Lượng khí cácbon toàn cầu đang tăng nhanh nhất

vnGreener

Cựu quản lý
Tham gia
23/2/2011
Bài viết
588

13062011%20%284%29.jpg

Theo Báo cáo Thống kê Năng lượng Thế giới thường niên của Tập đoàn Năng lượng BP, năm 2010 lượng phát thải khí cácbon toàn cầu do sử dụng năng lượng đã tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1969, trong đó riêng Trung Quốc đã tăng 10,4%.

Theo đó, năm ngoái thế giới đã phát thải 33,16 tỷ tấn khí cácbon, tăng 5,8% do nền kinh tế các nước phục hồi nhanh sau suy thoái kinh tế. Riêng Trung Quốc "góp" tới 8,33 tỷ tấn.

Tốc độ tăng nhanh trong bối cảnh các cuộc đàm phán của Liên hợp quốc dường như không thể nhất trí về một thỏa thuận có tính ràng buộc pháp lý nhằm ngăn chặn khí thải cácbon và chống lại biến đổi khí hậu trước khi Nghị định thư Kyoto hết hạn vào năm 2012. Khí thải cácbon được coi là tác nhân chính làm nhiệt độ Trái Đất gia tăng.

Tháng trước Cơ quan Năng lượng Quốc tế cũng dự báo năm 2010 lượng phát thải khí cácbon toàn cầu tăng 5,9% lên 30,6 tỷ tấn, chủ yếu là từ các nền kinh tế mới nổi sử dụng nhiều than.

Số liệu của BP cho thấy Trung Quốc chiếm tới 25% tổng lượng phát thải khí cácbon trên toàn cầu. Phát thải khí cácbon của Trung Quốc tăng mạnh trong thập kỷ qua do nước này xây thêm nhiều nhà máy mới chạy bằng than để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc đã vượt Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới với mức tăng lên tới 11,2% so với mức 5,6% toàn cầu.

Mỹ là nước có lượng phát thải khí cácbon lớn thứ hai thế giới, với mức tăng 4,1% lên 6,14 tỷ tấn trong năm 2010.

Năm 2010, tiêu thụ than toàn cầu đã tăng 7,6%, mức cao nhất kể từ năm 2003 do các ngành nghề bắt đầu phục hồi sau đợt suy thoái kinh tế. Than hiện chiếm 29,6% tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tăng khá nhanh so với mức 25,6% cách đây một thập niên.

Tiêu thụ than của Trung Quốc đã tăng 10,1% và chiếm khoảng 48,2% tổng sản lượng than của thế giới, so với mức 47% trong năm 2009. Sản lượng than toàn cầu đã tăng 9,6%, riêng của Trung Quốc tăng 9%, chiếm 2/3% mức tăng toàn cầu. Tuy nhiên, sản lượng than chỉ gia tăng đáng kể tại Mỹ và châu Á, nhưng lại sụt giảm ở châu Âu. Điều đó lý giải phần nào cho giá than tăng mạnh ở châu Âu.

Về năng lượng sạch, sản lượng thủy điện và điện hạt nhân đã trải qua đợt tăng mạnh nhất từ năm 2004, trong đó thủy điện tăng 53% (Trung Quốc chiếm hơn 60% mức tăng ) và điện hạt nhân tăng 2% (Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế chiếm hơn 2/3 mức tăng). Sản lượng điện hạt nhân của Pháp tăng 4,4%, mức tăng cao nhất thế giới.

Các nguồn năng lượng thay thế khác cũng phát triển mạnh. Sản lượng nhiên liệu sinh học tăng 13,8% lên 240.000 thùng/ngày, trong đó dẫn đầu là Mỹ và Brazil với các mức tăng tương ứng 17% và 11,5%. Sản lượng điện có thể thay thế tăng 15,5%, chủ yếu là phong điện với mức tăng 22,7%, trong đó hai động lực là Mỹ và Trung Quốc chiếm tới 70%.

Năm 2010, các loại năng lượng thay thế chiếm 1,8% tiêu thụ năng lượng toàn cầu, tăng 0,6% so với năm 2000./.

Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)
 
Không nhớ là lúc nào, nhưng cũng gần đây, mình coi trên TV, các nhà khoa học nói rằng, hiện tượng mà các bạn nói là ''sự nóng lên của Trái Đất'' thật ra cũng chỉ là thời kì ''Ấm'' của Trái Đất thôi, sau thời kì này, Trái Đất sẽ phải tiếp nhận tới 2 kì băng hà, nhưng cũng không phải vì vậy mà chúng ta ''bơ'' Trái Đất, mặc Trái Đất ra sao thì ra dù sao cũng còn 2 kì băng hà, mà theo mình, dù có còn 100 kì băng hà, thì cũng phải bảo vệ Trái Đất, hỳ hỳ :KSV@09:
 
@Petrang:
Ùm^^!! Phải bảo vệ Hành Tinh Xanh của chúng ta chứ:D
Đúng là theo chu kì thì Trái Đất sẽ ấm dần nên, nhưng con người vs "Hiếu ứng nhà kính" lại làm chu kì đó diễn ra với tốc độ cực nhanh. Lượng Co2 trong không khí đã vượt quá mức độ an toàn của con người là
350ppm, và hiện tại là 394,35 ppm (theo www. 350.org).

Còn đây là 1 số Clip về BĐKH, hãy xem và suy ngẫm chút nha!









Thế nên hãy làm 1 điều gì đó đi nha!
 
Theo một số nghiên cứu thì nếu tiếp tục phát triển nhanh như hiện nay, đến năm 2100, nhiệt độ sẽ tăng 5-10oC ( thay vì 2-3oC )....vậy thì..... nếu chúng ta còn tiếp tục sử dụng môi trường một cách bất hợp lí -> làm thay đổi chức năng của môi trường thì hậu quả sẽ ....:KSV@19:
theo mình biết thì lượng CO2 của trái đất cổ chiếm tới 98%, nhưng hiện nay thì chỉ còn khoảng 0.033%. vậy là coi gần như CO2 dần biến mất nhỉ? cái ni chak theo đúng đl bảo toàn năng lượng nì...NL ko tự sinh ra cũng ko tự mất đi, nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác...:KSV@05:.lượng CO2 đó chủ yếu đc giữ lại trong các lớp đất đá, khoáng..( đặc biệt là đá vôi và trong lượng sinh khối lớn là thực vật..). vậy mà ngày nay con người đang vô tư xả hay "giải phóng" CO2, từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt...với đốt các dạng vật chất sống (thực vật, kể cả các cây bụi...) và dạng chết ( nhiên liệu hóa thạch, than, khí tự nhiên...)
vd: rừng amazon đc mệnh danh là lá phổi xanh của trái đất, nhưng hiện nay nó lại là nơi giải phóng lượng lớn CO2. băng tan -> nc biển tăng-> giảm diện tích đất liền (biển atlantic và gulf đã lấn sâu vào nội địa mêxxico) 100m.
tốt nhất nên hạn chế những việc có thể phát thải CO2, và tìm nguồn nguyên liệu mới thay thế để hạn chế thui chứ chúng ta chưa chak đã tránh khỏi thảm họa
 
Ờ Cua nói đúng nè^^!
Khí thải nhà kính rất quan trọng.
 
×
Quay lại
Top