Làm sao để tiếp cận người lạ trong bữa tiệc

Mạc Minh Tuấn

Thành viên
Tham gia
22/2/2019
Bài viết
2
Trong một bữa tiệc công ty, đã 11h đêm, trời vẫn khá âm áp. Cách bạn không xa, một nhóm người đang trò chuyện sôi nổi. Ai đó đang kể một câu chuyện phiếm, nó có thể là về chuyến tàu mà họ đã đi hay một sự cố bất ngờ trên chiếc xe đạp của ai đó. Một vài người thỉnh thoảng cắt ngang bằng những tiếng cười lớn. Mọi người có vẻ rất tự tin và thu hút, người kể chuyện cũng vậy. Nhưng có một bức tường chắc chắn hay một hào nước nào đó chắn ngang giữa bạn và nhóm người kia. Gần như chẳng có cách nào để tiến tới gần và nói câu xin chào. Bạn mỉm cười yếu đuối, nụ cười của một kẻ thua cuộc, rồi giả vờ như đang nhìn ngắm xung quanh – rời khỏi đám đông sau đó vài phút.

party-7.jpg


Đa số lời khuyên trong trường hợp này đều là “chúng ta nên nói như thế nào”. Nhưng sẽ tốt hơn khi ta tiếp cận dưới góc độ khác – ta nên nghĩ như thế nào. Một phản ứng rất tự nhiên của tất cả chúng ta là những hình dung và dự đoán về người khác. Thật tiếc đây là việc làm vô dụng.

Giả thiết phổ biến của ta về những người xung quanh là họ thật tự tin, họ chẳng thiếu gì người chơi cùng, họ không hề cô đơn, họ biết rõ những gì họ cần biết và sẵn sàng chia sẻ mọi thứ không hề rụt rè, ngập ngừng, che dấu hay bối rối. Hành động này, ở người lớn, chẳng khác nào một đứa trẻ hình dùng về thầy cô của chúng – những người trưởng thành, tài giỏi và nghiêm túc, những người chưa từng trẻ, ngớ ngẩn và hứng thú với trò chơi trẻ con.

gades-photography-540989-unsplash.jpg


Sự nhìn nhận phiến diện này dường như là một xu hướng bản năng của nhận thức con người. Chúng ta quan sát vẻ bề ngoài và đánh giá, và bạn biết đấy, chẳng mấy ai đủ tự tin để thể hiện ra những điểm yếu của mình. Thế rồi chúng ta cảm thấy mình đang sống xung quanh những cỗ máy cao cấp mạ kim loại thay vì những thực thể mong manh chứa đầy nước. Chúng ta không tin rằng những gì những gì diễn ra trong đầu mình, đặc biệt là sự tự ti, lo lắng và buồn rầu, cũng đều tồn tại trong những con người xa lạ kia.

Chúng ta quên rằng chính bản thân mình cũng đang thể hiện ra những đặc điểm mà ta nghĩ là mọi người sẽ thích. Chúng ta đểu chứa đầy những cảm xúc hay sự thích thú mà ta vô tình che giấu đi, những điều mà người khác không mong đợi ở con người ta.

Nhưng nếu chúng ta dần chuyển đổi cách nhìn nhận kia sang một góc độ mới, những cảm xúc ban đầu kia, những lo lắng, tò mò, ấm áp, h.am m.uốn kia, đều là những điều cần thiết để tình bạn mới được xây dựng. Một người hạnh phúc trong hôn nhân có thể có những đau khổ xung quanh mối quan hệ của họ, một vận động viên hiếu chiến có thể phải chịu đựng sự căng thẳng và xấu hổ trong thời gian dài. Một CEO có lẽ đã có nhiều sự đấu tranh và những mảng tối khi mà sự nghiệp anh/chị ta chưa cất cánh. Một cô nàng rất tài giỏi thông minh trong công ty, có lẽ đang cần một người bạn đủ sự kiên nhẫn để hướng dẫn mình nhảy trong bữa tiệc này. Sai lầm của chúng ta là cho rằng những gì ta thấy là tất cả con người họ. Sự lo lắng của chúng ta chỉ ra một sự thật cốt lõi rằng, mọi người đều dễ gần hơn mình tưởng.

Chìa khóa cho sự tự tin – và cho sự thành công khi nói chuyện với người lạ – không nói dối một cách miễn cưỡng về giá trị của bản thân; khi ta thật lòng và cởi mở, đối phương cũng làm vậy với ta và cả hai sẽ có cơ hội được hiểu hơn người còn lại.

Nguồn: The book of life
 
Rất hay ạ.
 
×
Quay lại
Top