“Làm bạn” với người yêu

quynhthu

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
24/6/2010
Bài viết
590


55337050-1289034221-danh-mat-tinh-yeu-1_170x150.jpg
Nhiều cặp đôi khi còn đang là bạn bè với nhau thì rất tự nhiên, thoải mái. Nhưng khi chính thức quen nhau thì lại cảm thấy ràng buộc, tẻ nhạt.
Và đó là lý do để chúng ta học cách làm bạn với người yêu. Về bản chất, người yêu cũng phải như người bạn, nhưng người bạn thì không thay thế cho người yêu được. Sẽ thật tuyệt nếu như có “một nửa” vừa đóng vai trò người yêu, vừa hoàn thành xuất sắc vai trò người bạn. Việc này phải mất một thời gian rèn luyện lâu dài.
Sự khác nhau cơ bản giữa “người yêu” và “người bạn”
* Ta có thể có rất nhiều bạn, nhưng chỉ được phép có một người yêu duy nhất.
* Tâm sự với bạn bè sẽ dễ chịu, thoải mái hơn người yêu, vì không bị cảm xúc chi phối. Hơn nữa, bạn của ta hiểu ta hơn, vì có thời gian tiếp xúc lâu dài. Bạn bè bước vào cuộc sống của ta dễ hơn, hiểu những gì ta nói hơn. Còn người yêu thì phải dè dặt, ý tứ khi kể, vì sợ bị hiểu lầm.
* Bạn bè sẽ không bực mình khi thấy ta có bạn mới. Nhưng người yêu có thể sẽ rất giận nếu thấy ta thân mật với người khác giới. Yêu là ích kỷ mà.
* Khi giận bạn bè, ta chỉ cảm thấy bực bội. Còn khi ta và người yêu giận nhau, ta chỉ cảm thấy đau.
* Ta cảm thấy tự nhiên hơn khi bên cạnh bạn bè, tính cách thật của ta sẽ biểu hiện rõ khi ta tiếp xúc với bạn bè. Nhưng khi bên cạnh người yêu, có khi ta lại ý tứ hơn.
* Với bạn bè, ta luôn nói những điều thực tế. Với người yêu, ta phải nói những lời bay bổng, ngọt ngào…
Muốn trở thành một người bạn bên cạnh vai trò là người yêu, ta phải rút ngắn dần sự khác nhau từ những đặc điểm nêu trên. Bằng cách…
Học cách lắng nghe, và suy nghĩ, không cần phải bình luận quá nhiều
Nhiều bạn thường tỏ ra chán, lười hoặc không để tâm đến những gì “người ấy” nói. Lý do được đưa ra có thể là: “Cô nàng toàn nói những điều mà mình có nghe cũng không thể hiểu được. Đâu phải mình nắm bắt hết cuộc sống của nàng”, “Đó là những chuyện rất đỗi bình thường, nhưng cứ nhắc đi nhắc lại mãi làm mình chán”, “Câu chuyện không thuộc phạm vi chuyên môn của mình. Mình học chuyên văn mà hắn cứ kể về các phần mềm”…
Đừng đưa ra bất kì lý do nào cho việc thiếu nhiệt tình của mình. Nếu không hiểu, bạn vẫn có thể lắng nghe và suy ngẫm. Không cần bạn bình luận quá nhiều hoặc bình luận kiểu hình thức, chỉ cần bạn nói ra những lời thật từ đáy lòng mình, hay chứng tỏ cho người ấy thấy rằng, bạn luôn lắng nghe và sẵn sàng chia sẻ, dù cho bạn không nắm bắt được hết thế giới của họ.
Phải biết chia sẻ chuyện của mình, chọn lọc thích hợp
Các chàng trai thường không thích nói quá nhiều, và cũng chính vì vậy, họ ít khi kể chuyện trường lớp, thầy cô, bạn bè, gia đình…với bạn gái mình. Sự im lặng hoặc những lời cụt ngủn của họ đôi khi gây hiểu lầm với người ấy. Các cô nàng là chúa hay suy nghĩ linh tinh, nên dễ tưởng rằng chàng không thật sự có tình cảm với mình, đang giấu diếm điều gì đó với mình, hoặc muốn tình cảm phai nhạt để chuẩn bị chia tay…
Đôi lúc phải biết kể cho người ấy nghe tuổi thơ của bạn thế nào, sở thích bạn ra sao, hôm nay đã có điều gì khiến bạn cảm thấy thú vị… Đó cũng là một cách để khiến người ta hiểu bạn hơn. Tình yêu không thể nuôi dưỡng được lâu dài nếu cả hai không biết sống thật. Lãng mạn là điều tốt, nhưng cũng phải bước vào cuộc sống của nhau…
Một điều nên lưu ý là phải chọn lọc câu chuyện để kể. Có những chuyện sẽ trở thành “con dao hai lưỡi” nếu bạn không biết ý tứ. Tránh kể những chuyện tế nhị, bạo lực, hoặc những câu chuyện liên quan đến bạn khác giới…
Lời yêu không thể duy trì tình cảm suốt đời
Vậy nên, khi trò chuyện, tán gẫu, triết lí, hãy nói một cách thực tế và chân thành. Những lúc này, bạn nên bỏ qua cảm xúc yêu đương mà nói một cách tự nhiên, rành mạch. Nhiều bạn thường chỉ chú ý đến cử chỉ của người yêu khi nói, hoặc lúng túng, lắp ba lắp bắp vì đang nói thì bắt gặp ánh mắt người ta nhìn mình.
Bạn nên nhớ, những lời nói có cánh không thể duy trì được tình cảm suốt đời. Làm một người bạn với vai trò là người yêu, bạn sẽ thấy mối quan hệ giữa cả hai sẽ trở nên dễ chịu và không gượng gạo nữa
Hiểu cho những cảm xúc đặc biệt của người ấy
Nhiều bạn thường khó chịu khi thấy người yêu của mình có những người bạn khác giới và họ thậm chí còn thân hơn cả những cặp đôi yêu nhau. Bạn không lý giải được đó là kiểu tình bạn gì, và bạn cảm thấy ghen, thậm chí bực, giận dỗi, đau lòng…
Tình bạn, về bản chất, khi đã quá thân nhau thì khó mà yêu được. Bạn nên hiểu và không được nghi ngờ lung tung. Giá trị của bạn có thể giảm trong mắt người yêu. “Người yêu có thể bỏ được, nhưng bạn bè thì không. Vì người yêu có thể làm ta đau, còn bên bạn bè, ta chẳng đau khổ bao giờ” - đó là quan điểm của khá nhiều bạn. Do vậy, hãy học cách làm bạn với người yêu nếu muốn tình cảm lâu dài.
Tránh “trầm trọng hóa” sự giận dỗi
Khi giận, đừng nói ra những lời đau lòng. Vì nó có thể giết chết tình cảm ngay lập tức. Sự ích kỷ thường đi kèm khi giận dỗi nên khá nhiều cặp đôi có nguy cơ tan vỡ là do họ hay cãi nhau, hay giận và không hiểu cho nhau.
Vì vậy, khi giận, có thể chỉ cần im lặng, hoặc cố gắng khiến tình huống trở nên nhẹ nhàng rất có thể. Hãy đối xử công bằng một chút với người yêu, khi giận bạn bè, thái độ của ta ra sao, thì khi giận người yêu cũng chỉ nên bình thường như thế, đừng làm lớn chuyện, khi tình cảm còn nhiều…
o0o​
Làm bạn với người yêu, tưởng dễ, nhưng mất cả một quá trình lâu dài đấy bạn à
Demi Twinkle ®
 
×
Quay lại
Top