Làm thế nào để phát hiện ra việc nói dối

Pagodasto

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
11/6/2013
Bài viết
12.016
Trở thành một người phát hiện nói dối (Phần 1)


Cảnh báo: đôi khi vô minh là hạnh phúc. Sau khi có được kiến thức này, bạn có thể bị tổn thương khi phát hiện ra ai đó đang lừa dối bạn. Các kỹ thuật phát hiện ra lừa dối này được sử dụng bởi cảnh sát, các nhà tâm lý học pháp y, chuyên gia an ninh và các nhà điều tra khác.



Giới thiệu về phát hiện nói dối:

  • Kiến thức này hữu ích cho các nhà quản lý, người sử dụng lao động và cho bất cứ ai sử dụng trong các tình huống hàng ngày, nơi mà việc phát hiện sự thật từ một lời nói dối có thể giúp bạn tránh trở thành một nạn nhân của việc gian lận/ lừa đảo và các trò gian dối khác.
  • Đây chỉ là việc giản lược một cách căn cơ nhất các cử chỉ và lời nói có thể chỉ ra rằng ai đó đang không thành thật. Tuy nhiên hãy nhớ rằng: những dấu hiệu này không chỉ ra rằng ai đó đang nói dối, chỉ là họ có nhiều khả năng là đang nói dối mà thôi.
Dấu hiệu của sự lừa dối:


Ngôn ngữ cơ thể của nói dối:

  • Biểu hiện của cơ thể sẽ bị hạn chế và căng cứng, với một ít sự cử động của cánh tay và bàn tay. Cử động tay, cánh tay và chân hướng vào cơ thể của mình, người nói dối thường chiếm lấy ít không gian.
  • Một người đang nói dối với bạn sẽ tránh giao tiếp bằng mắt.
  • Tay chạm vào mặt, cổ họng và miệng của họ. Chạm hoặc gãi mũi hoặc sau tai của họ. Thường không chạm vào ngực/ tim với một bàn tay mở.
Những cử chỉ cảm tính và mâu thuẫn

  • Thời điểm và sự kéo dài của các cử chỉ cảm tính và cảm xúc thường vượt ra ngoài nhịp độ thông thường. Sư thể hiện cảm xúc bị trì hoãn, kéo dài hơn bình thường, và sau đó bị ngưng lại đột ngột.
  • Thời điểm giữa cử chỉ cảm tính/biểu hiện và lời nói. Ví dụ: Một người nào đó nói “Tôi thích nó!” khi nhận một món quà, và sau đó mỉm cười sau khi thực hiện lời nói đó hơn là thực hiện đồng thời với lúc lời nói đó được thốt ra.
  • Cử chỉ/ biểu hiện không trùng khớp với lời nói, chẳng hạn như cau mày khi đang nói “Anh yêu em”.
  • Các biểu hiện bị giới hạn ở cử động của miệng khi ai đó đang giả tạo cảm xúc thay vì cử động toàn bộ gương mặt. Ví dụ: khi ai đó cười một cách tự nhiên thì toàn bộ khuông mặt đều tham gia vào quá trình này: cơ hàm/má chuyển động, mắt và trán đẩy xuống…
Tương tác và phản ứng

  • Một người cảm thấy có lỗi thường phòng thủ. Một người vô tư thường sẽ có xu hướng tấn công.
  • Một kẻ nói dối thì không thoải mái khi đối mặt với người chất vấn/ tố cáo và có thể quay đầu hoặc cơ thể của mình đi.
  • Một kẻ nói dối một cách vô thức có thể đặt những vật thể (sách, tách cà phê, …) giữa họ và bạn
Bối cảnh và nội dung lời nói

  • Một kẻ nói dối sẽ sử dụng lời nói của bạn để trả lời câu hỏi. Khi bạn hỏi “Anh đã ăn miếng bánh cuối cùng?” Người nói dối trả lời, “Không, tôi không ăn miếng bánh cuối cùng”.
  • Một lời nói với sự rút gọn thì khả năng trung thực cao hơn: “ I didn't do it” thay vì “I did not do it”
  • Kẻ nói dối thỉnh thoảng tránh việc lừa dối bằng các không trả lời trực tiếp. Họ hàm ý câu trả lời thay vì phủ nhận điều đó một cách trực tiếp.
  • Người cảm thấy có lỗi thường nói nhiều hơn thông thường, thêm thắt các chi tiết không cần thiết để thuyết phục bạn… họ không thoải mái với sự im lặng hoặc dừng cuộc trò chuyện.
  • Một kẻ nói dối có thể bỏ đại tự và nói bằng một giọng đơn điệu. Khi một tuyên bố trung thực được thực hiện thì đại từ thường được nhấn mạnh nhiều hơn các từ khác trong tuyên bố đó.
  • Lời nói có thể được cắt xén và nói một cách nhẹ nhàng, cú pháp và ngữ pháp có thể được không chuẩn xác. Nói cách khác, câu văn của họ sẽ trở nên lộn xộn hơn là được nhấn mạnh.
  • Sử dụng các ngôn ngữ tạo khoảng cách
Dấu hiệu khác của nói dối:

  • Nếu bạn tin rằng ai đó đang nói dối, sau đó hãy thay đổi chủ đề cuộc trò chuyện một cách nhanh chóng, một kẻ nói dối sẽ sẵn sang thay đổi theo và cảm thấy thoải mái hơn. Những người nói dối thường muốn thay đổi chủ đề; một người vô tội có thể cảm thấy bối rối bởi sự thay đổi đột ngột chủ đề và sẽ muốn quay lại chủ đề trước.
  • Sử dụng sự hài hước hay mỉa mai để tránh một chủ đề.
Ghi chú:

  • Rõ ràng là, ai đó thể hiện một hoặc nhiều dấu hiệu trên không biến họ thành một kẻ nói dối. Các hành vi kể trên nên được so sánh với hành vi của một người cơ bản (thông thường) bất cứ khi nào có thể.
  • Hầu hết các chuyên gia phát hiện nói dối đồng ý rằng sự kết hợp ngôn ngữ cơ thể và các dấu hiệu khác phải được sử dụng để giáo dục việc đoán ra một người nào đó đang nói thật hay nói dối.
Hướng Nhìn và Kẻ Nói Dối

Hướng và chuyển động của mắt và cách thức nó tiết lộ một người nói thật hay một kẻ nói dối



Đây là phần tiếp theo của bài trước về phát hiện nói dối. Có rất nhiều bạn đã hỏi về ánh mắt có liên quan gì đến sự nói dối hay không.



Hướng nhìn của một người liệu có thể tiết lộ rằng người đó đang nói thật hay nói dối?



Câu trả lời ngắn gọn: rất có thể.



Nhưng nó không đơn giản như chúng ta xem trên phim ảnh. Trong những bộ phim trên truyền hình một thám tử sẽ xem một người có đang thành thật không bằng cách để ý họ nhìn sang bên trái hoặc bên phải trong khi nói. Trong thực tế, chúng ta không thể nào chỉ quan sát một cách đơn giản như vậy mà không kèm theo những điều tra khác... những kỹ thuật này rất đang để nghiên cứu. Vì thế, hãy áp dụng chúng với bạn bè, người thân của bạn để thử nghiệm xem những kỹ thuật này đáng tin đến mức nào nhé.



Những manh mối tiếp cận trực quan - "Đôi mắt nói dối"



Lần đầu tiên thuật ngữ Những manh mối tiếp cận trực quan (Visual Accessing Cues) được nhắc đến là bởi Richard Bandler và John Grinder trong cuốn Cóc biến thành hoàng tử: Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy (Frogs into Princes: Neuro Linguistic Programming (NLP)). Từ những thử nghiệm của họ, sau đây là những gì họ tìm thấy.



10171019_514028478709252_4308635788211825493_n.jpg




Khi được hỏi một câu hỏi, thường một người thuận tay phải được sắp xếp ngẫu nhiên sẽ nhìn (từ điểm nhìn của bạn, hãy nhìn vào những bức ảnh):


Nhìn lên và hướng sang trái



10313814_514028575375909_6159307789445078148_a.jpg






Chỉ ra: Những hình ảnh được vẽ trực quan (Vc)


Nếu bạn hỏi một ai đó hãy "Tưởng tượng một con trâu màu tím", đây sẽ là hướng mà mắt của họ chuyển động trong khi nghĩ về câu hỏi vì họ được "vẽ một cách trực quan" một con trâu màu tím trong đầu.



Hướng lên trên và sang phải



10006927_514028635375903_8427363078135845448_a.jpg



Chỉ ra: Những hình ảnh ghi nhớ trực quan (Vr)


Nếu bạn hỏi một ai đó "Căn nhà đầu tiên bạn sống màu gì?", đây sẽ là hướng chuyển động của mắt họ trong khi nghĩ về câu hỏi vì họ "nhớ trực quan" màu sắc của căn nhà thời thơ ấu của họ.



Sang bên trái



10308276_514028695375897_6178331445470330424_a.jpg






Chỉ ra: Sắp xếp thính giác (Ac)



Nếu bạn yêu cầu một ai đó "Cố gắng và tạo ra một âm cao nhất của âm vực có thể trong đầu của bạn", đây sẽ là hướng chuyển động của mắt người đó trong khi nghĩ về câu hỏi như là họ "Sắp xếp thính giác" cho âm thanh này, âm thanh mà họ chưa bao giờ nghe thấy.



Sang bên phải



1526463_514028748709225_4197342935209977294_n.jpg






Chỉ ra: Gợi nhớ thính giác(Ar)



Nếu bạn hỏi ai đó "Hãy nhớ lại giọng nói của mẹ bạn nghe thế nào", đây sẽ là hướng chuyển động của ánh mắt họ trong khi họ nghĩ về câu hỏi như là họ đang "gợi nhớ thính giác" âm thanh này.



Hướng xuống và sang trái



1006091_514028842042549_3783895728431116731_n.jpg




Chỉ ra: Cảm giác / Cảm xúc (F)


Nếu bạn hỏi một người nào đó "Bạn có thể nhớ mùi của một cuộc lửa trại?", đây sẽ là hướng ánh mắt của họ chuyển động trong khi nghĩ về câu hỏi trong khi họ hồi tưởng một mùi vị, cảm giác, vị giác.



Xuống dưới và sang phải



10314581_514028922042541_8663943971117144679_a.jpg




Chỉ ra: Độc thoại(Ai)



Đây là hướng ánh mắt của một ai đó khi họ "tự nói chuyện với bản thân họ".



Thực chất của vấn đề...



Cách thức những thông tin này được sử dụng để phát hiện nói dối:



Ví dụ: Chẳng hạn con bạn đòi bạn cho một chiếc bánh, và bạn hỏi: "Ồ, mẹ đã nói với con thế nào?" Khi chúng trả lời "Mẹ nói..... đồng ý.", chúng nhìn sang bên trái. Điều này chỉ ra rằng chúng bịa ra câu trả lời vì mắt chúng đang cho thấy một "hình ảnh hoặc âm thanh đã được tạo dựng. Nhìn sang bên phải sẽ chỉ ra một giọng nói hay hình ảnh "đã ghi nhớ", và như thế có thể là chúng nói thật.





Ghi chú cuối cùng:



*** Nhìn thẳng về phía trước hoặc với ánh mắt không tập trung/không chuyển động cũng được xem là một dấu hiệu của tiếp cận trực quan.



*** Một người thuận tay trái bình thường sẽ có hướng mắt ngược lại so với những gì đã đề cập bên trên.



*** Giống như những tín hiệu nói đối khác, trước hết bạn nên tiếp cận và tìm hiểu tính cách của một người trước khi kết luận họ nói dối do quan sát hướng ánh mắt của họ.



*** Nhiều nhà phê bình tin rằng những lý thuyết chỉ ra ở trên chỉ là những phỏng đoán tào lao. Trong những thử nghiệm của tôi, tôi thấy những kỹ thuật này đúng nhiều hơn sai. Nhưng, tại sao bạn không tự mình thử nghiệm? Hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi giống những câu hỏi mẫu, và đưa cho bạn bè, gia đình bạn, hoặc bất kỳ ai có thể trở thành vật thử nghiệm của bạn, hãy quan sát hướng chuyển động của mắt họ và ghi lại kết quả.



*** Những chỉ dẫn này chỉ mang tính tổng quát, tôi khuyên bạn nên đọc cuốn "Frogs into Princes: Neuro Linguistic Programming" của Richard Bandler và John Grinder để hiểu kỹ hơn về những kiến giải của họ, và bạn sẽ yêu thích lĩnh vực này.

P/s: Các bạn có thể xem phim https://tv.zing.vn/đọc-tâm-thần-thám để hiểu rõ hơn việc ứng dụng các lý thuyết kể trên.
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Có vẻ ko đúng cho lắm nhỉ :-?
 
Còn một bài nữa mà. Klq nhưng có thời gian để làm điều đó à ? =))
Chỉ là nói cách đó ra thôi. Hình như thử vs đứa trẻ thì chẳng ảnh hưởng gì.
 
sao khác với những gì mình được học ấy nhỉ....đã từng làm tham luận chủ đề này...
theo Thần học việc nói dối chính là đang âm thầm giao dịch với ma quỷ...cũng như phạm lề luật.
theo tâm lí học thì có 3 khả năng cấu thành việc nói dối.
-ảnh hưỡng của gia đình.
-ảnh hưỡng của môi trường sống.
-và cả những cú shock tâm lí...
mình đã từng nghe vị giáo sư thuyết giảng về điều này...ông ấy cho làm 1 bài test moi người lấy 1 tờ giấy ra và viết tên người mà bạn thường xuyên nói dối nhất...kết quả bất ngờ 25% là cha mẹ,10% là bạn bè và 30% thầy cô và 35% người yêu...cho thấy việc nói dối cũng ảnh hưỡng và phụ thuộc vào cảm tính nhiều hơn...và việc nói dối có thể diển ra hằng ngày như 1 con người bình thường thì nhân viên kinh doanh hay nhân viên tư vấn là những người họ thường xuyên nói dối nhất...nói nôn na thì " khi bé dối cha mẹ, về nhà dối chông/ vợ, ra đường dối bạn bè, đi làm dối sếp, nhân viên..."
câu nói bất hửu của giáo sư mà mình tâm đắt nhất....đỉnh cao của người nói dối đó chính là không nói dối vì trong sự thật lúc nào cũng có 50% sự dối trá xuất phát từ bảng tính nghi ngơ của người nghe...
vì thế mà các chị em thân mến..nếu bạn và người yêu/chồng đang đi chơi bổng nhiên xuất hiện 1 cô gái thiệt là bốc lửa,xinh đẹp ăn mặc gởi cảm, người yêu/chồng bạn nhìn không chớp mắt và nói với bạn "con gái bây giờ ăn mặc không ra gì..." đó chỉ để làm bạn vui lòng thôi...trông bụng các chàng đang nghĩ ước gì mình được chạy theo ngắm nhỉ....( đây là căn bệnh thâm niên của đàn ông đã có thuốc đặc trị):KSV@05:.
...muốn kiểm tra xem người ta có thường nói dối không nhất là đàn ông họ rất gỏi che đậy đến nổi có trường hợp ngoại tình gần cả chục năm mà vợ không hay...
nếu bửa nào buồn buồn ra đường thử làm bài test này rất hay nhé
thời gian thích hợp tầm 10h p:m cứ chạy theo 1 xe nào đó bất kì không quen nhé...nhấn ga vừa vừa và điều theo sau xe 1 cặp đôi nào đó...nếu người đàn ông dèo vợ mình họ sẽ để ý việc bạn cứ chạy theo sau họ, sau đó họ chạy chậm lại xem có quen bạn không, nếu không họ vẩn giữ tốc độ bình thường, nhưng nếu là 1 người có xu hướng ngoại tình, bắt cá hai tay....thì người này sẽ có hành động sửa kính chiếu hậu để nhìn rỏ bạn là ai, nếu thấy không ổn thì lập tức phóng ga nhanh chạy mất....:KSV@05:nên nhớ là pải giữ khoảng cách nhé chạy cặp kè nhìn người ta chầm chầm thì cso gì bill không chịu trách nhiệm đâu...:KSV@05::KSV@05:
 
sao khác với những gì mình được học ấy nhỉ....đã từng làm tham luận chủ đề này...
theo Thần học việc nói dối chính là đang âm thầm giao dịch với ma quỷ...cũng như phạm lề luật.
theo tâm lí học thì có 3 khả năng cấu thành việc nói dối.
-ảnh hưỡng của gia đình.
-ảnh hưỡng của môi trường sống.
-và cả những cú shock tâm lí...
mình đã từng nghe vị giáo sư thuyết giảng về điều này...ông ấy cho làm 1 bài test moi người lấy 1 tờ giấy ra và viết tên người mà bạn thường xuyên nói dối nhất...kết quả bất ngờ 25% là cha mẹ,10% là bạn bè và 30% thầy cô và 35% người yêu...cho thấy việc nói dối cũng ảnh hưỡng và phụ thuộc vào cảm tính nhiều hơn...và việc nói dối có thể diển ra hằng ngày như 1 con người bình thường thì nhân viên kinh doanh hay nhân viên tư vấn là những người họ thường xuyên nói dối nhất...nói nôn na thì " khi bé dối cha mẹ, về nhà dối chông/ vợ, ra đường dối bạn bè, đi làm dối sếp, nhân viên..."
câu nói bất hửu của giáo sư mà mình tâm đắt nhất....đỉnh cao của người nói dối đó chính là không nói dối vì trong sự thật lúc nào cũng có 50% sự dối trá xuất phát từ bảng tính nghi ngơ của người nghe...
vì thế mà các chị em thân mến..nếu bạn và người yêu/chồng đang đi chơi bổng nhiên xuất hiện 1 cô gái thiệt là bốc lửa,xinh đẹp ăn mặc gởi cảm, người yêu/chồng bạn nhìn không chớp mắt và nói với bạn "con gái bây giờ ăn mặc không ra gì..." đó chỉ để làm bạn vui lòng thôi...trông bụng các chàng đang nghĩ ước gì mình được chạy theo ngắm nhỉ....( đây là căn bệnh thâm niên của đàn ông đã có thuốc đặc trị):KSV@05:.
...muốn kiểm tra xem người ta có thường nói dối không nhất là đàn ông họ rất gỏi che đậy đến nổi có trường hợp ngoại tình gần cả chục năm mà vợ không hay...
nếu bửa nào buồn buồn ra đường thử làm bài test này rất hay nhé
thời gian thích hợp tầm 10h p:m cứ chạy theo 1 xe nào đó bất kì không quen nhé...nhấn ga vừa vừa và điều theo sau xe 1 cặp đôi nào đó...nếu người đàn ông dèo vợ mình họ sẽ để ý việc bạn cứ chạy theo sau họ, sau đó họ chạy chậm lại xem có quen bạn không, nếu không họ vẩn giữ tốc độ bình thường, nhưng nếu là 1 người có xu hướng ngoại tình, bắt cá hai tay....thì người này sẽ có hành động sửa kính chiếu hậu để nhìn rỏ bạn là ai, nếu thấy không ổn thì lập tức phóng ga nhanh chạy mất....:KSV@05:nên nhớ là pải giữ khoảng cách nhé chạy cặp kè nhìn người ta chầm chầm thì cso gì bill không chịu trách nhiệm đâu...:KSV@05::KSV@05:

Những gì được học và những gì được biết là hai phạm trù không giống nhau =))
 
PAGODASTO vâng vâng bill biết rôi ạ...chỉ lâu lâu nhàm nhàm chút thôi mà...:KSV@05:
"P/S: Các bạn có thể xem phim https://tv.zing.vn/đọc-tâm-thần-thám để hiểu rõ hơn việc ứng dụng các lý thuyết kể trên." thấy cái này là đi không cùng hướng với bill rồi....:KSV@15::KSV@04:
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top