Lại thay bằng tốt nghiệp

heokool

Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/9/2011
Bài viết
14.934
Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư thay mẫu bằng tốt nghiệp cao đẳng (CĐ) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Như vậy, chỉ trong 3 năm, mẫu bằng đã 2 lần thay đổi.

thebox-bang-686467-4770.jpg

Ngày 12.8.2009 Bộ GD-ĐT ban hành các thông tư về việc thay mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, CĐ, TCCN. Ngày 24.5.2011 bộ ban hành mẫu bằng ĐH mới, áp dụng từ ngày 10.7.2011. Mới đây, ngày 30.11.2012, bộ lại có thông tư thay mẫu bằng CĐ, TCCN, áp dụng từ ngày 26.11.2013.

Có điều là, so với mẫu bằng cũ, thì nội dung trên mẫu bằng mới cơ bản không có gì khác so với mẫu bằng đang áp dụng, ngoại trừ việc vị trí mục ghi “tên ngành học” được chuyển lên phía trên.
Mẫu bằng mới lần này vẫn không có chỗ dán ảnh và dành hẳn trang 2 để ghi thông tin bằng tiếng Anh (tương ứng phần ghi tiếng Việt bên trang 3). Nhiều trường CĐ, TCCN thắc mắc: mẫu bằng mới nhưng không có nội dung gì mới, không hiểu sao phải thay mẫu bằng?

Theo lãnh đạo nhiều trường, mỗi lẫn thay mẫu bằng là mỗi lần xáo trộn cho người học và người tuyển dụng. Không chỉ liên quan đến việc chuẩn bị phôi bằng mà một loạt các tác động về sau.
Không ít lãnh đạo trường thắc mắc, mới hơn hai năm sử dụng, khi các trường, người học và nhà tuyển dụng đang quen dần với mẫu bằng năm 2009, bỗng dưng bộ lại thay mẫu phôi và đổi cách ghi thông tin trên bằng?

thebox-bang2-686467-4706.jpg

Cùng với thắc mắc “vì sao phải thay mẫu bằng”, nỗi băn khoăn lớn của các trường xoay quanh việc “vì sao chưa có quy định thống nhất cách ghi tên ngành bằng tiếng Anh”.Nhiều trường than phiền: mẫu phôi bằng thay đổi nhưng danh mục mã ngành bằng tiếng Anh các trường chờ đợi bấy lâu vẫn chưa được ban hành. Điều này gây lúng túng cho các trường trong việc ghi ngành đào tạo bằng tiếng Anh lên văn bằng và đánh đố nhà tuyển dụng. Do chưa có quy định thống nhất nên lâu nay các trường phải tự dịch sang tiếng Anh phần tên ngành đào tạo.

Hiệu trưởng một trường TCCN tại TP.HCM nêu ví dụ: chỉ riêng ngành tin học bậc TCCN có nhiều cách ghi khác nhau. Có trường ghi “Information Technology”, có trường dịch thành “Informatics”, có trường ghi “Information Communication Technology”... Có trường đào tạo ngành kế toán - tin học bối rối không biết ghi thế nào cho đúng phải gọi sang trường khác hỏi thăm. Hoặc như với ngành sư phạm giáo dục tiểu học khi dịch sang tiếng Anh cũng có nhiều cách dịch: nơi dịch theo tên “giáo dục tiểu học”, nơi dịch theo tên “sư phạm tiểu học”... Những rắc rối này các trường mong bộ có quy định thống nhất trước càng sớm càng tốt.

Tính xác thực, độ tin cậy của văn bằng tốt nghiệp cũng là nỗi băn khoăn trong thời điểm bằng giả tràn lan không phải hiếm và bộ liên tục đổi mẫu bằng tốt nghiệp. Không chỉ các doanh nghiệp nghi ngại với văn bằng, chính các trường đào tạo liên thông, văn bằng hai cũng không tin tưởng tuyệt đối khi nhận bằng của thí sinh tốt nghiệp từ trường khác.

Để đồng bộ với phôi bằng đại học
Bà Lê Thị Kim Dung, phó vụ trưởng phụ trách Vụ Pháp chế Bộ GD-ĐT, cho hay: mục đích việc thay đổi mẫu bằng CĐ, TCCN lần này để đồng bộ với phôi bằng ĐH đã thay đổi từ trước. Thay đổi trên mẫu bằng chủ yếu ở phần ghi tiếng Anh. Còn về danh mục mã ngành cấp 4, bộ đang triển khai dịch để có công bố sớm nhất, giúp các trường thống nhất tên gọi tiếng Anh các ngành. Kế hoạch ban đầu mã ngành này được công bố năm 2012, nhưng do tính phức tạp của việc dịch tên ngành nên mốc ban hành bị trễ hơn.
Theo Đất Việt
 
×
Quay lại
Top