Liệu đây có phải là hẹn hò?

rubi_mos2002

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
28/10/2011
Bài viết
824
chicago-dating.jpg


Đầu năm nay, tờ USA Today đã đăng một bài báo do Sharon Jayson viết về sự mơ hồ trong các mối quan hệ hẹn hò, bài báo với tiêu đề: “ Liệu đây có phải là hẹn hò? Hay chỉ đi chơi cùng nhau thôi?” Bài báo đã tìm hiểu tường tận về việc mọi người hay dễ hiểu nhầm, rằng liệu họ có đang thực sự hẹn hò không, hay chỉ đi chơi cùng nhau? Vox.com cũng đăng một bài tương tự, nhưng rõ ràng và đi sâu hơn với nhan đề: “ Hẹn hò trở nên rắc rối ra sao?” ( bởi Alex Abad- Santos).

Cả hai bài viết đều rất tuyệt vời. Khi họ tập trung về việc tôi sẽ cân nhắc những gì trong giai đoạn đầu của các mối quan hệ, tôi nghĩ sự mơ hồ này đã phát triển thâu suốt tất cả các giai đoạn tình cảm lãng mạn- trừ phi một lời hứa chắc chắn và rõ ràng được đưa ra, như hôn nhân chẳng hạn.

Hết sức mơ hồ. Tại sao vậy?

Tôi cho rằng sự mơ hồ trong hẹn hò đã phát triển mạnh mẽ suốt nhiều thập kỉ vừa qua, và có nguyên nhân cả đấy. Sự mơ hồ có ngọn nguồn từ khao khát của mỗi người và cả nỗi lo sợ về cuộc sống độc lập trong xã hội hiện đại. Thế nhưng, tại sao sự mơ hồ lại được khát khao đến vậy trong khi nó khiến ta hết sức bối rối?

Rất vui vì bạn đã quan tâm.

Sự mơ hồ có thể phát triển bởi người ta cho rằng, nó an toàn hơn so với sự khẳng định chắc chắn trong thế giới ngày nay, nơi mà tình yêu vĩnh cửu ẩn chứa nhiều rủi ro, không chắc chắn và thậm chí là điều bất khả. Trong tình yêu, người ta khó mà tìm được sự bền vững hay lời cam kết, kể cả tình yêu giữa cha mẹ họ hay những người khác. Điều này càng làm tăng thêm cảm giác rằng, tình yêu hết sức mạo hiểm, dẫn đến nhận thức: càng mơ hồ thì nỗi đau khổ mất mát khi yêu càng ít.

Sự mơ hồ còn có một lợi thế nữa, đó là nó làm cho con người yên tâm hơn khi ta mong đợi- và không đạt được. Nếu bạn thể hiện rõ ràng với bản thân mình hay với người khác về những điều bạn vô cùng ao ước, thì khi không đạt được, nó sẽ càng khiến bạn tổn thương. Tâm lí chung, con người sẽ ao ước và khao khát mãnh liệt hơn khi mong muốn của họ được giãi bày và ghi nhận.

Đừng hiểu sai ý tôi: Mọi người ai chẳng muốn một tình yêu được bảo đảm chắc chắn. Người trưởng thành được lợi từ tình yêu vững bền, và ngay cả trẻ em cũng phát triển tốt hơn trong tình yêu thương che chắn của cha mẹ. Tôi cho rằng điều này chính là nguyên nhân thứ hai khiến cho sự mơ hồ phát triển: gắn bó nhưng lại bất an. Thiết nghĩ cảm giác này ngày càng lan rộng vì tình trạng hôn nhân tan vỡ ngày càng nhiều. Trước kia, tôi từng viết về thực trạng này và hậu quả của nó, rằng hôn nhân tan vỡ sẽ dẫn tới số người có vấn đề về sự gắn bó càng lúc càng gia tăng.

Tôi và đồng nghiệp của mình cũng đã viết về sự mơ hồ và sự gắn bó. Sau đây là một đoạn trích từ chương tôi viết, Galena Rhoades, và Frank Fincham ( 2011):

Có rất nhiều tài liệu văn học mang tính đúng đắn thể hiện vô số cách thức mà sự gắn bó bất an kéo dài tới lúc trưởng thành, nó làm giảm đi sự phát triển của các mối quan hệ lãng mạn hay cảm giác an toàn. ( Chẳng hạn như: Hazen và Shaver- năm 1987, Mikulincer và Shaver- năm 2007). Chỉ cần một cơ chế tiềm ần của sức ảnh hưởng, đặc tính trốn tránh nỗi bất an gia tăng liên tục đối với những người lớn lên ở Mỹ. Chỉ riêng khả năng này thôi cũng có thể thúc đẩy xu hướng ưa chuộng sự mơ hồ trong quan hệ tình cảm của những người mới lớn. Nếu không thể biết chắc chắn rằng, liệu khi nào một mối quan hệ bắt đầu hay mức độ nghiêm túc của nó, người ta cho rằng khi mối quan hệ ấy đi đến hồi kết, họ sẽ ít bị tổn thương hơn. Do vậy, đối với những người có cảm giác gắn bó bất an ở mức độ cao do tiền sử gia đình gây ra, sự mơ hồ sẽ đem lại cảm giác thoải mái hơn thay vì sự rõ ràng- thứ làm tăng nỗi bất an về tính vững chắc.

Các vấn đề về sự gắn bó trong những mối quan hệ lãng mạn có hai dạng chính – dạng gắn bó lo lắng và gắn bó né tránh. Hãy cùng xem xét sức hấp dẫn của việc hẹn hò mập mờ đối với phong cách của những người lãng mạn.

Một lần nữa, từ Stanley, Rohoades và Fincham:

Dĩ nhiên, sự mơ hồ không mang lại cảm giác thoải mái cũng như không được ưa chuộng bởi những người lo lắng cho phong cách gắn bó của họ, tuy vậy, họ hiểu rằng không nên đảo lộn hay thúc ép sự rõ ràng, bởi làm vậy sẽ gây tổn hại tới tính bền vững trong mối quan hệ mà họ đang tận hưởng.

Nói cách khác, những người lo lắng về sự gắn bó được khuyến khích chấp nhận sự mơ hồ. Vài sự mơ hồ khá phù hợp với hoàn cảnh, chẳng hạn như lúc đầu, khi hai người chỉ mới tìm hiểu về đối phương. Nhưng sự mơ hồ về việc: giả như có điều gì đó xảy ra đại lọai như hẹn hò, thì sự mơ hồ sẽ đi quá giới hạn.

Cũng như việc tồn tại một vài khúc mắc về sự mơ hồ đối với những người có cảm giác gắn bó nhưng bất an, hay kể cả những người né tránh sự gắn bó. Trong một bài báo cáo khác, Galena Rhoades, Sarah Whitton và tôi đã viết về sự mơ hồ cũng như sự phát triển của những lời hứa hẹn (2010):

Trái ngược vớ sự gắn bó lo lắng cá nhân, những người mắc chứng né tránh gắn bó sẽ kháng cự sự phát triển của các cấp độ hứa hẹn, chỉ bởi khao khát giảm thiểu sự gần gũi và nghĩa vụ. Mong muốn cá nhân đối với sự né tránh sẽ hạn chế cảm giác bất an về sự gắn bó lãng mạn và sự phát triển của những lời hứa hẹn ở cấp độ đa (hoặc hai) cá thể. Khi hai vấn đề khác nhau này và cả dạng “gắn bó bất an” được kết hợp trong cùng một mối quan hệ, rất dễ thấy được: quá trình hứa hẹn từ hai phía dù có thể mang lại cảm giác an toàn cho một người, nhưng lại gây ra sự bất an cho người kia.

Trong khi những ý kiến trên tập trung vào giai đoạn sau của những mối quan hệ, hãy suy nghĩ ngược lại giai đoạn hẹn hò- hay- đi chơi, và bạn sẽ thấy những ảnh hưởng tiềm ẩn trong các hiện tượng trên.

Chúng ta đang sống trong một thế giới với tình yêu bất an, những khao khát và cả sự né tránh. Theo thời gian, tôi tin rằng nó sẽ trở nên hết sức nguy hiểm. Một trong những thương tổn lớn nhất trong chuyện tình cảm là: khi một người trao hết tình cảm chân thành cho đối phương, thứ mà họ phát hiện ra lại là, người kia chưa sẵn sàng hay không chắc chắn để hứa hẹn là vì sự mơ hồ đã ăn sâu vào tâm hồn họ.

Nói khác đi, sự thiếu rõ ràng trong các mối quan hệ về sau song hành với sự thiếu rõ ràng ngay từ lúc mới bắt đầu mối quan hệ ấy.

Nếu bạn đang tìm kiếm tình yêu của đời mình, mà vẫn chưa tìm thấy, và bạn muốn thoát khỏi các mối quan hệ mơ hồ, sau đây là một vài lời khuyên đơn giản: Đặt vấn đề thẳng thắn. Ý tôi không phải là: hỏi thẳng một người mới gặp một, hai lần rằng, liệu anh ta có thể trọn đời bên bạn hay không. Nhưng đặt vấn đề thẳng thắn là liều thuốc tốt nhất cho căn bệnh mơ hồ- và sự mơ hồ mang lại rủi ro tình cảm rất nghiêm trọng, nhất là những cảm giác tưởng- chừng- như- an- toàn mà nó mang lại. Nếu bạn xua đuổi ai đó bằng cách đòi hỏi một chút rõ ràng, tôi cá là, khả năng mối quan hệ đó đạt được một tương lai “ an toàn và lành mạnh” ngay từ lúc bắt đầu sẽ không cao đâu.

Thượng Thư dịch
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/blog/slid...06/is-date
 
×
Quay lại
Top