỉ anh mới liệu định được bà Smith sẽ hài lòng đến mức nào về việc này. Theo ý này, tôi không thể hồ nghi việc định liệu của anh cũng như không nghi ngờ tâm tư anh.

Willoughby lúng túng:

- Chuyện tôi đang bận rộn có tính cách ... đến nỗi ... tôi xấu hổ -

Anh ngưng bặt. Bà Daswood quá ngạc nhiên nên không thể trả lời. Thêm một khoảnh khắc im lặng. Rồi anh mỉm cười:

- Kể cũng điên rồ mà kéo dài giây phút này. Tôi không muốn tự dằn vặt thêm nữa để lưu luyến với những người bạn mà bây giờ gặp nhau chỉ thêm buồn.

Anh vội vàng giã từ họ và đi ra khỏi phòng. Họ thấy anh bước lên cỗ xe ngựa, và trong một thoáng anh đã mất hút.

Bà Daswood quá xúc động mà không thể nói nên lời, lập tức đi ra khỏi hành lang để được một mình sống với lo âu và hoang mang do cuộc giã biệt bất ngờ.

Elinor ít nhất cũng có cùng tâm trạng bất ổn như bà mẹ. Cô nghĩ về những gì đã xảy ra với nỗi lo lắng và nghi ngờ. Hành vi của Willoughby khi từ biệt họ, vẻ bối rối và gượng gạo làm vui, và trên tất cả, việc anh không muốn nhận lời mời của bà mẹ, hoàn toàn ngược lại với cử chỉ của người đang yêu - không hề giống con người anh chút nào; tất cả đều khiến cô hoang mang. Có một lúc cô nghĩ anh không có ý định gì nghiêm túc; lúc khác cô cho là giữa anh và đứa em gái bất hạnh đã xảy ra tranh cãi; nét sầu thảm ở Marianne có thể minh chứng một cách hợp lý nhất có tranh cãi căng thẳng, dù khi cô xét qua tình yêu của Marianne dành cho anh, cãi lẫy dường như khó thể xảy ra.

Nhưng bất luận tình tiết trong cuộc phân ly giữa hai người có là thế nà, Elinor không thể nghi ngờ gì là cô em bị buồn khổ. Qua niềm cảm thông thắm thiết nhất, cô nghĩ về tính tình ủy mị của em gái: bộc lộ đau khổ dữ dội không phải để được nhẹ nhàng, mà như thể làm tròn nghĩa vụ với anh ta sau khi phân ly.

Khoảng nửa giờ sau bà mẹ quay lại, và dù đôi mắt bà đỏ, nét mặt của bà không phải kém vui.

- Elinor, Willoughby thân yêu của chúng ta giờ đã đi xa khỏi Barton nhiều dặm. Không hiểu tâm tư của anh ấy nặng nề thế nào khi phải đi?

- Mọi chuyện đều rất lạ lùng. Ra đi thình lình như thế! Dường như là quyết định bộc phát trong giây phút. Tối hôm qua, có phải anh ấy còn ở bên chúng ta thật hạnh phúc, thật vui vẻ, thật tình cảm? Bây giờ, chỉ sau mười phút báo tin, ra đi mà không hứa sẽ trở lại! Có chuyện gì đấy đã xảy ra ngoài những gì anh thú nhận với chúng ta. Anh ấy không nói, không hành xử giống như bản chất của anh. Mẹ hẳn đã thấy sự khác biệt như con thấy. Đây là chuyện gì? Có thể hai người cãi vã với nhau chăng? Còn lý do nào khác khiến anh không muốn nhận lời mẹ mời quay lại?

- Elinor à, anh ấy không muốn từ chối; mẹ thấy rõ điều này. Anh ấy không có thực quyền để nhận lời. Hãy tin đi, mẹ đã nghĩ kỹ mọi điều, mẹ có thể lý giải rõ ràng mọi chuyện mà lúc đầu cả mẹ và con đều thấy lạ lùng.

- Thật thế sao?

- Đúng vậy. Mẹ đã tự lý giải cho mình theo cách hợp lý nhất; nhưng con, Elinor à, con cứ hay nghi ngờ mọi chuyện - con sẽ không an tâm, mẹ biết; nhưng con không nên khuyên mẹ đừng tin tưởng. Mẹ tin rằng bà Smith đã nghi anh ấy có ý tình với Marianne, không chấp nhận chuyện này (có thể vì bà đã nhắm đến người khác cho anh), nên vì lý do đó muốn đẩy anh đi, rồi ngụy tạo ra công việc nào đó để tống khứ anh đi. Mẹ tin như thế. Hơn nữa, anh biết bà ấy đích thực chống đối mối quan hệ với em con, nên anh không dám thú thực anh đã tỏ tình với Marianne, rồi vì không có khả năng tự lập anh thấy nên thuận theo bà, làm theo ý bà, đi khỏi Devonshire một thời gian. Mẹ biết con sẽ bảo đấy có thể đúng hoặc không đúng; nhưng mẹ không muốn nghe con cãi bướng, trừ khi con có ý khác lý giải hợp lý sự việc như thế này. Elinor, bây giờ con muốn nói gì?

- Con không muốn nói gì cả, vì mẹ đã tiên liệu câu trả lời của con.

- Thế thì đáng lẽ con đã nói rằng chuyện này có thể hoặc không thể xảy ra. Ôi, Elinor, tâm tư của con khó hiểu thế nào ấy! Con thà nghĩ về chuyện xấu hơn là tốt. Con thà tìm kiếm nỗi đau khổ cho Marianne và trách cứ Willoughby tội nghiệp hơn là tha thứ cho anh ấy. Con nhất quyết cho rằng anh ấy đáng bị kết án, vì anh giã từ chúng ta qua ít ý tình hơn là thái độ thường nhật của anh biểu lộ. Nhưng con không nghĩ do anh ấy sơ ý, hoặc do sa sút tinh thần vì bị thất vọng lúc gần đây, hay sao? Không thể chấp nhận điều khả dĩ nào hay sao, chỉ vì không biết chắc? Liệu không có gì xứng đáng với người mà chúng ta đều có lý do để thương mến, và không có lý do nào để nghĩ xấu, hay sao? Hoặc với giả định của những động lực tự nó không thể trả lời được, mặc dù là bí mật không thể tránh trong một thời gian? Rốt cuộc, con nghi ngờ anh ấy điều gì?

- Tự con khó thể nói ra. Nhưng nghi ngờ về điều khó chịu gì đấy là hậu quả tất yếu của sự thay đổi như thế mà ta thấy nơi anh. Tuy nhiên, mẹ rất có lý khi thuyết phục nên thông cảm cho anh, và con rất muốn thẳng thẳn khi xét đoán mọi người. Phải công nhận Willoughby có thể có lý do rất chính đáng khi tỏ thái độ ấy; con hy vọng như thế. Nhưng người như Willoughby đáng lẽ phải bày tỏ ngay các lý do này. Có thể cần bí mật, nhưng con không thể không băn khoăn tại sao anh lại thế.

- Con đừng trách anh ấy khi anh hành xử không như tố chất của mình, khi anh cần phải thay đổi. Nhưng con có thật lòng nhìn nhận mẹ công tâm khi biện hộ cho anh ấy không? Mẹ rất đẹp lòng - và anh được tha thứ.

- Không phải hoàn toàn như thế. Có thể là hợp cách khi che giấu tình cảm của hai người (nếu thật sự họ có tình ý với nhau) đối với bà Smith; và nếu đúng thế, sẽ có lợi cho anh khi che đậy chút ít ở Devonshire. Nhưng không có lý do để che giấu với chúng ta.

- Che giấu với chúng ta! Con yêu, ý con kết án Willoughby và Marianne che giấu à? Thật là lạ, vì chính con đã mỗi ngày trách cứ hai người là thiếu cẩn trọng.

Elinor nói:

- Con không cần chứng cứ của ý tình hai người, nhưng chứng cứ là họ đã hẹn ước với nhau thì con cần.

- Mẹ hoàn toàn hài lòng ở cả hai điểm.

- Tuy vậy, không ai nói một lời nào với mẹ về chuyện của họ.

- Mẹ không cần nghe lời lẽ khi hành động đã nói lên rõ ràng như thế. Có phải thái độ của anh dành cho Marianne và tất cả chúng ta, ít nhất trong nửa tháng qua, đã nói lên rằng anh ấy yêu và xem em gái của con như là vợ tương lai, anh ấy cảm thấy chúng ta là những người thân gần gũi nhất, đúng không? Không phải chúng ta đã hiểu nhau rất rõ rồi hay sao? Có phải những ánh mắt của anh ấy, cử chỉ của anh ấy, thái độ trọng vọng trong chăm chút và tình cảm của anh ấy, đều có ý xin mẹ chấp thuận, hay sao? Elinor của mẹ, lẽ nào con hồ nghi chuyện hẹn ước của hai người? Làm thế nào con lại có ý nghĩ như thế? Làm thế nào con cho là Willoughby lại có thể rời xa em gái của con, rời xa có lẽ trong nhiều tháng, mà lại không tỏ tình với con nhỏ, khi đã chắc rằng con nhỏ yêu nó; và tại sao con lại nghĩ họ đã xa nhau mà không hẹn ước với nhau?

Elinor đáp:

- Con nhìn nhận rằng ngoại trừ một điều, thì mọi tình huống đều cho thấy họ đã hẹn ước, và cái điều này là cả hai đều hoàn toàn im lặng về sự việc. Đối với con, điều này lấn át các tình huống khác.

- Thật là lạ lùng! Con thật sự nghĩ tồi tệ về Willoughby, nếu con vẫn còn hồ nghi bản chất của mối quan hệ giữa hai người, sau khi mọi chuyện đã lộ rõ. Có phải trong suốt thời gian qua, một phần thái độ anh ấy là do đóng kịch với em của con không? Con nghĩ anh ấy hoàn toàn hờ hững với con nhỏ hay sao?

- Không, con không thể nghĩ như thế. Con tin chắc anh ấy yêu em con.

- Nhưng yêu theo thứ ý tình lạ lùng, theo cách con gán cho anh ấy, khi anh có thể từ giã con nhỏ mà hững hờ như thế, mà vô tâm như thế về chuyện tương lai.

- Mẹ yêu ạ, xin mẹ nhớ con chưa bao giờ nói chắc chắn về chuyện này. Con nhìn nhận là riêng con đã có nghi vấn; nhưng những nghi vấn này yếu hơn lúc trước, có thể chẳng bao lâu không còn nữa. Nếu chúng ta thấy hai người thư từ qua lại với nhau, mọi e ngại của con sẽ biến mất.

- Lời thú nhận quả thật lớn lao! Nếu con thấy hai đứa đứng trước bàn thờ, con sẽ đoán rằng họ sắp cưới nhau. Đứa con gái hẹp hòi! Nhưng mẹ không cần chứng cứ như thế. Trong đầu óc mẹ không hề có ý nghĩ nào để biện minh cho nghi ngờ; không hề giữ bí mật nào; tất cả đều bộc lộ và thẳng thắn. Con không thể nghi ngờ các ước vọng của em con. Vì thế, Willoughby chính là người mà con nghi ngờ. Nhưng tại sao? Anh ấy không phải là người có danh dự và tình cảm hay sao? Anh đã có cái gì thiếu nhất quán khiến ta phải lo lắng hay sao? Lẽ nào anh là người dối trá?

Elinor thốt lên:

- Không phải con hy vọng thế, không phải con tin như thế. Con mến Willoughby, thật tình con mến anh ấy. Khi nghi ngờ về tư cách của anh, con cũng đau đớn như mẹ. Tự ý con nghi ngờ, con không muốn khuyến khích ý nghi ngờ. Thú thật, con rất đỗi ngạc nhiên về thái độ thay đổi của anh ấy sáng nay: anh ấy ăn nói không phải theo cách của anh, không đáp lại lòng tử tế của mẹ bằng cử chỉ thân thiện gì cả. Nhưng tất cả có thể giải thích là do hoàn cảnh của anh, như mẹ đã nói. Anh vừa giã từ em con, đã thấy nó rời xa anh trong đau khổ nhất. Nếu vì sợ xúc phạm bà Smith mà anh không dám trở về sớm, tuy thế, hiểu rằng khi từ chối lời mời của mẹ bằng cách nói sẽ đi xa một thời gian, anh có thể nghĩ gia đình chúng ta sẽ thấy anh hẹp hòi, nghi ngờ, thế thì đáng lẽ anh phải lấy làm bối rối và khó xử. Trong trường hợp như thế, nếu anh thú nhận rõ ràng và thẳng thắn các khó khăn của mình thì mới đúng là theo danh dự của anh, cũng như nhất quán với tư cách của anh. Nhưng con sẽ không phản đối tư cách của bất kỳ ai theo cơ sở khắt khe đến thế, dù cho có khác với phán xét của con hoặc khác với điều con nghĩ là đúng và nhất quán.

- Con nói rất hợp cách. Chắc chắn Willoughby không đáng bị nghi ngờ. Mặc dù chúng ta chưa quen anh ấy lâu, anh không phải người xa lạ ở đây; và đã có ai từng nói không tốt về anh ấy đâu? Nếu anh ấy ở trong hoàn cảnh được làm theo ý mình và xúc tiến hôn nhân ngay, hẳn đúng là kỳ hoặc khi anh giã từ chúng ta mà không tỏ lộ gì ngay với mẹ; nhưng không phải là trường hợp ở đây. Xét theo vài khía cạnh, đây là việc hẹn ước chưa bắt đầu thuận lợi, vì cuộc hôn nhân của hai người chưa thể chắc chắn ngay; và theo mẹ thấy, ngay cả giữ kín đáo là việc nên làm.

Hai người bị cắt ngang vì Marianne đi vào. Elinor có cơ hội để suy nghĩ về những điều bà mẹ nói, để nhìn nhận vài điều là có thể, và hy vọng tất cả đều đúng.

Họ chỉ thấy Marianne vào giờ ăn tối, khi cô đi vào phòng và ngồi vào bàn mà không nói một lời. Đôi mắt cô sưng đỏ; có vẻ như ngay cả lúc này cô cũng phải cố kiềm giữ nước mắt. Cô tránh ánh mắt của mọi người, không thể ăn uống hoặc chuyện trò; và sau ít khoảnh khắc khi bà mẹ nắm lấy bàn tay của cô qua cảm thông trìu mến, sự chịu đựng yếu ớt của cô đã đến giới hạn - cô khóc òa lên và rời khỏi phòng ăn.

Tinh thần cô xuống dốc thảm hại cả buối tối. Cô không còn sức lực nào, vì cô không thiết tự kiềm chế. Chỉ cần nhắc đến điều gì có liên quan đến Willoughby là đủ để khiến cô đau khổ. Mặc dù cả gia đình thiết tha chăm chút mong cho cô được thoải mái, họ không thể làm được gì để giúp cô xa lánh mọi ý nghĩ liên quan đến anh.
 
Chương16

Marianne hẳn nghĩ rằng không thể tự bào chữa được nếu cô ngủ ngon giấc vào đêm đầu tiên sau khi Willoughby giã từ. Cô có thể cảm thấy ngượng ngùng nhìn vào mắt mọi người sáng hôm sau nếu cô thức dậy trong trạng thái dễ chịu, không cần nghỉ ngơi thêm nữa. Cô nghĩ nếu mình còn giữ bình tĩnh thì là đáng hổ thẹn, nhưng cô không phải chịu dằn vặt do cảm nghĩ này, vì cô không thể bình tĩnh: cô thao thức suốt đêm, khóc nhiều trong đêm. Cô trở dậy với cơn nhức đầu, không thể chuyện trò, không muốn ăn uống một thứ gì; mỗi lúc đều khiến bà mẹ và chị em cô đau đớn, và không cho ai an ủi cô. Cảm nhận của cô quả thật khá dai dẳng!

Sau khi xong điểm tâm, cô một mình bước ra ngoài, đi thơ thẩn quanh làng Allenham, đắm chìm trong hồi tưởng hạnh phúc đã qua, khóc về nỗi bất hạnh trong suốt buổi sáng.

Buổi tối trôi qua cũng buông thả vào cảm xúc. Cô đàn mọi bản nhạc mà cô từng đàn cho Willoughby nghe, mọi cung điệu mà hai người thường hát với nhau, đăm đăm nhìn mỗi dòng nhạc mà anh đã viết ra cho cô, cho đến lúc con tim cô trở nên nặng nề đến nỗi không thể nào buồn hơn được nữa. Mỗi ngày cô đều ấp ủ nỗi thảm sầu như thế. Cô ngồi trước chiếc dương cầm hàng giờ, hết hát lại khóc, giọng cô thường xuyên nghẹn ngào vì những giọt nước mắt. Cũng như khi chơi nhạc, lúc đọc sách cô khổ sở với khác biệt giữa quá khứ và hiện tại. Cô chỉ tìm đọc những gì hai người thường đọc với nhau.

Nỗi đau khổ dữ dội như thế không thể kéo dài lâu; trong vòng vài ngày nó chìm vào trạng thái u uẩn nhẹ nhàng hơn. Nhưng những công việc thường ngày, những chuyến đi dạo cô độc trong suy tư thầm lặng thỉnh thoảng tuôn ra nỗi u sầu vẫn da diết như ngày đầu.

Không có lá thư nào đến từ Willoughby, và dường như Marianne không trông đợi gì. Mẹ cô ngạc nhiên, và Elinor lại trở nên bất an. Nhưng mỗi khi muốn, bà Daswood tìm ra được lời giải thích, tự nó có thể giúp bà mãn nguyện. Bà bảo:

- Elinor, nên nhớ đã bao lần Ngài John giúp nhận thư cho chúng ta ở bưu điện và mang thư chúng ta đi gửi. Chúng ta đã đồng ý cần giữ kín đáo, và phải nhìn nhận rằng không thể giữ kín nếu thư từ của hai người qua tay Ngài John.

Elinor không thể phủ nhận sự thật trong cách lý giải này, gượng gạo xem đây là một lý do chính đáng cho việc mất liên lạc giữa hai người. Nhưng có một cách rất thẳng thắn, rất đơn giản, và theo ý cô, rất phù hợp để biết được tình trạng đích thật của sự việc, và để xóa đi mọi bí ẩn, nên cô phải đề nghị với bà mẹ:

- Tại sao mẹ không hỏi Marianne ngay, liệu nó đã hẹn ước với Willoughby chưa! Câu hỏi như thế từ mẹ, mẹ của nó, bà mẹ thật tử tế, thật nuông chiều, thì không thể gây xúc phạm. Đây là kết quả tất yếu từ tình thương của mẹ dành cho nó. Nó vẫn thường bộc trực, nhất là với mẹ.

- Mẹ không thể nào hỏi câu này. Giả dụ hai đứa chưa hẹn ước, hỏi như vậy sẽ gây đau khổ đến thế nào! Dù sao đi nữa, như thế là quá hẹp hòi. Mẹ không còn xứng đáng với lòng tin tưởng của nó, sau khi đã thúc ép nó phải thú nhận điều mà hiện giờ nó không muốn nói cho ai nghe. Mẹ biết rõ tâm tính của Marianne: mẹ biết nó rất thương mẹ, và mẹ cũng biết mẹ sẽ không phải là người cuối cùng nó muốn thổ lộ, khi hoàn cảnh được thuận tiện. Mẹ không muốn bức bách ai phải tiết lộ chuyện riêng tư; ngay đối với một đứa trẻ càng không nên như thế; bởi vì nhận thức về bổn phận sẽ khiến nó không thể chối cãi, đi ngược với ý muốn của nó.

Elinor nghĩ tính phóng khoáng của bà bị căng ra quá mức xét theo tuổi non nớt của em gái. Cô muốn thúc ép thêm, nhưng vô ích: nhận thức thông thường, quan ngại thông thường, cẩn trọng thông thường, tất cả đều chìm ngập trong cung cách tế nhị lãng mạn của bà Daswood.
° ° °
Phải nhiều ngày trôi qua, gia đình mới nhắc đến tên anh Willoughby trước mặt Marianne. Thật ra, Ngài John và bà Jennings không được tế nhị như thế: những giễu cợt của họ mang thêm đau đớn cho nhiều thời khắc đau đớn. Nhưng một buổi tối, bà Daswood tình cờ cầm lấy một tác phẩm của Shakespeare, thốt lên:

- Marianne này, chúng ta chưa đọc xong Hamlet; anh Willoughby thân yêu của chúng ta đã ra đi trước khi chúng ta có thể đọc xong. Ta có thể chờ khi anh ấy trở về... Nhưng hẳn phải mất nhiều tháng, việc này mới xảy ra.

Marianne thốt lên, ngạc nhiên tột độ:

- Nhiều tháng! Không - không đến nhiều tuần.

Bà Daswood tiếc đã lỡ lời; nhưng Elinor được vui, vì bà đã khiến cô em trả lời với sự tin tưởng nơi anh Willoughby và cho thấy cô đã biết ý định của anh.
° ° °
Một buổi sáng, một tuần sau khi anh ra đi, Marianne được thuyết phục đi dạo cùng chị và em gái, thay vì thơ thẩn một mình. Từ trước đến giờ cô cẩn thận tránh đi cùng ai khác. Nếu chị em cô định đi lên đồi, cô đi ngược về phía các con đường; nếu họ nói về thung lũng, cô vội trèo lên các đỉnh đồi và hai người kia không bao giờ tìm ra cô khi họ khởi hành. Nhưng cuối cùng, Elinor phản đối mạnh mẽ cách tự cô lập trường kỳ như thế, nên cô em nghe theo lời thuyết phục của chị. Họ đi dọc con đường chạy qua thung lũng, ít nói năng gì, vì tâm tư của Marianne không được tự chủ, còn cô chị không muốn nài ép sau khi đã đạt mục tiêu đầu tiên. Vượt qua lối vào thung lũng nơi quang cảnh không hoang dã lắm và thoáng đãng hơn tuy vẫn còn nhiều cây cối, trước mặt ba người là một con đường dài dẫn đến Barton. Họ dừng lại ở một điểm họ chưa từng đi đến trong những buổi đi dạo trước, ngắm nhìn quanh quất, chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh mà họ thấy từ nhà nghỉ mát.

Trong số những mục tiêu mà ba người quan sát, chẳng bao lâu họ nhận ra một mục tiêu di động: một người đàn ông trên lưng ngựa đang phi về phía họ. Trong ít phút họ phân biệt được đấy là một người quý phái, và trong khoảnh khắc kế tiếp Marianne reo lên:

- Đấy là anh ấy, đúng thật; em biết đúng là như thế.

Và cô chạy đến để gặp anh, trong khi Elinor kêu lên:

- Marianne, thật ra chị nghĩ em đã nhầm. Không phải Willoughby. Người này không cao như anh ấy, hình dáng không giống.

- Giống, giống. Em biết chắc là anh ấy! - hình dáng, áo choàng, con ngựa. Em đã biết anh sẽ sớm quay lại.

Cô vừa nói một cách hào hứng vừa rảo bước, và Elinor bước vội theo để che chắn cho em vì cô hầu như chắc chắn người kia không phải Willoughby. Chẳng bao lâu hai người đã cách người kia vài chục bước. Marianne nhìn kỹ lần nữa; tim cô chùng xuống. Cô nhanh chóng quay mặt đi, bước nhanh trở lại, rồi tiếng nói của chị em cô cất lên gọi cô lại. Một tiếng gọi thứ ba, gần quen thuộc như Willoughby, phụ họa kêu cô đứng lại. Cô quay lại, ngạc nhiên, và lên tiếng chào hỏi Edward Ferras.

Anh nhảy xuống, giao ngựa cho người hầu, cùng hai người đi bộ về Barton, là nơi anh đang đi đến để thăm viếng họ.

Mọi người chào đón anh trong thái độ thân mật tột cùng, nhưng đặc biệt là Marianne khi cô tỏ ra nồng nàn với anh hơn là chính Elinor. Đối với Marianne, cuộc gặp gỡ giữa Edward và chị cô chỉ là tiếp nối của quan hệ lạnh lùng không thể hiểu được giữa hai người mà cô nhận thấy ở Norland. Đặc biệt hơn, về phần Edward, ánh mắt và ngôn từ trong dịp như thế này không có vẻ như của người đang yêu. Anh bị bối rối, dường như ít tỏ ra vui mừng được gặp lại họ, không tỏ vẻ hồ hởi hoặc sung sướng, ngôn từ ít ỏi khi bắt buộc phải nói để trả lời, không tỏ lộ với Elinor ý tình gì đặc biệt. Càng quan sát và lắng nghe, Marianne càng ngạc nhiên hơn. Cô bắt đầu gần như có ác cảm với Edward; và cũng như các sự kiện khác, việc này khiến cô nhớ đến Willoughby, người có thái độ hoàn toàn khác hẳn với ông anh cọc chèo tương lai.

Sau khoảnh khắc im lặng tiếp theo ngạc nhiên ban đầu và những câu chào đón, Marianne hỏi Edward anh có đi thẳng từ London hay không. Không, anh đã ở tại Devonshire được nửa tháng. Cô lặp lại "Nửa tháng!", ngạc nhiên vì anh đã ở gần Elinor mà không đến thăm sớm hơn.

Anh có vẻ rất khổ sở khi nói thêm rằng mình đã lưu lại với vài người bạn gần Plymouth.

Elinor hỏi:

- Gần đây anh có đến Sussex không?

- Tôi có đến Norland khoảng một tháng trước.

Marianne thốt lên:

- Và Norland rất yêu dấu giờ trông ra sao?

Elinor nói:

- Norland rất yêu dấu mùa này có lẽ trông như mọi năm trước - rừng cây và lối đi phủ đầy lá úa.

Marianne thốt lên:

- Ôi, em đã từng nhìn lá vàng rơi mà cảm thấy như thế nào ấy! Em đã thú vị biết bao khi đi dạo nhìn lá vàng thổi theo gió bay cuộn quanh em! Cảm nghĩ mấy chiếc lá khuấy động ra sao cùng với mùa, với tiết trời! Bây giờ không còn ai nhìn ngắm. Người ta chỉ xem lá vàng như phiền toái, vội vã quét đi, mang đi càng xa cho khuất mắt càng tốt.

Elinor nói:

- Không phải ai cũng mê đắm với lá vàng như em.

- Không. Các ý tình của em ít khi được sẻ chia, ít khi được thấu hiểu. Nhưng cũng có đôi lúc.

Khi nói, cô chìm vào mơ mòng trong một khoảnh khắc, rồi bật dậy, gọi anh về với thực tại:

- Edward ạ, ở đây là thung lũng Barton. Anh nhìn xem, cố để tâm tư được an bình. Nhìn mấy quả đồi này. Anh có thấy ở đâu đẹp như thế không? Phía bên trái là Barton Park, nằm giữa mấy khu rừng và đồn điền ấy. Anh có thể thấy phần sau ngôi nhà. Còn đàng kia, dưới quả đồi xa nhất ấy, nhô lên hoành tráng, là nhà của gia đình chúng tôi.

Anh đáp:

- Vùng này thật đẹp, nhưng mấy vùng trũng hẳn phải lấm bẩn trong mùa đông.

- Làm thế nào anh lại nghĩ đến bùn đất với quang cảnh trước mắt anh như thế này?

Anh mỉm cười:

- Bởi vì trong số những cảnh vật trước mắt mình, tôi thấy một con đường đầy bụi đất.

Marianne đáp, khi cô vẫn đều bước:

- Lạ quá!

- Cô có láng giềng dễ chịu không? Những người trong gia tộc Middleton có vui vẻ không?

- Không, không phải tất cả, chúng tôi không thấy ở đâu tệ như ở đây.

Cô chị nói:

- Marianne, làm thế nào em nói như thế được? Làm thế nào em lại bất công như thế? Anh Ferras, đây là gia đình được trọng vọng, và họ đối xử với chúng tôi theo cách thân thiện nhất. Marianne, em quên sao ta đã có bao nhiêu ngày vui nhờ có họ?

Marianne trầm giọng:

- Em không quên, cũng như em không quên bao nhiêu thời khắc đau khổ.

Elinor tảng lờ câu này. Cô hướng chú ý đến người khách của họ, gượng gạo làm việc gì đấy khi tiếp chuyện anh, nói về nơi ở hiện giờ của gia đình cô, những tiện lợi..., khuyến khích anh hỏi han hoặc cho nhận xét. Thái độ lãnh đạm và dè dặt của anh khiến cô cảm thấy mất thể diện nặng nề; cô vừa phật ý vừa có phần tức giận, nhưng quyết tâm tỏ cho anh thấy cách hòa hoãn dựa theo quá khứ hơn là hiện tại. Cô tránh lộ vẻ tức giận hoặc bực bội, đối xử với anh theo cách cô nghĩ nên đối xử với một người có quan hệ với gia tộc.

Chương 17

Bà Daswood chỉ ngạc nhiên trong phút chốc khi vừa gặp anh; vì trong ý nghĩ của bà, việc anh đến thăm là hoàn toàn tự nhiên. Niềm vui của bà và lòng quý mến dành cho anh đã vượt quá mọi ngạc nhiên. Anh được bà đón tiếp theo cách chân tình nhất; và những nhút nhát, lạnh nhạt và e dè không thể tồn tại qua cách đón tiếp như thế. Trước khi anh bước vào nhà, anh mang mọi tính cách này, nhưng thái độ của bà Daswood đã xóa đi tất cả. Đúng thật là một thanh niên không thể yêu cô con gái nào mà không biểu lộ ý tình với bà mẹ. Elinor hài lòng thấy anh đã chóng trở lại như con người của anh. Tình cảm anh dường như sống lại đối với tất cả mọi người, và anh lại tỏ lộ quan tâm đến cuộc sống an sinh của họ. Tuy nhiên, tinh thần anh không được phấn khởi; anh khen ngôi nhà của họ, trầm trồ khung cảnh, anh tỏ ra chú tâm và hòa nhã, nhưng vẫn không phải trong háo hức. Cả gia đình đều nhận thấy điều này, riêng bà Daswood cho đấy là do mẹ anh thiếu phóng khoáng, nên bà ngồi xuống bàn ăn trong sự khinh miệt mọi bậc cha mẹ ích kỷ.

Khi bữa ăn tối đã xong và mọi người ngồi quanh lò sưởi, bà hỏi:

- Edward à, bà Ferras hiện nghĩ về anh như thế nào? Anh vẫn còn là nhà hùng biện đại tài tuy anh không muốn thế?

- Không. Tôi nghĩ giờ mẹ tôi phải chấp nhận là tôi không có biệt tài gì để trở thành con người của công chúng!

- Nhưng làm thế nào để gầy dựng tiếng tăm của anh? Để được nổi tiếng, anh phải làm cả gia tộc anh hài lòng, và nếu không chịu bỏ chi phí, không thích gặp gỡ người lạ mặt, không hành nghề chuyên môn, không có gì đảm bảo cho cuộc sống, anh có thể thấy là cả vấn đề khó khăn.

- Tôi không muốn thử. Tôi không kỳ vọng trở nên xuất chúng, và có mọi lý do để hy vọng không bao giờ. Cảm ơn Trời! Tôi không thể bị ép buộc để trở nên thiên tài và hùng biện.

- Tôi biết rõ anh không có tham vọng. Mọi ước vọng của anh đều vừa phải.

- Cũng vừa phải như phần lớn thiên hạ, tôi nghĩ thế. Cũng như bất kỳ ai khác, tôi muốn được hoàn toàn hạnh phúc; và cũng như ai khác đấy phải là theo ý của tôi. Trở nên vĩ đại sẽ không mang đến cho tôi hạnh phúc này.

Marianne kêu lên:

- Điều lạ là nó có thể! Được giàu sang hoặc nổi tiếng thì liên quan gì đến hạnh phúc?

Elinor nói:

- Nổi tiếng thì không, nhưng giàu sang thì liên quan rất nhiều.

Marianne nói:

- Chị Elinor, xấu hổ quá! Tiền bạc chỉ đem lại hạnh phúc khi không có cái gì khác để tạo hạnh phúc. Ngoài tài năng, tiền bạc không tạo mãn nguyện thật sự, nếu chỉ có cái tôi.

Elinor mỉm cười:

- Có lẽ chúng ta đi đến cùng một quan điểm. Tài năng của em và giàu sang của chị rất giống nhau. Nếu không có cả hai, như thế gian cho thấy, chúng ta sẽ thiếu thốn mọi thứ tiện nghi bên ngoài. Chỉ có điều là ý tưởng của em cao nhã hơn của chị. Này, tài năng của em là gì?

- Khoảng một nghìn tám hoặc hai nghìn mỗi năm, không cao hơn thế.

Elinor cười:

- Hai nghìn mỗi năm! Một là mức giàu sang của chị! Chị đã đoán được mức này sẽ cạn kiệt như thế nào.

Marianne nói:

- Tuy thế, hai nghìn mỗi năm là thu nhập rất khiêm tốn. Một gia đình không thể sống khá nếu có ít hơn. Em tin rằng em không đòi hỏi quá mức. Một vài gia nhân, một cỗ xe, có thể là hai, và những người đi săn; không thể sống với ít hơn được.

Edward lặp lại:

- Người đi săn! Nhưng tại sao cô phải có người đi săn? Không ai đi săn cả.

Marianne mặt ửng hồng:

- Nhưng phần lớn người ta đi săn.

Marianne bật lên một ý nghĩ mới:

- Em muốn có ai đấy cho mỗi người chúng ta cả gia sản lớn.

Elinor thốt lên:

- Ồ, em yêu! Thế thì chị sẽ hạnh phúc biết bao! Chị tự hỏi sẽ làm gì với gia sản này!

Marianne ra vẻ như thể cô không nghi ngờ chuyện này.

Bà Daswood nói:

- Tôi sẽ bị bối rối khi chi tiêu một gia sản lớn, nếu các con tôi đều giàu có mà không cần tôi trợ giúp.

Elinor nhận xét:

- Mẹ nên bắt đầu nâng cấp ngôi nhà này, rồi các khó khăn của mẹ sẽ chóng qua.

Edward nói:

- Với việc như thế, các đơn đặt hàng từ gia đình này gửi đến London sẽ tuyệt diệu biết bao! Đây sẽ là ngày hạnh phúc của cửa hàng sách, cửa hàng âm nhạc, nhà in. Cô Daswood, cô sẽ cho hoa hồng hậu hỉ cho mỗi tác phẩm gửi đến cô; còn đối với Marianne, tôi biết tâm hồn vĩ đại của cô ấy - âm nhạc ở London sẽ không có đủ để chiều lòng cô ấy. Còn nói về sách! Thomson, Cowper, Scott - cô ấy sẽ mua và mua thêm những tác phẩm: tôi tin cô ấy sẽ mua hết những bản in để không cho rơi vào tay không xứng đáng, cô sẽ mua hết những tựa sách hướng dẫn cho cô cách chiêm ngưỡng một cây khô. Có phải thế không, hở Marianne? Xin thứ lỗi, nếu tôi quá sỗ sàng. Nhưng tôi sẵn lòng muốn chứng tỏ cho cô thấy tôi đã không quên các tranh cãi của chúng ta.

- Edward, tôi thích được nhắc về quá khứ - dù u uẩn hoặc hoạt náo, tôi muốn nhớ lại - và anh sẽ chẳng bao giờ xúc phạm tôi khi nói về những ngày qua. Anh rất đúng khi giả dụ tôi sẽ tiêu tiền của mình như thế nào - một tý tiền, ít nhất tiền lẻ của tôi chắc chắn sẽ được dùng để bổ sung bộ sưu tập âm nhạc và sách của tôi.

- Và phần lớn số gia sản của cô sẽ được trả định kỳ cho các tác giả hoặc người thừa kế của họ.

- Không, Edward à, tôi phải chi tiêu cho món gì khác.

- Thế thì, có lẽ cô sẽ dùng nó làm phần thưởng cho người đã viết bài bảo vệ hay nhất cho câu ngạn ngữ mà cô thích, tức là không ai được yêu hơn một lần trong đời - ý kiến kiên định của cô về điểm này, phải không?

- Chắc hẳn rồi. Vào tuổi này của tôi, những tư tưởng đã được ổn định theo cách chấp nhận được. Bây giờ không có khả năng tôi thấy hoặc nghe điều gì khiến tôi có thể thay đổi các tư tưởng này.

Elinor nói:

- Anh thấy không, Marianne vẫn trung kiên như từ trước đến giờ. Cô ấy sẽ không thay đổi gì cả.

- Cô ấy chỉ trang nghiêm hơn một ít so với lúc trước.

Marianne nói:

- Không, Edward à, anh không nên trách tôi. Chính anh không mấy hoạt náo.

Anh thở dài:

- Tại sao cô nghĩ thế? Nhưng hoạt náo chưa bao giờ là một phần trong cá tính của tôi.

Elinor nói:

- Tôi nghĩ đây cũng không phải là một phần trong cá tính của Marianne. Tôi khó có thể gọi Marianne là một cô gái sinh động; cô ấy rất nồng nhiệt, rất háo hức trong mọi việc cô làm - đôi lúc nói rất nhiều, luôn luôn sôi nổi - nhưng không hẳn cô ấy thường vui thật sự.

Anh đáp:

- Tôi tin cô nói đúng, tuy thế tôi luôn xem cô ấy là một thiếu nữ sinh động.

Elinor nói:

- Tôi thường tự xét thấy mình có khuyết điểm như thế, khi hoàn toàn hiểu lầm cá tính về phương diện này hoặc phương diện khác: tưởng tượng người ta là hoạt náo hơn hoặc trang nghiêm hơn, hoặc thông minh hay ngu xuẩn hơn so với thực chất của họ; và tôi không thể nói tại sao hoặc từ đâu có sự nhầm lẫn. Đôi lúc người ta bị dẫn dắt bởi những gì người ta tự nói ra, rất thường khi bởi điều người khác nói với họ, mà không chịu bỏ thời giờ để suy nghĩ và xét đoán.

Marianne nói:

- Chị Elinor, nhưng em nghĩ được những người khác dẫn dắt hoàn toàn là điều phải. Em thấy những phán đoán gán cho chúng ta chỉ quỵ lụy theo phán đoán của mấy người láng giềng của ta. Em biết chắc đấy luôn là bộ khung phép tắc của chị.

- Không, Marianne, không bao giờ. Khung phép tắc của chị không bao giờ nhắm đến chịu khuất phục về hiểu biết. Tất cả những gì chị đã cố gắng gây ảnh hưởng là về hành vi. Em không nên làm rối ý nghĩ của chị. Thú thật, chị thường mong em quan tâm đến những bằng hữu láng giềng của chúng ta hơn nữa; nhưng có khi nào chị khuyên em nên tiếp nhận cảm nghĩ của họ hoặc chiều theo suy xét của họ torng những sự việc nghiêm túc hay không?

Edward nói với Elinor:

- Cô đã không thể thuyết phục em gái cô chấp nhận bộ khung phép tắc của cô. Cô không đạt được gì cả phải không?

Elinor gửi một ánh mắt đầy ẩn ý đến Mairanne:

- Không được gì.

Anh đáp trả:

- Suy xét của tôi hoàn toàn theo phía cô, nhưng tôi e cách tôi thực hiện có phần giống em gái cô hơn. Tôi không bao giờ muốn xúc phạm, nhưng tôi nhút nhát một cách xuẩn ngốc, tôi thường lộ vẻ lơ là trong khi tôi chỉ bị vụng về do thiên bẩm. Tôi thường nghĩ rằng bản chất tự nhiên của tôi là thích tầng lớp thấp; tôi không mấy thoải mái khi ở giữa những người lạ trong giai cấp quý phái.

Elinor nói:

- Marianne không hề nhút nhát mà tha thứ cho sự thờ ơ của cô ấy.

Elinor đáp:

- Cô ấy biết giá trị của mình quá rõ nên không quy lỗi một cách sai lạc. Tính nhút nhát chỉ là kết quả của mặc cảm tự ti theo cách này hay cách khác. Nếu tôi có thể tự thuyết phục rằng tư cách của mình hoàn toàn thoải mái và phong nhã, tôi sẽ không cảm thấy nhút nhát.

Marianne nói:

- Nhưng anh cũng còn giữ kẽ, đấy lại là tệ hại hơn.

Edward ngạc nhiên:

- Giữ kẽ! Tôi có giữ kẽ thật à, Marianne?

- Vâng, rất giữ kẽ.

Anh đỏ mặt:

- Tôi không hiểu cô. Giữ kẽ! - như thế nào, theo cách nào? Tôi phải nói gì với cô đây? Cô mong tôi phải làm thế nào?

Elinor tỏ lộ ngạc nhiên thấy anh xúc động; nhưng cố cười cợt cho qua, nói với anh:

- Anh không biết cô ấy rõ để hiểu cô ấy có ý gì hay sao? Anh không biết bất kỳ ai không nói nhanh như cô ấy và không ngưỡng mộ cái mà cô ấy ngưỡng mộ đều bị cô gọi là giữ kẽ, hay sao?

Edward không trả lời. Anh trở lại nghiêm nghị và suy tư, ngồi một hồi lâu trong im lặng và thẫn thờ.
 
Chương 18

Elinor quan sát anh bạn cô xuống tinh thần mà cảm thấy bất an. Chuyến thăm viếng của anh chỉ khiến cô hài lòng chút ít, trong khi anh dường như không được vui trọn vẹn. Hiển nhiên là anh không được hạnh phúc; cô cũng mong hiển nhiên là anh vẫn còn đối xử với cô một cách đặc biệt hơn những người khác qua ý tình mà có lần cô chắc chắn đã nhận ra; nhưng cho đến giờ này dường như không chắc anh còn như xưa. Thái độ giữ kẽ của anh đối với cô trong một khoảnh khắc trở nên mâu thuẫn với những gì mà ánh mắt sinh động của anh đã thầm nói lên trước đấy.

Sáng hôm sau, anh gặp cô và Marianne trong phòng điểm tâm trước khi những người khác đi xuống. Marianne luôn sốt sắng thúc đẩy hạnh phúc của họ càng chóng thành càng tốt, nên cô muốn hai người được riêng tư với nhau. Nhưng trước khi cô bước lên được phân nửa thanh lầu cô nghe cánh cửa hành lang mở ra và , ngoái nhìn lại, cô ngạc nhiên thấy chính Edward đi ra ngoài.

Anh nói:

- Tôi đi đến làng để xem các con ngựa của tôi, vì gia đình chưa sẵn sàng dùng điểm tâm; tôi sẽ trở lại ngay.
° ° °
Edward trở lại với thêm lời ca ngợi cảnh quan quanh vùng. Trên đường đi đến ngôi làng, anh đã thấy nhiều cảnh thung lũng đẹp. Ngôi làng ở trên vùng cao hơn nhà nghỉ mát, từ đây mở ra toàn quang cảnh khiến anh rất thích thú. Đây là đề tài thu hút sự chú ý của Marianne, và cô bắt đầu diễn tả ca ngợi của riêng cô về các cảnh quan này, hỏi han anh kỹ càng hơn về những gì làm anh thích nhất.

Edward ngắt lời cô:

- Marianne, cô không nên hỏi quá xa; xin nhớ tôi không có kiến thức về cảnh quan. Qua dốt nát và kém khiếu thẩm mỹ, tôi sẽ xúc phạm cô nếu ta bàn đến chi tiết. Tôi sẽ gọi các triền đồi là nghiêng thay vì dốc đứng hùng vĩ; mặt đất lạ lùng và hoang dại thay vì là nhấp nhô và lượn sóng; cảnh vật ngoài tầm mắt thay vì là xa mờ qua làn sương đục. Cô nên hài lòng với cách thưởng thức mà tôi diễn tả mộc mạc. Tôi gọi vùng đất này là đẹp: các đồi dốc, các khoảnh rừng có nhiều gỗ tốt, thung lũng trông thoải mái và ấm cúng, với các đồng cỏ phì nhiêu, đây đó vài nông trại ngăn nắp. Tất cả đều đúng như ý tưởng của tôi về một vùng đất đẹp, bởi vì nó hài hòa vẻ đẹp với chuyên dụng; và tôi tin chắc vùng này cũng nên thơ, bởi vì cô tán thưởng nó. Tôi có thể dễ dàng tin rằng cũng có đá sỏi và doi đất, rêu xám và lùm bụi, nhưng tôi không nhận ra. Tôi không biết gì về vẻ nên thơ.

Marianne nói:

- Tôi e anh nói đúng, nhưng tại sao anh lại khoe khoang như thế?

Elinor nói:

- Chị đoán là khi né tránh một tình cảm, Edward lại sa đà vào một tình cảm khác. Bởi vì anh ấy tin rằng nhiều người giả vờ ca ngợi những vẻ đẹp nhiều hơn là chính họ cảm nhận được. Anh khinh thường giả dối như thế, nên khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp anh muốn dửng dưng nhiều hơn và ít phân biệt hơn so với tâm hồn của anh. Anh kỹ tính và từ đó sẽ mang thói giả tạo.

Marianne nói:

- Đúng thật là việc chiêm ngưỡng cảnh quan đã biến thành đặc ngữ đơn thuần. Mọi người giả vờ cảm nhận và gắng gượng diễn tả qua khiếu thẩm mỹ và lịch lãm của người đầu tiên định nghĩa thế nào là phong cảnh nên thơ. Tôi có ác cảm với mọi loại đặc ngữ, đôi lúc tôi giữ lấy những cảm xúc cho riêng mình, vì tôi không thể tìm ngôn từ nào để diễn tả ngoại trừ theo mấy lối mòn nhàm chán về nhận thức và ý nghĩa.

Edward nói:

- Tôi tin cô thực sự cảm thấy mọi thích thú với một toàn cảnh tinh tế mà cô cho rằng mình đã cảm nhận được. Nhưng, để đáp lại, chị cô phải cho phép tôi không cảm thấy gì khác hơn là tôi diễn tả. Tôi thích toàn cảnh tinh tế, nhưng không dựa theo các nguyên tắc về vẻ nên thơ. Tôi không thích cây cối bị gãy khúc, vặn vẹo, xơ xác. Tôi say mê những cây cao hùng vĩ, vút thẳng, sum suê lá cành. Tôi không thích những ngôi nhà nghỉ hư hại, đổ nát. Tôi không yêu dây tầm gai, cây kẽ, hoặc thạch nam. Tôi yêu một nông tranh ấm cúng hơn là một tháp canh; những dãy làng ngăn nắp an bình hơn là những thảo khấu anh dũng nhất thế gian.

Marianne nhìn Edward với vẻ ngạc nhiên thú vị, và nhìn chị cô với lòng thương hại. Elinor chỉ cười.

Họ không bàn cãi thêm; và Marianne lại im lặng trong suy tư, cho đến khi cô đột nhiên chú ý đến một vật. Cô đang ngồi kế bên Edward, và trong khi đón nhận tách trà từ tay bà Daswood bàn tay anh đưa ngay trước mặt cô, cho thấy rõ ràng một chiếc nhẫn với một lọn tóc. Cô thốt lên:

- Edward, tôi chưa bao giờ thấy anh mang nhẫn. Có phải đây là tóc của Fanny không? Tôi nhớ nghe chị ấy hứa tặng anh ít tóc. Nhưng tôi nghĩ tóc chị ấy sẫm màu hơn.

Marianne nói ra điều cô nghĩ mà không đắn đo; nhưng khi cô thấy mình đã gây bối rối cho Edward đến thế, nỗi bứt rứt vì kém suy nghĩ không thể kém sự bối rối của anh.

Anh đỏ bừng mặt, rồi nhìn thoáng qua Elinor, đáp:

- Vâng, đây là tóc của em gái tôi. Khi đính lên nhẫn, tóc luôn có màu sẫm hơn, cô biết đấy.

Elinor đón nhận ánh mắt của anh, cũng lộ vẻ tỉnh táo như anh. Cũng như Marianne, cô an tâm rằng đây chính là tóc của em gái anh; riêng kết luận của hai người là khác biệt. Trong khi Marianne cho rằng đây là món quà của em gái anh, cô đoán là do lấy trộm hoặc một sự sắp đặt nào đấy mà cô không rõ. Tuy nhiên, cô không cảm thấy sỉ nhục. Ra vẻ không để ý đến những gì đã xảy ra, cô bắt ngay sang chuyện khác. Trong tâm tư cô tự nhủ từ bây giờ trở đi cô sẽ tranh thủ mọi cơ hội để nhìn qua lọn tóc và để xác nhận đúng là màu tóc của em gái anh.

Edward bối rối một hồi lâu, rồi trấn tĩnh lại trong trầm tư. Anh đặc biệt nghiêm nghị trong cả buổi sáng. Marianne tự trách móc thậm tệ về câu nói của mình; nhưng thói quen tự tha thứ có thể còn nhanh chóng hơn, vì cô không mường tượng được mình đã xúc phạm chị cô đến thế nào.
° ° °
Trước buổi trưa, Ngài John và bà Jennings đến thăm họ để xem xét anh sau khi được tin có một người quý phái đến thăm viếng nhà nghỉ mát. Có bà mẹ vợ hỗ trợ, chẳng bao lâu Ngài John đã khám phá là tên của Ferrars bắt đầu bằng chữ F, và điều này tạo nên một cái mỏ để ông khai thác mà giễu cợt Elinor trong tương lại, nhưng ông chưa bắt đầu bây giờ vì họ chỉ mới quen biết Edward. Qua những ánh mắt đầy ẩn ý, cô chỉ nhận thấy là họ đã biết được bao nhiêu qua hướng dẫn của Margaret.

Ngài John không bao giờ thăm viếng gia đình Daswood mà không mời họ đến dùng bữa hôm sau, hoặc dùng trà vào tối hôm ấy. Vào dịp này, để anh khách được vui hơn và ông cũng vui vì có đóng góp, ông mời cả anh cùng đến. Ông nói:

- Anh phải đến dùng trà với chúng tôi tối nay vì chúng tôi khá quạnh hiu; và ngày mai nhất định anh phải đến dùng bữa tối với chúng tôi vì chúng tôi sẽ có đông người.

Bà Jennings nhấn mạnh việc cần thiết phải làm:

- Và ai biết được, anh sẽ khởi đầu một buổi khiêu vũ. Thế là hấp dẫn đối với cô đấy, Marianne.

Marianne thốt lên:

- Khiêu vũ! Không thể được! Ai sẽ khiêu vũ?

- Ai nữa! Chính các cô đấy, rồi còn nhà Carey và Whitaker, chắc hẳn rồi. Sao! Cô nghĩ không ai sẽ khiêu vũ bởi vì một người giấu tên nào đó đã ra đi!

Ngày John thốt lên:

- Với cả tâm tư, tôi ước mong Willoughby sẽ trở lại với chúng ta.

Câu này, cùng với gương mặt đỏ hồng của Marianne, làm Edward thắc mắc. Anh hỏi nhỏ cô Daswood lúc này ngồi kế anh:

- Willoughby là ai?

Cô đáp ngắn gọn. Vẻ mặt Marianne càng trở nên đầy ý nghĩa. Edward nhìn và không những đủ hiểu hàm ý của những người khác , mà còn đọc được cảm nghĩ của Marianne vốn đã từng khiến anh cảm thấy khó hiểu. Khi hai vị khách ra về, anh đi ngay đến cô, thì thầm:

- Tôi đã đoán được. Tôi có nên nói cho cô biết tôi đoán gì không?

- Anh có ý gì?

- Tôi có nên nói không?

- Được.

- Thế thì, tôi đoán anh Willoughby thích đi săn.

Marianne ngạc nhiên và ngượng ngùng, tuy thế cô không thể ngăn nụ cười với vẻ tinh nghịch trầm lặng của anh. Sau một khoảnh khắc im lặng, cô nói:

- Ồ, Edward! Làm thế nào anh đoán được? Nhưng sẽ đến lúc, tôi hy vọng ... tôi tin anh sẽ mến anh ấy.

- Tôi chắc thế.

Anh ngạc nhiên thấy cô sôi nổi và nồng nàn; vì nếu anh không hiểu đấy là câu pha trò dựa trên chuyện gì đấy hoặc không có gì cả giữa anh Willoughby và cô, thì hẳn anh sẽ không nhắc đến tên người kia.
 
Chương 19

Edward lưu lại nhà nghỉ mát trong một tuần. Bà Daswood tha thiết nài ép anh ở lại lâu hơn; nhưng như thể tự hành xác, dường như anh nhất mực muốn ra đi khi cuộc vui với những người bạn của anh lên đến đỉnh điểm. Trong hai, ba ngày cuối, tinh thần anh có khá lên nhiều tuy vẫn còn dao động - càng ngày anh càng yêu mến ngôi nhà và khung cảnh - không bao giờ nói đến chia tay mà không thở dài - cho biết thời giờ của anh hoàn toàn không vướng bận - thậm chí không chắc sẽ đi đâu khi từ giã họ; nhưng dù sao anh vẫn phải đi.

Chưa bao giờ có tuần lễ nào trôi qua nhanh như thế; anh khó tin được thời gian sắp cạn. Anh nói đi nói lại điều này; anh cũng nói đến những chuyện khác, để che giấu tâm tư đảo lộn của anh và dối trá về các động thái của anh. Anh không có niềm vui nào ở Norland. Anh ghét ở lại thành phố; nhưng anh phải đi, hoặc ở Norland hoặc ở London. Anh đánh giá lòng tử tế của họ cao hơn bất kỳ điều gì khác; niềm hạnh phúc lớn lao nhất của anh là được gần bên họ. Tuy thế, anh phải từ giã họ vào cuối tuần, dù họ không muốn và anh không muốn, dù thời giờ của anh không có gì giới hạn.

Elinor cho rằng bà mẹ anh đã gây nên thái độ đáng ngạc nhiên của anh. May mắn cho cô là đã hiểu rất rõ bà mẹ anh, vốn là lý do cho mọi điều lạ kỳ về phần anh con trai. Dù cho thất vọng và bực bội, đôi khi khó chịu về thái độ mù mờ của anh, cô vẫn muốn nghĩ tốt về các động thái của anh. Tính vô tư và độ lượng như thế là do bà mẹ của cô đòi hỏi ở cô để bênh vực cho Willoughby. Tinh thần anh yếu đuối, lại không được cởi mở và nhất quán, phần lớn là vì anh thiếu khả năng tự lập, và anh biết rõ hơn mọi người về thái độ và ý định của bà Ferrars. Chuyến thăm viếng ngắn ngủi, lại khăng khăng đòi ra về, đều xuất phát từ cùng xu hướng cam chịu gông cùm, cần thiết để hoàn hoãn với bà mẹ anh. Lời phàn nàn lâu đời về bổn phận đi ngược với ý muốn, cha mẹ đi ngược với con cái, đều là nguyên nhân của tất cả. Cô sẽ vui mà được biết khi nào các khó khăn này chấm dứt, sự chống đối được nhượng bộ, - khi bà Ferrars được cải hóa và con trai bà được tự do mưu tìm hạnh phúc.

Nhưng từ các ước muốn vô vọng như thế, cô bắt buộc phải tìm an ủi trong việc phục hồi niềm tin yêu của cô về ý tình của Edward, trong hoài niệm về mỗi ánh mắt hoặc ngôn từ của anh khi lưu lại đây, và trên tất cả, trong chứng cứ của sự tôn vinh ấy mà anh thường đeo trên ngón tay anh.
° ° °
Khi ngồi vào bàn điểm tâm sáng hôm sau, bà Daswood nói:

- Edward à, tôi nghĩ anh sẽ được hạnh phúc hơn nếu anh có một nghề nghiệp để dùng thời giờ và tâm trí vào những kế hoạch và công việc. Những người bạn của anh sẽ chịu thiệt thòi, vì anh không thể dành nhiều thời gian cho họ. Nhưng (bà mỉm cười) anh sẽ có thuận lợi cụ thể theo ít nhất một phương diện: anh biết sẽ đi về đâu khi từ giã họ.

Anh đáp:

- Xin bà tin rằng từ lâu tôi đã nghĩ về việc này. Từ trước, hiện nay và có lẽ mãi mãi sau này, tôi bị bất hạnh nặng nề nếu không có công ăn việc làm, không có nghề nghiệp để giúp tôi bận rộn, hoặc để tạo cái gì đấy cho tôi như là vị thế tự lập. Nhưng không may là tính tinh tế của tôi, và tính tinh tế của những thân quyến, đã tạo cho tôi thành con người bây giờ: nhàn rỗi, vô dụng. Chúng tôi không bao giờ đồng ý với nhau khi lựa chọn nghề nghiệp cho tôi. Tôi luôn thích làm việc cho giáo hội, và hiện giờ vẫn thích. Nhưng gia đình tôi nghĩ như thế là chưa được cao trọng. Họ khuyên tôi gia nhập quân ngũ. Nhưng việc này lại quá cao trong đối với tôi. Ngành luật tạo con người phong lưu vừa phải: nhiều anh trai trẻ đã thành đạt, có phong cách rất ấn tượng trong tầng lớp thượng lưu, chạy vòng thành phố trên xe độc mã hai bánh trông rất bảnh bao. Nhưng tôi không thiết tha với nghề luật ngay cả trong môn học không mấy khó khăn này, tuy gia đình tôi chấp nhận. Còn về hải quân, binh chủng này tạo phong cách, nhưng khi nghĩ đến thì tôi đã quá tuổi. Và, cuối cùng, tôi không bị bức xúc phải có nghề nghiệp gì cả. Không cần mặc áo choàng đỏ 1, tôi vẫn có thể bảnh bao và phong lưu như người vô công rỗi nghề, và một trai trẻ tuổi mười tám không sốt sắng muốn bận rộn. Vì thế, tôi theo học đại học Oxford và vẫn rảnh rỗi từ ngày ấy.

Bà Daswood nói:

- Vì rảnh rỗi không tạo hạnh phúc cho anh, tôi đoán hậu quả của việc này là những người con trai của anh sẽ được giáo huấn để theo đuổi nhiều ngành nghề khác nhau, như là Columella 2.

Anh nghiêm túc:

- Chúng nó sẽ được giáo huấn để càng khác với tôi càng tốt - khác về cảm nghĩ, về cách hành động, về điều kiện sống, về mọi thứ.

- Này, này, Edward, đây là lời bộc phát từ tinh thần yếu kém. Anh đang trong trạng thái u uẩn, tưởng tượng rằng người nào không giống anh hẳn được hạnh phúc. Nhưng anh nên nhớ ai cũng buồn như nhau khi chia xa bạn hữu, bất luận họ ở trình độ giáo dục nào hoặc khiếu thẩm mỹ nào. Anh cần nhận ra hạnh phúc của anh. Anh không thiếu gì cả ngoại trừ kiên nhẫn - hoặc gọi theo ngôn từ lôi cuốn hơn, là hy vọng. Sẽ đến lúc mẹ anh cho anh được tự lập như anh mong mỏi; đấy là bổn phận của bà, và nó sẽ là bổn phận; chẳng bao lâu bà sẽ vui khi thấy cả tuổi trẻ của anh không bị uổng phí trong bất mãn. Một vài tháng thì uổng phí bao nhiêu?

Edward đáp:

- Tôi nghĩ tôi có thể mất nhiều tháng để làm được cái gì đấy tốt cho tôi.

Tâm trạng chán nản như thế, dù bà Daswood không hiểu, khiến mọi người buồn thêm trong buổi tối chia tay đã đến gần; đặc biệt lưu lại trong cảm xúc của Elinor một ấn tượng bất an phải qua khó khăn và cần thời gian để trấn áp. Nhưng vì cô đã quyết tâm trấn áp và không muốn tỏ lộ nỗi buồn nặng nề hơn là gia đình đã sẵn buồn vì xa cách, cô không theo phương pháp mà Marianne áp dụng một cách khôn ranh trong trường hợp tương tự khi rút vào im lặng, cô đơn và nhàn rỗi. Cách thức của hai chị em khác biệt giống như mục tiêu của họ khác biệt, đều thích hợp để đạt mỗi mục tiêu.
° ° °
Ngay sau khi anh ra khỏi nhà, Elinor ngồi vào bàn viết, tìm việc làm bận rộn cả ngày, không gợi ý cũng không né tránh ai nhắc đến tên anh, ra vẻ như chính mình chú tâm vào các công việc của gia đình. Nếu qua cách này cô không thể khuây khỏa nỗi buồn, ít nhất nỗi buồn không nặng thêm, nhờ thế bà mẹ và hai em gái không phải lo lắng về cô.

Đối với Marianne, tư cách này trái ngược hẳn với cô, có vẻ không đáng khen lắm cũng như tư cách của cô không khiếm khuyết lắm. Cô em xác định rất dễ dàng về tư cách tự kiềm chế: với tình cảm sâu đậm thì không đáng kiềm chế. Cô không chối cãi, nhưng đỏ mặt khi công nhận, là tình cảm của chị cô đúng là trầm tĩnh. Còn về nghị lực của riêng cô, cô cho thấy chứng cứ rõ ràng là cô vẫn yêu thương và tôn trọng chị mình.

Không đóng cửa tự cô lập khỏi gia đình, hoặc bước ra khỏi nhà trong đơn độc để trốn tránh họ, hoặc nằm thao thức cả đêm để suy tưởng, vào những thời khắc khác nhau của mỗi ngày Elinor đều có thể nhàn nhã nghĩ về Edward và về thái độ của Edward trong mọi trạng thái tinh thần khác nhau - trìu mến, thương cảm, chấp nhận, chê trách, nghi ngờ. Có nhiều khoảnh khắc, khi mà, nếu không do bà mẹ hoặc hai em gái vắng mặt thì ít nhất do họ bị bận rộn, không ai nói gì với nhau, cô được đơn độc để sống với chính mình. Đương nhiên là tâm tư cô được tự do; tư tưởng cô không bị ràng buộc nơi khác. Quá khứ và hiện tại phải ở trước mặt cô, phải bắt buộc cô để tâm đến, và chiếm lĩnh hoài niệm của cô, suy tư của cô, mộng tưởng của cô.

Từ mơ mòng như thế, khi ngồi ở bàn viết một buổi sáng, không lâu sau khi Edward rời xa họ, cô bị đánh thức bởi có khách đến nhà. Cô đang ngồi một mình trong phòng. Cô nghe tiếng cánh cổng sân vườn trước nhà, hướng tầm mắt qua khung cửa sổ, nhận ra một nhóm đông người đang đi đến cửa chính. Trong số đó là Ngài John, Phu nhân Middleton và bà Jennings, nhưng còn thêm hai người khác, một đàn ông và một phụ nữ mà cô chưa quen biết. Cô đang ngồi gần cửa sổ, và ngay khi Ngài John nhận ra cô, ông tách ra khỏi nhóm người đang làm nghi lễ gõ cửa để bước qua bãi cỏ, bắt buộc cô phải mở khung cửa sổ để nói chuyện với ông, tuy chỉ có khoảng cách ngắn giữa cửa sổ và cửa chính, nên họ khó nói chuyện với nhau mà những người khi không nghe được.

Ông nói:

- Này, chúng tôi dẫn đến vài người lạ. Cô thấy họ thế nào?

- Suỵt! Họ nghe được.

- Dù họ nghe được cũng không sao. Đấy là vợ chồng Palmer. Tôi có thể nói Charlotte xinh lắm. Cô có thể thấy cô ấy nếu nhìn hướng này.

Vì Elinor chắc chắn sẽ gặp cô này trong ít phút mà không phải sỗ sàng như thế, cô từ chối.

- Marianne đâu? Cô ấy đã chạy trốn vì chúng tôi đến phải không? Tôi thấy chiếc đàn còn đang mở.

- Tôi đoán cô ấy đang đi dạo.

Bà Jennings đi đến, vì không đủ kiên nhẫn đợi cánh cửa mở để kể chuyện của bà. Bà kêu với đến cửa sổ:

- Có khỏe không, cháu yêu? Bà Daswood vẫn khỏe chứ? Còn các em gái cô đâu? Cái gì! Một mình! Cô sẽ lấy làm vui có một nhóm nhỏ ngồi cùng cô. Tôi dẫn anh con rể kia và con gái tôi đến gặp cô. Thử nghĩ họ thình lình đến đây! Tôi nghĩ tôi nghe tiếng xe ngựa đêm hôm qua, khi chúng tôi đang dùng trà, nhưng tôi không ngờ rằng họ đến. Tôi không nghĩ về gì khác ngoài việc Đại tá Brandon có thể đến; nên tôi nói với Ngài John, tôi chắc chắn nghe tiếng xe; có lẽ Đại tá Brandon đang đến .

Giữa câu chuyện của bà, Elinor bắt buộc phải quay đầu phía khác để chào đón những người kia trong đoàn. Phu nhân Middleton giới thiệu hai người lạ. Cùng lúc, bà Daswood và Margaret đi xuống thang lầu. Họ cùng ngồi xuống nhìn nhau, trong khi bà Jennings tiếp tục câu chuyện của bà khi đi vào hành lang, với Ngài John kế bên.

Cô vợ Palmer kém Phu nhân Middleton vài tuổi, và hoàn toàn khác về mọi phương diện. Cô thấp và béo, có khuôn mặt rất xinh, mọi nét đều lộ vẻ hài hước. Cử chỉ của cô không được phong nhã như bà chị, nhưng lôi cuốn hơn. Cô đi vào với nụ cười - mỉm cười suốt buổi thăm viếng ngoại trừ khi cất tiếng cười lớn, và mỉm cười khi ra về.

Anh chồng có nét nghiêm nghị ở tuổi hai mươi sáu hoặc hai mươi bảy, với tư thái theo thời thượng và có nhận thức hơn, nhưng không sẵn lòng lấy làm vui hoặc làm cho người khác vui. Anh bước vào phòng với vẻ tự cho mình là quan trọng, khẽ cúi đầu chào các phụ nữ mà không nói một lời, và sau khi quan sát họ cùng ngôi nhà, cầm lấy một tờ báo trên bàn và đọc liên tục suốt buổi.

Ngược lại, cô vợ Palmer có tố chất vừa lịch sự vừa vui vẻ, và ngay khi ngồi xuống cô đã buột miệng ca ngợi hành lang và mọi vật.

- Này! Quả là gian phòng thú vị! Tôi chưa từng thấy ở đâu quyến rũ đến thế! Mẹ ạ, nghĩ xem, nhà đã được làm đẹp như thế nào so với lúc con ở đây! Con luôn nghĩ đây là nơi ấm cúng, mẹ ạ (quay qua nhìn bà Daswood), nhưng bà đã biến nó thành quyến rũ! Chị ạ, (nói với Phu nhân Middleton) hãy xem, mọi thứ đều hay hay thế nào ấy! Làm thế nào mà chính em cũng thích ngôi nhà như thế này! Anh Palmer, anh có thích không?

Anh Palmer không trả lời cô, thậm chí không nhướng mắt khỏi trang báo.

Cô cười:

- Anh Palmer không nghe tôi nói, đôi lúc anh chẳng bao giờ nghe. Thật là lạ lùng.

Đây là điều khá mới lạ đối với bà Daswood; bà chưa quen chế giễu ai thiếu quan tâm, và không thể không lộ vẻ ngạc nhiên đối với cả hai.

Trong lúc này, bà Jennings nói oang oang, tiếp tục kể về nỗi ngạc nhiên của bà tối hôm trước khi vừa nhận ra khách đến, nói không dứt cho đến khi kể xong xuôi. Cô vợ Palmer cười thoải mái khi nghe nhắc đến sự ngạc nhiên của họ; và hai, ba lần mọi người đều đồng ý rằng đây là một ngạc nhiên vui sướng.

Nghiêng người về phía Elinor và trong giọng nói khẽ như thể không muốn cho ai khác nghe tuy họ đều ngồi quây quần trong phòng, bà Jennings thêm:

- Mọi người có thể tin chúng tôi vui như thế nào; nhưng, tuy thế, tôi không thể không mong họ đừng đánh xe quá nhanh như thế, hoặc đi quãng đường xa như thế, vì họ đi vòng qua London để lo ít công việc, vì mọi người biết đấy (gật đầu trịnh trọng và chỉ về cô con gái bà), không hợp với tình trạng con gái tôi. Tôi muốn cô ấy ở nhà nghỉ ngơi sáng nay, nhưng cô đòi đi theo chúng tôi; cô ấy thiết tha muốn gặp mọi người ở đây.

Cô vợ Palmer cười, bảo cô không hề gì.

Bà Jennings tiếp:

- Cô ấy sẽ phải ở cữ vào Tháng Hai.

Phu nhân Middleton không còn chịu đựng được cuộc trò chuyện như thế, vì bà cố hỏi han anh Palmer có tin gì mới trên báo hay không. Anh trả lời không có gì, rồi tiếp tục đọc.

Ngài John kêu lên:

- Này, Marianne đến rồi. Bây giờ, Palmer, anh sẽ thấy một thiếu nữ đẹp kinh khủng.

Ông lập tức đi ra hành lang, mở cánh cửa chính, đích thân đưa cô vào. Ngay khi cô bước vào phòng, bà Jennings hỏi có phải cô đã đi Allenham hay không; và cô vợ Palmer cười thật thỏa thích như thể chứng tỏ mình đã hiểu. Anh Palmer chỉ ngước lên kh cô đi vào, nhìn cô một khoảnh khắc, rồi trở lại với tờ báo. Đôi mắt cô Palmer giờ đang dán lên các bức tranh treo quanh phòng. Cô đứng dậy để xem kỹ hơn.

- Ồ! Những bức tranh này đẹp làm sao! Này! Trông thật thú vị! Mẹ ạ, nhìn xem, dễ thương làm sao! Con dám nói khá lôi cuốn; con có thể thưởng ngoạn mãi.

Rồi cô ngồi xuống, chẳng bao lâu quên ngay là có các bức tranh như thế treo trong phòng.

Khi Phu nhân Middleton đứng dậy để ra về, anh Palmer cũng đứng theo, buông tờ báo xuống, co dãn cơ thể và nhìn quanh mọi người.

Cô vợ anh cười:

- Anh yêu, anh đã ngủ gật phải không?

Anh yêu không trả lời; và sau khi xem qua căn phòng chỉ nhận xét là mái quá dốc, trần bị oằn cong. Rồi anh cúi người chào và ra đi cùng với các người khác.

Ngài John đã khẩn thiết mời mọi người đến Barton Park ngày hôm sau. Bà Daswood không muốn dùng bữa với họ thường xuyên hơn là họ dùng bữa tại nhà nghỉ mát, nên nhất quyết từ chối cho riêng mình; riêng ba cô con gái thì tùy ý họ. Nhưng các cô không hiếu kỳ muốn biết vợ chồng Palmer ăn uống ra sao, nên nghĩ không vui thú gì với họ. Vì thế, các cô cũng muốn từ chối; thời tiết thì thất thường, có vẻ không được tốt. Nhưng Ngài John không hài lòng; ông sẽ gửi xe ngựa đi đón và họ phải đến. Phu nhân Middleton cũng thế: dù không nài ép bà mẹ, bà nài ép ba cô con gái. Bà Jennings và cô Palmer cùng tham gia khẩn khoản, tất cả dường như muốn tránh một buổi họp mặt chỉ trong phạm vi gia đình; và ba cô gái trẻ phải nhận lời.

Ngay sau khi họ ra về, Marianne than van:

- Tại sao họ mời chúng ta? Tiền thuê nhà nghỉ mát này nói là thấp; nhưng ta thuê qua điều kiện ngặt nghèo nếu ta phải đi ăn với họ mỗi khi có bất kỳ ai đến chơi vơi họ, hoặc họ đến chơi với mình.

Elinor nói:

- Qua những lời mời thường xuyên này, họ không có ý kém lịch sự hoặc tử tế so với những lời mời vài tuần trước. Chính họ không thay đổi nếu những buổi họp mặt của họ trở nên nhọc nhằn và nhạt nhẽo. Ta phải tìm sự thay đổi nơi khác.
--------------------------------

1 Áo choàng đỏ: quân phục đặc trưng nước Anh, nên được dùng để chỉ quân nhân Anh hoặc quân đội Anh,.
2 Columella: điển tích này khiến ngay cả nhiều người đọc nguyên tác cũng thấy khó hiểu. Theo một giải thích, Columella là nhân vật trong một tác phẩm năm 1779 của Richard Graves, tin rằng những người con trai của ông phải có nhiều nghề để tránh nhàm chán như ông. Cũng có thể Jane Austen ám chỉ Lucius Moderatus Columella, sống vào thế kỷ 1 thuộc Tây Ban Nha bây giờ, tác giả 12 bộ sách về nhiều ngành nghề nông nghiệp: thổ nhưỡng, quản lý nước, cải tạo đất, trồng trọt, nuôi bò, ngựa, cừu, dê, gà vịt, nuôi cá, nuôi ong, quản lý trang trại...
 
Chương 20

Ngày hôm sau, khi các cô nhà Daswood đi vào phòng gia đình của Barton Park qua một cánh cửa, cô Palmer chạy vào từ cánh cửa kia, vẫn có vẻ khôi hài và tươi tắn như bao giờ. Cô nắm lấy tay ba người ra chiều thân thiết nhất, tỏ ý rất vui được gặp lại họ.

Ngồi giữa Elinor và Marianne, cô nói:

- Tôi rất vui được gặp các cô, vì ngày hôm nay sẽ vô vị nếu các cô không đến; đây sẽ là chuyện gây sốc, vì ngày mai chúng tôi ra về. Các cô biết không, chúng tôi phải về vì nhà Weston đến thăm chúng tôi. Chuyến đi đến đây là chuyện khá bất ngờ, và tôi không biết gì cho đến lúc cỗ xe chạy đến cổng, rồi anh Palmer hỏi tôi có muốn đi Barton cùng anh hay không. Anh ấy thật là buồn cười! Anh không bao giờ nói chuyện gì với tôi! Tôi lấy làm tiếc vợ chồng chúng tôi không thể lưu lại lâu hơn, tuy nhiên tôi hy vọng chúng ta sẽ gặp lại nhau ở thành phố.

Ba cô con gái bắt buộc phải chấm dứt kỳ vọng này.

Cô Palmer cười, thốt lên:

- Không đi thành phố! Tôi sẽ khá thất vọng nếu các cô không đi. Tôi sẽ tìm một ngôi nhà đẹp nhất trên trần gian cho các cô, kế nhà chúng tôi, ở Quảng trường Hanover. Các cô phải đến, thật đấy. Tôi tin chắc tôi sẽ rất vui làm giám hộ cho các cô bất kỳ lúc nào cho đến khi tôi phải nằm cữ, nếu bà Daswood không thích đi ra trước công chúng.

Ba cô có lời cảm ơn nhưng bắt buộc phải cưỡng lại mọi khẩn cầu.

Cô Palmer kêu đến anh chồng, lúc này vừa bước vào:

- Này, anh yêu, anh phải giúp em thuyết phục các cô nhà Daswood đi thành phố mùa đông năm nay.

Anh yêu của cô không trả lời, và sau khi khẽ cúi đầu chào các phụ nữ, bắt đầu than phiền thời tiết. Anh nói:

- Thật là đáng sợ! Thời tiết như thế này làm cho mọi thứ và mọi người kinh khiếp. Khi có mưa thì trong cũng như ngoài trời đều chán ngắt. Nó làm ta căm ghét mọi người quen biết. Ngài John có ý quái quỷ gì mà không có một phòng bi-a trong ngôi nhà của ông? Không có mấy người hiểu tiện nghi là gì! Ngài John cũng ngu xuẩn như thời tiết.

Những người còn lại chẳng bao lâu đã vào đến.

Ngài John nói:

- Cô Marianne, tôi e hôm nay cô không thể đi dạo đến Allenham như thường nhật.

Marianne lộ vẻ rất nghiêm nghị và không nói gì.

Cô Palmer nói:

- Này, cô không nên kín đáo với chúng tôi, vì chúng tôi đã biết cả rồi, nói cho cô an tâm; và tôi rất ngưỡng mộ khiếu thẩm mỹ của cô, vì tôi nghĩ anh ấy vô cùng đẹp trai. Cô biết không, chúng tôi ngụ không cách xa anh ấy lắm, - tôi có thể nói không quá mười dặm.

Anh chồng của cô nói:

- Gần đến ba mươi dặm.

- À, thế! Không khác biệt bao nhiêu. Tôi chưa từng đến nhà anh ấy, nhưng họ nói đây là nơi khá dễ thương.

Anh Palmer nói:

- Một nơi kinh tởm nhất chưa từng thấy.

Marianne hoàn toàn giữ im lặng, mặc dù vẻ mặt cô cho thấy cô chú ý lắng nghe câu chuyện của họ.

Cô Palmer tiếp:

- Nó thật sự xấu à? Thế thì tôi đoán phải có ngôi nhà nào khác đẹp đến thế.

Khi mọi người ngồi vào bàn ăn, Ngài John lấy làm tiếc mà nhận xét rằng tất cả chỉ có tám người. Ông nói với bà vợ:

- Em yêu, có ít người như thế này là điều rất khiêu khích. Tại sao em không mời nhà Gilbert đến hôm nay?

- Ngài John, có phải trước đây khi ngài hỏi về việc này, em đã nói rằng không thể được? Họ đã đến dùng bữa với chúng ta kỳ rồi.

Bà Jennings nói:

- Ngài John, ông và tôi, chúng ta không nên theo lễ nghi như thế.

Anh Palmer thốt lên:

- Thế thì bà không có gia giáo.

Cô vợ anh nói qua tiếng cười cố hữu:

- Anh yêu, anh mâu thuẫn với mọi người. Anh có biết anh khá thô lỗ không?

- Anh không biết anh đã mâu thuẫn với ai khi nói mẹ em là không có gia giáo.

Bà mẹ vợ dễ tính nói:

- Được, anh có thể sỉ nhục tôi tùy thích, anh đã cướp Charlotte từ tay tôi và không thể trả nó lại. Vì thế tôi được tay trên so với anh.

Charlotte cười sảng khoái khi nghĩ rằng anh chồng không thể tống khứ cô, đắc chí nói cô không màng anh cáu gắt với cô ra sao vì hai người phải sống với nhau. Khó có ai xuề xòa hoặc cứ muốn vui vẻ như cô vợ Palmer. Tính tình hờ hững, lầm lì và bất mãn của chồng cô không làm cô khổ sở; và khi anh trách mắng hoặc sỉ nhục cô, cô dễ đánh trống lảng.

Cô thì thầm cùng Elinor:

- Anh Palmer thật là kỳ hoặc! Anh không hề biết vui vẻ gì cả.

Sau một ít quan sát, Elinor không thấy anh thật sự xấu tính hoặc thiếu gia giáo như anh muốn tỏ ra thế. Cũng như nhiều đàn ông khác, tính khí của anh có lẽ trở nên cáu kỉnh đôi chút khi nhận ra mình là chồng của một phụ nữ rất ngu xuẩn sau khi đã bị sắc đẹp người vợ thu hút một cách khó hiểu; nhưng vợ anh biết rằng tư cách như thế là quá thông thường cho bất kỳ người đàn ông nhạy cảm nào nên không thấy bị tổn thương lâu. Cô tin đây chỉ làm một ước muống độc đáo khiến anh khinh bỉ mọi người, sỉ nhục mọi thứ trước mắt anh. Đây là lòng khát khao muốn tỏ ra vượt trội người khác. Động lực quá thông thường nên không cần phải lấy làm lạ; nhưng tư cách thiếu lịch sự như thế không làm ai, trừ cô vợ, gần gũi được anh.

Giây lát sau, cô Palmer nói:

- À, cô Daswood thân yêu, tôi muốn cô và em gái cô cho tôi một ân huệ. Giáng Sinh này hai cô có thể đến chơi Cleveland được không? Này, xin hai cô chấp nhận, - và đến chơi với chúng tôi cùng nhà Weston. Hai cô không thể biết tôi sẽ vui sướng thế nào! Sẽ vui lắm đấy!

Quay sang anh chồng, cô tiếp:

- Anh yêu, anh có muốn hai cô nhà Daswood đến Cleveland không?

Anh khụt khịt mũi:

- Chắc hẳn rồi. Anh đã đến Devonshire không ngoài ý gì khác.

Cô vợ anh nói:

- Này, hai cô thấy đấy, anh Palmer mong hai cô đến; nên hai cô không thể từ chối.

Cả hai đều nhất quyết từ chối lời mời.

- Nhưng đúng ra hai cô phải đến và sẽ đến. Tôi chắc chắn hai cô sẽ thích mọi thứ. Nhà Weston sẽ ở chơi với chúng tôi, vui lắm. Hai cô không thể biết Cleveland là nơi dễ thương như thế nào, và lúc ấy chúng ta sẽ hoạt náo, vì anh Palmer luôn đi khắp nơi vận động chống bầu cử. Vì thế mà có nhiều người tôi chưa gặp bao giờ đến dùng bữa với chúng tôi, khá hào hứng! Nhưng, tội nghiệp! Anh ấy rất vất vả! Vì anh ấy bị bắt buộc phải làm cho mọi người mến anh.

Elinor không thể giữ nguyên sắc mặt khi cô đồng ý với bổn phận khổ nhọc như thế.

Charlotte nói:

- Khi anh ấy làm việc ở Nghị viện, nghe thật là hấp dẫn! Phải không? Tôi thấy nực cười thế nào ấy! Thật kỳ khôi khi thấy mọi thư từ gửi đến anh mang chữ "M.P." - Nghị viên. Nhưng hai cô có biết không, anh ấy nói, anh sẽ không bao giờ thẳng thắn với tôi? Anh ấy tuyên bố như thế. Có phải không, anh Palmer?

Anh Palmer không để ý gì đến cô.

Cô tiếp:

- Anh ấy không chịu được phải viết lách, anh bảo việc này thật gây sốc.

Anh nói:

- Không, tôi chưa bao giờ nói chuyện gì vô lý như thế. Đừng tống mọi lạm dùng về ngôn ngữ đến tôi.

- Đấy, hai cô thấy anh ấy kỳ khôi như thế nào. Anh ấy luôn là thế! Đôi lúc anh không nói chuyện với tôi cả nửa ngày, rồi anh đi ra ngoài cùng cái gì đấy thật kỳ khôi - đủ mọi loại trên đời.

Khi họ trở ra phòng khách, cô hỏi Elinor có mến anh Palmer lắm không.

Elinor rất ngạc nhiên, đáp:

- Chắc hẳn rồi, anh trông rất dễ chịu.

- À, tôi vui vì thấy cô mến anh ấy. Tôi đã nghĩ như thế, anh ấy rất hiền. Tôi có thể nói cho cô biết, anh Palmer rất đẹp lòng với cô và hai em gái cô, và cô không thể hiểu được anh sẽ thất vọng như thế nào nếu các cô không đến Cleveland. Tôi không thể nghĩ ra tại sao cô lại từ chối.

Elinor lại bắt buộc phải khước từ lời mời, nói qua chuyện khác để chấm dứt mọi khẩn cầu. Cô nghĩ vì họ sống trong cùng một hạt, cô vợ Palmer có thể cho nhiều chi tiết về tư cách của Willoughby, hơn là thu thập từ nhà Middleton vốn chỉ quen sơ với anh; nên cô nôn nóng muốn bất kỳ ai xác nhận phẩm cách của anh nhằm xóa đi mọi e sợ của Marianne. Cô bắt đầu bằng câu hỏi họ có thường gặp anh ở Cleveland không, có quen thân với anh không.

Cô Palmer nói:

- À, có; tôi biết anh ấy rất rõ. Đúng vậy, không phải vì tôi đã tiếp chuyện với anh, nhưng tôi thường thấy anh ở thành phố. Vì lý do này khác, tôi chưa từng đến Barton trong cùng thời gian anh quay lại Allenham. Mẹ đã gặp anh ấy một lần ở đây, nhưng lúc ấy tôi đang đi thăm ông chú tại Weymouth. Tuy nhiên, tôi dám nói tôi ít gặp anh ở Somersetshire, chỉ vì không may là anh ấy và tôi không đến đây cùng một lúc. Tôi tin anh ít khi về Combe; nhưng ngay cả nếu anh có ở đây, tôi không nghĩ anh Palmer sẽ đến thăm, vì anh Willoughby ở bên phe đối lập, cô biết chứ, hơn nữa đường đi cũng xa. Tôi biết tại sao cô dọ hỏi về anh ấy, được lắm; em gái cô sẽ cưới anh. Tôi thấy vui kinh khủng về chuyện này, vì như thế tôi sẽ có cô ấy là láng giềng, cô biết đấy.

Elinor nói:

- Thật tình, cô biết về vụ việc rõ hơn tôi, nếu cô có lý do tin rằng sẽ có hôn nhân.

- Đừng giả vờ phủ nhận, bởi vì cô biết không, mọi người đã nói về chuyện này. Tôi cả quyết với cô tôi đã nghe qua chuyện này ở thành phố.

- Cô Palmer thân yêu!

- Tôi lấy danh dự đoan chắc với cô. Tôi gặp Đại tá Brandon sáng Thứ Hai trên Phố Bond, ngay trước khi tôi rời thành phố, và chính ông ấy cho tôi biết.

- Cô làm tôi ngạc nhiên hết sức. Đại tá Brandon nói cho cô biết! Hẳn là cô đã nhầm lẫn. Tôi không nghĩ người như Đại tá Brandon lại loan tin như thế cho một người không liên can, dù là tin chính xác.

- Nhưng tôi đảm bảo với cô mọi việc đúng như thế; để tôi nói cho cô nghe sự việc ra sao. Khi chúng tôi gặp ông ấy, ông quay lại và đi bộ cùng chúng tôi; thế là chúng tôi bắt đầu trò chuyện về ông anh và bà chị tôi, rồi chuyện này chuyện kia. Rồi tôi nói với ông: "Đại tá, thế là, tôi nghe nói có một gia đình mới dời đến nhà nghỉ Barton, và tôi nghe bà cụ tôi nói các cô này rất xinh, và một trong các cô sẽ cưới anh Willoughby ở Combe Magna. Có đúng thế không? Dĩ nhiên ông phải biết vì ông ghé qua Devonshire lúc gần đây".

- Và Đại tá nói gì?

- À, ông ấy không nói gì nhiều; nhưng ra vẻ như ông đã biết đây là sự thật, nên từ lúc này tôi tin là chắc chắn. Tôi thấy vui đấy! Chừng nào hai người làm đám cưới?

- Ông Brandon vẫn khỏe chứ?

- À! Vâng, vẫn khỏe. Ông ấy khen cô lắm, chỉ nói tốt về cô thôi.

- Tôi thấy ngượng vì lời khen của ông ấy. Ông ấy có vẻ là người rất tốt; tôi nghĩ ông rất dễ mến.

- Tôi cũng nghĩ thế. Ông là người có sức thu hút mạnh, nên kể cũng tiếc ông lại nghiêm nghị và tẻ nhạt. Mẹ nói ông ấy cũng yêu em gái cô. Tôi đoan chắc với cô đây là điều nên tự hào, vì không mấy khi ông yêu ai.

- Anh Willoughby được biết đến nhiều ở Somersetshire không?

- À! Có, rất nhiều; - đấy là, tôi không tin nhiều người quen biết anh, vì Combe Magna ở khá xa; nhưng tôi đoan chắc với cô họ đều rất có cảm tình với anh. Ở mỗi nơi anh đến không ai được nhiều người mến như anh, và cô có thể nói với em gái cô như thế. Tôi lấy danh dự mà nói cô ấy may mắn ghê gớm có được anh, vì cô ấy rất đẹp và dễ thương nên cô xứng đáng được tất cả. Tuy nhiên, tôi nghĩ cô ấy không đẹp hơn cô bao nhiêu, xin cô tin tôi; vì tôi nghĩ hai cô đều đẹp cực kỳ, và tôi chắc chắn anh Palmer cũng nghĩ thế, mặc dù tối qua tôi không thể bắt anh ấy nói ra.

Tin tức về cô Palmer quý trong Willoughby không đáng kể lắm, nhưng dù bất kỳ tin nhỏ nhặt nào thuận lợi về anh cũng đều làm cô vui.

Charlotte tiếp:

- Tôi rất vui cuối cùng chúng ta đã quen biết nhau. Bây giờ tôi hy vọng chúng ta mãi là bạn thân của nhau. Cô không biết đã bao lâu rồi tôi mong được gặp cô! Thật là thích khi cô được ở tại nhà nghỉ mát. Tôi chắc chắn không có gì bằng! Và tôi rất vui được biết em gái cô sắp kết hôn! Tôi hy vọng các cô sẽ yêu thích Combe Magna 1. Đây là nơi dễ thương theo mọi phương diện.

- Cô đã quen Đại tá Brandon lâu rồi, phải không?

- Vâng, khá lâu; từ lúc chị tôi lấy chồng. Tôi tin ông ấy là bạn đặc biệt của Ngài John.

Rồi hạ thấp giọng, cô tiếp:

- Ông ấy hẳn đã rất đẹp lòng mà cưới tôi, nếu cưới được tôi. Cả Ngài John và Phu nhân Middleton đều rất mong muốn có cuộc hôn nhân này. Nhưng mẹ cho là ông không hợp với tôi, nếu không Ngài John đã đề cập với Đại tá, và chúng tôi đã có thể cưới nhau ngay lập tức.

- Đại tá Brandon có biết đến ý kiến của Ngài John đối với mẹ của cô trước đấy hay không? Ông ấy có yêu cô không?

- À, không; nhưng nếu mẹ không chống đối, tôi đoan chắc ông đã chấp nhận tất cả. Ông chỉ gặp tôi không quá hai lần, vì khi ấy tôi còn đang đi học. Tuy nhiên, giờ đây tôi được hạnh phúc hơn. Anh Palmer là mẫu người đàn ông mà tôi thích.<
--------------------------------
1 Combe Magna: như đoạn trước đã đề cập, chỉ nơi cư ngụ của anh Wiloughby
 
Chương 21

Vợ chồng Palmer trở về Cleveland ngày hôm sau; hai gia đình ở Barton lại được giao hảo với nhau. Nhưng việc này không kéo dài lâu. Ngay sau khi Elinor mang các vị khách cuối cùng ra khỏi đầu óc cô, tự hỏi tại sao Charlotte hạnh phúc đến thế mà không có nguyên do nào, phân vân về anh Palmer hành xử mộc mạc đến thế qua mọi khả năng tài tình, và về hai vợ chồng không hợp nhau một cách kỳ lạ, thì vì lý do giao tiếp, Ngài John và bà Jennings lại nồng nhiệt giới thiệu hai người quen mới cho họ quan sát và nhận xét.

Trong buổi sáng đi chơi ở Exeter, họ đã gặp hai phụ nữ trẻ mà bà Jennings hài lòng biết ra là có quan hệ gia tộc với bà, thế là đủ để Ngài John mời hai cô đến Barton Park, ngay sau khi công việc của hai cô ở Exeter kết thúc. Các công việc của hai cô ở Exeter lập tức được gạt qua một bên do lời mời như thế, và Phu nhân Middleton hoảng hốt không ít khi Ngài John trở về, báo cho bà biết gia đình sẽ tiếp đón hai cô gái mà bà chưa hề gặp trong đời. Còn về tính cách thanh lịch của hai cô - ngay cả vị thế trâm anh có thể chấp nhận được ra sao - thì bà không có chứng cứ; vì lời đảm bảo của chồng bà và bà mẹ không đáng gì cả. Tư cách quan hệ họ hàng khiến lời đảm bảo lại trở nên tệ hại hơn. Vì thế, những cố gắng an ủi của bà Jennings không may là đúng lý, khi bà khuyên con gái không nên để ý đến trang phục của hai cô - chỉ vì là chị em với nhay nên họ phải đua đòi với nhau.

Tuy nhiên, vì không thể nào ngăn hai cô đến, Phu nhân Middleton đành phải chấp nhận bằng mọi triết lý sống đời của một phụ nữ có gia giáo, tự bằng lòng với việc trách móc ông chồng nhẹ nhàng năm, sáu lần mỗi ngày.

Hai cô gái trẻ đến; bề ngoài của họ không có vẻ gì kém quý phái hoặc không hợp thời trang. Các bộ áo của hai cô thật sang trọng, thái độ rất lịch sự, họ mến thích ngôi nhà, và trong khi khen ngợi nồng nhiệt các món nội thất, bỗng dưng hai cô tỏ ra yêu mến mê mẩn các đứa trẻ, đến nỗi không đầy một giờ sau khi họ đến, Phu nhân Middleton đã có ý nghĩ tốt đẹp về họ. Bà tuyên bố hai cô đúng là dễ mến; và đối với Phu nhân, cách nói này chỉ ra lòng cảm mến nồng nhiệt.

Qua lời khen ngợi sinh động này, Ngài John dấy thêm tự tin về khả năng phán đoán của ông; nên ông đi ngay đến nhà nghỉ mát để báo tin cho các cô nhà Daswood về chuyến thăm viếng của hai cô nhà Steele, đảm bảo với họ rằng hai cô này là những thiếu nữ dễ thương nhất trần đời. Tuy nhiên, lời khen tặng như thế không cho biết gì cả; Elinor hiểu rõ rằng những thiếu nữ dễ thương nhất trần đời thì ở Anh quốc đâu đâu cũng có, với mọi thể hình, khuôn mặt, tính khí và kiến thức khác nhau. Ngài John muốn cả nhà đi ngay đến Barton Park để xem mặt hai cô. Một con người hiền hòa, nhân từ! Ông cảm thấy khổ sở ngay cả khi giữ một cô cháu họ thứ ba cho riêng ông.

Ông bảo:

- Hãy đến ngay bây giờ, xin vui lòng đến - các cô phải đến - tôi nhất quyết các cô sẽ đến. Các cô không thể biết tôi mến họ như thế nào. Lucy đẹp ghê gớm, lại còn vui vẻ và dễ mến! Bọn trẻ đã vây lấy cô ấy như thể cô là người quen lâu ngày. Cả hai đều mong mỏi được gặp các cô, vì ở Exeter họ đã nghe nói các cô là những thiếu nữ đẹp nhất trần đời. Tôi bảo họ đây là sự thật, và còn nhiều nữa. Tôi chắc chắn các cô sẽ vui với họ. Họ đã mang một xe đầy đồ chơi cho các đứa trẻ. Các cô có bực mình gì đâu mà không đến? Các cô biết không, hai người là chị em họ của các cô đấy, theo cách hiểu thời thượng. Các cô có quan hệ gia tộc với tôi, hai người kia có quan hệ với vợ tôi, nên tất cả các cô có quan hệ với nhau.

Nhưng Ngài John không thắng thế. Ông chỉ nhận được lời họ hứa sẽ đến trong một, hai ngày kế; rồi ông từ giã, lạ lùng về thái độ dửng dưng của họ, đi trở về và khoe khoang về tình cảm của họ dành cho hai cô nhà Steele, cũng như ông đã khoe khoang về tình cảm của hai cô nhà Steele dành cho họ.
° ° °
Qua chuyến thăm viếng Barton Park như đã hứa và tiếp theo là được giới thiệu với hai phụ nữ trẻ, các cô nhà Daswood tìm thấy nơi bề ngoài của cô chị, gần ba mươi, vẻ mặt giản dị và không được nhạy cảm, không có gì đáng chiêm ngưỡng. Nhưng với cô kia, không hơn hai mươi hai hoặc hai mươi ba, họ nhận ra vẻ đẹp đáng kể; các đường nét của cô đều rất xinh xắn, và cô có đôi mắt tinh anh, tư thái sang trọng, tuy không lộ vẻ phong nhã hoặc duyên dáng những cũng tạo mẫu người độc đáo. Cử chỉ hai người đều đặc biệt lịch sự, và chẳng bao lâu Elinor có ý khen họ về nhận thức, khi cô thấy họ tỏ ra dễ mến dưới mắt Phu nhân Middleton qua những chăm chút thường xuyên và tinh khôn. Đối với các đứa trẻ của Phu nhân, họ luôn phấn khích, ca ngợi nét dễ thương tuổi thơ, gây cho bọn chúng chú ý, bông đùa với những thói đỏng đảnh của chúng.

Thời gian còn lại là cho những yêu cầu thúc bách của phép lịch sự, hai cô dành ra để khen ngợi Phu nhân khi bất kỳ bà làm việc gì, hoặc để xin mẫu cắt may các kiểu áo sang trọng mà Phu nhân đã mặc ngày trước khiến cho họ không ngừng mê thích. May mắn cho những người muốn lấy lòng qua những điểm yếu này, một bà mẹ yêu quý con cái lại thường cả tin nhất, dù bà nằm trong số những người ham hố nhất khi theo đuổi lời khen ngợi cho đám trẻ của họ. Các đòi hỏi của bà đều quá đáng, nhưng bà sẽ chấp nhận bất cứ cái gì; vì thế Phu nhân Middleton không ngạc nhiên và hồ nghi về những trìu mến và chịu đựng vượt mức của chị em Steele đối với các con của bà. Qua lòng nuông chiều mẫu tử, bà nhìn những hành động xâm lấn sỗ sàng và những trò tác quái mà hai chị em họ phải chịu đựng. Bà nhìn các dải thắt lưng của hai cô bị mở tung ra, tóc họ bị kéo chung quanh vành tai, các túi của họ bị lục lọi, dao kéo của họ bị lén lấy đi, mà vẫn tin rằng đây là những trò vui cho tất cả các bên. Bà không thấy gì là đáng ngạc nhiên ngoài việc Elinor và Marianne ngồi trang nghiêm, không muốn tham dự vào những gì đang diễn ra.

Khi đứa con trai giật lấy chiếc khăn tay của cô Steele và ném ra ngoài cửa sổ, bà nói:

- Hôm nay John thật hiếu động! Nó làm đủ các trò khỉ.

Chẳng bao lâu sau, khi đứa trẻ thứ hai cấu véo mạnh một ngón tay bà, bà âu yếm nhận xét:

- Williams ham vui thế nào ấy!

Khi trìu mến vuốt ve một cô bé ba tuổi không làm ồn trong hai phút trước đấy, bà thêm:

- Và đây là con bé Annamaria hiền dịu. Con bé này luôn hiền hòa và trầm lặng - không bao giờ có đứa nào trầm lặng như thế.

Không may là trong khi ban tặng những ôm hôn này, một chiếc kim trên mái tóc Phu nhân khẽ cào sướt cổ đứa trẻ; từ sự cố hiền dịu gây nên những tiếng thét dữ dội, không hề kém sinh vật nào khác tự nhận là ồn ào. Bà mẹ lo lắng cực độ, nhưng không thể vượt quá thái độ cuống cuồng của hai chị em nhà Steele; và trong tình hình khẩn cấp gay cấn như thế, cả ba người làm đủ mọi cách nhằm xoa dịu cơn đau của nạn nhân nhỏ tuổi. Bà mẹ bế con bé ngồi trên lòng, bao trùm con bé bằng những nụ hôn; một cô nhà Steele quỳ trên sàn rửa vết thương cho bé bằng nước ướp hoa oải hương 1; cô kia nhồi nhét mấy thỏi kẹo đường vào miệng của bé. Qua cách tưởng thưởng như thế do chảy nước mắt, con bé thừa thông minh để hiểu nên tiếp tục khóc lóc. Con bé vẫn la hét và rấm rứt một cách khát khao, đá hai đứa anh vì muốn sờ đến em gái. Mọi liên minh cộng tác làm xoa dịu đều vô hiệu cho đến khi Phu nhân Middleton may mắn nhớ ra rằng trong một cảnh thảm não tương tự tuần trước, mứt đào đã có công hiệu khi thoa trên thái dương bị bầm. Thế là phương án cứu chữa bằng mứt đào được sốt sắng đề nghị cho vết trầy xước bất hạnh này, và vài tiếng thét đứt đoạn của con bé khi nghe nói cho thấy dường như cô bé không phản đối phương án. Thế nên bé được vòng tay bà mẹ bế ra khỏi phòng để đi lùng liều thuốc, và vì hai đứa anh vẫn muốn đi theo dù bà mẹ khẩn khoản chúng ở lại, bốn cô gái trẻ được hưởng bầu không khí an bình không hề có suốt nhiều giờ trước.

Ngay sau khi họ đi ra, cô Steele nói:

- Tội nghiệp mấy đứa trẻ! Hẳn đây là một tai nạn rất đáng buồn.

Marianne thốt lên:

- Tôi không rõ lắm là đáng buồn ra sao, trừ khi tai nạn này nằm trong tình huống hoàn toàn khác biệt. Nhưng đây là cách thông thường để nâng cao mức báo động, khi mà trong thực tế không có gì đáng báo động cả.

Lucy Steele nói:

- Phu nhân Middleton thật là một phụ nữ hiền dịu làm sao!

Marianne im lặng. Cô không thể nói ra điều mà cô không cảm nhận, dù hoàn cảnh có là vụn vặt đến đâu. Thế là cả nhiệm vụ nói dối khi phép lịch sự đòi hỏi luôn đổ dồn lên Elinor. Cô chị cố gắng khi phải thi hành nhiệm vụ này, bằng cách nói về Phu nhân Middleton đến mức nồng nàn hơn là cô cảm nhận, dù vẫn còn kém xa cô Lucy.

Cô chị cả thốt lên:

- Và Ngài John cũng thế, quả thật là một người có sức lôi cuốn!

Ở đây cũng thế, lời khen của cô Daswood, chỉ giản dị và công minh, đưa ra mà không nhằm gây tiếng vang nào. Cô chỉ muốn nhận xét là ông rất vui tính và thân thiện.

- Và họ có một gia đình nhỏ đáng yêu làm sao! Tôi chưa từng thấy những đứa trẻ nào dễ thương như thế trên đời. Tôi thú nhận tôi đã mê chúng nó, đúng thật là tôi thương trẻ em một cách điên cuồng.

Elinor mỉm cười:

- Tôi có thể đoán được từ những gì tôi chứng kiến sáng nay.

Lucy nói:

- Tôi có ý nghĩ, cô cho rằng các đứa nhỏ nhà Middleton được nuông chiều thái quá; có lẽ chúng được cung phụng quá mức; đó là lẽ đương nhiên đối với Phu nhân Middleton. Còn về phần tôi, tôi thích thấy trẻ em đầy hiếu động và nhiệt náo; tôi không chịu được nếu chúng ngoan ngoãn và trầm lặng.

Elinor đáp:

- Thú thật, trong khi tôi thăm viếng Barton Park, tôi không bao giờ ghét bỏ trẻ em ngoan ngoãn và trầm lặng.

Một khoảnh khắm im lặng tiếp theo, rồi được cô Steele ngắt ngang khi cô quá sẵn sàng tiếp tục câu chuyện, thình lình cất tiếng:

- Cô Daswood, cô có thích Devonshire không? Tôi đoán cô rất buồn phải lìa xa Sussex.

Có phần ngạc nhiên về câu hỏi quen thuộc, hoặc ít nhất về cách đặt câu hỏi, Elinor đáp đúng thế.

Cô Steele thêm:

- Norland là một vùng đẹp đẽ lạ thường, phải không?

Lucy dường như muốn tìm cách xin lỗi cho chị mình đã suồng sã:

- Chúng tôi nghe Ngài John ca ngợi nhiều về vùng đất này.

Elinor đáp:

- Tôi nghĩ ai đã thấy qua vùng này đều phải mến thích, tuy không phải ai như chúng tôi cũng nhận ra những vẻ đẹp.

- Và ở đó có nhiều trang công tử tuấn tú theo đuổi cô không? Tôi đoán ở nơi này cô không có nhiều người như thế; riêng nơi tôi ở, tôi nghĩ luôn có thêm nhiều anh.

Lucy lộ vẻ xấu hổ thay cho cô chị:

- Nhưng tại sao chị nghĩ ở Devonshire không có nhiều thanh niên quý phái như ở Sussex?

- Không, em yêu à, chị không hề giả vờ nói là không có. Chị chắc chắn không có nhiều trang công tử ở Exeter; nhưng em biết chứ, làm thế nào chị nói được có trang công tử tuấn tú nào ở Norland. Chị chỉ em các cô nhà Daswood có thể thấy nhàm chán ở Barton, nếu hai cô không gặp gỡ nhiều thanh niên như lúc trước. Nhưng có lẽ các cô trẻ không quan tâm đến thanh niên, tự nguyện sống mà không có đàn ông một cách thanh thản cũng như khi có họ.

"Về phần chị, chị nghĩ số đông họ dễ mến, miễn là họ ăn mặc bảnh bao và có tư thái lịch sự. Nhưng chị không thể chịu được khi họ dơ bẩn và thô tục. Em biết không, có anh Rose ở Exeter, một thanh niên phong lưu quý phái, khá đẹp trai, làm thư ký cho ông Simpson; nhưng nếu em chỉ gặp anh ta vào buổi sáng thì anh ta không xứng đáng để gặp."

"Cô Daswood, tôi đoán anh của cô là trang công tử khá trước khi anh kết hôn, vì anh giầu có như thế, phải không?"

Elinor đáp:

- Thú thật, tôi không thể cho cô biết, vì tôi không hiểu rõ ý nghĩa của từ ngữ. Nhưng tôi có thể nói thế này: nếu anh ấy đã từng là trang công tử trước khi kết hôn, anh ấy vẫn là thế, vì anh không có thay đổi nào dù nhỏ nhặt nhất.

- Ôi! Trời ơi! Người ta không bao giờ nghĩ về những anh đã kết hôn là công tử - họ phải làm việc nào khác.

Cô em nói:

- Chúa tôi! Anne, chị không nói chuyện gì khác ngoài mấy công tử; chị sẽ khiến cô Daswood tin chị không nghĩ về việc gì khác.

Rồi để lái câu chuyện sang hướng khác, cô bắt đầu chiêm ngưỡng ngôi nhà và các món nội thất.

° ° °
Việc phán xét hạng người như hai cô nhà Steele thế là đủ. Không ai khen ngợi thói suồng sã thô tục và ý nghĩ điên rồ của cô chị; và vì Elinor không mù quáng với sắc đẹp hoặc vẻ tinh anh của cô em để không nhận ra yếu kém về thanh lịch và thẩm mỹ chân chính, cô từ giã mà không muốn biết thêm về hai người.

Hai cô nhà Steele thì không như thế. Họ từ Exeter đến, được khen ngợi nồng nhiệt qua cách thức vận dụng Ngài John Middleton, gia đình ông và mọi mối quan hệ của ông. Phần khen ngợi cũng được ban bố rộng rãi cho các cô cháu họ xinh đẹp của ông, mà hai người nói rằng là những thiếu nữ đẹp nhất, phong nhã nhất, có giáo dục tốt nhất và dễ mến nhất họ từng gặp - cũng là những người họ đặc biệt thiết tha muốn quen thân thêm. Vì thế, chẳng bao lâu Elinor nhận ra số phận không tránh khỏi là phải quen thân thêm, vì Ngài John hoàn toàn đứng về phe hai cô nhà Steele; hai chị em có vị thế mạnh không thể trấn áp được. Thế là Elinor phải ép mình chấp nhận tình thân, có nghĩ là hầu như mỗi ngày phải ngồi bên nhau suốt một hoặc hai giờ.

Ngài John không thể làm gì hơn, nhưng ông không biết cần làm gì hơn: theo quan niệm của ông, thân tình có nghĩa là gặp gỡ. Trong khi cách thức giúp các cô liên tục gặp nhau tỏ ra có hiệu quả, ông cứ nghĩ chắc chắn họ là bạn thân với nhau.

Phải công tâm với ông, ông đã làm mọi việc trong quyền hạn của mình để khuyến khích các cô nhà Daswood bớt e dè, bằng cách tiết lộ với hai chị em nhà Steele bất cứ điều gì ông biết hoặc ức đoán về tình hình các cô cháu họ của ông, kèm theo các chi tiết tế nhị. Hậu quả là, chỉ sau khi Elinor gặp họ hai lần, cô chị nhà Steele đã chúc mừng em gái cô có may mắn chinh phục được một công tử thật lịch sự kể từ khi đến Barton.

Cô nói:

- Cũng là điều tốt khi cô ấy kết hôn ở tuổi còn trẻ như thế, và tôi nghe anh ấy quả là một công tử, đẹp trai lạ thường. Và tôi hy vọng chẳng bao lâu chính cô sẽ có may mắn như thế, - nhưng có lẽ cô đã lén lút có một người bạn ở đâu đấy rồi.

Elinor biết không nên trông mong, so với trường hợp của Marianne, Ngài John có thể tử tế hơn khi thông tin các hồ nghi của ông về ý tình của cô dành cho Edward. Đúng vậy, trong hai đề tài bông đùa, ông thích bông đùa Elinor hơn, vì có nhiều tình tiết mới hơn, nhiều ức đoán hơn. Sau chuyến thăm viếng của Edward, mỗi khi ngồi ăn với nhau ông đều nâng ly chúc cho hạnh phúc của cô qua đầy ẩn ý và nhiều cái gật đầu cùng nháy mắt, như thể để khuyến khích mọi người chú ý. Chữ F - luôn được mang ra bàn tán, tạo vô số chuyện bông đùa, đến nỗi từ lâu đã được gắn liền với Elinor.

Đương nhiên là hai cô nhà Steele giờ được thụ hưởng mọi chuyện bông đùa này. Cô chị tò mò muốn biết tên người quý phái được ám chỉ, tuy được nói đến một cách xấc xược nhưng là đề tài để cô dò hỏi sâu vào những chuyện trong gia đình họ. Nhưng Ngài John không muốn đùa cợt mãi với sự tò mò mà ông lấy làm vui được khởi động, vì ông cũng có niềm vui để nói ra cái tên.

Qua giọng thì thầm nghe rất rõ, ông nói:

- Anh này có họ Ferrars, nhưng cô đừng nói ra vì đây là một bí mật.

Cô Steele nhắc lại:

- Ferrars! Anh Ferrars quả là hạnh phúc, phải không? Cái gì! Anh trai của chị dâu cô, hở cô Daswood? Chắc chắn đây là một người dễ mến; tôi biết anh này rất rõ.

Luôn phải cải chính những lời phát biểu của chị mình, Lucy nói:

- Chị Anne, làm thế nào chị nói như thế được? Mặc dù chúng ta đã gặp anh ấy một đôi lần ở nhà ông chú, nói là biết anh ấy rất rõ là quá đáng.

Elinor nghe tất cả với chú tâm và ngạc nhiên. "Ông chú này là ai? Ông sống ở đâu? Làm thế nào họ có quen biết?" Dù không thích tham gia vào câu chuyện, cô rất muốn được nghe thêm; nhưng không ai nói gì hơn. Lần đầu tiên trong đời, cô nghĩ bà Jennings hoặc là thiếu óc hiếu kỳ hoặc không thích chuyện trò. Cử chỉ của cô Steela khi nói đến Edward khiến cô hiếu kỳ thêm; vì bất chợt cô xem ra có vẻ xấu tính, nghi ngờ cô này biết - hoặc giả vờ biết - một điều gì đấy bất lợi cho anh. Nhưng nỗi hiếu kỳ của cô không được thỏa mãn, vì cô Steele không nói thêm gì khi tên anh Ferrars được ám chỉ, hoặc ngay cả khi được Ngài John nhắc đến.
--------------------------------
1 Oải hương (Anh ngữ Lavender): loại cây thảo nhỏ, có lá hẹp, hoa nhỏ màu tím. Hoa được ép lấy dầu dùng làm nước hoa, cũng có công dụng gây an thần.
 
Chương 22

Marianne vẫn không bao giờ chấp nhận những khuyết điểm như xấc xược, thô lỗ, thấp hèn, hoặc ngay cả khác biệt với cô về khiếu thẩm mỹ. Đặc biệt giờ đây, cô thêm ác cảm nên không thể lấy làm vui với hai cô nhà Steele, hoặc khuyến khích hai người cởi mở thêm. Elinor cho rằng mình được họ mến hơn do thái độ lạnh lùng cố hữu của em gái đối với họ khiến ngặn chặn mọi cố gắng làm thân của họ. Điều này sớm hiện rõ ở cả hai cô, nhưng đặc biệt là Lucy không bỏ lỡ cơ hội nào để bắt chuyện với cô, hoặc để củng cố tình thân qua cách trao đổi bình dị và thẳng thắn về tâm tư của mình.

Lucy có tố chất khôn khéo; các nhận xét của cô thường công tâm và vui vẻ. Sau nửa giờ chuyện trò, Elinor thường thấy cô dễ mến; nhưng các khả năng của cô không được nền giáo dục hỗ trợ. Cô kém hiểu biết và dốt nát; và sự yếu kém về thăng tiến tinh thần, việc thiếu kiến thức trong nhiều lĩnh vực thông thường đều không qua mắt được cô Daswood, bất luận mọi cố gắng để tỏ vẻ vượt trội. Elinor nhận ra - và thương hại cho cô này - về sự thiếu quan tâm đến những khả năng mà nền giáo dục có thể giúp cô được trọng vọng.

Nhưng qua cảm nghĩ ít thương mến hơn, Elinor cũng nhận ra các khuyết điểm thiếu tế nhị, thiếu chính trực, kém suy nghĩ như biểu hiện qua những chú mục, những vồn vã, những xu nịnh ở Barton Park. Cô không thể hài lòng lâu dài khi giao du với những người vừa thiếu chân thành vừa kém hiểu biết, người có cách cư xử với những người khác khiến cho mọi chăm chút và kính trọng đối với cô đều trở nên hoàn toàn vô giá trị.
° ° °
Một ngày, khi cùng nhau đi dạo từ Barton Park đến nhà nghỉ mát, Lucy nói với cô:

- Tôi đoan chắc cô sẽ nghĩ câu hỏi của tôi là kỳ hoặc, nhưng tôi muốn hỏi, cô có quen biết với mẹ của chị dâu cô, bà Ferrars, hay không?

Elinor thật sự nghĩ câu hỏi rất kỳ hoặc. Nét mặt của cô diễn tả ý nghĩ này, khi cô trả lời rằng cô chưa từng gặp bà Ferrars.

Lucy đáp:

- Thật à! Tôi thắc mắc, vì tôi nghĩ cô hẳn đã thỉnh thoảng gặp bà ở Norland. Thế thì, có lẽ cô nói cho tôi biết bà người như thế nào được không?

Elinor cẩn thận không muốn cho ý kiến chân thật của cô về mẹ anh Edward, và không thiết thỏa mãn tính tò mò dường như vô phép tắc, nên cô chỉ nói:

- Không, tôi không biết gì về bà ấy.

Lucy nhìn cô chăm chú:

- Tôi chắc cô nghĩ tôi thật lạ kỳ khi hỏi về bà ấy theo cách như thế, nhưng hẳn là có lý do - tôi ước mình có thể tiết lộ, nhưng tôi mong cô sẽ công tâm với tôi để tin rằng tôi không có ý vô phép tắc.

Elinor trả lời theo phép lịch sự, và hai người tiếp tục bước đi trong im lặng.

Lucy do dự, rồi trở lại chuyện cũ:

- Tôi không thể chịu được để cô nghĩ tôi tò mò vô phép tắc. Tôi thà làm bất cứ việc gì trên đời hơn là bị một người có ý kiến đáng lắng nghe như cô nghĩ về tôi như thế. Tôi chắc chắn không nên ngại tin tưởng cô. Thật thế, tôi sẽ rất vui được nghe ý kiến phải làm thế nào trong trường hợp khó khăn của tôi; tuy nhiên, không có cơ hội để làm phiền cô. Tôi tiếc cô không quen biết bà Ferrars.

Elinor rất đỗi ngạc nhiên:

- Tôi tiếc tôi không quen biết, nếu điều này có thể giúp cô biết ý kiến của tôi về bà ấy. Nhưng thật tình tôi chưa từng biết cô có liên quan đến gia đình này, vì thế tôi thú nhận tôi có phần ngạc nhiên về câu hỏi nghiêm túc như thế đối với tư cách của bà.

- Tôi đoan chắc cô ngạc nhiên, và tôi không thắc mắc gì. Nhưng nếu tôi dám nói hết với cô, cô sẽ không ngạc nhiên như thế. Hiện giờ bà Ferrars không là gì với tôi - nhưng có thể đến lúc - đến lúc nào là tùy thuộc nhiều vào bà ấy, khi chúng tôi có thể quan hệ rất mật thiết với nhau.

Cô cúi gầm mặt, thẹn thùng một cách đáng yêu, nghiêng mặt nhìn người đồng hành để quan sát phản ứng.

Elinor thốt lên:

- Trời đất! Cô có ý nói gì! Cô có quan hệ với anh Robert Ferrars à? Có lẽ nào?

Và cô không hài lòng với ý tưởng có một người em dâu chồng như thế.

Lucy đáp:

- Không, không phải anh Robert Ferrars - tôi chưa từng gặp anh này trong đời, nhưng là (đăm đăm mắt nhìn Elinor) anh cả của anh này.

Lúc này Elinor cảm thấy thế nào? Ngạc nhiên tột độ, có thể là đau đớn, nếu ngay lập tức cô không bác bỏ lời tự thú của Lucy. Cô quay nhìn Lucy trong ngỡ ngàng, không thể ức đoán nguyên nhân hoặc mục đích của câu nói; và dù nét mặt cô có thay đổi, cô đứng im trong ngờ vực, không cảm thấy nguy cơ bị kích động cuồng loạn hoặc ngất xỉu.

Lucy tiếp:

- Cô có thể rất ngạc nhiên, vì trước đây hẳn cô không biết gì về chuyện này. Tôi biết chắc anh ấy không hề tỏ lộ tý gì cho cô hoặc cho bất kỳ ai trong gia đình cô biết bởi vì anh luôn muốn giữ bí mật tuyệt đối, còn tôi cũng giữ kín cho đến lúc này. Không một người thân nào của tôi biết ngoại trừ Anne, và đáng lẽ tôi không nói cho cô biết nếu tôi không tin tưởng cô sẽ giữ kín. Thật tình tôi nghĩ thái độ của tôi khi hỏi nhiều về bà Ferrars có vẻ kỳ hoặc, nên tôi phải giải thích. Và tôi nghĩ anh Ferrars sẽ không phật ý khi biết tôi tin tưởng cô, vì tôi biết anh có ý nghĩ tốt nhất trên đời về gia đình cô, xem cô cùng hai cô em nhà Daswood như là những em gái của anh.

Cô ngưng bặt.

Trong một khoảnh khắc, Elinor im lặng. Lúc đầu, cô quá ngạc nhiên không thể nói nên lời; nhưng cuối cùng cô bắt buộc phải nói, và nói một cách thận trọng, trầm tĩnh để che giấu ngạc nhiên và quan ngại:

- Tôi xin phép hỏi, hai người đã hẹn ước lâu chưa?

- Chúng tôi đã hẹn ước với nhau bốn năm nay.

- Bốn năm!

- Vâng.

Mặc dù cảm thấy bị sốc, Elinor vẫn không muốn tin:

- Trước đây tôi không được biết.

- Tuy thế, chúng tôi quen biết nhau đã được nhiều năm. Cô biết không, anh ấy được chú tôi dạy dỗ trong một thời gian khá dài.

- Chú của cô!

- Vâng, ông Pratt. Cô đã nghe anh ấy nói đến ông Pratt không?

Elinor cố đè nén cảm xúc dâng cao:

- Tôi nhớ đã có nghe.

- Anh ấy sống với ông chú tôi trong bốn năm, tại Longstaple, gần Plymouth. Hai chúng tôi bắt đầu quen nhau ở đây, vì mẹ tôi và tôi thường đến thăm chú tôi, và hai chúng tôi đã hẹn ước với nhau ở đây, gần một năm sau khi anh ấy thôi học; nhưng anh ấy hầu như luôn luôn đến ngụ với chúng tôi sau đấy. Như cô có thể đoán, tôi rất ngại hẹn ước với anh ấy khi mẹ anh không hay biết và không được cẩn trọng. Cô Daswood, dù cô không hiểu anh ấy rõ như tôi, hẳn cô đã biết anh ấy có tố chất khiến mộ phụ nữ thiết tha yêu anh chân thành.

Elinor đáp:

- Chắc hẳn vậy.

Cô không biết nói gì hơn; nhưng sau một khoảnh khắc ngẫm nghĩ, qua niềm tin sống lại về danh dự và tình yêu của Edward và về sai lầm của người bạn đồng hành, cô nói:

- Hẹn ước với anh Edward Ferrars! Phải thú thật tôi hoàn toàn ngạc nhiên về chuyện cô nói, nhưng thật ra ... xin lỗi cô ... nhưng chắc là có nhầm lẫn về người hoặc tên. Chúng ta hẳn không nói đến cùng một anh Ferrars.

Lucy thốt lên, mỉm cười:

- Chúng ta không thể nói đến ai khác. Anh Edward Ferrars, trưởng nam của bà Ferrars, ở Phố Park, là anh của chị dâu cô, bà John Daswood, chính là người mà tôi nói đến. Cô nên nghĩ rằng tôi không thể bị nhầm lẫn về tên của người quyết định cả hạnh phúc cuộc đời tôi.

Trong nỗi hoang mang đau đớn nhất, Elinor nói:

- Điều lạ là tôi chưa từng nghe anh ấy nhắc đến ngay cả tên cô.

- Đúng. Xét qua tình cảnh của chúng tôi, điều này không lạ. Mối bận tâm trước nhất của chúng tôi là giữ kín vụ việc. Cô không biết gì về tôi, về gia đình của tôi, do đó cô không thể có cơ hội để nghe đến tên tôi. Và khi anh luôn e ngại em gái anh nghi ngờ, điều đó đủ là lý do tại sao anh không nói ra.

Cô im lặng. Cảm tưởng yên tâm của Elinor đã trĩu nặng, nhưng đầu óc tự chủ không trĩu theo. Qua giọng rõ ràng, cô nói:

- Hai người đã hẹn ước bốn năm.

- Vâng; và ai biết được chúng tôi sẽ chờ đến bao lâu. Tội nghiệp Edward! Chuyện này khiến cho anh héo hắt!

Rồi rút ra một bức tiểu họa từ túi áo, cô thêm:

- Để tránh nhầm lẫn, xin cô vui lòng xem gương mặt này. Bức họa vẽ không đẹp như người thật, nhưng tôi nghĩ cô không thể bị nhầm về người được vẽ. Tôi có bức họa này đã ba năm nay.

Cô đặt bức tiểu họa vào lòng bàn tay của Elinor. Dù còn một thoáng e sợ mình quyết định quá hấp tấp hoặc mong ước tìm ra sự lừa dối, cô không nghi ngờ gì đây là gương mặt của Edward. Cô trao lại bức tiểu họa hầu như lập tức, công nhận đúng là anh.

Lucy tiếp:

- Tôi chưa bao giờ có thể tặng anh ấy bức họa của tôi, và mãi bức rứt về việc này vì anh ấy luôn thiết tha muốn có! Nhưng tôi nhất quyết ngay khi có cơ hội sẽ ngồi làm mẫu cho họa sĩ vẽ.

Elinor điềm tĩnh đáp:

- Cô nói đúng lắm.

Rồi họ tiếp tục bước trong im lặng. Lucy nói trước:

- Tôi biết chắc, tôi tin tưởng được cô giữ kín bí mật này, bởi vì cô hẳn biết điều quan trọng đối với chúng tôi như thế nào là không để cho mẹ anh ấy biết việc này; vì tôi biết bà sẽ không chấp thuận. Tôi sẽ không có gia sản khi kết hôn, và tôi đoán bà là một người cực kỳ kiêu hãnh.

Elinor nói:

- Thật tình tôi không muốn tìm hiểu chuyện riêng tư của cô, nhưng cô nghĩ tôi quá quan trọng khi tưởng tượng rằng tôi có thể giúp đỡ. Tôi sẽ giữ kín bí mật của cô, nhưng xin thứ lỗi nếu tôi biểu lộ ít ngạc nhiên về cuộc trao đổi không cần thiết này. Ít nhất cô nên nghĩ rằng dù tôi biết rõ chuyện của cô, thì cũng không phương hại đến bí mật của cô.

Khi nói thế, Elinor chăm chú nhìn Lucy, hy vọng tìm thấy điều gì đấy trên vẻ mặt cô này - có lẽ sự lừa dối trong lời nói. Nhưng vẻ mặt của Lucy không biểu hiện điều gì như thế.

Lucy nói:

- Tôi đã e sợ cô sẽ nghĩ tôi quá tự tiện với cô khi kể lể mọi chuyện này. Đúng thật là tôi chưa quen biết cô lâu, ít nhất theo phương diện cá nhân, nhưng tôi đã biết về cô và toàn gia đình cô qua lời kể; và ngay khi vừa gặp cô, tôi hầu như có cảm tưởng như thể cô là người quen thân.

"Ngoài chuyện này, tôi thật lòng nghĩ cần giải thích cho cô rõ sau khi đã dò hỏi về mẹ của Edward; và thật không may là không có ai giúp khuyên bảo tôi. Anne là người duy nhất biết chuyện này, và chị ấy không có óc phán đoán nào. Thật ra, chị ấy gây phiền toái cho tôi hơn là hỗ trợ, vì tôi luôn e sợ chị sẽ tiết lộ bí mật của tôi. Chị ấy không biết giữ mồm giữ miệng, như cô đã thấy. Một ngày nọ, tôi kinh hãi gần chết khi Ngài John nhắc đến tên Edward, e rằng chị ấy sẽ nói ra tất cả."

"Cô không thể hiểu được những gì đã hành hạ tâm tư tôi. Tôi chỉ ngạc nhiên là mình đã còn sống sau những khổ sở phải chịu đựng trong bốn năm qua chỉ vì nghĩ đến Edward. Mọi việc đều trong tình trạng hồi hộp và vô định, và ít gặp anh như thế - chúng tôi gặp nhau không quá hai lần mỗi năm. Tôi lấy làm lạ là tim tôi chưa đến nỗi tan vỡ."

Đến đây cô rút ra chiếc khăn tay, nhưng Elinor không cảm thương cho cô lắm.

Sau khi lau đi đôi mắt, Lucy tiếp:

- Tôi không rõ có thể tốt hơn cho hai chúng tôi không nếu chấm dứt hẳn quan hệ tình cảm. (Khi cô nói thế, cô nhìn thẳng vào người đồng hành.) Nhưng rồi vào những lúc khác, tôi không đủ cương nghị để làm thế. Tôi không thể chịu đựng với ý nghĩ làm cho anh khổ, vì tôi biết chỉ cần nói thế anh sẽ khổ. Và đấy cũng do tôi - vì với tôi anh là tất cả - tôi nghĩ tôi không đủ sức chịu đựng nếu chấm dứt quan hệ. Cô Daswood, trong trường hợp này cô khuyên tôi phải làm sao? Nếu là cô, cô sẽ làm gì?

Ngạc nhiên vì câu hỏi, Elinor nói:

- Xin lỗi, nhưng tôi không thể khuyên cô trong tình huống như thế này. Tùy cô suy xét.

Trong ít phút cả hai đều im lặng, rồi Lucy tiếp:

- Chắc chắn một ngày nào đấy mẹ anh ấy sẽ chu cấp cho anh, nhưng Edward khốn khổ bị thất vọng bởi chuyện này! Cô có nghĩ anh ấy mất tinh thần kinh khiếp ở Barton không? Anh ấy thật khổ sở khi từ giã chúng tôi ở Longstaple để đi thăm cô, đến nỗi tôi e cô sẽ nghĩ anh ấy không được khỏe.

- Thế thì, anh ấy đi từ nhà ông chú cô rồi đến thăm chúng tôi, phải không?

- À, đúng. Anh ấy lưu lại nhà chúng tôi nửa tháng. Cô nghĩ anh ấy đi thẳng từ thành phố đến đây hay sao?

Elinor nhạy cảm với mọi tình huống mới chứng nhận tính trung thực của Lucy. Cô đáp:

- Không, tôi nhớ anh ấy bảo tôi rằng anh đã lưu lại gần Plymouth với vài người bạn của anh.

Cô cũng nhớ lúc ấy cô ngạc nhiên vì anh không nói gì thêm về các người bạn này, vì anh hoàn toàn im lặng ngay cả đối với tên của họ.

Lucy nhắc lại:

- Cô có nghĩ anh ấy mất tinh thần không?

- Đúng là chúng tôi có nghĩ như thế khi anh mới đến.

- Tôi van anh ấy phải giữ vững tinh thần kẻo cô nghi ngời có chuyện gì; nhưng chuyện này làm anh u uẩn, không thể lưu lại với chúng tôi hơn nửa tháng mà thấy tôi bị ảnh hưởng nặng như thế. Thật tội nghiệp cho anh chàng! Tôi e hiện giờ anh ấy vẫn thế, vì anh biên thư cho tôi trong tình trạng khổ não. Tôi được tin anh ấy ngay trước khi tôi rời Exeter.

Cô rút ra một lá thư từ túi áo, chỉ lung tung cho Elinor xem:

- Tôi nghĩ cô nhận ra nét chữ anh ấy, thật là dễ mến; nhưng thư này không được viết đẹp như bình thường. Tôi nghĩ anh ấy mệt mỏi, vì anh chỉ viết cho đầy trang giấy.

Elinor thấy đây đúng là nét chữ của anh, và cô không còn nghi ngờ. Bức họa ấy, cô tự cho phép mình tin rằng có lẽ do tình cờ mà có chứ không phải là kỷ vật của Edward; nhưng một lá thư chỉ có thể do hẹn ước, không thể do việc gì khác. Trong một khoảnh khắc, cô hầu như bị mất tự chủ - tim cô trĩu nặng và cô gần như đứng không vững. Nhưng cần thiết tuyệt đối phải gắng gượng, và cô nhất quyết chống chọi để tư tưởng không bị suy sụp, nên cô lấy lại tinh thần khá nhanh.

Lucy cho lá thư trở lại vào túi áo.

- Trong mấy lúc xa cách lâu dài như thế này, biên thư cho nhau là niềm an ủi duy nhất cho chúng tôi. Vâng, tôi có một an ủi khác nơi bức họa của anh, nhưng Edward tội nghiệp không được như thế. Chỉ cần có một bức họa của tôi, anh nói anh sẽ được thanh thản. Tôi tặng anh ấy một lọn tóc kết trên mặt một chiếc nhẫn khi anh ấy đến Longstaple kỳ rồi; và anh nói đây là một ít an ủi cho anh, nhưng không bằng một bức họa. Có lẽ cô đã để ý đến chiếc nhẫn khi cô gặp anh ấy phải không?

- Tôi có thấy.

Cô cố giữ giọng bình tĩnh, nhưng dưới bề ngoài bình tĩnh là đợt sóng ngầm xúc động và đau đớn hơn là những gì cô đã từng trải qua. Cô chết lặng, bị sốc, hoang mang.

May mắn cho cô, bây giờ hai người đã về đến nhà nghỉ, và cuộc chuyện trò không thể đi xa hơn. Sau ít phút ngồi với họ, cô Steele trở về Barton Park, và Elinor được một mình để suy ngẫm và khổ não.
 
Chương 23

Tuy Elinor không mấy tin vào lời nói của Lucy, sau khi ngẫm nghĩ nghiêm túc cô thấy không thể nghi ngờ, khi không thể lý giải tính điên rồ nếu bịa đặt như thế. Vì vậy, Elinor không thể nghi ngờ và không còn dám nghi ngờ về những gì Lucy kể; nhất là lại có các chứng cứ cho mỗi tình huống mà không ai có thể phủ nhận ngoại trừ chính ước vọng của cô muốn phủ nhận. Cơ hội của hai người được quen nhau tại nhà ông Pratt là nguồn cội cho các chuyện về sau, chính đấy không thể phủ nhận và là tình huống đáng lo. Rồi chuyến thăm viếng của Edward gần Plymouth, trang thái u uẩn của anh, bất mãn về chính tương lai của anh, thái độ không dứt khoát với cô, sự hiểu biết mật thiết của các cô nhà Steele về Norland và các quan hệ gia tộc của họ vốn thường làm cô ngạc nhiên. Rồi đến bức tiểu họa, lá thư, chiếc nhẫn, tất cả chứng cứ giúp vượt qua mọi e ngại phải kết án anh một cách bất công, và xác định một sự kiện - mà lẽ công bằng không thể gạt bỏ - cho thấy anh đã đối xử với cô một cách tệ hại.

Trong một thời gian ngắn, trong cô chỉ có cảm nhận cho chính mình: oán giận vì hành vi như thế, phẫn nộ vì bị lừa dối. Chẳng bao lâu, những ý tưởng khác và những suy xét khác dấy lên. Có phải Edward đã cố tình dối gạt cô? Có phải anh giả tạo một tình cảm dành cho cô mà anh không rung động? Có phải anh hẹn ước với Lucy từ con tim? Không; hiện tại cô không thể tin, bất luận những gì đã xảy ra trong quá khứ. Tình cảm của anh dành tất cả cho cô. Cô không thể bị lừa dối về điều này. Mẹ cô, hai em của cô, Fanny, tất cả đã nhận ra ý tình của anh hướng về cô lúc còn ở Norland; đây không phải là ảo tưởng do phù phiếm.

Chắc chắn là anh yêu cô. Thật là thanh thản trong tâm hồn khi ấp ủ tin yêu như thế! Và giúp cho cô dễ tha thứ cho anh! Anh đáng trách, rất đáng trách, vì đã lưu lại Norland sau lần đầu tiên anh cảm nhận ảnh hưởng của cô đối với anh mạnh hơn là bình thường.

Thật ra, không thể biện hộ cho anh; nhưng nếu anh làm cô bị tổn thương, liệu anh còn bị tổn thương hơn đến đâu? Nếu tình cảnh của cô là đáng thương, tình cảnh của anh là tuyệt vọng! Sự thiếu cẩn trọng của anh làm cô khổ sở một thời gian, nhưng dường như khiến cho anh mất đi mọi cơ hội để có một cuộc đời khác. Đến một lúc cô sẽ được an bình trở lại; nhưng về phần anh, anh trông mong được gì? Liệu anh có được hạnh phúc dù tương đối với Lucy Steele? Dù cho anh không yêu cô này, nhưng quá tính chính trực, cung cách tế nhị và đầu óc hiểu biết, liệu anh có thể hài lòng với một người vợ như cô ta - dốt nát, tinh ranh, và ích kỷ?

Tuổi mười chín bồng bột đương nhiên đã làm anh mù quáng với mọi thứ ngoại trừ sắc đẹp và vẻ hồn nhiên; nhưng bốn năm kế tiếp - những năm đáng lẽ mang lại thêm kiến thức nếu biết cách sống - đáng lẽ đã giúp anh được mở mắt về các khiếm khuyết trong giáo dục của cô này. Về phần cô này, cũng thời gian đó chỉ được dùng vào mấy mối giao hảo thấp kém, theo đuổi việc lông bông, có lẽ đã lấy đi vẻ giản đơn vốn có thời đã tạo nên tố chất cho sắc đẹp.

Nếu việc xúc tiến hôn nhân với chính cô có vẻ khó khăn từ phía bà mẹ, liệu khó khăn sẽ càng lớn hơn đến đâu khi so với chính cô, đối tượng của anh chắc chắn kém hơn về gia thế, có lẽ cũng kém hơn về sự sản! Thật ra, với con tim đã xa lánh Lucy, những khó khăn có thể không gây áp lực mà cố kiên nhẫn; nhưng anh lại u uẩn vì trông mong gia đình chống đối và tàn nhẫn để anh được nhẹ nhõm!

Các suy tưởng này tuần tự lướt qua đầu cô trong đau khổ. Cô khóc cho anh hơn là cho cô. Sau cú sốc đầu tiên, cô tin mình đã không làm gì để đáng bị gánh chịu khổ sở, tự an ủi rằng Edward đã không làm gì để đánh mất niềm tôn quý của cô, nên cô nghĩ mình nên tự kiềm chế để mẹ và hai em gái không nghi ngờ. Cô có thể giải đáp một cách thỏa đáng các kỳ vọng của riêng mình, đến nỗi khi cô cùng với họ ngồi vào bàn ăn chỉ hai giờ sau khi cô khổ sở vì mọi hy vọng đã tan biến, không ai có thể nhìn bề ngoài của hai chị em mà biết rằng Elinor đang thầm khóc thương cho các trở ngại muôn đời chia cắt cô và người cô yêu; và rằng Marianne đang mộng mơ về những sự toàn vẹn của một chàng trai có quả tim mà cô bé nghĩ mình đã chiếm trọn, và là người mà cô bé mong đợi được nhìn thấy trong mỗi cỗ xe chạy gần nhà.

Dù phải giấu diếm bà mẹ và Marianne về chuyện bí mật mà cô được tin tưởng nghe thổ lộ, Elinor không đau khổ thêm. Trái lại, cô nhẹ người vì không phải báo tin sự việc khiến họ buồn, cũng không phải nghe lời kết án Edward tuôn ra từ tình thương cường điệu của họ dành cho cô mà khó cho cô bào chữa hộ anh.

Cô biết hai người không thể nâng đỡ mình qua lời khuyên hoặc câu chuyện trò. Tình thương và nỗi buồn của họ sẽ làm cho cô khổ sở thêm, trong khi họ sẽ không khuyến khích hoặc khen ngợi tính tự kiềm chế của cô. Qua các tiếc nuối cay đắng và còn mới mẻ, cô một mình rắn rỏi thêm; và nhận thức đúng đắn của cô hỗ trợ tích cực cho cô, đến nỗi sự cứng cỏi được kiên định, vẻ tươi tỉnh bề ngoài được vững vàng.

Tuy cô khổ sở vì buổi trò chuyện đầu tiên với Lucy, chẳng bao lâu cô thiết tha muốn trao đổi thêm, do nhiều nguyên nhân. Cô muốn nghe lại các chi tiết về hẹn ước giữa hai người, cô muốn hiểu rõ hơn ý tình thật sự của Lucy dành cho Edward là như thế nào, và liệu cô này chân thành đến đâu khi bày tỏ tình cảm với anh. Đặc biệt, qua trò chuyện thêm và giữ bình tĩnh khi trò chuyện, cô muốn thuyết phục Lucy rằng cô không quan tâm đến việc gì khác hơn là qua tư cách một người bạn. Cô e khi mình bị xúc động trong buổi sáng, cô bạn ít nhất đã đặt nghi vấn. Rất có thể là Lucy dễ ghen tuông với cô: rõ ràng là Edward luôn ca ngợi cô, và đây không phải chỉ do Lucy xác nhận, mà còn vì chỉ trong thời gian ngắn sau khi quen biết, cô này đã tin cậy mà tiết lộ bí mật quan trọng.

Và ngay cả tin tức loan truyền qua cách giễu cợt của Ngài John cũng có một phần trọng lượng. Mà thật thế: trong khi thâm tâm Elinor vẫn vững tin là Edward yêu cô thật lòng, đương nhiên là Lucy sẽ ghen tuông; và nếu đúng thế, sự tin cậy của cô này là chứng cứ. Còn lý do nào khác biện minh khi cô này thổ lộ, ngoại trừ để Elinor được thông báo rằng Lucy đã chiếm trọn tình cảm của Edward, và rằng phải biết lánh mặt anh trong tương lai? Vì thế, không mấy khó cho cô để hiểu ý đồ của tình địch.

Trong khi cô nhất quyết hành động theo nguyên tắc danh dự và trung tín, chống chọi với tình cảm riêng của cô dành cho Edward và gặp anh càng ít càng tốt; cô vẫn muốn cố thuyết phục cho Lucy hiểu rằng con tim cô không bị thương tổn. Và vì bây giờ cô không có gì đau đớn để nghe về sự việc hơn là những gì đã được nghe, cô không hồ nghi khả năng của mình giữ bình tĩnh để nhắc lại các chi tiết.

Nhưng nhất thời cô không thể tạo ra cơ hội như thế tuy Lucy vẫn sẵn sàng như cô để tận dụng, vì thời tiết không cho phép họ cùng nhau đi dạo những nơi họ có thể dễ dàng xa lánh những người khác. Mặc dù hai người gặp nhau hai ngày một lần thường là tại nhà nghỉ mát nhưng cũng có khi tại Barton Park, họ không thể chuyện trò riêng tư với nhau. Ngài John hoặc Phu nhân Middleton không nhận ra ý nghĩ như thế, nên không tạo cơ hội cho họ chuyện trò, nhất là chuyện trò trong riêng tư. Hai cô chỉ gặp nhau để ăn uống và cười đùa với nhau, chơi bài, hoặc tham dự trò chơi ồn ào nào đấy.

Sau một, hai buổi gặp gỡ như thế được tổ chức mà không cho Elinor được riêng tư với Lucy, Ngài John thăm viếng nhà nghỉ mát một buổi sáng để nhân danh lòng từ bi mà kêu gọi các cô đến dùng bữa tối với Phu nhân Middleton vì ông bận tham dự câu lạc bộ ở Exeter và bà sẽ khá cô đơn vì chỉ có bà mẹ và hai cô nhà Steele. Elinor tiên đoán một cơ hội cho mục đích sẵn có trong đầu cô, được thong thả với Phu nhân Middleton ít nói và có gia giáo hơn là ông chồng thích tụ tập họ trong ồn ào, nên cô lập tức nhận lời mời. Margaret cũng nhận lời, qua sự chấp thuận của bà mẹ. Còn Marianne, tuy không hứng thú gia nhập, nhưng được bà mẹ thuyết phục vì không thể chịu được khi thấy cô tự giam mình xa lánh mọi dịp vui chơi, nên cô cũng đi.

Ba cô gái đến, và Phu nhân Middleton vui mừng được thoát khỏi cảnh đơn chiếc hãi hùng đã đe dọa bà. Buổi họp vô vị đúng như Elinor đã trù liệu, không hề có tư tưởng hoặc phát biểu nào mới lạ, không có gì nhàm chán hơn là mấy bài diễn thuyết kéo dài từ phòng ăn ra phòng gia đình nơi đám trẻ con nhập bọn, và trong khi tất cả ở đây, cô không thể nào bắt chuyện với Lucy. Đám trẻ chỉ đi ra khi đến lúc dọn dẹp bàn dùng trà. Họ bày bàn chơi bài ra, và Elinor bắt đầu tự hỏi làm thế nào để có thời gian chuyện trò. Họ đều đứng dậy để chuẩn bị cho ván bài.

Phu nhân Middleton nói với Lucy:

- Tôi mừng mà thấy cô không định làm nốt cái giỏ của con bé Annamaria tội nghiệp tối nay; vì tôi biết mắt cô sẽ mỏi khi làm việc với hoa văn vàng bạc bên ánh đèn nến. Chúng tôi sẽ tìm cách bù lại sự thất vọng của con bé ngày mai, và tôi hy vọng con nhỏ sẽ không phiền não.

Ẩn ý như thế là đủ. Lucy nhớ ra ngay và nói:

- Phu nhân Middleton, thật ra bà đã hiểu lầm. Tôi chỉ chờ xem liệu bà nhóm đủ tay bài mà không cần có tôi hay không, nếu được tôi có thể làm việc với hoa văn vàng bạc. Tôi không muốn cô thiên thần nhỏ thất vọng, và nếu bà cần tôi chơi bài, tôi định sẽ làm nốt cái giỏ sau bữa ăn nhẹ.

- Cô tử tế quá, tôi hy vọng cô sẽ không bị mỏi mắt - xin cô gọi chuông nhờ mang vài cây nến để làm việc được không? Tôi biết con bé đáng thương của tôi sẽ thất vọng não nề nếu ngày mai không làm xong cái giỏ, vì mặc dù tôi bảo con bé không thể làm xong, tôi biết chắc nó trông mong được làm xong.

Lucy tự mình kéo cái bàn đến gần, ngồi xuống với điệu bộ nhanh nhẩu và tươi tắn, như thể cho thấy không gì vui hơn là làm giúp đứa trẻ hư đốn một cái giỏ với hoa văn vàng bạc.

Phu nhân Middleton đề nghị họ chơi loại bài casino 1. Không ai phản đối, nhưng Marianne với thái độ thiếu phép tắc thường thấy, kêu lên:

- Xin Phu nhân vui lòng cho tôi ngồi ngoài - bà đã biết tôi ghét chơi bài. Tôi sẽ chơi dương cần; tôi chưa từng chơi lại sau khi người ta đã chỉnh dây đàn lần rồi.

Và không có nghi thức nào thêm, cô quay người đi đến chiếc dương cầm.

Phu nhân Middleton lộ vẻ như thể bà cám ơn trời chính bà chưa từng ăn nói thô lỗ như thế.

Cố xoa dịu sự xúc phạm, Elinor nói:

- Phu nhân biết không, Marianne không thể xa rời lâu chiếc đàn này và tôi không lấy làm lạ, vì đây là chiếc đàn có âm thanh hay nhất mà tôi từng nghe.

Còn lại năm người ở bàn chơi bài.

Elinor tiếp:

- Nếu bỏ bớt được tôi, tôi có thể giúp cuốn giấy cho cô Lucy Steele. Vẫn còn nhiều việc phải làm cho cái giỏ đến nỗi tôi nghĩ cô ấy không thể hoàn tất tối nay. Tôi muốn giúp cho nhanh, nếu cô ấy cho phép tôi cùng làm.

Lucy kêu lên:

- Thật ra tôi muốn cô giúp, vì tôi thấy có nhiều việc phải làm hơn là tôi nghĩ ban đầu; và sẽ là chuyện gây sốc nếu ta gây thất vọng cho cô bé Annamaria yêu dấu.

Cô Steele nói:

- Ồ! Đấy thật là tệ. Tôi thương cô bé thế nào ấy!

Phu nhân Middleton nói với Elinor:

- Cô thật là tử tế, và vì cô thật lòng thích công việc này, có lẽ cô sẽ đợi đến hội bài sau, hoặc cô muốn thử thời vận bây giờ?

Elinor vui sướng nắm bắt lấy cơ hội đầu, và vì thế chỉ qua cách ăn nói khéo léo một chút mà Marianne không bao giờ thực hiện, cô đã đạt được mục đích của mình, cùng lúc khiến Phu nhân Middleton được hả dạ. Lucy chăm chút dọn chỗ cho cô ngồi, và thế là hai tình định xinh xắn ngồi kế bên nhau, qua mối thuận hòa tột cùng, giúp nhau cùng làm một công việc. Marianne chìm đắm trong âm nhạc của cô và tâm tư của riêng cô, quên bẵng sự hiện diện của các người khác trong phòng. Điều may là chiếc dương cầm được đặt gần hai người, nên bây giờ cô Daswood thấy được an toàn trong bức tường âm thanh để bắt đầu câu chuyện mà không phải lo bàn chơi bài nghe lỏm.
--------------------------------
1 Casino: loại bài chơi phổ biến từ thế kỷ 17, gồm 2 hoặc 4 người chơi, dùng những lá bài có trên tay để thu lấy những lá bài đặt trên bàn.
 
Chương 24

Elinor bắt đầu qua một giọng chắc chắn dù thận trọng:

- Tôi không xứng đáng với lòng tin cậy mà cô đã đặt vào tôi, nếu tôi không thiết tha tiếp tục trao đổi, hoặc không tò mò gì thêm về sự việc. Vì thế, tôi sẽ không xin lỗi vì muốn bắt chuyện lần nữa.

Lucy nồng ấm:

- Cảm ơn cô vì đã xóa ta mọi e dè qua đó giúp tâm tư tôi được nhẹ nhàng, bởi vì không hiểu sao tôi lo sợ mình đã xúc phạm cô qua những gì tôi kể cho cô nghe ngày Thứ Hai vừa rồi.

Elinor nói qua lòng chân thành nhất:

- Xúc phạm tôi! Làm thế nào mà cô lại xúc phạm tôi được? Tin tôi đi, tôi không hề có ý nghĩ này về cô. Không phải cô đã có một động lực để tin tưởng, khiến tôi cảm thấy vinh hạnh và tự mãn, hay sao?

Đôi mắt sắc bén của Lucy mang đầy ẩn ý khi cô đáp:

- Tuy thế, tôi đoan chắc cùng cô, với tôi dường như cô đã lạnh nhạt và phật ý khiến tôi không an tâm. Tôi nghĩ cô giận tôi, từ lúc ấy tôi đã tự dằn vặt vì đã tùy tiện làm phiền cô với chuyện riêng của tôi. Nhưng tôi rất vui thấy rằng đây chỉ là do tôi tưởng tượng và rằng cô thật tình không trách móc tôi. Nếu cô biết tôi đã được an ủi như thế nào khi mở rộng tâm tư để nói với cô về những gì tôi luôn suy nghĩ trong mọi khoảnh khắc của đời tôi, thì tôi tin sự cảm thông của cô sẽ giúp cô bỏ qua mọi chuyện khác.

- Đúng thật, tôi có thể dễ dàng tin rằng cô sẽ được nhẹ nhõm rất nhiều khi trình bày hoàn cảnh của cô cho tôi nghe, và xin cô tin rằng cô sẽ không bao giờ có lý do để hối hận đã làm việc này. Trường hợp của cô thật là không may: đối với tôi dường như cô bị bao vây bởi nhiều khó khăn, và cô sẽ cần đến mọi niềm cảm thông hai chiều để hỗ trợ cô. Tôi tin rằng anh Ferrars hoàn toàn lệ thuộc vào mẹ anh.

- Anh ấy chỉ có hai nghìn bảng làm của riêng. Kết hôn với tài sản như thế là chuyện điên rồ, mặc dù về phần mình, tôi có thể dễ dàng vứt bỏ hơn thế nữa mà không than thở. Tôi đã quen sống bằng lợi tức rất nhỏ, và vì anh, tôi có thể xoay xở trong mọi cảnh nghèo; nhưng vì tôi rất yêu anh, tôi không muốn ích kỷ để anh bị tướt đoạt mọi thứ mà mẹ anh đáng lẽ cho anh nếu anh kết hôn theo ý bà. Chúng tôi phải chờ đợi, có thể trong nhiều năm. Với hầu hết những người đàn ông khác trên thế gian, đây có thể là viễn cảnh đáng quan ngại; nhưng tôi biết mình vẫn có tình cảm trung kiên của Edward.

- Niềm tin này hẳn là tất cả đối với cô, và chắc hẳn anh ấy cũng được nâng đỡ bởi cùng niềm tin nơi cô. Nếu sức mạnh của tình cảm hai bên có suy yếu, như đã xảy ra giữa nhiều người khác và trong nhiều trường hợp hẹn ước kéo dài bốn năm, thì hoàn cảnh của cô sẽ thật là đáng thương.

Lucy nhìn lên, nhưng Elinor cẩn trọng giữ sắc mặt không thay đổi để khiến lời cô nói ra chiều đáng nghi.

Lucy nói:

- Tình yêu của Edward dành cho tôi đã được thử thách qua việc chúng tôi xa cách nhau trong thời gian lâu, rất lâu kể từ khi chúng tôi hẹn ước lần đầu; nên nếu bấy giờ tôi còn cả nghi thì là điều không thể tha thứ được. Tôi có thể tự tin mà nói rằng anh chưa hề khiến tôi phải lo âu một giây phút nào.

Elinor không biết nên mỉm cười hoặc thở dài với điều cả quyết này.

Lucy tiếp:

- Bản tính tôi thường hay ghen; và do những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc đời chúng tôi, do vị thế của anh trong giao tế xã hội hơn tôi nhiều, và do xa cách thường xuyên tôi cũng có xu hướng hồ nghi muốn tìm ra sự thật ngay, nếu khi chúng tôi gặp nhau anh có một chút thay đổi trong cử chỉ, hoặc biểu lộ sa sút tinh thần mà không có lý do chính đáng, hoặc nếu anh nói về một cô gái một cách đặc biệt hơn so với các cô khác, hoặc không còn cảm thấy hạnh phúc như ở Longstaple lúc trước. Tôi không có ý nói tôi hay rình mò hoặc tinh mắt, nhưng trong trường hợp như thế tôi tin chắc mình không thể bị lừa dối.

Elinor nghĩ: "Mọi thứ này đều hay ho gớm! Nhưng không thể áp đặt lên người nào trong hai chúng ta." Sau khoảnh khắc im lặng, cô nói:

- Nhưng cô có ý định ra sao? Hoặc không làm gì cả mà chỉ chờ đến khi bà Ferrars qua đời, là bước đường cùng u buồn và gây sốc? Liệu anh con trai bà có quyết tâm cam chịu việc này, cam chịu nhiều năm buồn tẻ và hồi hộp mà cũng can dự đến cô, hơn là thử liều bị bà mẹ phật ý một thời gian vì biết sự thật?

- Nếu chúng tôi biết chắc chắn đấy chỉ là một thời gian! Nhưng bà Ferrars là một phụ nữ rất kiêu hãnh và kiên định; và trong cơn giận dữ khởi đầu ngay khi nghe sự thật, bà có thể chuyển mọi phần thừa kế cho Robert. Vì lo cho Edward, ý tưởng này làm tôi khiếp sợ mà không dám có hành động gì hấp tấp.

- Và cũng vì cô nữa, vì cô không có thói vụ lợi một cách vô lý.

Lucy lại nhìn qua Elinor, và im lặng.

Elinor hỏi:

- Cô có quen biết anh Robert Ferrars không?

- Tôi không quen biết gì. Tôi chưa từng gặp anh ấy, nhưng tôi tưởng tượng anh ấy không hề giống người anh - ngu xuẩn và là một công tử bột chính hiệu.

Tai cô Steele bắt lấy các lời này giữa đoạn ngắt quãng trong bản đàn của Marianne. Cô lặp lại:

- Một công tử bột chính hiệu! À, hai cô đang nói đến chàng trai trong mộng của họ, tôi biết mà.

Lucy kêu lên:

- Không phải chị ạ, chị đã nhầm ở đây, những chàng trai trong mộng của chúng em không phải là công tử bột.

Bà Jennings cười thỏa thuê:

- Tôi có thể trả lời rằng chàng trai của cô Daswood không phải như thế, vì anh ấy là một trong những anh trai trẻ khiêm tốn nhất, đẹp trai nhất mà tôi đã từng gặp; còn về Lucy, cái cô nhỏ này thật láu lỉnh, không thể biết cô ấy mến anh nào.

Cô Steele kêu lên, nhìn qua hai người đầy ẩn ý:

- Ồ, tôi dám chắc chàng trai của Lucy cũng khiêm tốn và đẹp trai nhưng chàng của cô Daswood.

Elinor đỏ mặt mà không thể giữ được tự nhiên. Còn Lucy cắn môi giận dữ nhìn qua người chị. Một khoảnh khắc im lặng, rồi Lucy hạ giọng dù lúc này Marianne đang cho họ một chở che chắc chắn bằng một đoạn concerto tuyệt diệu:

- Tôi sẽ trung thực kể cho cô một phương án mà cuối cùng tôi đã nghĩ ra, để giải quyết sự việc. Thật ra, tôi đã định cho cô biết bí mật này vì cô là bên có liên quan. Tôi biết cô đã gặp Edward thường nên hẳn đã rõ anh ấy thích làm việc với giáo hội hơn là làm những nghề khác. Bây giờ tôi có kế hoạch là anh ấy sẽ thụ phong càng sớm càng tốt, và rồi tôi biết vì cô sẵn lòng giúp anh qua tình bạn và cũng hy vọng cô thương đến tôi, cô có thể dùng ảnh hưởng của mình mà thuyết phục ông anh cô để cho Edward cai quản giáo xứ Norland. Tôi nghĩ chức vụ này sẽ cho lợi tức khá, và người đương nhiệm chắc không sống được lâu nữa. Việc này sẽ đủ cho chúng tôi dựa vào đấy mà kết hôn, rồi sẽ tùy thời gian và hoàn cảnh để chờ đợi những gì còn lại.

Elinor đáp:

- Tôi luôn thấy vui mà chứng tỏ lòng quý trọng và tình thân hữu dành cho anh Ferrars, nhưng cô có thấy ảnh hưởng của tôi trong việc này sẽ hoàn toàn không cần thiết không? Anh ấy là anh của chị John Daswood - thế là đủ để tiến cử với chồng chị ấy.

- Nhưng cô John Daswood sẽ không chấp thuận Edward gia nhập hàng giáo phẩm.

- Thế thì tôi nghĩ ảnh hưởng của tôi sẽ chẳng giúp được gì nhiều.

Hai người lại im lặng ít phút. Cuối cùng, Lucy thở dài:

- Tôi tin cách khôn ngoan nhất là lập tức chấm dứt tình cảnh này bằng cách cắt đứt mối quan hệ của chúng tôi. Chúng tôi dường như bị các khó khăn từ mỗi bên quấy rối, đến nỗi mặc dù quyết định này sẽ làm cho chúng tôi đau khổ trong một thời gian, cuối cùng chúng tôi sẽ được hạnh phúc hơn. Nhưng, cô Daswood, cô có thể cho tôi lời khuyên được không?

Elinor mỉm cười, qua đấy che giấu những cảm xúc rất dao động:

- Không, về sự việc như thế này chắc chắn tôi sẽ không cho lời khuyên. Cô biết rất rõ rằng ý kiến của tôi sẽ không có trọng lượng nào đối với cô, ngoại trừ khi tôi nói theo ý muốn của cô.

Qua vẻ mặt thật nghiêm nghị, Lucy nói:

- Thật ra, cô đã hiểu lầm. Tôi không biết ai khác có óc suy xét chín chắn được tôi đánh giá cao như cô; và tôi thật tình tin rằng, nếu cô nói "Tôi khuyên cô nên tìm mọi cách chấm dứt mối quan hệ với Edward Ferrars vì hạnh phúc của hai người", thì tôi nhất quyết sẽ làm theo lập tức.

Đỏ mặt vì cô vợ tương lai của Edward đã thiếu thành thật, Elinor trả lời:

- Lời khen này thật ra làm cho tôi sợ mà không dám đưa ra ý kiến nào, dù cho tôi đã có ý kiến trong đầu. Cô đã nâng ảnh hưởng của tôi lên quá cao. Chia cách hai người tha thiết cùng nhau gắn bó là điều quá đáng đối với một người bàng quan.

Với chút hờn dỗi, nhấn mạnh từng chữ, Lucy nói:

- Đấy chỉ vì cô là một người bàng quan, và tiếp: - nên óc phán đoán của cô có trọng lượng đối với tôi. Nếu cô có thiên vị do cảm nghĩ của riêng cô, thì ý kiến của cô không đáng để nghe theo.

Elinor nghĩ tốt nhất không nên trả lời, kẻo hai người có thể khiêu khích lẫn nhau khi trở nên quá thoải mái và cởi mở không hợp cách. Cô còn nhất quyết không bao giờ đề cập đến chuyện này nữa. Hai người lại chìm trong im lặng nhiều phút, và Lucy vẫn là người đầu tiên tiếp tục. Cô nói qua vẻ tự mãn cố hữu:

- Cô Daswood, mùa đông này cô sẽ đi thành phố chứ?

- Chắc chắn là không.

Đôi mắt cô kia sáng lên:

- Tôi lấy làm tiếc; tôi sẽ rất vui nếu được gặp lại cô ở đó. Nhưng tôi nghĩ dù có nói thế, cô sẽ đi. Chắc chắn là anh và chị cô sẽ mời cô đi với họ.

- Nếu có thế, tôi cũng không có quyền chấp nhận lời mời của họ.

- Thật là không may! Tôi đã tin sẽ gặp cô ở đó. Vào cuối Tháng Giêng, chị Anne và tôi sẽ đi thăm vài người thân vì trong mấy năm qua họ cứ mong chúng tôi đến! Nhưng tôi chỉ muốn đi gặp Edward. Anh sẽ ở đó vào Tháng Hai, nếu không tôi chẳng thấy London có gì vui thú cả. Tôi không hào hứng với thành phố này.

Chẳng bao lâu. Elinor được gọi đến chơi hội bài kế, và vì thế buổi trò chuyện riêng tư của hai cô phải chấm dứt mà không ai lưỡng lự, vì mỗi cô vẫn mang ác cảm với nhau như lần trước. Elinor ngồi xuống bàn chơi bài với nỗi u uẩn là Edward không những không yêu người sẽ làm vợ anh, mà còn không có cả cơ may để có hạnh phúc dù tương đối trong hôn nhân, dù do tình yêu chân thành của cô ta tạo ra. Chỉ vì ích kỷ mà một phụ nữ muốn giữ lấy người đàn ông trong hôn ước, trong khi dường như cô hiểu rất rõ rằng anh không còn hứng thú.

Từ lúc này trở đi, Elinor không bao giờ nhắc lại sự việc. Riêng Lucy ít khi bỏ lỡ cơ hội để khơi mào, nhất là khi cô báo tin mình sung sướng nhận được một lá thư của Edward. Elinor chỉ đón nhận qua thái độ bình thản và thận trọng, và lảng tránh một cách lịch sự, vì cô cảm thấy các cuộc trò chuyện như thế biểu hiện sự buông thả không đáng có đối với cô kia, mà cũng không hay cho mình.

Chuyến thăm viếng của hai cô nhà Steele tại Barton Park kéo dài hơn thời gian hàm ý trong lời mời đầu tiên. Hai cô được yêu mến; chủ nhân cần đến hai cô. Ngài John không muốn nghe việc hai cô phải ra đi; và mặc dù có nhiều công việc đã hẹn trước ở Exeter, mặc dù tối cần thiết phải trở về ngay mỗi tuần, hai cô được khẩn khoản lưu lại trong gần hai tháng, và để trợ giúp cho một lễ hội sắp đến vốn đòi hỏi nhiều buổi họp mặt và đại tiệc để phô diễn tầm quan trọng.

Chương 25

Mặc dù bà Jennings có thói quen sử dụng phần lớn thời gian trong năm tại nhà của các con và bạn bè, bà vẫn có nơi cư ngụ ổn định cho riêng mình. Kể từ cái chết của chồng bà, người đã làm ăn thành công ở một khu vực kém thanh lịch của thành phố, vào mỗi mùa đông bà đến ngụ tại một ngôi nhà ở Quảng trường Portman. Khi Tháng Giêng gần đến, ý nghĩ của bà là quay trở về ngôi nhà này, và do đó một ngày - rất thình lình và không hề rào đón - bà mời hai cô chị nhà Daswood đi theo mình.

Elinor không để ý thấy gương mặt em gái ửng hồng và vẻ sống động cho thấy sự hào hứng, lập tức từ chối cho cả hai chị em một cách khéo léo nhưng cương quyết, vì cô tin mình nói theo ý muốn của cả hai. Cô viện lý do là không thể xa rời bà mẹ vào mùa này trong năm.

Bà Jennings có phần ngạc nhiên, lập tức nhắc lại lời mời:

- Ôi, Chúa tôi! Tôi tin chắc mẹ hai cô có thể xa cô mà không có vấn đề gì, và tôi muốn van nài hai cô cho tôi một ân huệ làm bạn đồng hành với tôi, vì ý tôi đã quyết. Đừng tưởng tượng hai cô sẽ làm phiền tôi gì cả, vì tôi sẽ để các cô được tự do thong thả. Chỉ cần gửi Betty đi xe trạm, và tôi hy vọng có đủ tiền chi trả cho việc này. Ba chúng ta sẽ đi thoải mái trên cỗ xe của tôi; và khi chúng ta đến thành phố, nếu có nơi nào hai cô không muốn tháp tùng tôi, chẳng sao cả, lúc nào các cô cũng có thể đi cùng một trong hai con gái của tôi.

"Tôi chắc chắn mẹ hai cô sẽ không phản đối; vì tôi đã có may mắn gả chồng xong cho cả hai đứa con gái nên bà sẽ nghĩ tôi là người bảo mẫu thích hợp cho các cô; và nếu tôi không thể giúp các cô có hôn nhân tốt đẹp sau khi tôi đã xong việc, đấy sẽ không phải lỗi do tôi. Tôi sẽ nói tốt về các cô cho mọi anh trai trẻ; các cô cứ tin nơi tôi."

Ngài John nói:

- Tôi có ý kiến là cô Marianne sẽ không phản đối kế hoạch như thế, nếu chị của cô cũng đi theo. Quả là không phải nếu cô không có một ít vui thú chỉ vì cô Daswood không muốn. Cho nên tôi khuyên bà và cô em cứ lên đường đi thành phố khi cảm thấy chán Barton, mà không cần phải nói gì với cô Daswood.

Bà Jennings thốt lên:

- Được. Tôi sẽ vui ghê gớm nếu có cô Marianne cùng đi bất luận cô Daswood đi hay không, chỉ có điều là càng đông càng vui, và tôi nghĩ có hai chị em đi cùng thì thuận tiện hơn; bởi vì nếu họ chán tôi, họ có thể trò chuyện cùng nhau và cười đùa sau lưng tôi về cung cách cổ lỗ của tôi. Nhưng tôi phải có một trong hai cô, nếu không được cả hai. Cảm ơn trời! Nghĩ xem làm thế nào tôi có thể sống đơn độc: tôi đã quen có Charlotte bên cạnh cho đến mùa đông này. Nào, cô Marianne, bắt tay đồng ý đi, và nếu cô Daswood dần dà thay đổi ý định thì càng hay.

Marianne nồng ấm nói:

- Tôi xin cảm ơn bà, thật lòng cảm ơn; lời mời của bà khiến tôi nhớ ơn mãi và cho tôi niềm vui - vâng, hầu như là niềm vui lớn nhất mà tôi có thể nhận được. Nhưng mẹ tôi - bà mẹ thân yêu và hiền dịu nhất - tôi thấy chị Elinor nói đúng, và nếu mẹ chúng tôi phải buồn và vất vả vì chúng tôi đi vắng... Ồ! Không, không có gì khuyến dụ tôi xa bà. Không nên có dằn co ở đây.

Bà Jennings lại trấn an rằng bà Daswood có thể cho hai cô đi mà không bị ảnh hưởng gì.

Elinor bây giờ đã hiểu ý em gái, thấy ngoài vẻ dửng dưng còn là sự nôn nóng muốn gặp lại Willoughby, nên cô không còn từ chối đi theo kế hoạch mà chỉ nói chờ bà mẹ quyết định, tuy không trông mong bà sẽ ủng hộ mình để từ chối chuyến đi mà chính cô không thể ưng thuận dùm Marianne và cô cũng có lý do riêng để né tránh. Mỗi khi Marianne muốn việc gì, bà mẹ đều sốt sắng hưởng ứng - cô không trông mong gây được ảnh hưởng cho bà về tính cẩn trọng trong chuyện tình cảm vì cô không bao giờ có thể truyền đạt đến bà sự hồ nghi; và cô không dám giải thích động lực khiến cho cô từ chối đi London.

Còn Marianne, tuy vốn khó chiều và đã quá quen với cung cách của bà Jennings mà cô thường chán ghét, bây giờ lại phớt lờ mọi phiền toái do bà đã gây ra và bất chấp những việc có thể làm cô chị thương tổn trong khi theo đuổi mục tiêu của mình. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy cô xem mục tiêu này quá quan trọng. Dù qua những gì đã xảy ra, Elinor vẫn không thể chuẩn bị tinh thần để đối phó.

Khi được biết về lời mời, bà Daswood tin rằng hai cô con gái sẽ có dịp vui thích và, qua lòng quan tâm tha thiết, thấy rõ tâm tư của Marianne đặt nặng vào chuyến đi như thế nào. Thế là bà không muốn nghe hai cô con gái từ chối viện lý do về, khăng khăng bảo họ nên nhận lời; và rồi qua niềm hân hoan cố hữu bà bắt đầu mường tượng một số lợi điểm cho hai cô từ cuộc xa cách này. Bà thốt lên:

- Mẹ rất thích kế hoạch này, đúng như ý mẹ mong mỏi. Margaret và mẹ sẽ được thuận lợi như hai con. Khi hai con và nhà Middleton đã đi, hai mẹ con ở nhà sẽ cùng nhau có thời gian thanh tịnh, vui thú cùng sách vở và âm nhạc! Khi hai con trở về, hai con sẽ thấy Margaret là một người khác hẳn! Mẹ cũng có một kế hoạch nho nhỏ sửa chữa phòng ngủ của hai con, bây giờ có thể tiến hành mà không làm phiền ai. Thật đúng là hai con nên đi thành phố; mẹ muốn mỗi con gái ở tuổi này làm quen với cung cách và thú vui ở London. Và bằng mọi cách nên gặp anh của hai con, cho dù anh hoặc vợ anh có lỗi gì, khi mẹ xét qua cha anh ấy là ai, mẹ không thể chịu được khi các con xa lìa nhau.

Elinor nói:

- Dù là với lo lắng thường xuyên cho hạnh phúc của các con, mẹ đã xóa bỏ mọi ngáng trở do chuyến đi này gây cho mẹ, nhưng vẫn còn một trở ngại mà con nghĩ không thể dễ dàng vượt qua.

Marianne sầm mặt xuống:

Bà Daswood hỏi:

- Elinor cẩn trọng thân thương của mẹ có ý nói gì? Con gái mẹ định mang đến trở ngại kinh khủng nào đây? Nói cho mẹ nghe chi phí của việc này.

- Ý con là, mặc dù con nhận rõ lòng tốt của bà Jennings, bà không phải thuộc tầng lớp hợp cho chúng con giao du, mà cũng không thể bảo vệ chúng con để tránh hậu quả.

Bà mẹ đáp:

- Con nói rất đúng, nhưng về tầng lớp của bà, cách biệt với những người khác, con sẽ không giao du nhiều với họ là bao, và hai con sẽ hầu như luôn luôn xuất hiện trong công chúng cùng với Phu nhân Middleton.

Marianne nói:

- Nếu chị Elinor ngại ngùng vì có ác cảm với bà Jennings, ít nhất điều này không nên ngăn cản con nhận lời mời của bà. Con không kỹ tính như thế, và con tin chắc con dễ dàng chịu đựng được mọi thứ phiền hà.

Elinor không thể nén nụ cười về biểu hiện dửng dưng với cung cách của một người mà cô vẫn thấy khó khăn thuyết phục Marianne nên xử sự qua lễ độ có chịu đựng. Cô quyết định nếu em gái mình nhất quyết muốn đi, cô cũng sẽ cùng đi. Cô nghĩ không phải phép nếu để đầu óc suy xét non nớt của Marianne dẫn dắt em gái, hoặc bà Jennings có thể bỏ mặc Marianne ra ngoài vui chơi để bà được thoải mái trong nhà bà. Cô cảm thấy dễ dàng chấp nhận ý định này hơn, khi nhớ lại Lucy cho cô hay rằng Edward Ferrars sẽ không đến thành phố trước Tháng Hai; và rằng chuyến đi của họ có thể chấm dứt trước khi anh đến mà không phải rút ngắn thời gian nhiều.

Bà Daswood nói:

- Mẹ muốn cả hai con đi, không có lý gì mà từ chối. Hai con sẽ có nhiều vui thú ở London đặc biệt là khi đi với nhau; và nếu Elinor có khi nào hạ mình để chuẩn bị vui chơi, con sẽ đi được nhiều nơi; con cũng có thể củng cố mối quan hệ với gia đình chị dâu của con.

Elinor đã thường hy vọng có cơ hội cho bà mẹ nhận ra không mong vào tình cảm giữa Edward và cô, để bà sẽ không bị sốc lắm khi cả sự thật được phơi bày. Bây giờ, dù gần như tuyệt vọng, cô cố tỏ ra trầm tĩnh:

- Con rất mến Edward Ferrars và luôn vui khi gặp anh; nhưng đối với những người khác trong gia đình anh, con đều hoàn toàn không màng đến, dù cho con đã từng quen biết họ hay chưa.

Bà Daswood chỉ mỉm cười mà không nói gì. Marianne nhướng mắt lên ngạc nhiên, còn Elinor ra dấu là em gái nên liệu giữ mồm giữ miệng.

Sau khi trò chuyện thêm đôi chút, cuối cùng họ đồng ý là nên toàn tâm nhận lời mời. Bà Jennings vui sướng tột độ khi nghe tin, với nhiều lời trấn an là hai cô sẽ được bà chăm sóc tử tế; và đây là niềm vui không chỉ dành cho bà. Ngài John cũng hài lòng; vì đối với một người đàn ông luôn bồn chồn khi ít có người bên cạnh, có hai người thêm vào những cư dân ở London là điều đặc biệt. Ngay cả Phu nhân Middleton cũng chịu khó tỏ ra hài lòng, khác với bản tính của bà. Về phần các cô nhà Steele, nhất là Lucy, khi nghe tin, họ chưa từng vui như thế bao giờ.

Elinor chấp nhận mọi sắp xếp đi ngược lại ý muốn của mình qua ít ngại ngần hơn là cô nghĩ lúc đầu. Về phần cô, bây giờ không còn vấn đề nên đi thành phố. Khi nhìn bà mẹ hoàn toàn hài lòng với kế hoạch và cô em sướng thỏa qua sắc diện, tiếng nói và cử chỉ trở lại sinh động như xưa và còn nâng lên quá mức sướng thỏa bình thường, cô không còn bất mãn với nguyên do và không muốn cho phép mình hồ nghi về hậu quả.

Niềm vui của Marianne hầu như vượt mức hạnh phúc, cũng lớn lao như nỗi xao động trong tâm tư và trạng thái bồn chồn được lên đường. Cô chỉ bình tâm lại khi bịn rịn với bà mẹ, và vào lúc chia tay nỗi buồn của cô trở nên quá đáng. Nỗi buồn của bà mẹ không hẳn kém, riêng Elinor là duy nhất trong ba người xem sự chia ly không đến nỗi như vĩnh biệt.

Họ khởi hành vào tuần lễ đầu Tháng Giêng. Gia đình Middleton sẽ đi sau khoảng một tuần. Các cô nhà Steele còn lưu lại Barton Park và chỉ lên đường với những người còn lại trong gia đình.
 
Chương 26

Khi bắt đầu chuyến đi dưới quyền bảo mẫu cùa bà Jennings mà cũng là khách của bà, ngồi chung cỗ xe với bà, Elinor nghĩ về mình mà ngạc nhiên về tình cảnh hiện giờ: chỉ qua thời gian ngắn quen biết với bà, hoàn toàn không hợp nhau về tuổi tác và tính khí, và quá nhiều chống đối lại kế hoạch này chỉ vài ngày trước! Nhưng qua hào khí trong hạnh phúc của tuổi trẻ mà Marianne và bà mẹ cùng chia sẻ, các chống đối này đã bị lấn át hoặc phớt lờ. Dù đôi lúc nghi ngờ sự chung thủy của Willoughby, Elinor chứng kiến sự bộc phát của ước vọng lấp đầy trong tâm hồn và tỏa ra trên đôi mắt của Marianne mà cảm thấy so với em gái, viễn cảnh của mình thật trống rỗng, tâm trạng của mình thật vô vị. Cô ước ao được ở trong hoàn cảnh của Marianne để có cùng mục đích sinh động trước mắt, ấp ủ cùng điều khả dĩ về hy vọng.

Tuy nhiên, bây giờ, trong một thời gian ngắn, rất ngắn, sẽ đủ để nhận ra những ý định của Willoughby là như thế nào; rất có thể anh đã đến thành phố. Thái độ nôn nóng của cô em về chuyến đi cho thấy cô trông mong được gặp lại anh ở đó. Elinor chủ định không những sẽ tìm hiểu những khía cạnh mới trong tính cách của anh so với những gì cô đã quan sát và nghe người khác nhận xét, mà còn để ý xem xét cử chỉ của anh đối với em gái, hầu nhận ra anh là người như thế nào và có ý định gì. Nếu điều cô quan sát không được khả quan, cô nhất quyết sẽ làm cho em gái sáng mắt ra. Còn nếu kết quả ngược lại, cô sẽ có phản ứng khác - lúc ấy cô sẽ gắng không có so sánh ích kỷ nào, dẹp bỏ mọi tiếc nuối có thể khiến cô kém vui với hạnh phúc của em gái.

Cuộc hành trình của họ kéo dài ba ngày. Thái độ của Marianne trong chuyến đi là ví dụ sinh động cho bà Jennings thấy những ngày sắp đến cô sẽ xuề xòa và dễ kết bạn như thế nào khi đi cùng với bà. Elinor im lặng gần suốt đường đi, đắm chìm trong các suy tưởng của riêng mình, ít khi tự bắt chuyện, ngoại trừ khi có phong cảnh đẹp trong tầm mắt khiến cô thốt lên lời ca ngợi chỉ nói với cô em.

Sau đấy, để chuộc lỗi cho thái độ này, Elinor lập tức nhận lấy vai trò lịch sự mà cô tự chỉ định cho mình, tỏ ra chăm sóc bà Jennings, trò chuyện với bà, cười đùa với bà, lắng nghe bà nói mỗi khi có thể được. Riêng bà Jennings đối xử thật tử tế với cả hai, luôn hỏi han xem hai cô có thoải mái và vui thích không; chỉ phiền hà khi không thể bảo họ tự chọn thức ăn ở quán trọ và cũng không được nghe họ thú nhận thích món cá hương hơn là cá thu, hoặc thịt gia cầm hơn là sườn cừu.
° ° °
Họ đến thành phố vào lúc ba giờ chiều ngày thứ ba, vui mừng được giải thoát khỏi cỗ xe tù túng, sẵn sàng hưởng thụ mọi xa xỉ của một lò sưởi ấm cúng.

Ngôi nhà có kiến trúc đẹp, lại được trang bị nội thất đẹp; và hai cô gái trẻ lập tức được đưa vào một phòng ngủ thật thoải mái. Trước kia đây là phòng của Charlotte, và phía trên bệ lò sưởi vẫn còn treo bức tranh phong cảnh bằng lụa màu mà cô yêu thích, để làm bằng chứng là cô đi học ở một trường nổi tiếng trong thành phố.

Vì còn hai giờ mới đến bữa ăn, Elinor quyết định dùng thời giờ để biên thư cho bà mẹ, và cô ngồi xuống để bắt đầu. Trong chốc lát, Marianne cũng sửa soạn viết một lá thư.

Elinor nói:

- Marianne, chị đang viết thư về nhà; nếu em trì hoãn thư của em một, hai ngày có phải tốt hơn không?

- Em không viết cho mẹ.

Elinor không nói gì thêm. Cô chợt nghĩ ra rằng em gái muốn viết thư cho Willoughby. Kết luận theo ngay sau đấy là, dù hai người muốn giữ quan hệ của họ cho có vẻ bí ẩn, họ hẳn đã hẹn ước với nhau. Suy đoán này, dù không hoàn toàn thỏa đáng, cũng khiến cô hài lòng; và tiếp tục lá thư của mình bằng mọi sốt sắng. Marianne kết thúc chỉ trong vài phút; đấy không thể dài hơn lời nhắn tin. Cô gấp lá thư, dán phong bì, nhanh chóng ghi địa chỉ. Elinor nghĩ cô đã nhận ra một chữ "W" theo hướng ngòi bút; và ngay sau khi viết xong Marianne nhấn chuông, yêu cầu người hầu mang lá thư đi gửi ở bưu điện. Việc này xác định nghi vấn ngay lập tức.

Tinh thần cô em vẫn cao hứng; nhưng có phần kích động khiến ngăn cản mang niềm vui đến cho cô chị, và nỗi xao động này tăng lên khi chiều xuống. Cô không ăn uống được nhiều trong bữa tối, và sau đấy khi họ trở vào phòng gia đình, cô bồn chồn lắng nghe tiếng mỗi cỗ xe chạy qua.

Elinor vui mừng nhận ra bà Jennings không nhìn thấy nhiều những gì đang xảy ra vì bà mãi bận rộn trong phòng riêng. Trà được mang đến, và sau khi Marianne đã bị thất vọng vài lần bởi tiếng gõ cửa bên nhà lân cận, thình lình có một tiếng gõ lớn không thể nhầm với nhà nào khác. Elinor an tâm chờ báo tin Willoughby đến; còn Marianne đứng lên, đi đến cánh cửa. Mọi thứ đều yên lặng; việc này không thể kéo dài nhiều giây. Cô em mở cánh cửa, bước ít bước về phía cầu thang, và sau nửa phút lắng nghe, trở vào phòng với mọi phấn khích cho thấy chỉ có lý do duy nhất là nghe anh sắp đến. Trong giây phút cảm xúc tột cùng này, cô chẳng đặng đừng thốt lên "Ôi, chị Elinor, đấy là Willoughby, đúng thực là anh ấy!"; và dường như sẵn sàng ngả bổ vào vòng tay của anh, thì Đại tá Brandon xuất hiện.

Cô bị sốc quá mạnh nên không thể giữ điềm tĩnh, lập tức bước ra khỏi phòng. Elinor cũng thất vọng, nhưng cùng lúc sự tôn kính của cô dành cho Đại tá Brandon khiến cô chào hỏi ông. Cô cảm thấy có phần thương tổn rằng một người đã có lòng yêu mến em gái cô đến thế lại nhận ra rằng em cô đau khổ và thất vọng khi trông thấy ông. Cô thấy ngay là ông cũng nhận ra điều này, rằng ông đã quan sát khi em gái cô bước ra, quá ngạc nhiên và âu lo đến nỗi ông không còn nhớ ra phải giữ lịch sự với cô chị.

Ông hỏi:

- Em của cô không được khỏe à?

Elinor khổ sở trả lời rằng đúng như ông đoán, rồi nói về những chứng nhức đầu, tinh thần sa sút và những mỏi mệt - mọi thứ mà cô có thể gán cho cử chỉ của em gái.

Ông đặc biệt chú tâm lắng nghe cô, nhưng rồi dường như lấy lại tự chủ, không hỏi thêm gì, bắt đầu nói lên niềm vui của ông được gặp lại hai cô ở London, hỏi han theo thông lệ về chuyến đi của họ, về các người thân còn ở nhà.

Trong cách thức trầm tĩnh như thế mà mỗi bên không mấy tập trung tư tưởng, hai người tiếp tục trò chuyện, cả hai đều mất hào hứng; ý nghĩ của mỗi người bận rộn nơi khác. Elinor rất muốn hỏi liệu Willoughby đang có mặt trong thành phố hay không, nhưng cô e ông buồn vì câu hỏi về tình địch của ông. Cuối cùng, để tìm cách nói chuyện gì đấy, cô hỏi có phải ông đã lưu lại thành phố từ khi họ chia tay với nhau hay không.

Ông đáp:

- Vâng, hầu như từ lúc ấy; tôi đi Delaford một hoặc hai lần trong vài ngày, nhưng không có cơ hội trở lại Barton.

Chuyện này, và qua cách nói, khiến cô lập tức nhớ lại mọi tình huống khi ông rời nơi ấy làm cho bà Jennings hoang mang và thắc mắc, và cô e câu hỏi của cô đã hàm ý hiếu kỳ hơn là cô nghĩ trong thâm tâm.

Chẳng bao lâu, bà Jennings đi vào. Qua giọng vui vẻ ồn ào cố hữu, bà nói:

- Ố! Đại tá, tôi vui ghê gớm được gặp lại ông - rất tiếc tôi không thể đến sớm hơn - xin ông thứ lỗi, nhưng tôi phải lo ít việc cho mình, xem xét công việc nhà vì tôi đã đi vắng khá lâu, và ông biết đấy, người ta luôn có cả núi công việc không đâu sau khi vắng mặt; và rồi tôi phải làm việc với Cartwright để giải quyết mọi việc. Chúa tôi, tôi bị bận túi bụi từ lúc ăn chiều xong! Nhưng này, Đại tá, làm thế nào ông biết được tôi về thành phố hôm nay?

- Tôi may mắn được biết tin qua gia đình anh Palmer khi tôi đến ăn ở đó.

- À, thế sao; tất cả gia đình thế nào? Charlotte ra sao? Tôi đảm bảo với ông lúc này cơ thể con nhỏ đã khá nặng nề.

- Cô Palmer trông vẫn khỏe, và tôi được nhờ nhắn là chắc chắn bà sẽ gặp cô ấy ngày mai.

- Được, chắc thế rồi, tôi cũng nghĩ vậy. À, Đại tá, tôi đã dẫn về hai thiếu nữ trẻ, ông thấy ... ý tôi nói, bây giờ ông chỉ thấy một cô, nhưng còn cô kia ở đâu đó. Còn có bạn của ông, cô Marianne nữa - mà ông sẽ hài lòng được nghe. Tôi không biết giữa ông và anh Willoughby sẽ tính toán ra sao về cô ấy. Tốt, còn trẻ và đẹp là một điều hay. À! Có thời tôi cũng còn trẻ, nhưng chưa bao giờ được đẹp - vô phúc nhất cho tôi. Tuy nhiên, tôi có một người chồng thật tốt, và tôi không biết một sắc đẹp xuất chúng nhất có thể được gì hơn. À! Tội nghiệp cho ông ấy! Đã qua đời được hơn tám năm. Nhưng Đại tá, ông đã đi đâu từ lúc chúng ta chia tay? Công việc của ông ra sao? Này, này, giữa bạn bè không nên có bí mật.

Ông trả lời mọi chất vấn của bà qua thái độ mềm mỏng cố hữu, nhưng không làm bà mãn nguyện về lời đáp nào. Bây giờ Elinor bắt đầu dọn trà, và Marianne bắt buộc phải xuất hiện trở lại.

Sau khi cô bước vào, Đại tá Bradon trở nên tư lự và im lặng hơn, và bà Jennings không thể mời ông lưu lại lâu hơn. Không có người khách nào khác buổi tối hôm ấy, và các phụ nữ nhất trí đi nghỉ sớm.

Marianne thức dậy sáng hôm sau với tinh thần hồi phục và dáng vẻ hạnh phúc. Nỗi thất vọng tối qua dường như đã sớm đi vào quên lãng đề chờ đón chuyện sẽ đến hôm nay. Khi vừa xong bữa ăn sáng, cỗ xe ngựa kéo to của cô vợ Palmer dừng trước cổng, và vài phút sau cô đi vào cười vang, vui mừng được gặp lại mọi người đến nỗi khó biết cô vui hơn vì mẹ cô hay vì hai cô nhà Daswood. Cô ngạc nhiên vì hai cô bạn đã đến thành phố tuy cô đã chờ đợi từ trước, giận dỗi vì hai cô nhận lời bà mẹ sau khi đã khước từ lời mời của mình, tuy cùng lúc cô sẽ không bao giờ tha thứ cho họ nếu họ không đến!

Cô nói:

- Anh Palmer sẽ rất vui được gặp lại hai cô. Khi anh ấy nghe tin hai cô đến cùng mẹ, hai cô có biết anh này nói thế nào không? Bây giờ tôi quên rồi, nhưng mà buồn cười lắm!

Sau một hoặc hai giờ trải qua việc mà bà mẹ gọi là chuyện phiếm thoải mái, hoặc nói cách khác, một loạt những câu hỏi từ phía bà Jennings về những người quen biết và những chuỗi cười không duyên cớ của cô Palmer, cô này đề nghị mọi người tháp tùng cô đi xem vài cửa hiệu nơi cô có ít công việc buổi sáng này. Bà Jennings và Elinor nhận lời ngay vì muốn mua ít món, và Marianne sau khi đã từ chối lúc đầu cũng được thuyết phục đi theo.

Mọi nơi họ đến, Marianne đều dòm ngó quanh quất. Nhất là ở Phố Bond nơi họ đến mua sắm, đôi mắt của cô luôn tìm kiếm. Trong mỗi cửa hàng khi họ đang bận bịu, đầu óc cô bị phân tán, không còn để ý đến những gì trước mặt mà mọi người khác đang chú mục và bận rộn. Bồn chồn và bất mãn mọi nơi, cô không đáp lại lời người chị hỏi ý kiến về bất cứ món hàng nào cho dù có liên quan đến cả hai. Cô không thấy thích thú gì cả, chỉ nôn nóng muốn trở về. Cô còn bực mình về cô Palmer đã quá ham mê bị bắt mắt với mọi thứ sang trọng, đắt tiền hoặc mới lạ; muốn mua mọi thứ nhưng không thể quyết định chọn món nào, bỏ thời gian đi la cà trong phấn khích và phân vân.

Họ về đến nhà lúc gần trưa. Ngay sau khi họ bước vào, Marianne hối hả nhảy các bậc cầu thang, và khi Elinor đi theo, cô thấy em mình bước đi khỏi bàn viết với nét mặt buồn thảm chứng tỏ Willoughby đã không có ở đó.

Cô hỏi người quản gia lúc ông này mang các gói hàng vào:

- Có lá thư nào để lại cho tôi từ lúc chúng tôi đi ra ngoài không?

Ông trả lời là không.

- Ông có chắc thế không? Ông có chắc gia nhân hoặc người khuân vác không để lại lá thư hoặc tin nhắn gì chứ?

Ông trả lời là không có gì.

Quay mặt về hướng cửa sổ trong nỗi thất vọng, cô nói nhỏ:

- Thật lạ lùng!

Lo lắng nhìn em gái, Elinor lặp lại trong tâm tư: "Đúng, lạ thật! Nếu con nhỏ không biết anh ấy đang ở thành phố nó sẽ không viết cho anh; đáng lẽ nó viết gửi đi Combe Magna; và nếu anh ấy đang ở thành phố, thật lạ lùng khi anh không đến thăm hoặc biên thư! Ôi! Mẹ thân thương của con ơi, bà đã sai lầm khi cho phép một đứa con gái còn trẻ như thế hẹn ước với một người đàn ông còn xa lạ như thế, theo cung cách thật đáng ngờ, bí ẩn! Con muốn tìm hiểu, nhưng làm thế nào sự can dự của con được chấp nhận?"

Sau khi suy nghĩ, cô quyết định là nếu mọi vẻ bề ngoài tiếp tục nhiều ngày như hiện giờ, cô sẽ cứng cỏi đề nghị với bà mẹ cần thiết phải dọ hỏi nghiêm túc về vụ việc.

Cô Palmer và hai bà bạn của bà Jennings được mời ăn tối với họ. Cô Palmer ra về sau khi dùng trà để lo nốt những việc còn lại, và Elinor phải phụ giúp bày cỗ bài uýt 1 cho những người khác. Marianne không giúp ích gì trong các dịp này vì không bao giờ muốn học chơi bài; nhưng mặc dù có thời giờ nhàn rỗi, cô không được vui thú trong buổi tối như Elinor khi cứ mãi lo lắng vì mong đợi và khổ sở vì thất vọng. Thỉnh thoảng cô gắng gượng đọc sách nhưng chỉ được một lúc lại để quyển sách qua một bên, bước qua bước lại quanh phòng, dừng lại một khoảnh khắc khi đi ngang cửa sổ, mong mỏi nhận ra một tiếng gõ cửa không thể nhầm lẫn nhưng lại phải chờ đợi đã lâu.
--------------------------------
1 Bài uýt (Anh ngữ Whist): loại bài đòi hỏi bốn người chơi chia ra làm hai cặp, mỗi cặp tìm cách thắng nhiều quân bài nhất.
 
×
Quay lại
Top