Leica - tại sao lại là đẳng cấp?

aptx4869

Làm dâu trăm họ
Thành viên thân thiết
Tham gia
9/5/2011
Bài viết
2.887
Leica - Một cái tên đã thành huyền thoại trong làng nhiếp ảnh?? Hãy cùng bàn luận xem tại sao Leica lại có thể đạt được đến tầm đẳng cấp như vậy??
80262_1287974325.jpg

Máy ảnh Leica

Có bạn hỏi tại sao Leica lại mắc. Leica mắc là bởi độ bền, độ chuẩn xác, kỹ thuật và sự tinh tế. Mỗi chiếc máy ảnh luôn được chế tạo bằng thủ công, máy móc chỉ đóng vai trò phụ trợ trong các tác vụ như là mài kính, kiểm tra kính, máy ảnh... Nếu bạn nói chỉ vì làm bằng thủ công mà Leica lại mắc như thế, thì bạn chưa thật sự biết nhiều về hãng này, có thể bạn mua một ống kính từ các hãng như Nikon, Canon, hai thương hiệu mạnh nhất nhì hiện tại đó, với số tiền khoảng một đến vài ngàn USD - đủ làm bạn "choáng". Vậy với cùng thông số, nhưng ống kính Leica lại được bán với giá chưa bao giờ dưới con số 5.000 USD, hay chính xác là chưa có ống kính mới nào được bán với giá dưới 4 con số tính theo USD. Có thể bạn sẽ càng choáng hơn. Nhưng nếu nhìn lại, bạn sẽ thấy giá trị đó là hoàn toàn xứng đáng.

Này nhé, ở Canon, để sản xuất một ống kính trung bình, thời gian hạ nhiệt (là giai đoạn quan trọng quyết định đến độ bền và độ trong của ống kính) chỉ khoảng vài ngày đến một năm là lâu nhất, theo mình được biết. Nhưng với ống kính Leica, trung bình hạ nhiệt trong khoảng từ 2 năm trở lên, cá biệt có một số loại như ống kính có độ F0.95 mới nhất có thời gian hạ nhiệt là khoảng 10 năm. Vậy trong khoảng thời gian đó, giá thành về năng lượng, giá thành về nhân công quản lý cũng như là xác suất hư hỏng xảy ra trong quá trình gia công sản phẩm, các bạn thử làm phép tính đi nhé.

Để bảo đảm chất lượng ống kính của mình, Leica không hề bước chân theo các đại gia trong ngành ảnh khác như là Canon, Nikon trong việc cải tiến giảm thời gian sản xuất sản phẩm. Có thể nói, đây là niềm tự hào và cũng là sự bảo thủ của nhà sản xuất thiết bị quang học huyền thoại này. Việc lựa chọn các vật liệu mang tính chất quyết định đến độ bền của sản phẩm, do đó, thiết bị của Leica đa phần là bằng kim loại.

Tại sao Leica không áp dụng nguyên lý lấy nét tự động? Thực ra, nguyên lý này lại là do chính Leica phát triển. Điều nghịch lý là tại sao Leica lại không áp dụng cho mình? Đơn giản là vì hãng có hướng đi và lựa chọn riêng của mình, có thể gọi là bảo thủ. Nếu các bạn tinh ý sẽ thấy rằng, hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường lấy nét tay. Leica tin rằng việc lấy nét bằng tay, sẽ nhanh hơn cả lấy nét tự động và nhất là sẽ làm cho bức ảnh có hồn hơn.

Có bạn nói rằng Leica không tích hợp các thiết bị như đo sáng, thậm chí một sản phẩm giá cả chục ngàn USD, lại không có cả đèn flash, trong khi đó một sản phẩm giá chỉ có vài chục lại có. Thật ra nếu tinh ý, các bạn sẽ nhận ra rằng Leica có chủ ý riêng trong việc đó. Nếu như các bạn sử dụng đèn flash có thể sẽ khiến cho việc chụp hình dễ dàng hơn, còn Leica lại đi ngược lại, họ nghĩ rằng việc chụp ảnh cốt không phải chỉ cần đến ánh sáng, mà mỗi bức ảnh, mỗi lần chụp đều là nghệ thuật, và nghệ thuật thì không nên có sự can thiệp quá nhiều kỹ thuật.

Ngoài ra, có bạn còn thắc mắc rằng sao không có thể áp dụng ống tele cho máy ảnh Leica? Bởi vì đơn giản, máy ảnh Leica là rangerfinger tức là lấy nét tay theo kiểu nhìn trực tiếp.

Phương châm của Leica: "chất lượng chính là yếu tố tối quan trọng". Giá thành của một thương hiệu xứng đáng với người sở hữu nó.
Ôi Leica của lòng anh! Có em rồi anh bán em mua mấy con Canon hay Nikon chả dc!
 
Cha đẻ của Leica là Oscar Barnark, một người chuyên chế tạo kính hiển vi.
Đầu thế kỉ XX, một kỹ sư nổi tiếng người Đức chuyên thiết kế ống kính hiển vi - Oskar Barnack, làm việc cho công ty quang học Ernst Leitz ở Wetzlar - rất say mê nhiếp ảnh. Thời ấy việc “vác” cả một chiếc máy ảnh cồng kềnh to bằng một chiếc valy đi dã ngoại là điều vô cùng phiền phức. Mong muốn có một chiếc máy ảnh nhỏ gọn và dễ dàng đem theo người đã thôi thúc ông lên ý tưởng và tiến hành chế tạo chiếc máy ảnh khổ phim 24×36mm (chuẩn 35mm). Chiếc máy ảnh mẫu chuẩn 35mm đầu tiên hoàn tất năm 1913 đã tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ và một khái niệm mới: “Một tấm phim âm bản nhỏ vẫn có thể cho ra đời một tấm ảnh khổ lớn”. Bị gián đoạn bởi Chiến tranh Thế giới thứ I, mãi tới mùa xuân năm 1925 chiếc máy ảnh được sản xuất thương mại đầu tiên mới được công bố tại hội chợ Leipzip mang tên Ur-Leica (Original Leica) và ngay lập tức đạt được thành công vang dội. Chính chiếc máy ảnh này đã tạo nên một bước đột phá cho ngành công nghiệp ảnh hiện đại và đặt viên gạch nền móng cho tên tuổi hãng máy ảnh Leica (chính là tên viết tắt của LEItz-CAmera) của nhà Leitz - ông chủ của thương hiệu máy ảnh chất lượng đỉnh cao với lịch sử hàng trăm năm.

Nhà đấu giá Westlicht là cái tên không xa lạ với những nhà sưu tập hàng hiệu đẳng cấp, am hiểu và đam mê sở hữu những món đồ độc bản trên thế giới. Tại phiên đấu giá tháng 5-2011, một trong những chiếc máy ảnh Leica huyền thoại đầu tiên, mang tên Leica 0-Serie Nr.107 đã được đưa ra đấu giá và đạt cái giá kỉ lục 1,9 triệu USD. Đây là chiếc máy ảnh thứ 7 của dòng Leica 0-series trong số 25 chiếc máy ảnh thử nghiệm bởi Leitz vào năm 1923 - hai năm trước khi chính thức được đưa vào thị trường. Theo ghi chép của nhà máy, chiếc máy ảnh này được sản xuất nhằm gửi sang New York để đăng ký bằng sáng chế, nơi đầu tiên chiếc máy ảnh Leica được xuất khẩu tới và chỉ được khắc duy nhất dòng chữ "Germany" trên thân máy.

Năm 1954, dòng Leica M ra đời với tiêu chí chất lượng hình ảnh hàng đầu, trở thành chiếc máy ảnh không thể thiếu cho phóng viên cũng như nghệ sĩ nhiếp ảnh và chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Chữ cái M trong tiếng Đức là viết tắt của từ "Messucher" theo nghĩa tiếng Anh là “Range-finder”, nghĩa là hệ thống lấy nét quang trắc không gương lật. Chiếc máy ảnh Leica M3 lần đầu tiên được giới thiệu tại triển lãm máy ảnh Photokina Đức năm 1954 là mẫu Leica đầu tiên của dòng M vẫn được tiếp tục sản xuất cho đến nay. Chiếc máy ảnh này luôn là giấc mơ và tình yêu của mọi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Trong một bài quảng cáo năm 1956, Leica M3 đã được so sánh như “Sự đầu tư cuộc đời cho nhiếp ảnh hoàn hảo”. Nối tiếp giấc mơ, các mẫu Leica M2, M1, M4, M5, M6, M7, MP …lần lượt ra đời đánh dấu thời kì hoàng kim của Leica tạo nên lịch sử nhiếp ảnh của thế giới.

Leica M9

Kể từ năm 1954, camera dòng M của Leica ra đời với tiêu chí chất lượng hình ảnh hàng đầu đã trở thành máy ảnh không thể thiếu cho các phóng viên cũng như nghệ sĩ nhiếp ảnh. Với sự ra mắt của M8 năm 2006, phiên bản này đánh dấu bước chuyển sang thời kỳ kỹ thuật số của dòng M. Và đến năm 2009, với sự ra đời của M9, Leica đặt một mốc mới trong thời đại ảnh số với máy ảnh rangefinder đầu tiên trên thế giới có cảm biến full-frame 24 x 36 mm và là máy ảnh full-frame có kích cỡ nhỏ nhất từng xuất hiện. Có thể ví sự ra mắt của M9[1] cũng tạo tiếng vang không kém gì phiên bản M3 lừng danh một thời ở thời điểm ra mắt 1954.

Lịch sử danh giá hàng trăm năm của thương hiệu máy ảnh Leica và thực sự, danh tiếng của dòng máy này gắn liền với các phóng viên ảnh kỳ cựu như Robert Capa với những bức ảnh bất hủ về cuộc nội chiến Tây Ban Nha, tiếp sau đó là những bức ảnh ghi lại cuộc chiến tranh Việt Nam, những bức ảnh khiến ông phải trả giá bằng mạng sống của mình ở Thái Bình. Như nhà nhiếp ảnh gốc Việt Nick Út với “ Em bé Napalm” chụp năm 1972 bằng chiếc Leica M2 đã khiến cả thế giới bàng hoàng về chiến tranh Việt Nam và mang lại cho ông giải thưởng danh giá Pulitzer. Đó là nhiếp ảnh gia người Cuba - Alberto Korda tức Alberto Díaz Gutiérrez với chân dung người anh hùng cách mạng Che Guevara được chụp bằng Leica với ống kính tiêu cự 90mm năm 1960. Và không thể không nhắc đến Henri Cartier-Bresson – cha đẻ của ảnh báo chí hiện đại với những tác phẩm đã trở thành tài sản vô giá của ảnh báo chí thế giới… Họ đều là những con người đã tạo nên lịch sử nhiếp ảnh báo chí hiện đại cùng với chiếc máy ảnh Leica bên mình.

Ống kính và máy ảnh Leica thường có mặt trong những sự kiện trọng đại, ghi lại những khoảnh khắc, những danh nhân của lịch sử. Cùng với những tấm ảnh của Albert Korda chụp Che Guevara và Fidel Castro, những bức ảnh chụp công nương Diana trong lễ cưới Hoàng gia Anh năm 1981 được ghi lại bởi Leica M6, chiếc máy ảnh duy nhất được phép hiện diện nhờ tiếng bấm cò êm nhẹ “nghe như giọt nước rơi trên kính!” (trích ghi chép “Trịnh Công Sơn và những tấm phim âm bản không lời”), không như các dòng máy ảnh gương lật cồng kềnh khác. Năm 1996, Leica đã sản xuất 700 chiếc M6 Jubilee Thai được nạm vàng 24k nhằm kỷ niệm 50 năm ngày lên ngôi của Vua Thái Lan Bhumiphol Adulyadej. Năm 2006, Hoàng thân Qatar Sheikh Saud Al Thani, một người yêu nhiếp ảnh và là một mạnh thường quân của bộ môn nghệ thuật này đã có một đơn hàng đặc biệt, một chiếc ống kính Leica R 1600mm Telyt APO f/5.6 trị giá hơn 2 triệu USD. Những chiếc Leica M6 kỷ niệm 75 năm thành lập hãng hay chào đón thiên niên kỷ thứ ba luôn là mục tiêu săn tìm của những người yêu mến Leica, còn những chiếc Leica M6 độc bản tôn vinh Henri Cartier-Bresson hay William Klein thì luôn chỉ xuất hiện trong những giấc mơ ngọt ngào…

Bên cạnh đó, Leica còn là sự kết hợp tinh tế và sang trọng với những phiên bản đặc biệt kết hợp cùng những thương hiệu thời trang danh tiếng. Leica M3 Louis Vuitton, Leica M7 Hermes đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật thực sự; hay mới đây là mẫu Leica M9 Titanium - tuyệt tác được thiết kế bởi Walter de’Silva, trưởng bộ phận thiết kế ôtô nổi tiếng với các mẫu xe thể thao Audi của tập đoàn Volkswagen với số lượng giới hạn 500 chiếc trên toàn thế giới…

Triết lý bền vững của máy ảnh Leica Sang trọng và lặng lẽ, Leica chứa đựng tất cả sự tinh tế, chính xác và tính bảo thủ của người Đức, “là điều tuyệt vời của nước Đức” - theo lời nhiếp ảnh gia Jim Rakete. Duy trì truyền thống và một triết lý bảo thủ, tạo ra những sản phẩm có độ bền và chất lượng hoàn hảo, kể từ khi ra đời cho đến nay, Leica luôn tuân thủ theo một quy trình sản xuất công phu và khắt khe cho thân máy và ống kính. Đến bây giờ quy trình ấy vẫn là một bí quyết riêng của hãng, là bí mật được bảo vệ nghiêm ngặt nhất.

1. Chất lượng ống kính đỉnh cao Chất lượng quang học của ống kính Leica chính là huyền thoại và là nền tảng tạo dựng nên thương hiệu Leica danh giá với lịch sử hàng trăm năm. Hiệu suất quang học nổi bật giúp việc quan sát và ghi lại những khoảnh khắc quyết định dễ dàng. Mỗi thấu kính Leica được làm từ thủy tinh tinh khiết và trải qua những công đoạn chế tác nghiêm ngặt. Trước khi được đưa đi mài, mỗi thấu kính được hạ nhiệt từ 2 - 10 năm trong phòng lạnh. Sau quá trình hạ nhiệt, ống kính được đem mài và đánh bóng thủ công bằng các máy móc hoàn toàn cơ khí. Cuối cùng, mỗi ống kính được tráng phủ 43 lớp hóa chất đặc biệt có công thức hóa học tuyệt mật của hãng, để đảm bảo độ trong và khả năng thu nhận ánh sáng, với độ bền lên tới hàng trăm năm. Những khuôn hình được chụp bằng ống kính Leica không chỉ nổi bật với chất lượng tái tạo hình ảnh như độ tương phản, độ phân giải mà còn bắt được những cảm xúc tự nhiên nhất. Nó cho phép khả năng tự do sáng tạo, là công cụ cho những ai đang theo đuổi “cái nhìn của chính mình”.

2. Tập trung vào những gì cần thiết Ngày nay, mọi sản phẩm đều nỗ lực thu hút khách hàng bằng hàng loạt những tính năng và phương thức mới khiến cho hầu như mọi thứ đều trong tầm tay. Nhưng thường thì những điều tưởng chừng như thật đơn giản lại khó có được hơn cả. Với Leica, điều đáng quan tâm đầu tiên là tập trung vào những gì cần thiết và quan trọng nhất: nhu cầu của người sử dụng. Sự cải tiến sẽ không bao giờ có hồi kết và luôn dẫn đến những cuộc thảo luận liên miên, những phản hồi không dứt. Leica được thiết kế từ nền tảng của một công cụ để sáng tạo những trải nghiệm hình ảnh hoàn toàn đặc biệt - không thừa không thiếu. Vì lý do đó mà từ những chiếc Leica đầu tiên, việc phát triển cơ khí và quang học nhằm mang tới những tính năng thực sự cần thiết vẫn luôn là mối quan tâm lớn nhất của hãng. Đặt tiêu điểm vào những gì cần thiết - trái tim của niềm đam mê được lấy cảm hứng từ thương hiệu Leica.

3. Giá trị lâu bền Trải qua một đời người, ống kính và cả chiếc máy ảnh Leica vẫn làm việc hăng say như khi ông chủ của nó còn ở cái tuổi 30. Leica là món đồ được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác không chỉ bởi chất lượng vật chất của nó, mà bằng cách nào đó, mỗi chiếc máy ảnh Leica mà bất cứ ai đã từng sở hữu đều đem lại một cảm giác: Leica là một phần của họ, là cả giá trị tinh thần, và đôi lúc, là cả một gia tài!

Thân máy Leica gồm những linh kiện được chế tạo từ vật liệu có chất lượng tốt nhất thế giới, kết hợp với nền cơ khí chính xác và chu trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo hiệu suất vượt trội ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như khi chụp ở Bắc cực, đỉnh núi Kilimanjaro, hoặc ở sa mạc Sahara. Tất cả những chiếc máy ảnh Leica trước khi được xuất xưởng đều phải trải qua một quy trình kiểm tra vô cùng chặt chẽ gồm: tốc độ chụp, ống ngắm quang học, độ chính xác của hệ thống canh nét, độ nhạy và độ ổn định của cảm biến hình ảnh. Trong đó, ống ngắm quang học của máy được điều chỉnh và thiết lập sao cho hình ảnh khi ngắm qua ống ngắm quang học không sai khác lớn hơn 1/10,000 mili mét so với ảnh chụp qua ống kính. Mỗi chiếc máy ảnh Leica đều là một tuyệt tác nghệ thuật, mang hơi thở cổ điển và vẻ đẹp tinh tế đầy sang trọng, đến từ một thân máy rắn chắc được làm từ đồng và thép nguyên khối, từ vỏ da cao cấp bọc ngoài thân máy, nhưng đặc biệt hơn cả, vẻ đẹp ấy đến từ chính giá trị cốt lõi – Tinh tế và kín đáo, đó là Leica. Steve Jobs – CEO của Apple đã dùng một câu nói ngắn gọn nhưng thật thông minh và đầy hàm ý trong bài giới thiệu mẫu Iphone 4: “Chiếc máy này là một trong những sản phẩm đẹp nhất chúng tôi đã từng chế tạo... Nó đẹp như một chiếc máy ảnh Leica cổ”.

Nhiều người vẫn cho rằng, giá trị của chiếc máy ảnh Leica nằm ở cái chấm logo màu đỏ của hãng, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại bằng những mẫu máy Leica MP xuất hiện từ những năm 56 của thế kỉ trước. Một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn muốn giấu chiếc máy ảnh Leica sau tấm áo jacket, thay vì để mọi người nhìn thấy và trầm trồ, luôn mong muốn một chiếc máy ảnh chất lượng hàng đầu nhưng càng ít phô trương càng tốt. Kế tục mẫu Leica M9 - chiếc máy ảnh full frame nhỏ nhất thế giới ra mắt năm 2009, tháng 6-2011, mẫu Leica M9-P tiếp tục thỏa mãn mong muốn ấy bằng sự biến mất của dấu chấm đỏ logo Leica phía trước máy. Thế nhưng, đó chính là Leica, và không gì có thể thay đổi chân lý ấy!
 
×
Quay lại
Top