Lịch làm việc linh hoạt: Tốt hay không

kenhnhansu

Thành viên
Tham gia
7/10/2011
Bài viết
27
Được tự quyết định về lịch làm việc là điều mà bất kỳ người lao động nào cũng mong muốn. Ngoài những ưu điểm, sự linh hoạt trong thời gian làm việc đôi khi mang đến những phiền toái không đáng có, chúng ta thử chỉ ra những điểm yếu đó.
Ưu điểm của lịch làm việc linh hoạt

Hầu hết nhân viên đều thích lịch làm việc linh hoạt vì nó giúp họ cân bằng cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả. Ví dụ, trước đây bạn sẽ phải làm 8 tiếng một ngày và trong 8 tiếng đó bạn chỉ được “đóng đô” ở văn phòng thì giờ đã khác. Lịch làm việc linh hoạt cho phép bạn bớt chút thời gian dành cho gia đình và các hoạt động cá nhân miễn là bạn đảm bảo bù đủ số giờ đã thiếu. Một tính toán nhỏ để minh chứng cho lịch làm việc lịnh hoạt đó là: Nếu bạn dành một ngày để nghỉ ngơi hay giải quyết các vấn đề cá nhân, thì sau đó bạn sẽ phải làm liền 12 tiếng mỗi ngày (trong 2 ngày) để bù vào tám tiếng đã “vay” trước.

Ngoài việc tạo điều kiện cho nhân viên được ở bên gia đình, người thân và phục vụ những nhu cầu cá nhân thì lịch làm việc linh hoạt còn tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Điều này cũng có lợi trong những trường hợp thời tiết xấu, giúp nhân viên tránh được những khó khăn nhất định.

Tính linh hoạt trong
công việc là yếu tố quyết định năng xuất của một nhân viên và tác động trực tiếp tới thành công của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp ngày nay luôn cố gắng tạo điều kiện để các nhân viên có thể phát huy tính cách tuyệt vời này. Có nhiều người thích làm việc vào ban đêm vì họ cho rằng lúc đó là lúc làm việc năng xuất nhất, nhưng cũng có những người thích làm việc vào buổi sáng sớm. Trước đây, rất khó để có thể đáp ứng được tất cả những yêu cầu trên nhưng giờ mọi thứ đã trở nên dễ dàng hơn với lịch làm việc linh hoạt. Nó cho phép các nhân viên tự định thời gian công việc theo nguyên tắc của riêng mình và thực hiện theo lịch trình bản thân tự đề ra.

Nhân viên được làm việc trong môi trường thân thiện, thoải mái đó là động lực để họ cống hiến và lao động hết mình nhằm phục vụ cho lợi ích của doanh nghiệp. Nhân viên hạnh phúc khiến ông chủ cũng hạnh phúc. Lợi nhuận doanh nghiệp thu được tăng cao và điều này có lợi cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Nhược điểm của lịch làm việc linh hoạt

Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt và lịch làm việc linh hoạt cũng không phải ngoại lệ. Ưu luôn đi liền với nhược và nhược điểm lớn nhất của lịch làm việc linh hoạt cũng bắt nguồn từ ưu điểm.

Nhân viên không dành 100% thời gian ở văn phòng và họ tự quyết định lịch trình làm việc dẫn đến ban quản lý khó khăn trong việc kiểm soát hoạt động và tiến độ phát triển của từng người, từng bộ phận.

Nghỉ một ngày và sau đó phải bù giờ vào ngày hôm sau với lượng thời gian tăng lên ½ khiến cho nhiều nhân viên cảm thấy mệt mỏi và căng thẳng. Điều này cản trở tiến độ cũng như chất lượng công việc. Thêm vào đó, nhiều nhân viên còn gặp khó khăn trong việc giải quyết công việc khi ở nhà và giải quyết từ xa. Bởi, những yếu tố môi trường, không gian, thời gian ảnh hưởng lớn đến tâm lý làm việc và thật khó để có thể hoàn thành tốt công việc trong tiếng trẻ con khó và tiếng xe xộ đi lại inh ỏi.

Không thể phủ nhận những điểm cộng lớn của lịch làm việc linh hoạt, tuy nhiên cũng không thể bỏ lơ những điểm trừ. Điều cốt lõi trong vấn đề này chính là ý thức quản lý thời gian của từng nhân viên. Nếu doanh nghiệp muốn áp dụng lịch làm việc linh hoạt vào tổ chức của mình thì điều tiên quyết đó là học cách quản lý từ xa để năm bắt tình hình hoạt động của nhân viên và tránh tình trạng nhân viên lạm dụng thời gian cho những
việc làm không tên.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top