Luật hỏi ngã trong chữ Việt

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Như đã trình bày trong một bài trước đây, một từ tiếng Việt chỉ mang một trong số sáu thanh: ngang - huyền - ngã - hỏi - sắc - nặng. Phân biệt bốn thanh khác không có khó khăn gì, nhưng hai thanh hỏi và ngã thì cần nhiều công phu. Từ nghỉ và nghĩ chẳng hạn, chỉ khác nhau ở một dấu hỏi hay ngã mà làm nên sự khác biệt về ý nghĩa của hai từ đó. So sánh hai câu dưới đây để thấy sự khác biệt giữa hai thanh hỏi và ngã làm nên sự khác biệt ý nghĩa của từ:

i. Thôi, đừng nghĩ ngợi làm gì cho mệt xác !
ii. Thôi chứ, đã hết giờ nghỉ mệt rồi !

Trong tình hình dạy và học tiếng Việt tại hải ngoại hiện nay, việc phân biệt dấu hỏi và dấu ngã là một công việc khó khăn. Nhưng đây cũng lại là một việc cần thiết vô cùng, vì đó là một trong những công việc cần thiết để nâng cao trình độ hiểu biết về chuẩn mực ngôn ngữ của tiếng Việt. Có thể là chuyện viển vông khi nói đến chuẩn mực ngôn ngữ ở hải ngoại lúc này, nhưng đây lại là nhu cầu chính đáng của lớp trẻ ngày càng đòi hỏi phải nhìn lại cho rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ. Đó cũng chính là mục đích của chính tả vậy.

Đoàn Xuân Kiên
Luân Đôn

Dưới đây đính kèm "VIỆT NGỮ HỎI–NGÃ TỰ VỊ" dạng từ điển, giúp tra chữ tiện hơn do các bạn noikhongduoc và QuocSan trên diễn đàn e-thuvien tổng hợp.

eBook từ điển này chỉ 279Kb rất tiện lợi.

Khi sử dụng, các bạn chú ý:
  • Có thể dùng ký tự đại diện "?" và "*"
  • Với nguyên âm có dấu thì phân biệt hoa/thường: khác với . Tốt nhất các bạn cứ gõ HOA ký tự đầu.
* Trong từ điển, khi tìm chữ, bạn sẽ thấy hiện lên một số chữ trùng: Nếu các bạn xem file Word gốc sẽ thấy những từ trùng: "Vũ/Võ", "gửi/gởi", ... Tuy vậy khi gặp những chỗ như "Xem xxx" thì tôi cũng tạo link nhảy thẳng đến xxx.

Hy vọng từ điển này hữu ích cho các bạn.
 

Đính kèm

  • TuDienHoiNga.zip
    184,3 KB · Lượt xem: 340
×
Quay lại
Top