[Lưu trữ][Thắc mắc] Cách dùng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong tác phẩm

Ran mori anger 2005

Đời không như mơ
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/12/2017
Bài viết
70
Hôm trước em có góp ý cho một babj là dùng hơi nhiều từ địa phương, nhưng bạn ấy lại kể ra một đống dẫn chứng về một số tác phẩm nổi tiếng cũng dùng từ ngữ địa phương. Em thấy cũng có lí. Đúng hôm đó lại học về bài này, em càng thấy khó hiểu hơn, không biết dùng trong viết truyện như thế nào cho hợp lí. Các tiền bối có nhiều kinh nghiệm viết truyện cho em quan điểm của các tiền bối đươch không ạ. Em xin cảm ơn!
 
Chào em, hôm qua chị có thấy topic này của em, thấy cũng thú vị nên vào góp vài lời. Chị thì chưa có nhiều kinh nghiệm viết, cũng không được gọi là "tiền bối" được. Những dòng chị sắp viết dưới đây là những gì chị biết theo mức hiểu hạn hẹp của mình, cùng với một số thứ chị tra được. Nên nếu nó giúp được em, chị rất vui. Còn nếu vẫn chưa giúp được em, chị mong sẽ có thêm nhiều người vào bổ sung, chỉnh sửa.

Đầu tiên, để giải quyết thắc mắc "Dùng từ địa phương vào việc viết truyện thế nào cho thích hợp", trước tiên, em cần tìm hiểu định nghĩa hoặc giải thích (đã được kiểm chứng) về "thế nào là từ địa phương", em có thể tham khảo link này:

https://thcs.daytot.vn/thuat-ngu/Lop-8/TU-NGU-DIA-PHUONG-148.html

Tiếp theo, sau khi đã hiểu khái quát từ địa phương là thế nào, em có thể nắm được những đặc điểm sau:

1. Từ địa phương khác với từ toàn dân: ngay cái tên gọi thôi cũng đã làm nổi bật đặc điểm của nó rồi. Từ địa phương không có độ phổ biến rộng như từ toàn dân. Mức độ sử dụng và ảnh hưởng của từ địa phương chỉ gói gọn trong một vùng, miền nhất định. Vì thế, có nhiều từ địa phương mà mình không biết, âu cũng là điều tất nhiên. Chính vì mức độ phổ biến của nó không cao, cho nên trong giao tiếp hằng ngày, trong các tác phẩm văn học, trong ấn phẩm báo chí, ...v..v Người ta rất ít khi dùng từ địa phương, tránh khiến người đọc cảm thấy khó hiểu, hay đôi khi còn dẫn đến hiểu sai hoàn toàn.

2. Cần phân biệt và tránh nhầm lẫn "từ địa phương" và "biệt ngữ xã hội". Biệt ngữ xã hội là các từ dùng để chỉ chức vị, hoặc chỉ những người cùng trong một tầng lớp nhất định (xét về tất cả các thời, không kể phong kiến, thực dân, hay hiện đại)

Giả dụ, nếu em nghe người ta trêu nhau là "quan bác hôm nay đi đâu thế?", hay "chưa được diện kiến long nhan", thì hai từ "quan bác" và "long nhan" này chính là biệt ngữ xã hội, không phải từ địa phương. Bên cạnh đó, cũng cần phân biệt biệt ngữ xã hội với các từ mà người trong cùng một nghề hay dùng với nhau.

Dựa vào một vài đặc điểm của từ địa phương mà chị nêu ra đây, em thử soi chiếu vào tác phẩm truyện của bạn em xem, bạn đó có dùng đúng hay không.

Tiếp theo, khi đã nắm được thế nào là từ địa phương, ta có thể đi tìm công dụng của nó.

Chị xin phép được chia làm "công dụng trong văn nói (những từ ngữ trong giao tiếp hằng ngày)" và "công dụng trong văn viết (trong các ấn phẩm tạp chí, báo chí, văn học, v..v...).

1. Công dụng của từ địa phương trong văn nói:

Thực ra, theo quan điểm cá nhân của chị, công dụng duy nhất của từ địa phương trong giao tiếp hằng ngày chính là "bản sắc quê hương". Chỉ cần nghe người địa phương nói tiếng địa phương của họ, em có thể ngay lập tức nhận ra. Bởi như trên đã nói, từ địa phương độ phổ biến không cao, cho nên rất nhiều người đã quen dùng từ toàn dân sẽ nghe không ra, hoặc nghe không hiểu. Cho nên, nếu em giao tiếp với một người nói giọng địa phương, em sẽ dễ phỏng đoán được vùng quê mà họ sinh ra và lớn lên.

2. Công dụng của từ địa phương trong văn viết:

Thứ nhất, một khi đã liên quan đến viết lách, tất cả từ ngữ đều cần được trau chuốt và cân nhắc. Bởi như Nam Cao đã viết "Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện". Cho nên đừng bao giờ vin vào cái cớ, chỉ là fanfic thôi, chỉ là văn mạng thôi, viết cho vui thôi rồi muốn viết gì thì viết. Nếu đã không thể tỉ mỉ trau chuốt hết khả năng bản thân, thì tốt nhất đừng đăng lên cho người khác đọc. Viết một chữ, đặt một dấu câu cũng là cả một nghệ thuật. Từ địa phương cũng không ngoại lệ.

Khi đã dùng đến từ ngữ (chứ không riêng gì từ địa phương), tác giả phải tự mình hiểu, mục đích mình dùng từ này là gì? Nó góp phần thế nào trong việc phát triển nhân vật và cốt truyện? Chứ không phải tự dưng lôi hàng lô hàng lốc từ ở đẩu ở đâu phết lên word xong vỗ ngực tự hào vốn từ của mình rộng.

Chị ví dụ:

Trong bài thơ "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên có đoạn:

"Con nhớ mế!Lửa hồng soi tóc bạc.
Năm con đau, mê thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi."

"Mế" ở đây chính là từ địa phương, vốn dĩ "mế" ở đây chính là "mẹ". Nhưng tại sao Chế Lan Viên lại không dùng "mẹ" mà lại dùng "mế". Dựa vào hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, dựa vào tình cảm nồng hậu của tác giả lúc viết bài thơ, Chế Lan Viên đã chính xác khi dùng từ "mế" thay cho "mẹ". Vốn dĩ, bốn câu này biểu hiện tình yêu thương và biết ơn vô bờ đối với những người mẹ không cùng máu mủ vùng Tây Bắc, đã đùm bọc, cưu mang bao chiến sĩ cách mạng thời kháng chiến chống Pháp. Và cách gọi "mế" đúng âm hưởng địa phương ấy đem lại cảm giác gần gũi, dung dị.

Đó là dụng ý của từ địa phương trong tác phẩm văn học.

Quay trở lại với truyện, việc dùng từ địa phương cũng không có gì khác biệt. Trước khi dùng từ địa phương, tác giả cần hiểu rõ tác dụng của nó. Mà thường là để xây dựng hình tượng nhân vật. Viết về một chàng trai xứ Huế thì không thể dùng cách xưng hô như ở Hà Nội. Hay viết về một cô gái Nghệ An, cũng không thể dùng từ toàn dân để giao tiếp. Như trên chị đã nói, từ địa phương thường mang "bản sắc quê hương", cho nên nếu dùng nó để chỉ về gốc gác của một nhân vật nào đó thì quả rất tuyệt.

Tuy nhiên, nếu bạn em dùng từ địa phương mà không có dụng ý rõ ràng, cứ dùng một cách vô tội vạ thì đó không phải là dụng ý nghệ thuật đâu, mà thành đống hổ lốn gì đấy :"))). Mà nếu em muốn nhận được góp ý kĩ hơn, chị nghĩ em nên trích dẫn đoạn văn của bạn em vào đây cho mọi người cùng đọc.

Chốt lại, để dùng từ địa phương một cách có hiệu quả, cần nắm rõ.
1. Định nghĩa
2. Đặc điểm
3. Mục đích sử dụng trong tác phẩm
4. Bối cảnh tác phẩm có phù hợp hay không

Đó là những ý kiến của chị, mang cái nhìn chủ quan của chị, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, nhưng chị mong vẫn giúp được em phần nào đấy.

Ngày an!

Sề
 
Chào em, vô tình đi ngang qua topic này, với kiến thức hạn hẹp của mình chị cũng muốn để lại vài dòng ^^

Chị thì chỉ nói đơn giản thôi, vì cơ bản trên #1 chị Sề cũng đề cập khá là đầy đủ.
Trên lớp em cũng học thế nào là từ địa phương rồi nhỉ? Có lẽ mỗi vùng miền sẽ có những ngôn từ đặc trưng riêng biệt, và đó không thể nhầm lẫn với vùng miền nào khác.

Thế nào thì không dùng từ địa phương?
Em có thể sử dụng từ địa phương trong văn nói hằng ngày, nhưng hạn chế không sử dụng nó trong văn viết. Vì văn viết là cho tất cả mọi người cùng đọc, phải diễn đạt ý một cách rõ ràng, mạch lạc nhất có thể. Rõ ràng bạn em phạm phải lỗi khá là cơ bản trong văn viết và bạn em còn không phân biệt được tác phẩm mang đậm dấu ấn vùng miền và tác phẩm được viết theo ngôn ngữ toàn dân. Nếu bạn em viết điều gì liên quan đến quê hương và biết rõ khi nào viết thứ gì, chắc chắn bạn ấy sẽ có cách giải thích khác.

Khi nào được dùng từ địa phương?
Khi dùng thoại, chúng ta có thể dùng từ địa phương trong lời thoại của nhân vật, nhưng tránh lạm dụng, dùng quá nhiều từ lóng và phải giải thích nghĩa rõ ràng bên dưới phần chú thích nếu từ đó quá khó hiểu
Hoặc trong văn học dân gian cũng sử dụng rất nhiều từ địa phương (mang tính chất truyền miệng mà :p), trong trường hợp này em phải viết đúng nhé, dịch sang nghĩa toàn dân là sai.

"Râu tôm nấu với ruột
Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon"

Bù ở đây là bầu, nếu như em dịch sang bầu sẽ mất vần ngay. Nếu là "bầu" thì chữ cuối sẽ là "gật đầu".

Nói chung, từ ngữ địa phương là từ chủ yếu chỉ sử dụng trong văn nói, một số trường hợp sử dụng trong văn viết như là thoại, tác phẩm mang dấu ấn vùng miền và ca dao. Khuyên bạn, lần sau nếu viết thì dùng từ phổ thông để viết, vì mình viết ra cho người khác đọc nữa.

Tối an,
Hamika.
 
Cảm ơn các tiền bối đã cho em những lời khuyên vô cùng ý nghĩa. Thật ra ở trên lớp bạn em gần như viết văn hay nhất lớp nên em rất hóng truyện của bạn. Nhưng khi đọc rồi lại cảm thấy hơi thất vọng vì truyện trên mạng bạn ấy viết phóng khoáng quá, viết kiểu như nói chuyện vậy. Em có góp ý thì bạn ấy bảo không muốn bị gò bó giống viết văn trên lớp. Nói chung bạn ấy viết rất hay, có vài lỗi thôi,cộng thêm lối viết phóng khoáng nữa.Mà bạn ấy cũng bướng bỉnh lắm. Một lần nữa cảm ơn các tiền bối rất nhiều! :KSV@03:
 
Có ai giải thích và cho em ví dụ về teencode luôn không ạ. Em hiểu nhưng khó lấy ví dụ quá. :KSV@16:
 
×
Quay lại
Top